Xem mẫu

  1. Việc phân công nhiệm vụ các thành viên của Ban Chỉ huy Đội cần chú ý đến các mặt hoạt động của Đội như : Công tác xã hội, học tập, phụ trách Sao nhi đồng, văn nghệ, thể dục thể thao, quỹ Đội … Mỗi thành viên Ban Chỉ huy chịu trách nhiệm 1 hoặc một số nhiệm vụ thích hợp. IV. ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG VÀ NHI ĐỒNG. Nhi đồng bao gồm các em từ 6 đến 8 tuổi do chưa có ý thức thầy đủ và chưa đủ năng lực để tự quản lý một số tổ chức cho nên tập hợp để tiến hành các hoạt động thường xuyên phù hợp với nhi đồng là Sao nhi đồng. Nhi đồng là lực lượng dự bị của Đội. Bởi vậy tổ chức Đội và đội viên có nhiệm vụ dìu dắt nhi đồng, giúp đỡ các em sinh hoạt Sao cho đến tuổi thiếu niên (Từ 9 tuổi) và có đủ điều kiện để kết nạp Đội, đây là trách nhiệm và vinh dự của Đội TNTP Hồ Chí Minh, là nhiệm vụ quan trọng mà Đội ta Được Đoàn tin cậy giao phó. * Mục tiêu, nội dung và cách tổ chức giúp đỡ nhi đồng : Muốn giúp đỡ nhi đồng, trước hết các tổ chức Đội, các Ban Chỉ huy Đội và mỗi đội viên TNTP cần phải tìm nắm được mục tiêu và nội dung của công việc này. Điều lệ Đ ội quy định : “Đội giúp đỡ nhi đồng làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, và trở thành đội viên TNTP”. Điều này đòi hỏi đội viên TNTP vừa làm gương cho các em noi theo, vừa biết cách hướng dẫn cho nhi đồng biết và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy cho thiếu nhi, chỉ cho các em biết việc nào nhi đồng nên làm, việc nào là tốt, là được, không tốt, cần phải tránh. Mỗi liên đội, chi đội có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn hoạt động của nhi đồng thuộc phạm vi trường mình, nơi ở của mình hoặc ở một trường kết nghĩa. Mỗi Sao nhi đồngcó ít nhất 5 em và cử ra một em làm trưởng Sao. Sao đặt tên theo đức tính như : Sao vui, Sao thật thà, Sao chăm ngoan, Sao học tốt … Mỗi sao có một đội viên TNTP do chi độicử ra làm phụ trách Sao. Hàng tuần phụ trách Sao hướng dẫn Sao cùng sinh hoạt, vui chơi tập thể một lần. Hàng tháng hoặc vào những ngày lễ, các Sao trong cùng một lớp hoặc cùng một nơi ở cần được vui chơi, sinh hoạt chung do anh, chị phụ trách hoặc thầy, cô giáo trực tiếp hướng dẫn. V. TÀI CHÍNH CỦA ĐỘI. Để tạo điều kiện cho các hoạt động của Đội và thiếu nhi ở cơ sở, đồng thời giúp đỡ cho các em tập làm quen với những hình thức giản đơn của việc quản lý, sử dụng tài chính và các phương tiện, cơ sở vật chất của đơn vị mình. Chương IV Điều lệ Đội đã quy định về tài chính của Đội để khẳng định việc làm cho thiếu nhi và hoạt động Đội. Kinh phí do Nhà nước cấp theo ngân sách hàng năm và các chương trình, dự án dành cho Đội và các hoạt động của thiếu nhi. Các cơ quan như Đoàn thanh niên, Hội Đồng
