Xem mẫu

KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG GIA ĐÌNH
CỦA HỌC SINH THPT - THÀNH PHỐ HUẾ
NGUYỄN DIỆU THẢO NGUYÊN
Học viên Cao học, Trường ĐHSP - Đại học Huế
TRẦN THỊ TÚ ANH
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, Kỹ năng ứng phó (KNƯP) là một trong
những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tâm lý học trên thế giới.
Tuy nhiên, ở nước ta, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Với mong muốn đóng góp thêm cơ sở thực tiễn cho lĩnh vực nghiên cứu này,
chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu thực trạng KNƯP với những khó
khăn trong gia đình của học sinh (HS) Trung học phổ thông (THPT) - Thành
phố Huế (TP Huế) và từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục KNƯP
cho HS.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống, mỗi người đều phải đối mặt với những khó khăn, căng thẳng liên quan
đến gia đình, học tập, công việc… và mức độ ảnh hưởng của chúng phụ thuộc rất nhiều
vào KNƯP của cá nhân. Nếu cá nhân sử dụng những cách ứng phó (ƯP) phù hợp thì có
thể giải quyết khó khăn, giảm nhẹ hoặc loại bỏ căng thẳng. Ngược lại, nếu cá nhân áp
dụng những cách ƯP không thích hợp và thiếu hiệu quả thì khó khăn sẽ không được
giải quyết, hoặc giải quyết theo hướng tiêu cực và sẽ tác động không tốt đến bản thân cá
nhân và xã hội.
Học sinh THPT là lứa tuổi rất cần được quan tâm khi nghiên cứu về KNƯP. Những
thay đổi về tâm sinh lý, vai trò, vị trí xã hội cộng với những áp lực học tập gây nên
nhiều khó khăn cho các em. Bên cạnh đó, tri thức, kinh nghiệm sống, KNƯP với khó
khăn của các em đang còn hạn chế. Vì thế, chương trình giáo dục kỹ năng sống nói
chung và KNƯP nói riêng cho HS THPT đang ngày càng là một đòi hỏi cấp bách trong
xã hội hiện đại.
Kỹ năng ứng phó đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta,
vấn đề này chưa được quan tâm một cách thấu đáo. Thông qua nghiên cứu về KNƯP
với khó khăn trong gia đình của HS THPT TP Huế, chúng tôi mong muốn tìm hiểu thực
trạng KNƯP của một nhóm khách thể cụ thể, đối với một loại khó khăn cụ thể, từ đó
xác định hướng tác động giáo dục nhằm nâng cao KNƯP với những khó khăn. Nghiên
cứu được thực hiện với 254 học sinh lớp 10 và lớp 11 của ba trường gồm THPT Quốc
Học (QH), THPT Gia Hội (GH) và THPT bán công Bùi Thị Xuân (BTX). Phương pháp
nghiên cứu chủ đạo là sử dụng phiếu điều tra được chúng tôi xây dựng dựa trên việc lựa
chọn, kết hợp, chỉnh sửa các bộ công cụ nghiên cứu về KNƯP đang được sử dụng trên
thế giới và ở Việt Nam. [1] [2] [3]
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 138-146

KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH THPT... 139

2. KHÁI NIỆM KỸ NĂNG ỨNG PHÓ
Kỹ năng ứng phó là khả năng con người lựa chọn và áp dụng hiệu quả những cách thức
phù hợp, hữu ích cho sự phát triển của cá nhân để đáp ứng với các tình huống khó khăn.
Những cách thức này có thể bao gồm những phản ứng bên trong (suy nghĩ và tình cảm)
trước hoàn cảnh xảy ra và những hành động bên ngoài nhằm đáp lại yêu cầu của hoàn
cảnh. Thông thường, hoàn cảnh được mỗi cá nhân nhận thức khác nhau và sự nhận thức
này phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý của cá nhân. Chính vì vậy, cả nhận thức của con
người về đặc điểm của hoàn cảnh và khả năng tâm lý của cá nhân đều chi phối việc lựa
chọn cách ƯP và KNƯP. Ý nghĩa tâm lý của KNƯP là giúp con người thích ứng nhanh
chóng với những yêu cầu của hoàn cảnh, cho phép họ nắm bắt và làm chủ hoàn cảnh
hoặc thay đổi hoàn cảnh, làm suy yếu hoặc giải quyết triệt để khó khăn... Từ đó, KNƯP
giúp cá nhân đảm bảo sức khỏe về mặt thể chất cũng như tâm lý, làm thoả mãn các quan
hệ xã hội của họ [4].
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

LUCKY 10/16/09 8:05 AM
Deleted: .

3.1. Nhận định chung về KNƯP của HS với những khó khăn trong gia đình
Thang điểm “3 - 2 - 1” được sử dụng tương ứng với các mức độ “thường xuyên - thỉnh
thoảng - không bao giờ” trong phiếu điều tra. Như vậy, điểm thấp nhất là 1, cao nhất là
3 và HS có điểm càng cao thì càng thường xuyên sử dụng cách ƯP đó, và ngược lại.
3.1.1. Nhóm “Ứng phó tích cực, chủ động”
Bảng 1. Kết quả nhóm “Ứng phó tích cực, chủ động”
I. ỨNG PHÓ TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG

