Xem mẫu

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên trường Đại học Bà Rịa –
Vũng Tàu năm 2016

5

2. Kiến thức, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của phụ huynh
tại trường mẫu giáo Măng Non, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương, năm 2016

12

3. Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản của sinh viên năm
nhất tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
năm 2016

19

4. Kiến thức, thực hành và sự tiếp cận các phương tiện truyền thông
trong phòng chống bệnh tay chân miệng của giáo viên mầm non tại
Phan Thiết, Bình Thuận năm 2016

29

5. Khảo sát kiến thức, thái độ về tham gia bảo hiểm y tế và các yếu tố
liên quan của người dân thành phố Cần Thơ năm 2016

39

6. Thực trạng kiến thức về phòng chống một số bệnh truyền nhiễm và
một số yếu tố liên quan của người dân tại thành phố Cần Thơ năm
2016

46

7. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ thuận lợi, khó khăn của nhân viên y tế
thôn tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng năm 2015

56

8. Tìm hiểu thực trạng, kiến thức, thái độ và hành vi sử dụng nhà vệ sinh
của người dân tại một số xã tại huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế năm
2016

64

9. Khảo sát kiến thức, thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp và một
số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú
tại Trung tâm y tế huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế năm 2016

75

10. Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh ung thư vú ở phụ
nữ thành phố và phụ nữ nông thôn tỉnh Khánh Hòa, năm 2016

89

11. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh
ung thư vú ở phụ nữ thành phố và phụ nữ nông thôn tỉnh Khánh Hòa,
năm 2016

103

3

12. Nghiên cứu tỷ số giới tính khi sinh và các yếu tố liên quan đến sở
thích sinh con trai ở phụ nữ có chồng tại huyện Vạn Ninh – tỉnh
Khánh Hòa, năm 2016

112

13. Đánh giá chất lượng hoạt động công tác truyền thông giáo dục sức
khỏe của y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, năm 2016

123

14. Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản tại xã Quốc Tuấn, huyện An Lão,
Hải Phòng, năm 2013

128

15. Nhận thức của người dân về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại
thành phố Hà Tĩnh

136

16. Khảo sát chỉ số Para và tình trạng mắc bệnh phụ khoa của phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ tại 4 xã huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, năm
2016

140

17. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về bệnh sốt xuyết huyết tại xã
Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, năm 2016

148

18. Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & Đời sống”
trên đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Thái Nguyên, năm 2016

153

19. Đánh giá nhanh thực trạng cung cấp và sử dụng một số tài liệu
truyền thông về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em dưới 5
tuổi do Unicef hỗ trợ từ năm 2010-2015

163

20. Đánh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

175

21. Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về truyền thông giáo dục sức
khỏe của cán bộ y tế xã, phường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016

183

4

THỰC TRẠNG HÖT THUỐC LÁ CỦA NAM SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU NĂM 2016
Nguyễn Văn Lên, Lê Thị Xuân, Cao Thị Phương Thủy
Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tóm tắt nghiên cứu
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm thuốc lá gây ra
gần 6 triệu ca tử vong, con số này sẽ tăng thành hơn 8 triệu người một năm vào
năm 2020. Hằng ngày, trên thế gới có từ 80.000 – 100.000 thanh niên bắt đầu hút
thuốc. Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu là trường đại học duy nhất trên địa
bàn tỉnh, với các ngành đào tạo đa dạng: cơ khí, xây dựng, công nghệ thông
tin,… Nghiên cứu được tiến hành trên 400 nam sinh viên của trường đại học Bà
Rịa – Vũng Tàu từ tháng 4/2016 - 12/2016 với phương pháp cắt ngang mô tả. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ hút thuốc lá của nam sinh viên trường Đại học Bà
Rịa – Vũng Tàu là 32,8%. Tuổi bắt đầu hút thuốc lá trung bình của nam sinh viên
là 16 tuổi. Loại thuốc lá sinh viên hút nhiều nhất là Caraven (40,5%). Lý do
chính dẫn đến sinh viên hút thuốc lá là để tạo cảm giác dễ chịu (35,9%). Sinh
viên có hiểu biết về tác hại của thuốc lá khá cao (88,5%); 80,5% cho rằng hít phải
khói thuốc của người khác cũng có hại cho sức khoẻ; 76,2% sinh viên có thái độ
phản đối việc mời thuốc; 35,2% có thái độ khó chịu khi người bên cạnh hút
thuốc. Tỷ lệ sinh viên đã từng bỏ thuốc lá 63,4% và có ý muốn bỏ thuốc lá
51,1%. Lý do chủ yếu muốn bỏ thuốc lá là do để giữ sức khoẻ (56,7%). Sinh viên
tiếp cận thông tin về phòng chống tác hại thuốc lá chủ yếu từ Internet (51,8%);
tivi, đài phát thanh (49,5%) tờ rơi, pa nô, áp phích (38,0%).
1. Đặt vấn đề
Trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá. Hút thuốc lá là nguyên
nhân của nhiều loại bệnh nguy hiểm đối với con người như: ung thư phổi, ung
thư thanh quản, các bệnh tim mạch và bệnh về hô hấp,.. Theo thống kê của
WHO, mỗi năm thuốc lá gây ra gần 6 triệu ca tử vong, con số này sẽ tăng thành
hơn 8 triệu người một năm vào năm 2020. Hằng ngày, trên thế giới có từ 80.000
– 100.000 thanh niên bắt đầu hút thuốc. Những người bắt đầu hút thuốc lá ở tuổi
thanh thiếu niên thường trở thành những người nghiện thuốc lá và có nguy cơ cao
mắc những căn bệnh do thuốc lá gây ra.