  2. Đội, Nhà thiếu nhi … được ủy nhiệm thay mặt tổ chức quản lý, sử dụng đúng theo mục đích và thực hiện các chế độ, chính sách , luật pháp quy định. Để có thêm những điều kiện phục vụ cho hoạt động rất đa dạng của các đơn vị Đội, đặc biệt là ở liên đội và chi đội cần có thêm quỹ Đội. Quỹ Đội là những khoản tiền và hiện vật thu được từ kết quả qua lao động và tiết kiệm của các em và do các cơ quan Đoàn thể, các tổ chức quốc tế, các cá nhân ủng hộ. Ở cơ sở, Ban Chỉ huy liên đội, chi đội và Tổng phụ trách Đội chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn quỹ váo các hoạt động của Đội ở các đơn vị như mua các trang thiết bị nghi thức Đội, sách báo, phần thưởng cho cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc, giúp đỡ những bạn gặp khó khăn … Việc thu, chi phải có sổ, sách phải ghi chép đầy đủ và báo cáo công khai trong các đại hội chi đội, liên đội hoặc khi đội viên và các cấp có thẩm quyền yêu cầu. Từ cấp Huyện trở lên quỹ Đội (Nếu có) do Hội Đồng Đội quản lý và sử dụng đúng theo quy định pháp luật và Điều lệ Đội. VI. KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT TRONG TỔ CHỨC ĐỘI. 1. Khen thưởng : Đội TNTP Hồ Chí Minh coi trọng việc nêu gương người tốt, việc tốt, lấy việc phát huy ưu điểm là chính để khắc phục những khuyết điểm của mình. Vì vậy sau mỗi đợt thi đua, một học kỳ hay một năm, các phân đội, chi đội và liên đội thảo luận, đánh giá, khẳng định những điển hình và đề nghị các hình thức biểu dương, khen thưởng. Thông thường trong tổ chức Đội áp dụng các hình thức khen thưởng như: Biểu dương trước tập thể chi đội, liên đội, công nhận đạt danh hiệu : “Cháu ngoan Bác Hồ” đối với các nhân hoặc "Tập thể cháu ngoan Bác Hồ”, “Chi đội mạnh, liên đội mạnh”, cấp giấy chứng nhận đạt các chuyên hiệu và hoàn thành chương trình rèn luyện đội viên, đề nghị các cấp bộ Đoàn hoặc Hội Đồng Đội tặng giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, tặng cờ thi đua (Theo quy định phân cấp của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn). Những cá nhân và đơn vị có thành tích thật tiêu biểu có thể đề nghị Nhà nước tặng bằng khen, huy chương, huân chương. 2. Kỷ luật : Tập thể Đội có trách nhiệm giúp đỡ mọi thành viên của mình không ngừng tiến bộ. Trong trường hợp có những đội viên mắc khuyết điểm thì tập thể quan tâm giúp đỡ, giáo dục. Nếu đã tận tình giúp đỡ mà đội viên không sửa chữa thì tùy theo mức độ khuyết điểm mà tập thể quyết định áp dụng hình thức phê bình, khiển trách trước tập thể chi đội hay liên đội. Trường hợp đặc biệt sẽ bị xóa tên trong danh sách đội viên.
