Xem mẫu

  1. LÃNH ĐẠO GIỎI – ANH LÀ AI Khái niệm nhà lãnh đạo, khả năng lãnh đạo chưa bao giờ lại trở nên “nóng” như hiện nay. Nó không chỉ được nhắc đến trong kinh doanh, chính trị, thể thao,... mà còn cả trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Nhiều người hay khẳng định: “Lãnh đạo chẳng phải như Sếp tôi đâu”. Chân dung “Sếp” “Ông ấy chẳng bao giờ chịu lắng nghe. Cứ mỗi khi tôi định mở lời là ông ấy ra rả: anh phải thế này, anh phải thế kia. Ai lỡ dại hỏi: làm cái đó để làm gì? Tại sao làm thế này mà không làm thế kia, thì mất điểm chắc.” Nam, một chàng kỹ sư trẻ, bức xúc. “Nếu thành công thì là do năng lực và kinh nghiệm của Sếp, còn thất bại thì do sự yếu kém của chúng tôi – lũ “ngựa non háu đá”, “hữu dũng vô mưu”. Hệ quả, anh em thấy xấu, thấy tốt đều im lặng khiến tình hình kinh doanh của công ty ngày càng đi xuống”. Tuấn, trưởng phòng QA bổ sung: “Chúng tôi trẻ, có thể thiếu kinh nghiệm thật, nhưng chúng tôi có tri thức, tràn đầy năng
  2. lực sáng tạo và nhiệt tình. Đáng lẽ phải khuyến khích, động viên nhân viên làm việc thì Sếp tôi lại thích tỏ ra là người giỏi tuốt, biết tuốt. Trong công ty ai mà không thấy bà ấy bị bệnh “tưởng” nặng lắm rồi! Và rõ ràng là bà ấy không muốn cho ai “ngoi” lên cả. Sợ mất ghế chăng?” Còn Thanh, nhân viên bảo trì kỳ cựu chất vấn: “Làm Sếp đáng ra phải là người bình tĩnh nhất khi có sự cố, phải tạo niềm tin cho mọi người rằng chúng ta sẽ giải quyết được, đúng không? Đằng này mỗi khi như thế, ông ấy cuống hết cả lên. Kêu người này, hối người kia, cứ như trời sắp sập vậy.” Lan Anh lại than thở: “Sếp tôi thì chẳng có kế hoạch gì hết, tới đâu thì tới. Sếp lý sự “người tính không bằng trời tính”. Những gì chúng tôi đề xuất thực hiện để phòng ngừa những sự cố, thiệt hại, mà người có trách nhiệm chỉ nghĩ một chút là thấy, Sếp chẳng ngó ngàng tới. Sếp không biết việc nào là quan trọng cần làm trước cả, thế nên bây giờ sự cố liên miên”. Lãnh đạo con người, quản lý công việc Theo một định nghĩa, nhà lãnh đạo là “người đi tiên phong; là tấm
  3. gương để người khác noi theo; là người tạo ra sự thay đổi thông qua người khác”. Lãnh đạo không phải chỉ liên quan tới việc làm sếp để sai khiến người khác. Lãnh đạo là biết nhận lấy trách nhiệm và biết tin cậy vào những người đi theo mình, phải biết hợp tác, thu nhận ý kiến chung, tư duy sáng tạo, và quan trọng nhất là phải kết hợp được nhiều cá nhân khác nhau để hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Con người có bản chất thích tự do, không thích bị “quản”. Một lãnh đạo giỏi sẽ luôn làm cho nhân viên có cảm giác là mình tự biết làm, tự ra quyết định xử lý công việc và phấn khích với thành công của mình. Công việc trôi chảy mà dường như không có bóng dáng của nhà lãnh đạo. Họ luôn xông lên phía trước khi có thử thách, khó khăn nhưng luôn biết “ẩn mình” trước những công lao. Trách nhiệm là của tôi nhưng thành công là của chúng ta. Có người nói: “Lãnh đạo giỏi không phải thể hiện ở những gì diễn ra khi anh có mặt mà ở những gì xảy ra khi anh vắng mặt”. Các phẩm chất cốt yếu của một nhà lãnh đạo Ngày nay, chúng ta đòi hỏi nhiều hơn ở nhà lãnh đạo nhưng lại làm rất ít