5

Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu là trường đại học duy nhất trên địa
bàn tỉnh, với các ngành đào tạo đa dạng: cơ khí, xây dựng, công nghệ thông
tin,… Hiện chưa có nghiên cứu nào về phòng phòng chống tác hại thuốc lá trong
nhà trường. Để biết được tỷ lệ nam sinh viên của trường hút thuốc lá là bao
nhiêu; thực trạng hút thuốc lá cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc hút thuốc
lá của sinh viên như thế nào, việc tiến hành khảo sát “Thực trạng hút thuốc lá của
nam sinh viên trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2016” là rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mô tả thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên trường đại học Bà Rịa –
Vũng Tàu năm 2016.
2.2. Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ về hút thuốc lá của sinh viên trường đại
học Bà Rịa – Vũng Tàu.
2.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến việc hút thuốc lá của sinh viên
trường đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng: Nam sinh viên hệ chính quy trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Địa điểm: Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Thời gian: Từ tháng 4/2016 đến tháng 12/2016.
3.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
3.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
Z2(1-

/2)p(1-p)

n=
d2
Trong đó:

n: Cỡ mẫu cần chọn
Z: Hệ số tin cậy (với độ tin cậy 95% thì Z = 1,96)
: Mức ý nghĩa thống kê (5%)
p: Trị số mong muốn của tỉ lệ
d: Độ chính xác (hay là sai số cho phép)

Với p ước tính tỷ lệ hút thuốc lá ở nam sinh viên trường Đại học Bà Rịa –
Vũng Tàu là 50%, giới hạn sai số d = 0,05, sau khi tính n = 384. Làm tròn mẫu
thành 400 mẫu.

6

3.4. Kỹ thuật chọn mẫu: Lập danh sách toàn bộ nam sinh viên hệ chính quy theo
từng lớp, sau đó sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn ra
400 nam sinh viên để điều tra.
3.5. Phương pháp thu thập: Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn bằng
bộ câu hỏi tự điền khuyết danh.
3.6. Xử lý số liệu: Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1; Phân tích bằng phần
mềm SPSS 16.0.
4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

4.1. Thực trạng hút thuốc lá trong nam sinh viên trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
Tỷ lệ hút thuốc lá của nam sinh viên: Trong nghiên cứu này, tỷ lệ hút thuốc
lá của nam sinh viên trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu là 32,8%. Kết quả
nghiên cứu này thấp hơn tỷ lệ hút thuốc lá ở nam sinh viên trường Đại học Mỹ
Thuật công nghiệp Hà Nội năm 2004 là 45,7%. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu
này lại cao hơn tỷ lệ hút thuốc lá của nam sinh viên Y khoa tại Việt Nam năm
2006 hiện hút là 20,7% và nam sinh viên trường cao đẳng y tế Tiền Giang năm
2009 là 14,6%. Trong những sinh viên hút thuốc lá có 63,4% đã từng bỏ thuốc lá
và 51,1% hiện tại có ý định muốn bỏ thuốc lá.
Mức độ hút thuốc lá của sinh viên: Kết quả của nghiên cứu ở sinh viên
trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy, tuổi trung bình bắt đầu hút thuốc lá
của sinh viên nam là 16 tuổi. Kết quả này thấp hơn điều tra của GATS Việt Nam
năm 2010 là 19.8 tuổi. Có thể do mẫu nghiên cứu này nhỏ, tại 1 trường học, còn
nghiên cứu của GATS trên phạm vi toàn quốc nên có sự khác biệt.
Nam sinh viên trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu hút trung bình 7,6 điếu/ngày.
Bảng 1: Địa điểm sinh viên thƣờng hút thuốc lá (n=131)
Địa điểm

Số lƣợng

Tỷ lệ (%)

Trong trường học

4

3,1

Ở nhà

27

20,6

Quán nước/cà phê

71

54,2

Nơi công cộng

29

22,1

Tổng cộng

131

100

Địa điểm sinh viên hút thuốc lá nhiều nhất là quán nước/quán cà phê với tỷ
lệ 54,2% và ít nhất là ở trường học (3,1%).

7

nguon tai.lieu . vn