  3. Việc khen thưởng và kỷ luật trong tổ chức Đội nhất thiết phải do các em thảo luận từ phân đội trở lên. Mọi hình thức kỷ luật đối với đội viên chỉ được áp dụng khi quá nữa số đội viên của chi đội biểu quyết tán thành và bắt đầu có hiệu lực khi Ban Chỉ huy liên đội có quyết định. VII. CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ ĐỘI. Mọi đội viên và các tập thể Đội đều có trách nhiệm thi hành đúng Điều lệ Đội. Tổ chức Đội cũng đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội tôn trọng Điều lệ của tổ chức mình. Trong quá trình thực hiện những quy định trong bản Điều lệ, đội viên và các tổ chức Đội nếu thấy những điểm không hợp lý cần phản ánh cho Hội Đồng Đội hoặc Ban chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp để báo cáo về Hội Đồng Đội Trung ương tổng hợp trình Ban chấp hành trung ương xem xét quyết định. Chỉ có Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh mới được quyết định việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đội trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ ý kiến chính đáng của đội viên và các tập thể Đội. QUY CHẾ THI NGHI THỨC ĐỘI NĂM HỌC 2008 -2009 AThành phần tham gia. -8 chi đội k4+5 -Mỗi chi đội gồm 12 em và 1 chỉ huy. B Nội dung. 1.Các động tác tại chỗ: -Chào cờ ( hát Quốc ca;Đội ca;Hô đáp khẩu hiệu đội) -Nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, giậm châm tại chỗ. chạy tại chỗ, chào, tháo - thắt khăn quàng. 2.Các động tác di động: -Tiến n bước; lùi n bước; sang phải n bước; sang trái n bước; đi đều vòng phải vòng trái.chạy đều vòng phải vòng trái. 3.Đội hình. -Đội hình hàng ngang. -Đội hình hàng dọc. -Đội hình vòng tròn. -Đội hình chữ U. 4. Đội ngũ tĩnh tại. -Điểm số báo cáo. -Chỉnh đốn đội hình hàng ngang. -Chỉnh đốn đội hình hàng dọc. -Chỉnh đốn đội hình vòng tròn.. -Chỉnh đốn đội hình chữ U. 5. Đội ngũ vận động.
  4. Đội ngũ đi đều. Đội ngũ chạy đều. Trò chơi, múa hát tập thể. C.Hình thức dự thi: Chi đội trưởng bốc thăm cho chi đội mình thực hiện theo phiếu. D.Đánh giá xếp loại.( Thang điểm 10) 1.Người chỉ huy: 2đ. ( mỗi y/c 0,5đ) -Trang phục gọn gàng chuẩn mực. -Tư thế tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương. - Khẩu lệnh ngắn gọn chính xác, rõ ràng. -Tập hợp đơn vị phù hợp với địa hình. 2.Trang phục: 2đ. ( mỗi y/c 0,5đ) -Đồng phục quần tối màu,áo sáng màu. -Mũ ca nô. -Khăn quàng. -Giầy (dép quai hậu). 3.Thực hiện động tác thực hành :4đ ( mỗi y/c điểm tối đa 1 điểm đảm bảo, đúng, đều; đẹp ) 4 Trò chơi: 2 đ (Phù nội dung, tổ chức khoa học, trò chơi sinh động hấp dẫn...) 01 Giải nhất. Đ.Cơ cấu giải thưởng: 01 Giải nhì. 01 Giải ba. 01 Giải KK. (Tính điểm từ cao xuống ) Quy chế Tổ chức và hoạt động của hội đồng đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2002 - 2007 (Ban hành kèm theo Quyết định số 215QĐ/TƯĐTN, ngày 18 tháng 8 năm 2003 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khoá VIII). ------------ Hội đồng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi tắt là Hội đồng Đội) là cơ quan do Ban chấp hành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh lập ra và lãnh đạo. Chương I Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng đội. Điều I: Chức năng: 1- Tham mưu cho Ban chấp hành, Ban thường vụ Đoàn cùng cấp chỉ đạo về công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
