Xem mẫu

  1. Kỹ năng Mềm (Soft Skills) là gì? Trong thời đại hội nhập, sự thành đạt của mỗi cá nhân không chỉ được đánh giá bởi “Kỹ năng Cứng” như hàng loạt các bằng cấp, hay số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mỗi quan hệ tốt; mà Sự thành đạt còn được đánh giá qua “Kỹ năng Mềm” của mỗi người. Trên thực tế, người thành đạt chỉ có 25% do những kiến thức chuyên môn họ được học, 75% còn lại được quyết định bởi các Kỹ năng Mềm họ được trang bị. Kỹ năng Mềm (Soft Skills) là gì? 1. Kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng Mềm (Soft Skills) chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt. Chúng thuộc về cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống… Kỹ năng Mềm quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột… Kỹ năng mềm được hiểu là khả năng thích ứng với môi trường làm việc, giải quyết khủng hoảng, xây dựng niềm tin, làm việc nhóm, tinh thần sáng tạo, học hỏi, tiếp cận cái mới, thiết lập quan hệ... 1
  2. 2. Phân biệt Kỹ năng Mềm và Kỹ năng Cứng: Kỹ năng Cứng (Hard Skills) là cách gọi để chỉ Chuyên môn cụ thể như Trình độ, Kiến thức hay Bằng cấp và các Chứng chỉ. Kỹ năng này được đào tạo bởi hệ thống các trường học từ thấp đến cao và bởi các trung tâm Đào tạo Chuyên ngành… Ngược lại, Kỹ năng Mềm là nhân tố để đánh giá con người như lòng nhiệt huyết, tính dễ chịu, khả năng làm việc hiệu quả… Thực tế, nhiều người không học Kỹ năng Mềm nhưng vẫn khéo léo trong ứng xử và giao tiếp. Đó là khi chúng ta trải qua quá trình cọ xát với công việc và môi trường sống, mỗi lần va vấp là mỗi lần học thêm được kỹ năng sống. Sự phát triển của khoa học và truyền thông đã giúp con người có thêm kiến thức từ sách vở, báo chí, internet. Các cuốn sách, các bài báo chia sẻ kinh nghiệm thành công từ những người đi trước là thông tin hữu ích để chúng ta có thể tham khảo và ứng dụng. Kỹ năng Mềm xuất hiện ở mọi nơi, trong gia đình, trường học, môi trường làm việc... Quan trọng là chúng ta biết đón nhận, sàng lọc và biết tìm ra cái nào phù hợp với cá tính của mình để phát huy. Nó sẽ trở thành kỹ năng của riêng bạn. 3. Tầm quan trọng của Kỹ năng Mềm: “Việc đào tạo kỹ năng mềm cho HS, SV ở các trường ĐH, THPT ở VN hiện nay còn rất hạn chế, phần nhiều chỉ trên góc độ lý thuyết. Các khóa học kỹ năng tạo cho các bạn trẻ một phong cách tự tin, vững vàng trong giao tiếp, ăn nói hoạt bát, suy nghĩ logic, giúp bạn giải quyết mọi công việc trong cuộc sống được nhanh nhạy hơn. Đây không chỉ là những kỹ năng cần thiết cho 2
  3. cuộc sống mà còn là các kỹ năng được các nhà tuyển dụng rất quan tâm bởi chúng ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn trẻ có hòa nhập được với môi trường làm việc và đạt hiệu quả cao trong công việc hay không”. Theo Báo Thanh niên Với nhịp độ phát triển của đất nước, để hội nhập, thế hệ trẻ cũng như những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong mọi loại hình công việc cũng như ở nhiều vị trí công tác khác nhau như cán bộ, nhân viên, nhà quản lý – lãnh đạo, thương nhân… đều quan tâm nhiều đến Kỹ năng Mềm. Nó biểu hiện năng lực của mỗi con người trong cuộc sống và trong sự nghiệp, đồng thời làm nên hình ảnh “Nhân hiệu” cho sự thành đạt. Các tổ chức, các doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại khi nguyên khí của họ là những nhân sự tốt. Thương hiệu của mỗi tổ chức, doanh nghiệp được đánh giá bằng sự chuyên nghiệp của mỗi cá nhân trong tập thể. Do đó, các nhà tuyển dụng ngày nay đã thực tế lại càng thực tế hơn rất nhiều. Họ không chỉ muốn thu nhận người biết làm công việc chuyên môn, mà còn phải có khả năng sáng tạo, biết giải quyết các phát sinh trong công việc, phối hợp hiệu quả với đồng nghiệp, có tư duy tích cực và muốn thăng tiến cao hơn. Kỹ năng Mềm được khẳng định là công cụ hữu hiệu nhất cho thước đo thành công trong nghề nghiệp của mỗi người cũng đồng thời tương đương với nhận định chính xác về khả năng nhận thức và kinh nghiệm làm việc. 3
  4. Thông qua việc thường xuyên đào tạo và tái đào tạo Kỹ năng Mềm, các nhà quản lý và những người làm công tác nhân sự có thể nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ. Khi hội nhập toàn cầu, vũ khí cạnh tranh lớn nhất không gì khác ngoài tài sản vô hình là năng lực làm việc của hệ thống nhân viên. Hiện nay, không chỉ các công ty liên doanh hay nước ngoài mà các công ty trong nước cũng đang dấy phong trào đào tạo cho nhân viên những Kỹ năng khác nhau như: Quản lý - Lãnh đạo, Giao tiếp - Ứng xử, Chăm sóc Khách hàng, Làm việc Nhóm, Văn hoá Tổ chức, Giải quyết Vấn đề, Kỹ năng Thuyết trình, Kỹ năng Lắng nghe, Tổ chức Công việc, Quản lý Thời gian... 4
nguon tai.lieu . vn