Xem mẫu

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
recommend that children living in areas with high rates of malnutrition and worm infections be
subjected to a combined micronutrients and deworming supplements to increase normal growth
and to reduce stunting rates.
Key words: stunting children, micronutrient, early deworming

KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC TRẺ
CỦA BÀ MẸ VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM TỪ
12 - 24 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN TIÊN LỮ NĂM 2011
Nguyễn Anh Vũ1, Lê Thị Hương2, Phạm Thị Thúy Hòa3, Đoàn Thị Thu Huyền2
1

Tổ chức Tầm nhìn Thế giới, 2Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng,
3
Viện Dinh Dưỡng

Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 330 trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi và các bà mẹ thuộc 8 xã của
huyện Tiên Lữ - tỉnh Hưng Yên nhằm mục tiêu đánh giá kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ và
tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Kết quả cho thấy: có 83% bà mẹ có kiến thức và 57,6% bà mẹ thực hành
đúng cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh. 19% bà mẹ vắt bỏ sữa non trước khi cho trẻ bú lần đầu.
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành đúng về thời gian cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn là 80,8% và 12,2%.
Có 19,4% trẻ được ăn bổ sung sau 6 tháng tuổi. Số trẻ được ăn bổ sung sớm trước 6 tháng chiếm 80%. Tỷ
lệ trẻ bị tiêu chảy và ho sốt trong vòng 3 tháng trước thời điểm điều tra tương ứng là 21,2% và 65,8%. Tỷ lệ
suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi và gày còm lần lượt là 7,6%, 29,4% và 3,0%. Trẻ nam có tỷ lệ suy
dinh dưỡng cao hơn so với trẻ nữ. Thực hành nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ từ 12 - 24 tháng tại huyện Tiên
Lữ còn chưa tốt. Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi khá cao. Trẻ nam có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn
so với trẻ nữ.
Từ khóa: suy dinh dưỡng, trẻ em, Tiên Lữ, Hưng Yên

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều nghiên cứu tại các nước đang phát
triển, trong đó có Việt Nam cho thấy trẻ em có
nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao nhất trong giai
đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi [1; 7]. Suy dinh
dưỡng protein năng lượng ở trẻ em có thể
dẫn tới tình trạng chậm phát triển về thể chất
và tinh thần nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới
tử vong cho trẻ. Trong những năm gần đây,

các chương trình phòng chống suy dinh
dưỡng (PEM) đã giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng từ
51,5% năm 1985 xuống còn 16,8% năm 2011
[6]. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn được xếp vào
nhóm các nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
cao trên thế giới và trong khu vực [8]. Nghiên
cứu được thực hiện tại 8 xã của huyện Tiên
Lữ - tỉnh Hưng Yên nhằm mô tả thực trạng
suy dinh dưỡng của trẻ em từ 12 - 24 tháng

Địa chỉ liên hệ: Lê Thị Hương, Viện Đào tạo Y học dự

tuổi và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Từ đó

phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.

đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình

Email: hathuhuong@yahoo.com
Ngày nhận: 12/01/2013
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013

trạng dinh dưỡng cho trẻ em tại đây. Đề tài

148

nghiên cứu nhằm mục tiêu:
TCNCYH 82 (2) - 2013

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
1. Mô tả kiến thức và thực hành nuôi dưỡng,
chăm sóc trẻ của bà mẹ có con từ 12 - 24
tháng tuổi tại huyện Tiên Lữ - tỉnh Hưng Yên
năm 2011.
2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ
em từ 12 - 24 tháng tuổi tại huyện Tiên Lữ
năm 2011.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Địa bàn nghiên cứu: huyện Tiên Lữ
tỉnh Hưng Yên.
2. Đối tượng: Trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi và
các bà mẹ.
3. Phương pháp
3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô
tả cắt ngang.
3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
n = Z2 (1-α/2) x

1-p
ε2 p

= 311

Trong đó:
Z(1-α/2) = 1,96; α = 0,05;
ε là độ chính xác tương đối = 17%;
p = 30% là tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể
thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Tiên Lữ
theo báo cáo năm 2010 của tỉnh Hưng Yên.
Ước tính 10% bỏ cuộc, cỡ mẫu là 342 trẻ.
Danh sách trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi cùng với
các thông tin về giới tính, ngày tháng năm
sinh, tên mẹ đã được lập sẵn và sử dụng để
chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống tại 08 xã đại
diện trên địa bàn huyện.
3.3. Thu thập số liệu: Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi để thu thập thông tin về kiến thức và
thực hành của bà mẹ về chăm sóc và nuôi
dưỡng trẻ. Các số liệu cân nặng chiều cao
được thu thập theo kỹ thuật chuẩn.
3.4. Phân tích số liệu
TCNCYH 82 (2) - 2013