  5. 2- Chỉ đạo và hướng dẫn Hội đồng Đội cấp dưới tổ chức thực hiện các chủ trương nhiệm vụ của Đoàn về công tác Đội, phong trào thiếu nhi. 3- Phối hợp với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng xã hội, các tổ chức quốc tế trong công tác xây dựng Đội và bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu nhi. Điều2: Nhiệm vụ: 1- Phụ trách công tác tổ chức và hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, phát triển phong trào thiếu nhi theo đường lối của Đảng và chủ trương của Đoàn. 2- Nghiên cứu, đề xuất với Ban chấp hành, Ban thường vụ Đoàn những chủ trương công tác Đội và phong trào thiếu nhi. 3- Xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương của Ban chấp hành, Ban thường vụ Đoàn về công tác Đội và phong trào thiếu nhi; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với Hội đồng Đội cấp dưới và nội dung phương hướng hoạt động của hệ thống các nhà thiếu nhi, trường Đội, điểm vui chơi dành cho trẻ em. 4- Tổng kết, phổ biến, áp dụng những mô hình tiên tiến về công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Báo cáo tình hình công tác Đội, phong trào thiếu nhi và hoạt động cuả Hội đồng Đội với Ban chấp hành Đoàn cùng cấp và Hội đồng Đội cấp trên. 5- Phối hợp với Ban chức năng, các cơ quan nghiệp vụ của Đoàn để thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đội và phong trào thiếu nhi. 6- Đại diện Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tham gia các tổ chức liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hướng dẫn thiếu nhi đoàn kết, giúp đỡ nhau thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; liên kết với các ngành, đoàn thể có sự quan tâm thích đáng đối với nhiệm vụ xây dựng Đội và sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; quan hệ với các tỏ chức thiếu nhi, các tổ chức trong nước và quốc tế vì sự phát triển của trẻ em. Điều 3: Quyền hạn: 1- Ban hành các văn bản, hướng dẫn thực hiện chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi theo chủ trương của Ban chấp hành Đoàn cùng cấp và Hội đồng Đội cấp trên. 2- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Ban chấp hành Đoàn, Hội đồng Đội và tổ chức Đội cấp dưới. 3- Tổ chức các hội nghị, đại hội, liên hoan, gặp mặt của thiếu nhi, cán bộ phụ trách.
  6. 4- Đề nghị các cấp, các ngành và Đoàn thanh niên khen thưởng các tập thể, cá nhân đội viên, cán bộ phụ trách có thành tích trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi; Quy định và thực hiện các hình thức khen thưởng của tổ chức Đội theo hướng dẫn của Hội đồng Đội Trung ương. 5- Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, các ngành, đoàn thể xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; chăm lo các hoạt động của tổ chức Đội và thiếu nhi. Bảo vệ quyền lợi của trẻ em, ngăn ngừa và kháng nghị những hành vi xâm hại quyền và lợi ích của trẻ em. 6- Giúp Ban Thường vụ Đoàn phối hợp với Ban Thường vụ Đoàn cấp dưới quản lý chức danh chủ tịch Hội đồng Đội cấp dưới trực tiếp. 7- Quyết định chương trình, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ cán bộ phụ trách và cán bộ chỉ huy Đội; nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Hội đồng Đội Trung ương là cơ quan giúp Ban Bí thư, Ban thường vụ, Ban chấp hành Trung ương Đoàn thẩm định và quyết định các chương trình, nội dung tài liệu nghiệp vụ, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách và chỉ huy Đội để ban hành thống nhất trong cả nước. 8- Giúp Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp theo dõi, hướng dẫn và chỉ đạo hệ thống các trung tâm hoạt động thiếu nhi, các cung, nhà thiếu nhi, điểm vui chơi dành cho trẻ em. Chương II Tổ chức và hoạt động hội đồng đội Điều 4: Hệ thống tổ chức của Hội đồng Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, gồm 4 cấp: - Cấp Xã, Phường, Thị Trấn. - Cấp Huyện. - Cấp Tỉnh. - Cấp Trung ương. Hội đồng Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở cấp nào do Ban chấp hành Đoàn cấp đó lập ra và lãnh đạo. Nhiệm kỳ của Hội đồng Đội theo nhiệm kỳ của Ban chấp hành Đoàn cùng cấp. Đối với Đoàn khối, Đoàn ngành cần phân công cán bộ Đoàn phụ trách công tác thiếu nhi.
