Xem mẫu

  1. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI KIỂM TRA KHẢ NĂNG DỊCH ANH - VIỆT Nguyễn Phú Thọ Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp. Hồ Chí Minh Tóm tắt Kiểm tra và đánh giá bản dịch có vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy dịch thuật. Bài viết khảo sát 45 bài dịch Anh-Việt của sinh viên trên cơ sở lý thuyết về tƣơng đƣơng dịch thuật và quan hệ giữa ngôn ngữ học đối chiếu và dịch thuật. Ngƣời viết trình bày quá trình sửa bài trên lớp, trao đổi, củng cố kiến thức ngôn ngữ và nhấn mạnh các bƣớc sinh viên cần thực hiện khi làm bài dịch ở nhà. Dựa trên các tiêu chí đánh giá, lỗi về từ vựng-ngữ nghĩa và các yếu tố liên quan, ngƣời viết xếp loại câu dịch và chấm điểm bài dịch. Kết quả cho thấy lợi ích của việc sửa bài trên lớp và độ tin cậy của điểm số đáp ứng đƣợc mục đích nghiên cứu là kiểm tra khả năng dịch Anh-Việt của sinh viên. Bài viết cũng nêu ra một vài đề nghị nhằm cải tiến chất lƣợng giảng dạy và học tập học phần Biên dịch 1, học phần tạo nền tảng cơ bản về dịch thuật cho sinh viên trong chƣơng trình đào tạo của khoa Ngoại ngữ, trƣờng Đại học Ngoại ngữ-Tin học Tp. Hồ Chí Minh. Từ khoá tƣơng đƣơng; đánh giá; tiêu chí; tin cậy; đề nghị 1. Mở đầu Dịch thuật ngày càng trở nên cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển, giao lƣu văn hoá và hội nhập quốc tế. Trong giáo dục đại học ở Việt Nam, hầu nhƣ các trƣờng đại học thuộc nhóm ngành xã hội và nhân văn đều có bộ môn biên phiên dịch với nhiệm vụ là trang bị kiến thức ngôn ngữ và rèn luyện kỹ năng dịch thuật cho sinh viên (SV). Theo Pym (2011), các trƣờng đại học truyền thống thƣờng xem dịch nhƣ một cách kiểm tra trình độ ngoại ngữ của SV và tăng cƣờng dần dần các kỹ năng chuyên biệt cho dịch thuật nhƣ một phƣơng thức giao tiếp. Mặt khác, theo quan sát của Nguyễn Thị Kiều Thu (2017), mục tiêu đào tạo của một số trƣờng đại học hiện nay là: dạy các kỹ thuật dịch để SV có thể dịch tốt các bản dịch và qua đó cải thiện năng lực ngoại ngữ. Để đạt đƣợc những mục tiêu này, chƣơng trình đào tạo cho chuyên ngành Biên Phiên Dịch thiết kế nhiều môn học khác nhau theo trình độ của SV. Biên dịch là một trong những học phần đƣợc giảng dạy với các bài dịch Anh-Việt và Việt-Anh với các đề tài liên quan đến đến giáo dục, du lịch, văn hoá, xã hội v.v. Nhƣ ở tất cả các học phần khác, một trong những vấn đề GV phải làm khi giảng dạy là kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của SV. Kết quả kiểm tra không chỉ phản ánh trình độ học tập của SV mà còn thể hiện năng lực vận dụng các phƣơng pháp giảng dạy của GV. Trong khuôn khổ giới hạn, bài viết này đặt trọng tâm vào việc kiểm tra khả năng dịch văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt của SV với những việc nhƣ: sửa bài, chấm bài, nhận xét và đề nghị vài giải pháp nhằm cải thiện chất lƣợng dạy và học dịch thuật. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Tƣơng đƣơng dịch thuật Dịch thuật có phải thuần tuý là việc chuyển tải văn bản từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích hay không? Catford (1994) cho rằng dịch là sự thay thế chất liệu văn bản ngôn ngữ nguồn bằng chất liệu văn bản tƣơng đƣơng ở ngôn ngữ đích. Đó là sự tƣơng đƣơng liên văn bản vì có sự liên hệ chặt chẽ đến các thành tố ngôn ngữ trong văn bản gốc và văn bản dịch. Theo Larson (1998), dịch thuật là nghiên cứu từ vựng, cấu trúc, hoàn cảnh giao tiếp và ngữ cảnh văn hóa của văn bản nguồn, phân tích để xác định nghĩa, rồi sử dụng từ vựng và cấu trúc phù hợp trong ngôn ngữ đích để lập một văn bản khác mang nội dung tƣơng đƣơng với văn 133