Các số liệu nhân trắc được tính toán dựa
theo quần thể tham khảo WHO. Trẻ được coi
là gầy còm, thấp còi hoặc thiếu cân nếu cân
nặng theo chiều cao, chiều cao theo tuổi và
cân nặng theo tuổi lần lượt nhỏ hơn -2SD [9].
Số liệu được phân tích bằng chương trình
Stata và Anthro 2005. Test χ2 và Anova được
sử dụng để đánh giá sự khác biệt về các tỷ lệ
và giá trị trung bình.
4. Đạo đức nghiên cứu
Đối tượng được giải thích đầy đủ về mục
đích và nội dung nghiên cứu, đối tượng hoàn
toàn tự nguyện tham gia nghiên cứu và có thể
bỏ cuộc bất cứ lúc nào, các thông tin thu thập
chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

III. KẾT QUẢ
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên
cứu
Tổng số có 330 cặp bà mẹ và trẻ em từ 12
- 24 tháng tuổi tham gia nghiên cứu.
Nghề nghiệp chủ yếu của các bà mẹ là
nông nghiệp và công nhân với tỷ lệ chung là
54,6% và 20,3%. Hầu hết các bà mẹ đã học
hết cấp II (50%) và cấp III (33%). Số bà mẹ có
trình độ học vấn từ trung cấp trở lên chiếm
12,8%. Trong tổng số 330 trẻ điều tra có 184
trẻ nam, chiếm tỷ lệ 55,8%, 146 trẻ nữ chiếm
tỷ lệ 44,2%. Tỷ lệ hộ nghèo theo phân loại của
địa phương tại các xã cụm I và cụm II tương
ứng là 10,8% và 5,5%.
2. Kiến thức và thực hành chăm sóc,
nuôi dưỡng của bà mẹ
2.1. Kiến thức và thực hành nuôi con bú
83% bà mẹ trả lời nên cho trẻ bú sớm
trong vòng giờ đầu sau sinh. Tuy nhiên chỉ có
57,6% bà mẹ thực hành cho con bú sớm trong
vòng giờ đầu sau sinh (biểu đồ 1).
149

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Biểu đồ 1. Kiến thức và thực hành của bà mẹ về thời điểm cho trẻ bú lần đầu

Biểu đồ 2. Tỷ lệ bà mẹ vắt bỏ sữa non trước khi cho trẻ bú và lý do
Kết quả điều tra cho thấy có 19% bà mẹ đã từng vắt bỏ sữa non trước khi cho trẻ bú. Lý do
chính được các bà mẹ đưa ra là: họ quan niệm rằng sữa non không tốt (31,3%), bà mẹ lo sợ sữa
lạnh (19,4%) và được người thân khuyên bảo (22,4%).

Biểu đồ 3. Kiến thức và thực hành cho trẻ bú hoàn toàn của bà mẹ
Có 80,8% bà mẹ cho rằng cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ
được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu rất thấp, khoảng 12,2%.
2.2. Kiến thức và thực hành cho trẻ ăn bổ sung
Về kiến thức, có 1,5% bà mẹ cho rằng nên cho trẻ ăn sớm trước 6 tháng tuổi, 68,5% bà mẹ
cho rằng nên cho trẻ ăn bổ sung từ 6 - 9 tháng tuổi và 30% bà mẹ cho rằng nên cho ăn bổ sung
sau 9 tháng tuổi. Nhưng kết quả thực hành cho thấy có 80% bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung trước 6
tháng tuổi. Số bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung sau 6 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 19,4% (biểu đồ 4).