  4. để chuẩn bị người cho vai trò lãnh đạo mà họ sẽ đảm trách. Một số trở thành lãnh đạo do có khiếu bẩm sinh, một số do phấn đấu mà thành, và số khác bị xếp đặt làm lãnh đạo. Dù đến vị trí lãnh đạo bằng cách nào, để thành công trong vai trò này bạn cần có năm phẩm chất cốt yếu sau: LÒNG CAN ĐẢM. Hầu hết những người không đạt được điều mình kiếm tìm là do nỗi sợ sệt của chính họ cản trở. Điều đó không có nghĩa là nhà lãnh đạo can đảm không biết sợ. Ai cũng từng sợ hãi đôi lần trong đời. Can đảm là ý chí vươn lên, làm những gì cần thiết và những gì đúng, vượt qua trở ngại ngay cả khi e sợ. Nếu bạn không sợ thì không phải là can đảm. Thuốc giải duy nhất cho sự sợ hãi là sự can đảm. TỰ TIN Sợ hãi có một cộng sự là sự tự ti. Tự ti làm ta luôn có cảm giác như có giọng ai văng vẳng bên tai: ”Mày không thăng tiến được đâu, mày không có sức thu hút, mày chẳng lãnh đạo nổi ai đâu”. Thật may thuốc trị của nó chính là sự tự tin - là một niềm tin không lay chuyển vào chính
  5. mình rằng bạn có thể thực hiện được những điều bạn muốn làm.Tự tin giúp bạn tiếp tục cố gắng cho đến khi bạn trở nên tốt hơn, giúp bạn tìm kiếm sự giúp đỡ và những lời khuyên, và làm ngơ những lời dị nghị, dèm pha rằng bạn sẽ chẳng làm được đâu. Tự tin có tính lan truyền, nếu bạn tin vào bản thân mình thì người khác sẽ tin vào bạn. TẬP TRUNG Tập trung có hai phần. Phần đầu là sự kiên trì, yếu tố quyết định có tầm quan trọng nhất trong sự thành công của mỗi người. Kiến trì là không “buông súng” cho đến khi đạt được mục tiêu. Kiên trì không đòi hỏi sự thông thái, chỉ cần sự quyết tâm. Thành phần thứ hai là sự hướng mục tiêu, hoặc khả năng không chệch đường đi, tổ chức bản thân, và giảm sự sao lãng làm suy yếu tinh thần. Những nhà lãnh đạo giỏi có khả năng phân biệt được việc gì là khẩn cấp, việc gì là thực sự quan trọng. SAY MÊ
  6. Tại sao những nhà lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng cho người khác? Đó là bởi sự say me đối với những gì họ làm và những gì họ tin tưởng. Họ luôn nhiệt tình và lạc quan. Họ mang niềm vui vào bất kể những gì họ làm. Ngay cả khi công việc không tốt đẹp, họ có thể làm cho người khác tin rằng cùng nhau họ sẽ làm cho tình thế trở nên tốt hơn. Nhà lãnh đạo giỏi luôn cam kết đối với những gì họ đảm trách. Cam kết có nghĩa là lao mình vào tất cả những gì bạn làm bằng mọi thứ bạn có. NHỮNG GIÁ TRỊ Cuối cùng, nhà lãnh đạo phải có một ý thức mạnh mẽ về những giá trị nếu họ muốn thành công lâu dài. Giá trị là những tiêu chuẩn của hành vi. Nó là nguyên liệu tạo nên danh tiếng của ta. Chúng giúp ta xác định ai là người mà mình ta quan tâm, cách ta phản ứng trong những tình huống cuộc sống, và ai là người ta muốn kết bạn.
nguon tai.lieu . vn