  7. Điều 5: Cơ cấu Hội đồng Đội các cấp bao gồm: - Cán bộ chủ chốt của Đoàn do Ban chấp hành Đoàn cử ra để lãnh đạo Hội đồng Đội. - Đại diện lãnh đạo các ngành, đoàn thể có liên quan đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. - Một số cán bộ chuyên trách, hoặc được phân công làm công tác thiếu nhi. - Đại diện lãnh đạo các nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thiếu nhi ở ngoài nhà trường. - Đại diện lãnh đạo các Ban chức năng, các cơ quan nghiệp vụ của Đoàn cùng cấp có quan hệ trực tiếp với công tác Đội. - Một số đại diện thường trực Hội đồng Đội cấp dưới. - Đại diện lãnh đạo trường sư phạm, trường phổ thông, một số giáo viên - Tổng phụ trách Đội trong trường học và một số chuyên gia liên quan đến công tác trẻ em. - Hội đồng Đội các cấp có thể mời cán bộ lão thành cách mạng, các cán bộ Đoàn, Đội đã trưởng thành có uy tín và kinh nghiệm làm thành viên danh dự tư vấn về công tác Đội; mời các nhà hoạt động khoa học, văn hoá nghệ thuật, hoạt động xã hội, thể dục thể thao... có khả năng và yêu mến trẻ em làm cộng tác viên. + Số lượng: - Cấp xã, phường, thị trấn từ 7 - 11 - Cấp huyện từ 11 - 19 - Cấp tỉnh từ 19 - 23 - Cấp Trung ương từ 21 - 27 Điều 6: Chức danh, trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng Đội: 1- Chủ tịch: Là Bí thư hoặc Phó bí thư Ban chấp hành Đoàn có am hiểu công tác Đội. ở Trung ương là đồng chí Bí thư Trung ương Đoàn. Chủ tịch Hội đồng Đội chịu trách nhiệm trước Ban thường vụ, Ban chấp hành Đoàn về hoạt động của Hội đồng Đội, công tác Đội và phong trào thiếu nhi cấp mình. 2- Các Phó chủ tịch: Giúp việc cho Chủ tịch; được phân công trực tiếp phụ trách, theo dõi một số mặt công tác của Hội đồng Đội; thay mặt Chủ tịch giải quyết các công việc của Hội đồng Đội khi được uỷ quyền. 3- Thường trực Hội đồng Đội gồm:
  8. Chủ tịch và các Phó chủ tịch có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc giữa hai kỳ họp Hội đồng Đội. 4- Các uỷ viên: - Có quyền tham gia, bàn bạc vào các quyết định của Hội đồng Đội; kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chức Đội thuộc cấp mình quản lý; có trách nhiệm thực hiện quyết định của Hội đồng Đội. - Có quyền được cung cấp tài liệu, thông tin về công tác Đội và phong trào thiếu nhi cũng như các vấn đề liên quan đến trẻ em. - Các thành viên là cán bộ chuyên trách ở cơ quan Hội đồng Đội được phân công phụ trách theo dõi một hoặc một số lĩnh vực, chương trình công tác của Hội đồng Đội. - Các thành viên là đại diện các ngành, đoàn thể, các ban chức năng, cơ quan nghiệp vụ của Đoàn có nhiệm vụ: + Tích cực đóng góp xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trương công tác Đội và phong trào thiếu nhi phù hợp với chức năng của cơ quan mình. + Tham gia nghiên cứu, chỉ đạo, thực nghiệm, hoàn thiện các chuyên đề về lý luận và thực tiễn công tác Đội. Điều 7: Cơ quan chuyên trách Hội đồng Đội: - Hội đồng Đội Trung ương, Hội đồng Đội cấp tỉnh, thành phố có bộ máy giúp việc bao gồm các cán bộ chuyên trách công tác Đội ở cấp đó. Biên chế cán bộ do Ban thường vụ Đoàn cùng cấp quyết định. - Cơ quan chuyên trách Hội đồng Đội Trung ương có văn phòng, có phương tiện hoạt động cần thiết, có tài khoản riêng. Các bộ phận chuyên môn của cơ quan chuyên trách Hội đồng Đội Trung ương được hình thành theo yêu cầu công tác, do Ban Bí thư Trung ương Đoàn quyết định theo đề xuất của thường trực Hội đồng Đội Trung ương. - Ở quận, huyện, tỉnh, thành phố văn phòng Đoàn đảm nhiệm công việc hành chính của Hội đồng Đội. Ngân sách hoạt động của Hội đồng Đội do Ban thường vụ Đoàn cùng cấp xét duyệt và Hội đồng Đội được chủ động sử dụng cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi. - Hội đồng Đội từ cấp huyện trở lên được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản cấp 2 của Đoàn sau khi có chủ trương của Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp. - Lương và chế độ chính sách khác đối với cán bộ chuyên trách công tác Đội được thực hiện theo quy định chung của Nhà nước và của Đoàn.
