Xem mẫu

  1. KỸ NĂNG LẤY QUYẾT ĐỊNH
  2. 1. Phân loại các quyết định - Có 3 loại : 1.1. Quyết định theo trực giác dựa trên cảm nhận hơn là dựa trên lý trí. 1.2. Quyết định có suy xét, dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm. 1.3. Quyết định giải quyết vấn đề: gắn với hoàn cảnh, cần nhiều thông tin, loại quyết định này cần thời gian, kèm theo nghiên cứu phân tích và phản hồi. 2. Hướng dẫn cách lấy quyết định 2.1. Xác định hoàn cảnh hoặc vấn đề : - Hiểu con người và hành vi của họ. - Vấn đề quan trọng là cần biết “người kia đang ở đâu” vào một thời điểm nhất định và các yếu tố và động lực tâm lý, xã hội và văn hóa có liên quan, cảm nhận của người đó và các vấn đề liên quan khác trong toàn bộ bối cảnh. 2.2. Thu nhập và nghiên cứu các dữ kiện.
  3. 2.3. Thử chọn lựa : vấn đề quan trọng là nhận biết nhiều cách lựa chọn khác nhau và mỗi cách cần được làm rõ và thông hiểu. 2.4. Dự đoán kỹ các kết quả của sự lựa chọn : Ngoài sự hiểu biết về các lựa chọn khác nhau, các ưu tiên, cần thiết phải dự đoán các kết quả. 2.5. Lưu ý đến các cảm nhận : cảm nhận và cảm xúc thường làm tăng cường, ảnh hưởng, làm giảm lý trí trong hành động. Tất nhiên trong tiến trình lấy quyết định, sự xem xét về các cảm nhận cá nhân liên quan đến các lựa chọn là trên hết. 2.6. Lựa chọn hành động đúng. 2.7. Dứt điểm : một khi đã quyết định thì nên dồn mọi nổ lực để hỗ trợ nó và làm cái gì phải làm để thực hiện nó. 2.8. Cần linh hoạt : linh hoạt là cần thiết cho việc lấy quyết định và để có kết quả hiệu quả và cần có đầu óc thoáng trong trường hợp có sai lầm hay có một cách lựa chọn tốt hơn và có lợi hơn.
  4. 2.9. Đánh giá kết quả: cần đánh giá kỹ để xác định các bước phát triển theo sau một quyết định. 3. Kỹ thuật lấy quyết định Có thể lấy quyết định bởi cá nhân hay nhóm. Trong CTXH đương thời, thường dùng tiến trình nhóm để lấy quyết định về các vấn đề và kế hoạch hành động. 3.1. Các thuận lợi của việc lấy quyết định qua nhóm : - Có sự chấp nhận của những người có liên quan. - Sự phối hợp sẽ dễ dàng hơn. - Truyền thông dễ dàng hơn. - Nhiều cách lựa chọn hơn được xem xét đến. - Nhiều thông tin hơn. 3.2. Các bất lợi của việc lấy quyết định qua nhóm:
  5. - Chậm hơn khi cá nhân lấy quyết định. - Nhóm có khi không quyết định được. - Nhóm có khi thỏa hiệp với nhau. - Nhóm có thể bị lấn áp. - Nhóm có thể coi đó là trò đùa. - Nhóm có thể trở thành nạn nhân của ý tưởng “nhóm nghỉ thế”. 4. Kết luận Trong các dự án phát triển, việc lấy quyết định rất quan trọng vì nó liên quan đến thành quả của chương trình. Một quyết định đúng sẽ tiết kiệm được thời gian, tài nguyên, công sức, tránh được sự thiệt hại về con người. Cần chuẩn bị kỹ trước khi quyết định và trong môi trường quản lý có sự tham gia của mọi thành viên, linh hoạt, các quyết định sẽ tốt hơn, công việc hiệu quả hơn
nguon tai.lieu . vn