Xem mẫu

  1. Lắng nghe chân thành
  2. Nhiều người trong số chúng ta thường có thói quen cắt ngang lời người khác nói mà không bao giờ để ý đến cảm giác của người kia như thế nào. Có người còn vô tư : Nói như thế thà không nói còn hơn. Nhưng nếu là bạn, bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu mình cũng nhận được thái độ lắng nghe hời hợt và thiếu trách nhiệm như vậy từ người khác. Nhiều người còn cho rằng, nếu nói chuyện mà người khác không muốn lắng nghe thì nên im lặng còn hơn. Theo bạn ý kiến này liệu có đúng không? Theo tôi, nếu chúng ta cảm thấy không muốn ai đó tiếp tục câu chuyện của mình, bạn hãy lịch sự lắng nghe cho trọn câu chuyện của họ, sau đó hay nhẹ nhàng góp ý những gì bạn cảm thấy chưa hài lòng ở họ. Vẫn biết rằng chúng ta có quyền từ chối lắng nghe, nhưng đừng bao giờ làm như vậy nếu bạn không muốn trở thành một người thiếu trách nhiệm và tế nhị trong cuộc sống. Có những lúc họ nói chuyện không theo cách mà bạn muốn, nhưng hãy lắng nghe một cách chân thành và thật sự bạn nhé. Đừng nghe mà như không nghe, nhìn mà như không nhìn để rồi cả người nghe lẫn người nói đều không có được cảm giác thỏa mãn trong giao tiếp. Bạn biết đó, hứng khởi là một yếu tố quan trọng để người nói thể hiện hết những điều họ muốn nói, và nói một cách tự nhiên, say sưa. Nếu
  3. bạn không tạo ra được niềm hứng khởi ấy cho người nói thì bạn chưa phải là một người biết lắng nghe, biết nói chuyện. Người nghe không chỉ nghe một cách thụ động mà còn phải chủ động làm chủ cuộc trò chuyện, nếu chỉ để người nói chèo lái cuộc nói chuyện đó rất khó để có được thành công trong giao tiếp. Đừng thụ động đón nhận những thông tin mà người khác đem lại cho bạn, hãy biết làm chủ những thông tin ấy và tiếp nhận một cách tự nhiên. Dù bạn muốn hay không muốn, thì những gì người nói đều đi đến bạn, bạn không thể chối từ những thông tin đó vậy nên hãy lắng nghe chân thành và thấu hiểu thực sự. Có người thường tỏ thái độ không thích khi ai đó đụng chạm đến cá nhân người đó. Đó là một việc tự nhiên nhưng nếu bạn hành động thái quá khiến người khác cảm thấy bạn đang tự bào chữa cho chính mình. Vậy nên hãy lắng nghe những gì người khác nói, lắng nghe xem họ nói gì về bạn và những lời họ nói có chính xác hay không? Đừng vội lên án, đừng vội đả kích người nói mà hãy suy xét xem những gì họ nói có đúng không, có đáng để bạn suy nghĩ không? Nếu đúng hãy sửa chữa những khiếm khuyết ấy của mình, còn họ nói sai hay mỉm cười coi như chưa từng nghe thấy. Thời gian sẽ chứng minh những gì người khác nói về bạn. Đừng vì những suy nghĩ ấu trĩ, trẻ con mà tranh cãi hay nổi nóng với người khác. Làm như thế bạn chẳng giải quyết được gì đâu.
  4. Hãy lắng nghe một cách chân thành để thấu hiểu nhưng gì người khác nói trước khi tranh luận bạn nhé. Bởi vì chúng ta chỉ có thể dùng lý trí để tranh luận mới đem lại chiến thắng vinh quang, còn để cảm xúc chi phối, khi đó bạn sẽ chẳng còn là bạn nữa, những gì bạn nói sẽ khiến cho bạn phải hối hận khi bình tĩnh lại. Đừng vội cho rằng, người khác “nói xàm, nói bậy” nên bạn có quyền ngăn cản người khác nói. Muốn hiểu hơn về một ai đó không có cách nào khác ngoài việc lắng nghe những gì họ nói. Vậy nên đừng bao giờ ngăn cản ai đó nói khi họ muốn bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình bạn nhé. Bạn có trách nhiệm lắng nghe những người bên cạnh nói mà không có quyền ngăn cản họ nói những gì họ muốn. Bởi vì “tự do ngôn luận” mà bạn. Hãy biết lắng nghe một cách chân thành nếu bạn thật sự muốn hiểu hơn về một người nào đó hay muốn người khác hiểu hơn về mình. Cuộc sống vẫn luôn luôn thay đổi và chúng ta cũng có những mối quan tâm của riêng mình. Nhưng đừng vì thế mà bỏ quên những người bên cạnh, hãy ngồi lại và lắng nghe họ khi họ nói chuyện bạn nhé.
nguon tai.lieu . vn