  9. - Phó chủ tịch được phân công thường trực được hưởng phụ cấp trách nhiệm như trưởng ban của Đoàn. - Uỷ viên thường trực chuyên trách (nếu có) được hưởng phụ cấp trách nhiệm như phó ban của Đoàn. Điều 8: Nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng Đội. - Hội đồng Đội làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. - Hội đồng Đội cấp xã, huyện, tỉnh họp thường kỳ 3 tháng một lần, cấp Trung ương 6 tháng một lần. Khi cần thiết họp bất thường do thường trực Hội đồng Đội quyết định. Chương III Mối quan hệ công tác của hội đồng đội. Điều 9: Sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đoàn đối với Hội đồng Đội: - Quyết định chủ trương công tác Đội và phong trào thiếu nhi theo phạm vi phụ trách. - Quyết định nhân sự của Hội đồng Đội. - Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng Đội theo nhiệm kỳ của Ban chấp hành Đoàn. - Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng Đội cần có sự thống nhất ý kiến của Ban thường vụ Đoàn cùng cấp với Chủ tịch Hội đồng Đội cấp trên. - Xây dựng bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phụ trách Đội, các trung tâm hoạt động thiếu nhi, các cung, nhà thiếu nhi, điểm vui chơi thiếu nhi. - Định kỳ kiểm tra, đánh giá hoạt động của Hội đồng Đội. - Có trách nhiệm lựa chọn, bố trí cán bộ có năng lực làm công tác phụ trách Đội, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các chi Đội, liên Đội, các cung, nhà thiếu nhi, trường đào tạo cán bộ Đội, điểm vui chơi thiếu nhi thuộc cấp mình quản lý. Điều 10: Quan hệ công tác giữa Hội đồng Đội với các Ban, đơn vị, các cơ quan nghiệp vụ của Đoàn: - Hội đồng Đội chủ trì phối hợp với các ban, đơn vị, các cơ quan nghiệp vụ của Đoàn tham mưu cho Ban chấp hành, Ban thường vụ Đoàn cùng cấp quyết định các chủ trương liên quan tới công tác Đội và phong trào thiếu nhi, chủ động phối hợp với các ban, đơn
  10. vị, các cơ quan nghiệp vụ của Đoàn thực hiện các chủ trương của Đoàn đối với công tác Đội và phong trào thiếu nhi. - Trước khi các ban, đơn vị, các cơ quan nghiệp vụ của Đoàn đề nghị Ban chấp hành, Ban thường vụ Đoàn quyết định những vấn đề có liên quan đến công tác Đội và phong trào thiếu nhi cần trao đổi, thống nhất ý kiến với thường trực Hội đồng Đội cùng cấp. Điều 11: Hội đồng Đội có quan hệ công tác với cơ quan Nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế trong việc tổ chức các hoạt động Đội, xây dựng chính sách, đầu tư nguồn lực cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi, tạo điều kiện cho hoạt động của Hội đồng Đội. Chương IV Điều khoản thi hành Điều 12: - Các cấp bộ Đoàn và Hội đồng Đội các cấp có trách nhiệm thi hành Quy chế này. - Việc sửa đổi, bổ sung quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh do Ban thường vụ Trung ương Đoàn quyết định. - Quy chế này có hiệu lực thực hiện từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy chế này đều bãi bỏ./. TM. BAN THƯỜNG VỤ TƯ ĐOÀN Bí thư thứ nhất (Đã ký) Hoàng Bình Quân
nguon tai.lieu . vn