Xem mẫu

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

KIẾN THỨC - THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT
Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TỈNH HƯNG YÊN
Phạm Ngọc Duấn, Phạm Ngọc Minh
Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu được thực hiện trên 622 học sinh Tiểu học huyện Kim Động, Hưng Yên. Kết quả cho thấy, tỉ
lệ học sinh biết giun truyền qua là 50,8%, đường lây là 76,5%, có 12,5% không biết nguyên nhân gây bệnh
giun truyền qua đất. 85,9% biết tác hại của giun truyền qua đất, 99,7% biết đến biện pháp phòng chống.
Thực hành; 97% học sinh rửa tay trước khi ăn, 98,1% học sinh rửa tay sau khi đi đại tiện; 94,7% cắt móng
tay; 81,2 không uống nước lã; 54,3% không ăn rau sống. Có 88,1% học sinh sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
51,4% được tẩy giun trong vòng 6 tháng. Tỉ lệ học sinh có kiến thức tốt chiếm 66,8%, có kiến thức khá và
chưa tốt chiếm tỉ lệ lần lượt là 21,1% và 12,1%. Tỉ lệ học sinh có thực hành tốt chiếm 90,2%, thực hành khá
là 8%, có 1,8% học sinh thực hành chưa tốt. Có 2 yếu tố là thực hành tốt và tẩy giun trong vòng 6 tháng làm
giảm tỉ lệ nhiễm giun, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê.
Từ khóa: Giun truyền qua đất, giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh giun truyền qua đất do các loại giun
chính gây nên là giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun
móc/mỏ (Necator americanus và Ancylostoma
duodenale). Bệnh gây nhiều tác hại đến sức
khỏe cộng đồng, đặc biệt là trên trẻ em. Bệnh
chủ yếu tập trung ở những nước chưa phát
triển, ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới [1 3]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) năm 2016, trên Thế giới có khoảng 1,2
tỷ người nhiễm giun đũa, 795 triệu người
nhiễm giun tóc và 740 triệu người nhiễm giun
móc/mỏ [4]. Trong đó có hơn 267 triệu trẻ em

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
có điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác
thuận lợi cho bệnh giun truyền qua đất phát
triển. Hiện nay, bệnh vẫn phổ biến ở nhiều
khu vực trên cả nước. Theo điều tra của Viện
Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung
ương từ năm 2006 đến 2010 cho thấy tỉ lệ
nhiễm chung của bệnh giun truyền qua đất ở
cộng đồng tại vùng Trung du và miền núi phía
Bắc khoảng 65,3%, đồng bằng sông Hồng là
58,2%, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung là 42,2%, Tây Nguyên là 30,2%, Đông
Nam Bộ là 29% và đồng bằng sông Cửu Long
khoảng 12 - 14% [3; 5; 6].

trước tuổi đến trường và hơn 568 triệu trẻ em

Bệnh giun truyền qua đất gây tác hại đến

trong độ tuổi đến trường sống ở những nơi có

mọi lứa tuổi, nhưng lứa tuổi học sinh tiểu học

nguy cơ cao bị nhiễm bệnh, cần điều trị và

là có tỷ lệ nhiễm cao nhất và bị ảnh hưởng

can thiệp dự phòng [1].

nặng nề nhất đến khả năng phát triển của trẻ
[7 - 10]. Chương trình phòng chống giun sán

Địa chỉ liên hệ: Phạm Ngọc Duấn, Bộ môn Ký sinh trùng –
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: phamngocduan@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 16/3/2018
Ngày được chấp thuận: 18/6/2018

66

Quốc gia giai đoạn 2001 – 2010 đã triển khai
mô hình kết hợp giữa công tác giáo dục
truyền thông và điều trị hàng loạt cho các đối
tượng này tại 32 tỉnh (Hà Giang, Lào Cai, Lai

TCNCYH 114 (5) - 2018

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Châu, Nghệ An, Thanh Hoá, Đăk Nông,...) làm

- Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:

cho tỉ lệ giun truyền qua đất giảm đáng kể như

+ Cỡ mẫu được tính theo công thức ước

Nghệ An tỉ lệ giảm từ 77,9% xuống 36,2% sau

lượng tỷ lệ cho một quần thể:

3 năm. Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm vẫn còn cao [6].
Huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên nằm ở

n=

trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, được phù sa
sông Hồng bồi đắp, dân số của huyện là
111.417 người, trong đó có khoảng 10.000
học sinh tiểu học. Nghề nghiệp chính của
người dân là làm ruộng và trồng hoa màu,
điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận
thức của người dân và sự quan tâm của cộng
đồng về phòng chống bệnh giun sán còn
nhiều hạn chế. Đặc biệt, Chương trình Phòng
Chống Giun sán Quốc gia chưa được triển
khai ở địa phương này. Do đó, có rất ít điều
tra, nghiên cứu hay đánh giá về bệnh giun

Z2(1- α/2) (p.(1 - p)
(d)

x 1,3

2

Trong đó:
- n là cỡ mẫu;
- Z2(1 – α/2) là hệ số tin cậy ở mức xuất sắc
95% (Z2(1 – α/2) = 1,96);
- p: tỉ lệ nhiễm giun ước lượng (50%) [6].
- q: tỉ lệ ước lượng người không nhiễm
giun (50%).
- d: độ chính xác mong muốn (5%).

truyền qua đất cũng như mô tả kiến thức, thực
hành và một số yếu tố liên quan đến phòng

Cỡ mẫu sẽ là:

bệnh giun truyền qua đất trên học sinh tiểu
học tại đây. Vì vậy, nghiên cứu được tiến

n=

1,962 . (50 x 50)

x 1,3

2

5

hành với mục tiêu mô tả kiến thức, thực hành
và một số yếu tố liên quan đến thực trạng

Như vậy cỡ mẫu sẽ là 500 học sinh.

nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học

Chọn chủ đích 3 trường trong số 17

huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên năm 2016.

trường tiểu học đại diện cho 3 vùng có đặc

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

điểm sinh vật cảnh khác nhau của huyện Kim

1. Đối tượng

Động, điều tra toàn bộ học sinh của khối lớp 4
và 5 của 3 trường tiểu học, tổng số 622 mẫu

Học sinh lớp 4, 5 tại 3 trường tiểu học của
huyện Kim Động, Hưng Yên năm 2016 là

được thu thập.

Trường Tiểu học Hùng An, Mai Động và

bệnh giun truyền qua đất bằng bộ câu hỏi

Nguyễn Lương Bằng.

(KAP). Mỗi học sinh được phát một bộ câu hỏi

2. Phương pháp
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu tiến
hành tại huyện Kim Động - tỉnh Hưng Yên.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2016
đến tháng 6/2017.
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả
cắt ngang.
TCNCYH 114 (5) - 2018

- Đánh giá kiến thức và thực hành phòng

có các đáp án kèm theo, mỗi câu hỏi trả lời
đúng về kiến thức, thực hành được tính là “1
điểm”, trả lời sai hoặc không biết “0 điểm”, sau
đó sẽ tính tổng điểm và chia thành 3 nhóm:
+ Tổng điểm > 70% điểm tối đa là nhóm
khá tốt.
+ Tổng điểm > 50% đến 70% điểm tối đa là
nhóm trung bình.
67

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
+ Tổng điểm ≤ 50% điểm tối đa là nhóm
chưa tốt.

Thông tin cá nhân của đối tượng cung cấp
được đảm bảo bí mật hoàn toàn. Thông tin

3. Xử lý số liệu
Số liệu được mã hóa và nhập bằng phần
mềm EPI DATA 3.1, xử lý số liệu bằng phần

được thu thập một cách trung thực, khách
quan. Các thông tin thu thập được chỉ sử
dụng cho mục đích nghiên cứu chứ không sử
dụng cho mục đích nào khác.

mềm STATA 18.0. Sử dụng cả thống kê mô tả
và thống kê phân tích. Mức ý nghĩa thống
kê p < 0,05 được sử dụng trong thống kê
phân tích.

III. KẾT QUẢ
Nghiên cứu được thực hiện trên 622 học
sinh của 3 trường tiểu học huyện Kim Động -

- Các số liệu được xử lý theo toán thống kê

Hưng Yên. Kiến thức, thái độ và thực hành

y học trong nghiên cứu: Tỷ lệ, OR, test t2 và

của học sinh về phòng bệnh giun truyền qua

phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ.

đất được đánh giá qua bộ câu hỏi KAP và xét

4. Đạo đức trong nghiên cứu

nghiệm phân bằng kỹ thuật Kato.

