Xem mẫu

  1. Kỹ năng đòi quyền lợi chính đáng
  2. Chúng ta đi làm, đi học hay tham gia vào bất cứ hoạt động nào trong xã hội thường rất ngại lên tiếng đòi quyền lợi chính đáng cho mình, bạn thường lo lắng: nếu mình nói ra liệu họ có đáp ứng hay không? Mình có bị trù dập hay không? Quả không dễ gì để hình thành cho mình kỹ năng đòi quyền lợi chính đáng này. Chúng ta thường chấp nhận thiệt thòi một chút nhưng có được sự ủng hộ của người khác, được yên thân không bị ai ganh ghét hay đố kỵ cũng như bài xích và chê bai. Bạn có bao giờ cảm thấy mình thiệt thòi về quyền lợi chính đáng mà bạn phải được hưởng không? Nếu có bạn sẽ làm gì? Nín nhịn chịu đựng hay lên tiếng đòi hỏi? Rất khó và phải đắn đo rất lâu để ra quyết định đúng không bạn? Có một thời gian mình tham gia vào lớp học tâm lý xã hội của thầy, bình thường thầy rất ít khi nói ra rìa bài giảng nhưng có một lần thầy có nói rằng: con người có tâm lý vừa đủ và ngại đòi hỏi. Nhất là người phương Đông. Họ thích sự ban phát và tặng thưởng chứ không thích đòi hỏi lợi ích của mình. Lúc đó mình cũng không tin lắm về điều thầy nói. Nhưng ngay sau khi lấy ví dụ mình đã đồng ý với ý kiến đó: sinh viên ra đi làm, điều đầu tiên sau khi trải qua quá trình phỏng vấn sẽ được hỏi mức lương mong muốn là bao nhiêu. Nhưng 9/10 người sẽ nói: Tôi đồng ý với mức lương phù hợp của công ty. Và dù mức lương được trả thấp hơn mong đợi họ vẫn chấp nhận và không có ý kiến đòi hỏi tăng mức lương của mình.
  3. Điều này không chỉ xảy ra với sinh viên mà còn với rất nhiều người. Bởi vì tâm lý sợ đòi hỏi và sợ bị bài xích khiến họ không dám đấu tranh cho lợi ích chính đáng của mình. Nhiều người mới đi làm còn bị giao nhiều việc hơn những người khác và kéo dài như vậy trong suốt một thời gian dài. Thử việc và là ma mới ư? Nếu bạn không lên tiếng đòi quyền lợi bạn sẽ bị họ lợi dụng nhiều hơn nữa. Từ nhỏ chúng ta được giáo dục là không được phép đòi hỏi, cha mẹ cho gì mới được nhận. Đó chính là lý do khiến cho lớn lên chúng ta thường chờ đợi người khác đem cho mình những quyền lợi mình đáng được hưởng và ngại đòi hỏi những điều như mong muốn. Từ bé, những học sinh tại Mỹ được đòi quyền lợi chính đáng với cha mẹ. Tất nhiên cha mẹ sẽ nghe những đòi hỏi của con và xem xét trong mức độ cho phép để đáp ứng. Nhưng ở Việt Nam nếu con cái đòi hỏi cái này cái khác để phục vụ học tập, sẽ bị cha mẹ la mắng không thương tiếc. Dù mua cho, nhưng không quên kèm thêm một “rổ” câu nói nặng nề. Đó chính là lý do khiến con trẻ khi lớn lên ít khi đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình với người khác. Cam chịu là hiện thực thường thấy ở rất nhiều người trẻ hiện nay. Bạn cần phải học cách đòi hỏi những quyền lợi chính đáng này cho mình, đừng ngần ngại khi giải trình lý do với cấp trên của bạn, thầy cô của bạn. Nếu lý do bạn đưa ra là phù hợp họ sẽ chẳng ngần ngại đáp ứng cho bạn đâu. Đừng ngần ngại hay
  4. sợ sệt khi đưa ra những lời đề nghị của mình, nếu bạn không nó sẽ chẳng ai giúp bạn có được thứ bạn muốn cả.
nguon tai.lieu . vn