150

TCNCYH 82 (2) - 2013

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Biểu đồ 4. Kiến thức và thực hành của bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung
2.3. Chăm sóc trẻ ốm
Bảng 1. Tình trạng mắc một số bệnh cấp tính của trẻ và cách xử trí của bà mẹ
Thông tin

n

%

Tiêu chảy

70

21,2

Ho sốt

217

65,8

Bình thường/nhiều hơn bình thường

36

85,7

Cho bú ít đi/không cho bú

6

14,3

Cho trẻ ăn kiêng khi tiêu chảy

31

70,5

Cho trẻ uống Oresol

18

40,9

Tự mua thuốc về điều trị

32

66,7

Đưa trẻ tới cơ sở y tế

8

18,2

Tỷ lệ mắc bệnh trong 3 tháng qua

Cho trẻ bú khi tiêu chảy

Xử trí khi con tiêu chảy

Bảng 1 cho thấy tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy và ho sốt trong vòng 3 tháng trước thời điểm điều tra lần
lượt là 21,2% và 65,8%. Khi trẻ mắc tiêu chảy, các bà mẹ thường cho trẻ bú như bình thường
hoặc nhiều hơn (85,7%), tuy vẫn còn khoảng 14,3% bà mẹ cho con bú ít hơn bình thường hoặc
không cho con bú. Đa số các bà mẹ kiêng không cho con ăn chất tanh: tôm, cá, cua, dầu mỡ
(70,5%). Số bà mẹ cho trẻ uống Oresol khi trẻ mắc tiêu chảy là 40,9%.
Về cách xử trí khi trẻ ốm của các bà mẹ tại Tiên Lữ, kết quả cho thấy có 66,7% bà mẹ tự mua
thuốc về cho con uống. Tỷ lệ bà mẹ đưa con đến cơ sở y tế là 18,2%.
3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Biểu đồ 5 cho thấy tỷ lệ trẻ 12 - 24 tháng bị suy dinh dưỡng chung của các thể nhẹ cân, thấp
còi và gày còm tại huyện Tiên Lữ lần lượt là 7,6%, 29,4% và 3%. Về giới tính, trẻ nam có tỷ lệ
suy dinh dưỡng các thể đều cao hơn so với trẻ nữ (p < 0,05, test χ2). Có 10,3% trẻ nam và 4,1%
trẻ nữ mắc suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Số trẻ nam và nữ mắc suy dinh dưỡng thể thấp còi
TCNCYH 82 (2) - 2013

151

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
chiếm lần lượt là 36,4% và 20,6%. Có 4,9% trẻ nam và 0,7% trẻ nữ mắc suy dinh dưỡng thể
gày còm.

Biểu đồ 5. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ 12 - 24 tháng

Biểu đồ 6. Phân loại tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ
Kết quả biểu đồ 6 cho thấy trẻ suy dinh dưỡng các thể nhẹ cân, thấp còi, gày còm thường
bị suy dinh dưỡng độ I (Zscore < - 2SD): 5,2% ở nhóm nhẹ cân, 23,9% ở nhóm thấp còi và 2,7% ở
nhóm gày còm. Số trẻ bị suy dinh dưỡng độ II của các thể trên tương ứng là: 2,4%, 5,5% và 0,3%.

IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng 83%
các bà mẹ trả lời đúng về thời gian cho trẻ bú
lần đầu sau khi sinh cao hơn so với tỷ lệ 58,3%
tại xã Dương Quan (huyện Gia Lâm, Hà Nội) [1].
Mặc dù vậy, số bà mẹ thực hành tốt nội dung
khuyến cáo của chúng tôi chỉ chiếm khoảng
58% (biểu đồ 1), kết quả này thấp hơn so với
tỷ lệ chung của cả nước năm 2010 là 61,7%
[5] và thấp hơn so với điều tra tại tỉnh Quảng Trị
(80,4%) [9]. Số bà mẹ không vắt bỏ sữa non
trước khi cho trẻ bú lần đầu trong nghiên cứu
của chúng tôi là 81% và cao hơn so với báo cáo
chung của toàn quốc năm 2010 (69,9%) [5].
152

Có một sự chênh lệch lớn giữa kiến thức
và thực hành của bà mẹ về thời gian cho trẻ
bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Có 80,8% bà
mẹ cho rằng cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu, cao hơn so với điều tra tại
xã Dương Quan [1]. Tuy nhiên, tỷ lệ thực
hành tại địa bàn nghiên cứu của chúng tôi chỉ
là 12,2% (biểu đồ 3) thấp hơn so với kết quả
điều tra quốc gia là 19,6% [5]. Tỷ lệ bà mẹ cho
trẻ bú hoàn toàn đến 6 tháng tuổi ở các vùng
nông thôn thường thấp mà nguyên nhân chính
là do bà mẹ thường phải đi làm sau sinh rất
sớm. Tương tự như trên, kiến thức và thực
hành của bà mẹ về thời điểm cho trẻ ăn bổ
TCNCYH 82 (2) - 2013

nguon tai.lieu . vn