Xem mẫu

  1. Kỹ năng giao tiếp: Học đi đôi với hành
  2. Ngày xưa, chúng ta thường thấy 2 loại người điển hình: loại người khéo ăn nói và loại người không khéo ăn nói. Những người khéo ăn nói thường là do họ có chút năng khiếu, tư duy ngôn ngữ tốt, ngay từ nhỏ đã ở trong môi trường được giao tiếp nhiều nên dần dần, về ứng xử xã giao họ rất điệu nghệ. Chính vì vậy mà quan niệm cố hữu của chúng ta trước đây cho rằng giao tiếp thiên về tính cách, một dạng khả năng bẩm sinh của mỗi người, mà không nghĩ rằng, đó là một loại kỹ năng chúng ta có thể rèn luyện được. Bất cứ ai cũng có thể trở thành người giao tiếp giỏi. Quan trọng ở chỗ là bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình như thế nào. Có rất nhiều cuốn sách viết về chủ đề này, trong đó trình bày những nguyên tắc giao tiếp và cho bạn những lời khuyên giao tiếp trong những tình huống cụ thể. Rất nhiều bạn mua sách về nghiền ngẫm, và tâm đắc với những điều trong đó, song kỹ
  3. năng giao tiếp của họ không cải thiện đáng kể, đơn giản vì họ không chịu thực hành! Nếu bạn chỉ nhìn vào công thức nấu ăn mà không bắt tay vào bếp, thì làm sao bạn biết nấu ăn được? Ngay bây giờ, hãy tập cho mình thói quen giao tiếp và thực hành giao tiếp bằng những bài tập nhỏ sau nếu bạn muốn nâng cao khả năng giao tiếp của mình: 1. Xóa bỏ sự nhút nhát và tập phong cách tự tin Một cản trởn lớn nhất của giao tiếp là tính nhút nhát. Không dám tiếp xúc với người lạ, không thích nói chuyện với nhiều người dần dần khiến bạn thui chột khả năng diễn đạt bằng lời và gặp rắc rối lớn với việc giao tiếp của mình. Hãy tập mạnh dạn hơn bằng những câu chào trước. Bạn không cần phải nói nhiều, nhưng gặp ai đó quen biết hãy chào hỏi họ “bạn đi đâu vậy? Bác có khỏe không ạ? Cháu chào bác ạ…” Đừng quên kèm theo một nụ cười thật tự nhiên để thể hiện sự thân thiện của bạn. Tập phong thái tự tin: đi thẳng người, nhìn vào người đối diện. Bạn không có gì phải e ngại hay xấu hổ với ai đó. Hãy nghĩ họ cũng là người bình thường, và dù họ đứng ở vị trí cao đến đâu, bạn cũng có những giá trị của riêng mình mà họ không có được. Thân thiện và lễ phép với người lớn tuổi, những người kém hơn bạn về mặt địa vị, chức danh,…Bạn sẽ củng cố được lòng tự tôn và sự tự tin của mình.
  4. 2. Không ngại gặp gỡ Nếu ai đó rủ bạn đi Hội thảo, tiệc tùng…gì đó, đừng ngại đi! Hãy cứ đi, cho dù bạn không thích buổi tiệc đó. Việc này sẽ tập cho bạn việc làm quen với môi trường nhiều người và hình thành phản xạ của bạn khi tiếp xúc với người khác. 3. Đừng phụ thuộc vào Internet và mạng xã hội Nếu bạn suốt ngày cắm đầu vào mạng và chỉ cập nhật trạng thái trên facebook, tán gẫu qua chat, mail mà không có sự tiếp xúc, trao đổi mặt đối mặt trực tiếp, thì bạn đang tự làm cho kỹ năng giao tiếp của mình trở nên thui chột đấy. Máy tính và giao tiếp ảo không bao giờ giống đời thực. Khi ai đó giận dữ với bạn qua Yahoo! Chat, bạn có thể để những biểu tượng khác nhau để tỏ thái độ của mình, ngừng nhắn tin hoặc cho người đó vào “black list”, nhưng đời thực thì không. Bạn phải học cách kiềm chế cảm xúc, đoán ra ý nghĩ của người đó và phải có thái độ hợp lý. Vì vậy, hãy dành thời gian để gặp gỡ mọi người thay vì chỉ giao tiếp với xã hội qua những mạng cộng đồng ảo. Trên đây là một vài khởi đầu nếu bạn muốn nâng cao khả năng giao tiếp của mình. Và cũng đừng quên lời khuyên của các chuyên gia trong sách hay các bài báo uy tín nhé. Nó là công cụ hỗ trợ rất tốt để bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình đấy
nguon tai.lieu . vn