Xem mẫu

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

KIẾN THỨC VỀ BỆNH VÀ TUÂN THỦ CÁC KHUYẾN CÁO
VỀ HÀNH VI Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN
CẨM KHÊ, PHÚ THỌ, NĂM 2015 - 2016
Kim Bảo Giang1, Hồ Thị Kim Thanh1, Nguyễn Hải Minh2
1

Trường Đạị học Y Hà Nội; 2Bệnh viện huyện Cẩm Khê, Phú Thọ
Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng kiến thức về bệnh tăng huyết áp và phân tích một số yếu tố liên quan
đến sự tuân thủ các khuyến cáo về hành vi của người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm
Khê, Phú Thọ năm 2015 - 2016. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện bao gồm nghiên cứu hồ sơ
bệnh án và phỏng vấn trực tiếp 263 người bệnh tăng huyết áp nguyên phát, đang điều trị ngoại trú trên 12
tháng về kiến thức tăng huyết áp, mức độ thực hiện hành vi ăn giảm muối, giảm mỡ, giảm rượu/bia, bỏ hoặc
giảm thuốc lá, hoạt động thể lực, theo dõi huyết áp, khám định kỳ. Kết quả cho thấy chỉ 8,6% người bệnh có
kiến thức tốt về chế độ ăn, lối sống, loại thuốc đang dùng, dấu hiệu cần xin ý kiến bác sĩ. Tuân thủ tốt các
hành vi được khuyến cáo là 19%. Nữ giới tuân thủ các hành vi được khuyến cáo tốt hơn nam. Vì vậy, các
can thiệp trên bệnh nhân tăng huyết áp cần được thực hiện tích cực và trực tiếp hơn để tăng hiệu quả điều
trị cho người bệnh.
Từ khoá: Tăng huyết áp, tuân thủ điều trị, hành vi, Việt Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ người
mắc tăng huyết áp đang tăng dần hàng năm,
từ 26,4% dân số toàn thế giới năm 2000 dự
tính sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 [1].
Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tàn phế và
tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển
[2]. Điều trị tăng huyết áp có thể giảm 40%
nguy cơ tai biến mạch máu não và 15% nguy
cơ nhồi máu cơ tim. Tỉ lệ tăng huyết áp tại
Việt Nam đang ngày càng gia tăng, từ 1%
năm 1960 lên đến 11,7% năm 1992 và đến
47,3% ở người từ 25 tuổi trở lên [3; 4]. Một
trong những khuyến cáo để tăng hiệu quả
điều trị tăng huyết áp là giảm các hành vi nguy
cơ bao gồm uống rượu, hút thuốc lá, hạn chế
vận động thể lực, chế độ ăn giàu chất béo,
mặn, không khám định kỳ và theo dõi huyết áp

Địa chỉ liên hệ: Kim Bảo Giang, Viện Đào tạo Y học Dự

thường xuyên. Tuy nhiên, tuân thủ các khuyến
cáo về hành vi của người bệnh tăng huyết áp
còn hạn chế. Nghiên cứu tại Israel năm 2011
cho thấy chỉ có khoảng 1/2 người bệnh tuân
thủ khuyến cáo về hoạt động thể lực (48%) và
chế độ ăn (45%) và chỉ có 36% bỏ hút thuốc
[5]. Có nghiên cứu báo cáo tỉ lệ tuân thủ về
chế độ ăn chỉ là 22,5% [6]. Nghiên cứu trước
đây cho thấy tỉ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết
áp nói chung ở Việt Nam chỉ đạt hơn 30% [7,
8]. Ở Việt Nam, nghiên cứu liên quan đến
tuân thủ các khuyến cáo về hành vi của người
bệnh tăng huyết áp chưa được công bố rộng
rãi. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả kiến
thức về bệnh tăng huyết áp và phân tích một
số yếu tố liên quan với tuân thủ các khuyến
cáo về hành vi của người bệnh tăng huyết áp
tại bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Khê tỉnh
Phú Thọ năm 2015 - 2016.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Ngày nhận: 19/6/2018

1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: từ
tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016 tại
Khoa Khám bệnh của bệnh viện đa khoa

Ngày được chấp thuận: 15/8/2018

huyện Cẩm Khê.

phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
Email: kimbaogiang@hmu.edu.vn

TCNCYH 113 (4) - 2018

173

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2. Đối tượng

các dấu hiệu biến chứng. “Biết nhưng chưa

Người bệnh được chẩn đoán là tăng huyết

đủ” là kể được một vài nhưng chưa đủ hết tên
thuốc hoặc kể đủ lưu ý về chế độ ăn, chế độ

áp trong chương trình quản lý bệnh tăng huyết
áp đã được điều trị nội trú dò liều thuốc, tham
gia điều trị ngoại trú, khám bệnh định kỳ từ 12
tháng trở lên.

luyện tập, về hút thuốc lá, uống rượu bia, theo
dõi huyết áp, giờ uống thuốc, các dấu hiệu
biến chứng. Điểm kiến thức thấp nhất là 5 và
cao nhất là 15 và phân loại dựa trên khoảng

3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả

tứ phân vị, gồm kiến thức kém ( 5 - 8 điểm);

bao gồm nghiên cứu hồ sơ bệnh án và phỏng

kiến thức trung bình ( 9 - 12 điểm); kiến thức
tốt (13 - 15 điểm).

vấn trực tiếp người bệnh.
của Tổ chức Y tế thế giới cho ước lượng tỉ lệ.