Hình 1. Mức độ kiến thức, thực hành của học sinh về bệnh giun
Tỉ lệ học sinh có kiến thức tốt chiếm 66,8%, thực hành tốt tương đối cao (90,2%). Trong đó,
rửa tay sau khi đi đại tiện (98,1%), rửa tay trước khi ăn (97%) và hơn một nửa số học sinh được
tẩy giun trong vòng 6 tháng (51,4%).
Kết quả cho thấy không mối liên quan giữa hiểu biết đúng về loại giun, đường lây, nguyên
nhân, tác hại và cách phòng tránh về giun truyền qua đất với tình trạng nhiễm giun (bảng 1).

68

TCNCYH 114 (5) - 2018

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Mối liên quan giữa kiến thức với tình trạng nhiễm giun
Nhiễm

Yếu tố hiểu biết

n

Không nhiễm

%

n

%

OR
95%CI

Hiểu đúng về tên giun truyền qua đất
- Có

39

47,6

261

48,3

1

- Không

43

52,4

279

51,7

0,97 (0,63 - 1,52)

- Có

56

68,3

420

77,8

1

- Không

26

31,7

120

22,2

0,61 (0,4 - 1,02)

- Có

70

85,4

473

87,6

1

- Không

12

14,6

67

12,4

0,8 (0,4 - 1,6)

- Có

65

79,3

465

86,1

1

- Không

17

20,7

75

13,9

0,6 (0,3 - 1,1)

- Có

78

95,1

522

96,7

1

- Không

4

4,9

18

3,3

0,7 (0,2 - 2,0)

Hiểu đúng về đường lây

Hiểu đúng về nguyên nhân

Hiểu đúng về tác hại

Hiểu đúng về cách phòng tránh

Bảng 2. Mối liên quan thực hành vệ sinh cá nhân với tình trạng nhiễm giun

Yếu tố vệ sinh cá nhân

Nhiễm

Không nhiễm

OR

n

%

n

%

(CI 95%)

- Có

75

91,5

528

97,8

1

- Không

7

8,5

12

2,2

0,24* (0,09 - 0,64)

- Có

78

95,1

532

98,5

1

- Không

4

4,9

8

1,5

0,29 (0,08 - 1)

- Có

74

90,2

515

95,4

1

- Không

8

9,8

25

4,6

0,44 (0,19 - 1,03)

Rửa tay trước khi ăn

Rửa tay sau khi đi đại tiện

Cắt móng tay

TCNCYH 114 (5) - 2018

69

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Nhiễm

Yếu tố vệ sinh cá nhân

Không nhiễm

OR

n

%

n

%

(CI 95%)

- Không

63

76,8

442

81,9

1

- Có

19

23,2

98

18,1

0,73 (0,4 - 1,28)

- Không

41

50

297

55

1

- Có

41

50

243

45

0,8 (0,51 - 1,3)

- Không

32

39

224

41,5

1

- Có

50

61

316

58,5

0,9 (0,56 - 1,45)

- Có

70

85,4

478

88,5

1

- Không

12

14,6

62

11,5

1,3 (0,68 - 2,58)

- Có

31

37,8

289

53,5

1

- Không

51

62,2

251

46,5

0,53* (0,32 - 0,85)

Uống nước lã

Ăn rau sống

Đi chân đất

Sử dụng hố xí hợp vệ sinh

Tẩy giun trong vòng 6 tháng

*p < 0,05.
Nguy cơ nhiễm giun ở nhóm rửa tay trước khi ăn chỉ bằng 0,2 lần nguy cơ nhiễm giun ở nhóm
không rửa tay trước khi ăn và sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy 95%. Nguy cơ
nhiễm giun ở nhóm học sinh tẩy giun trong vòng 6 tháng chỉ bằng 0,53 lần nguy cơ nhiễm giun ở
nhóm không tẩy giun trong vòng 6 tháng và sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy
95%.
Bảng 3. Mối liên quan giữa kiến thức khá/tốt và tình trạng nhiễm giun
Nhiễm

Không nhiễm

n

%

n

%

OR
(CI 95%)

Kiến thức khá/tốt

48

58,5

368

68,2

1

Kiến thức chưa tốt

34

41,5

172

31,8

1,52 (0,9 - 2,4)

Mức kiến thức

Nguy cơ nhiễm giun ở nhóm có kiến thức chưa tốt cao gấp 1,5 lần so với nguy cơ nhiễm giun
ở nhóm kiến thức khá tốt, sự khác biệt không có ý nghĩa với mức tin cậy 95%.

70

TCNCYH 114 (5) - 2018

nguon tai.lieu . vn