ĐTB

ĐLC

A. Suy nghĩ về sự việc
1. Tôi suy nghĩ xem tại sao sự việc đó xảy ra
2. Tôi suy nghĩ về những điều sẽ xảy ra tiếp theo
3. Tôi nghĩ xem mình có thể làm gì để cải thiện tình hình
4. Tôi nghĩ xem mình có thể rút được kinh nghiệm gì từ vấn đề đã xảy ra
B. Quyết tâm và có kế hoạch giải quyết vấn đề
1. Tôi quyết tâm tự mình vượt qua khó khăn
2. Tôi điều chỉnh lại mục tiêu của mình cho phù hợp với hoàn cảnh mới
3. Tôi lập kế hoạch giải quyết vấn đề
4. Tôi liệt kê những biện pháp có thể có và chọn cách giải quyết tốt nhất
C. Trực tiếp giải quyết vấn đề
1. Tôi tìm kiếm những thông tin cần thiết giúp tôi hiểu rõ vấn đề của mình
2. Tôi cố gắng thay đổi bản thân để giải quyết vấn đề tốt hơn
3. Tôi nói chuyện trực tiếp với những người liên quan để tìm cách giải
quyết vấn đề
4. Tôi cố gắng hành động tích cực để thay đổi tình huống
Chung cho nhóm

2,34
2,46
2,22
2,37
2,32
2,15
2,41
2,17
1,94
2,10
2,26
2,33
2,39
2,00

0,37
0,57
0,62
0,58
0,58
0,40
0,53
0,58
0,58
0,67
0,37
0,58
0,56
0,66

2,33
2,25

0,56
0,31

Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn

HP6520S 8/24/09 3:39 PM
Formatted: Portuguese (Brazil)
HP6520S 8/24/09 3:39 PM
Formatted: Portuguese (Brazil)
HP6520S 8/24/09 3:39 PM
Formatted: Portuguese (Brazil)

HP6520S 8/24/09 2:59 PM
Formatted: Right
LUCKY 10/16/09 8:04 AM
Formatted: Font:Italic

140

NGUYỄN DIỆU THẢO NGUYÊN - TRẦN THỊ TÚ ANH

Bảng 1 cho thấy với ĐTB của nhóm là 2,25, nhìn chung, nhóm “Ứng phó tích cực chủ
động” được các em sử dụng ở mức độ khá thường xuyên. Cụ thể, có 91 em (35,9%) ở
mức điểm cao (ĐTB lớn hơn 2,33); 157 em (61,8%) ở mức trung bình (ĐTB từ 1,67 đến
2,33) và 6 em (2,4%) ở mức thấp (ĐTB nhỏ hơn hoặc bằng 1,67). Điều này cho thấy đa
phần HS thường chọn cách ƯP tích cực, chủ động khi có khó khăn trong gia đình.
Trong 3 tiểu nhóm thành phần, “Suy nghĩ về sự việc” được lựa chọn ở mức thường
xuyên cao hơn so với hai tiểu nhóm còn lại. Kết quả này cho thấy những cách ƯP tích
cực, chủ động được các em lựa chọn sử dụng ở trong suy nghĩ nhiều hơn trong hành
động cụ thể. Đây là một điểm cần lưu ý. Các chương trình giáo dục KNƯP cần hướng
các em thực hiện hành động nhằm giải quyết khó khăn chứ không chỉ dừng lại ở việc
suy nghĩ. Bên cạnh đó, xét riêng từng cách ƯP, ta thấy HS ít lập kế hoạch để giải quyết
vấn đề gây khó khăn. Xuất phát từ vai trò của việc lập kế hoạch đối với hiệu quả hành
động, chương trình giáo dục KNƯP cũng cần tác động đến nội dung này.
Một số cách ƯP khác cũng được sử dụng ở mức độ thường xuyên khá cao như suy nghĩ
về nguyên nhân (IA1), quyết tâm vượt khó khăn (IB1), cố gắng thay đổi bản thân để
giải quyết vấn đề (IC2). Việc thường xuyên sử dụng những cách ƯP này là một điểm
mạnh trong KNƯP với những khó khăn trong gia đình của các em.
3.1.2. Nhóm “Tìm kiếm sự hỗ trợ”
Bảng 2. Mức độ thường xuyên sử dụng nhóm ứng phó “Tìm kiếm sự hỗ trợ”
II. TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ
A. Tìm kiếm chỗ dựa tình cảm
1. Tôi tìm đến những người làm tôi cảm thấy mình được quan tâm
2. Tôi chia sẻ những cảm xúc của mình qua nhật kí, blog, trên diễn đàn…
3. Tôi kể về điều mình lo lắng để cảm thấy dễ chịu hơn
B. Tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề
1. Tôi hỏi người khác xem trong trường hợp của tôi họ sẽ làm gì
2. Tôi xin lời khuyên của người khác về việc tôi nên làm gì
3. Tôi nhờ người khác đứng ra giúp tôi giải quyết vấn đề
Chung cho nhóm

ĐTB
2,08
2,32
1,80
2,13
1,88
1,96
2,15
1,51
1,98

ĐLC
0,49
0,64
0,77
0,69
0,43
0,59
0,66
0,53
0,39

Bảng 2 cho thấy ĐTB chung của nhóm“Tìm kiếm sự hỗ trợ” ở mức trung bình. Xét
riêng nhóm IIA và IIB ta thấy HS thường tìm kiếm chỗ dựa tình cảm nhiều hơn là tìm
kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề. Về góc độ tâm lý học, tìm kiếm chỗ dựa tình cảm
để làm giảm lo lắng, căng thẳng là một việc làm mang tính tích cực. Tuy nhiên, điều
đáng quan tâm là các em chưa thường xuyên sử dụng nguồn lực từ bên ngoài để giúp
các em giải quyết vấn đề trong khi ở lứa tuổi này kinh nghiệm và khả năng xử lý tình
huống của các em còn hạn chế, trong nhiều trường hợp khó có thể tự giải quyết vấn đề.
Dù vậy, xem xét mối quan hệ giữa hai tiểu nhóm “Tìm kiếm chỗ dựa tình cảm” và “Tìm
kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề”, hệ số tương quan Pearson cho thấy mối tương
quan thuận, với r=0,41; p
nguon tai.lieu . vn