Mức độ tuân thủ các khuyến cáo về hành
vi gồm có ăn giảm mặn, ăn giảm mỡ/chất béo,

Tỉ lệ tuân thủ với khuyến cáo hành vi về chế
độ ăn là p = 0,225 theo số liệu được báo cáo

giảm/cai rượu bia, giảm/cai hút thuốc, tăng
cường hoạt động thể lực, theo dõi huyết áp tại

trước [6] và với độ xác định tương đối ε = 0,2,
với độ tin cậy α = 0,05. Dự phòng 20% đối

nhà. Mức độ tuân thủ cho từng hành vi bao

Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu

tượng không đến khám và 10% các trường
hợp mất dữ liệu. Cỡ mẫu là 269 người bệnh.
Chọn mẫu: Từ danh sách người bệnh
khám bệnh ngoại trú có mã ICD là J10 và có
thời gian điều trị tại bệnh viện ít nhất 12 tháng,
chọn ngẫu nhiên 269 người. Kết quả thu thập
được đầy đủ thông tin của 263 người bệnh.
4. Biến số nghiên cứu chính
Các đặc điểm của người bệnh: bao gồm
tuổi, giới, nghề nghiệp, học vấn, thời gian mắc
bệnh theo năm, số lần khám tại bệnh viện
trong 12 tháng qua.

gồm: 1 điểm (không tuân thủ; tuân thủ rất ít:
thực hiện < 25% số ngày trong tháng); 2 điểm
(tuân thủ ít , thực hiện từ 25% đến dưới 50%
số ngày trong tháng); 3 điểm (tuân thủ thường
xuyên từ 50 đến < 75% số ngày trong tháng);
4 điểm (tuân thủ rất thường xuyên từ 75 đến
100% số ngày trong tháng). Mức độ tuân thủ
được thể hiện bằng tổng điểm tuân thủ, dao
động từ 6 đến 30 điểm. Mức độ tuân thủ
chung được phân loại dựa trên khoảng tứ
phân vị của tổng điểm: từ 6- 18 điểm là không
tuân thủ/tuân thủ kém; từ 19 - 24 điểm là tuân
thủ trung bình; từ 25 đến 30 điểm là tuân thủ
tốt.

Kiến thức về bệnh được đánh giá thông
qua hiểu biết về 5 vấn đề gồm chế độ ăn, chế

Quá trình thu thập số liệu: 7 cán bộ bệnh
viện trao đổi thống nhất để tham gia phỏng

độ vận động, lối sống phù hợp, thời điểm phải
hỏi bác sĩ, các loại thuốc đang dùng. Mỗi câu

vấn người bệnh được chọn tại khoa khám
bệnh khi đến tái khám.

trả lời cho các câu hỏi này được bác sĩ điều trị

5. Xử lý và phân tích số liệu: Các phiếu
điều tra được kiểm tra để loại trừ các phiếu

tại Khoa khám bệnh hỏi theo bảng hỏi thiết kế
sẵn và đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 3

điền không đầy đủ. Số liệu được nhập vào

với 1 là “Không biết”; 2 là “Biết nhưng chưa
đủ”; 3 là “Biết đầy đủ”. “Biết đầy đủ” có nghĩa

phần mềm Epi Data 3.1., được làm sạch và
được phân tích bằng phần mềm STATA 12.

là kể đầy đủ tên thuốc hoặc kể đủ lưu ý về chế
độ ăn, chế độ luyện tập, về hút thuốc lá, uống

Thống kê mô tả, ước tính tần số và tỷ lệ của
các biến số; Để xác định liên quan của tuân

rượu bia, theo dõi huyết áp, giờ uống thuốc,

thủ khuyến cáo về hành vi với các yếu tố văn

174

TCNCYH 113 (4) - 2018

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
hoá, xã hội hồi quy tuyến tính đa biến với biến

hoàn toàn tự nguyện tham gia sau khi được

phụ thuộc là điểm tuân thủ thực hành hành vi,
biến độc lập là biến số về đặc trưng cá nhân

giải thích về mục đích, nội dung nghiên cứu.
Mọi thông tin cá nhân thu được qua phỏng

của người bệnh như tuổi, giới, nghề nghiệp,
học vấn, thời gian bị bệnh, điểm nhận thức,

vấn đều được bảo mật. Nghiên cứu được sự
cho phép của lãnh đạo bệnh viện và đề cương

huyết áp tối đa cao nhất.

