Xem mẫu

  1. Kinh nghiệm chụp ảnh: Hướng dẫn chụp ảnh chân dung (phần I) Cho đến thời điểm hiện tại, những kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh mà GenK gửi tới bạn đọc có lẽ đã ở mức “đủ xài”. Bởi vậy bắt đầu từ bài viết tuần này, GenK sẽ đi sâu vào hướng dẫn bạn đọc cách chụp từng thể loại nhiếp ảnh cụ thể, mà loại hình được ưu tiên “mở màn” chính là ảnh chụp chân dung – một đề tài GenK tin chắc được rất nhiều bạn đọc quan tâm. 1. Lựa chọn thiết bị Lựa chọn ống kính Thiết bị đóng một vai trò quan trọng trong ảnh chụp chân dung. Tác giả cá rằng 90% số ảnh chân dung bạn bắt gặp trên Internet hàng ngày được chụp theo kiểu “xóa phông mờ mịt”. Chụp ảnh chân dung theo kiểu xóa phông như vậy được ưa chuộng, phần vì chúng tạo ra hiệu ứng lung linh cho phần hậu cảnh phía sau, nhưng quan trọng hơn, chúng giúp ta dễ dàng cô lập chủ thể ra khỏi những vật thể không mong muốn khác trong khung hình, bởi không phải lúc nào ta cũng có điều kiện chụp ảnh chân dung trong một studio chuyên nghiệp với phông nền dựng sẵn. Để làm được điều đó, những chiếc máy ảnh compact có độ zoom lớn hay máy ảnh DSLR với ống kính kit cơ bản như 18-55mm f1/3.5-5.6 chỉ có thể cầm cự được phần nào (xem lại loạt bài viết Vận dụng độ mở ống kính) chứ
  2. không thể là giải pháp tối ưu. Bạn bắt buộc sẽ cần một ống kính đáp ứng được một hoặc cả hai tiêu chí sau: - Có độ mở ống kính lớn. Như đã có lần người viết nhắc tới, độ mở ống kính chuẩn mực thường được sử dụng trong ảnh chụp chân dung là f/2.8. Như vậy bạn sẽ cần một ống kính có độ mở tối đa phải từ f/2.8 trở lên. Cần lưu ý rằng các con số 3.5, 2.8, 1.8,… do nằm ở phần mẫu số nên giá trị f/1.8 sẽ lớn hơn f/2.8. - Có tiêu cự khuyến cáo từ tele trở lên. Khái niệm “tiêu cự tele” ở đây có đôi chút phức tạp với nhiều người. Bởi ta vốn biết rằng thân máy ảnh ống kính rời được chia làm hai loại, phụ thuộc vào cảm biến mà nó sử dụng: fullframe hoặc crop. Các cụm từ wide-angle (góc rộng, dưới 35mm), normal (tầm trung, từ 35-70mm), tele (tầm xa, trên 70mm) khi nói về tiêu cự ống kính đều được hiểu là trên thân máy fullframe. Tuy nhiên khi lắp lên thân máy crop, tất cả các ống kính đều bị nhân tiêu cự lên theo hệ số crop của cảm biến. Ví dụ với ống kính EF-S 18-55mm f/3.5- 5.6 của Canon, dải tiêu cự 18-55mm ghi trên ống kính này được hiểu là trên thân máy fullframe. Trong khi nó lại là một ống kính chỉ sử dụng được với thân máy crop, và do đó dải tiêu cự thực tế của ống kính này phải là 28.8- 88mm, do thân máy crop của Canon có hệ số nhân tiêu cự là 1.6. Đối với cả hai thương hiệu máy ảnh được nhiều người Việt Nam biết đến là Canon và Nikon, ống kính 50mm f/1.8 của mỗi hãng đều rất được ưa chuộng, sở dĩ cũng vì chúng đáp ứng được cả hai tiêu chí trên, trong khi giá thành lại rất rẻ. Với độ mở lớn (f/1.8) và tiêu cự tele (50mm x hệ số crop = 80mm ở Canon và 75mm ở Nikon), ống kính này có khả năng chụp chân
  3. dung khá tốt, và do đó GenK cũng khuyến cáo các bạn nên sắm một chiếc trên con đường khởi đầu nhiếp ảnh.
nguon tai.lieu . vn