được thông qua hội đồng đào tạo chuyên
khoa cấp II tại trường đại học Y Hà Nội.

6. Đạo đức trong nghiên cứu: Đối tượng

III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Biến số

Số lượng

Tỷ lệ %

Nam

157

59,7

Nữ

106

40,3

< 60

59

22,4

61 - 80

179

68,1

> 80

25

9,5

Cán bộ hành chính, hưu trí

100

38,0

Nghề nông

151

57,4

Buôn bán

2

0,8

Khác

10

3,8

Trung cấp trở lên

34

12,9

Trung học phổ thông

77

29,3

Trung học cơ sở

98

37,3

Tiểu học

26

9,9

Dưới tiểu học

28

10,6

Lương tháng, lương hưu

104

39,6

Chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán

141

53,6

Khác

18

6,8

< 2 năm

77

29,3

Thời gian bị

Từ 3 - 6 năm

117

44,5

bệnh

Từ 7 - 10 năm

47

17,9

> 10 năm

22

8,4

263

100,0

Giới

Nhóm tuổi

Nghề nghiệp

Trinh độ học
vấn

Nguồn thu
nhập

Tổng số
TCNCYH 113 (4) - 2018

175

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1 cho thấy, trong số 263 đối tượng nghiên cứu có 59,7% là nam và 40,3% nữ. Tỷ lệ đối
tượng dưới 60 tuổi chiếm 22,4%, từ 60 đến 80 tuổi chiếm 68,1%. Có 57,4% đối tượng nghiên
cứu làm nghề nông, 38% là cán bộ hành chính hoặc hưu trí. Đối tượng học hết trung học cơ sở
chiếm 37,3%, trung học phổ thông chiếm 29,3%. Có 51,7% số người có nguồn thu nhập từ chăn
nuôi và trồng trọt. Có tới 91,6% người bệnh có thời gian bị bệnh dưới 10 năm.
Bảng 2. Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp
Biến số

Số lượng

Tỷ lệ %

4

1,5

Biết nhưng không đầy đủ

174

66,2

Biết đầy đủ

85

32,3

Không biết

19

7,2

Biết nhưng không đầy đủ

210

79,8

Biết đầy đủ

34

12,9

Không biết

13

4,9

Biết nhưng không đầy đủ

228

86,7

Biết đầy đủ

22

8,4

Không biết

18

6,8

Biết nhưng không đầy đủ

231

87,8

Biết đầy đủ

14

5,3

Không biết

141

53,6

Biết nhưng không đầy đủ

95

36,1

Biết đầy đủ

27

10,3

Kém

29

11,0

Trung bình

212

80,6

Tốt

22

8,4

263

100,0

Không biết
Hiểu biết về chế độ ăn

Hiểu biết về chế độ vận động

Hiểu biết về lối sống phù hợp

Khi nào phải hỏi ý kiến bác sĩ

Kể tên các loại thuốc đang dùng

Mức độ nhận thức

Tổng số

Liên quan đến kiến thức có các nội dung về chế độ ăn, chế độ vận động, lối sống phù hợp,
dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám, tên một số thuốc hạ huyết áp thông thường. Kết quả cho thấy
có 80,6% số người bệnh có mức độ kiến thức về bệnh tăng huyết áp ở mức độ trung bình, có
hiểu biết nhưng không đầy đủ, chỉ có 8,4% số người bệnh có kiến thức tương đối đầy đủ, và còn
11% số người bệnh hiểu biết kém về bệnh tăng huyết áp. Đối với từng chủ đề về kiến thức, tỉ lệ
người bệnh biết đầy đủ cao nhất là về chế độ ăn (32,3%), về chế độ vận động (12,9%), về tên
các loại thuốc đang dùng (10,3%).
176

TCNCYH 113 (4) - 2018

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2. Tuân thủ các khuyến cáo về hành vi
Bảng 3. Thực hành các hành vi được khuyến cáo của người bệnh tăng huyết áp
Biến số

Ăn giảm mặn

Ăn giảm mỡ

Giảm/cai rượu
bia

Giảm/cai thuốc
lá/ thuốc lào

Tăng cường vận
động thể lực

Theo dõi huyết
áp tại nhà

Số lượng

Tỷ lệ%

Rất ít (< 25% số ngày)

33

12,5

Ít (từ 25 - 50% số ngày)

47

17,9

Thường xuyên (50 - 75%)

168

63,9

Rất thường xuyên (75 - 100%)

15

5,7

Không

3

1,1

Rất ít (
nguon tai.lieu . vn