  2. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI bản nguồn. Dù có nhiều định nghĩa khác nhau về dịch thuật nhƣng hầu nhƣ các định nghĩa đều có điểm chung là tƣơng đƣơng trong dịch thuật hình thành từ các yếu tố nhƣ: ngôn ngữ văn bản, văn hoá và các tình huống xuất hiện trong quá trình dịch thuật. Theo Lê Quang Thêm (2019, p. 327) thì tƣơng đƣơng ngôn ngữ chính là ―sự trùng nhau ở một phần cơ bản của nội dung xác định các đơn vị tương ứng‖. Đây đƣợc xem là nền tảng cơ bản của lý thuyết dịch thuật mà qua đó, các dịch giả thực hiện việc nghiên cứu về dịch thuật. Mặt khác, khi so sánh đối chiếu với bản gốc thì ngƣời ta có thể nhận ra những yếu tố chi phối cách mà ngƣời dịch đã cho ra sản phẩm dịch thuật, nghĩa là có sự lựa chọn nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ để chuyển mã từ ngữ từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích và ngƣợc lại. Tất nhiên, sự tƣơng đƣơng ở cấp độ từ thì phổ biến và thƣờng gặp hơn. Một văn bản gốc có thể đƣợc dịch sang một ngôn ngữ nào đó bởi nhiều ngƣời dịch khác nhau với nhiều sự khác biệt. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là các dịch giả có những cách nhìn khác nhau về bản chất của ngôn ngữ, bản chất của dịch thuật và việc áp dụng các lý thuyết ngôn ngữ học vào việc dịch thuật (Lê Hùng Tiến, 2010). Hơn nữa, khi chuyển dịch từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích đôi khi sẽ không tìm đƣợc sự tƣơng đƣơng tuyệt đối. Vì vậy, để có bản dịch tốt, ngƣời dịch không chỉ cần kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, tâm lí xã hội v.v. mà còn khả năng vận dụng hiệu quả những kiến thức đó. Nếu không có khả năng này thì sẽ dẫn đến sự không tƣơng xứng về nghĩa của từ ngữ, gây ra sự hiểu lầm trong một số trƣờng hợp và làm cho bản dịch kém chất lƣợng. Do đó, ý nghĩa của dịch thuật chính là tìm ra sự tƣơng đƣơng hoặc tƣơng đƣơng gần nhất giữa hai ngôn ngữ sao cho giữ đƣợc nghĩa của từ ngữ và phù hợp với phong cách văn bản. 2.2. Quan hệ ngôn ngữ học đối chiếu và dịch thuật Trong quá trình dịch thuật, ngƣời dịch phải đối chiếu để tìm ra những điểm tƣơng đồng, dị biệt, sự lƣỡng nghĩa, những cách sử dụng từ ngữ trong văn bản nguồn để chọn đƣợc cách dịch tƣơng đƣơng nhất và sát gần với văn bản nguồn nhất. Nếu mục tiêu của ngôn ngữ học đối chiếu là tìm ra sự tƣơng đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ, có thể không cùng loại hình, thì dịch thuật là ‗xem xét sự tương ứng tương đương của các phương tiện biểu đạt khi biểu hiện một nội dung đồng nhất về ngữ nghĩa ở các cấp độ khác nhau của ngôn ngữ‘ (Lê Quang Thiêm, 2019, p.73). Để thực hiện điều này, để đánh giá bản dịch và kiểm tra khả năng dịch của SV, điều quan trọng cần làm là GV phụ trách học phần phải xem xét các hoạt động dịch và kết quả dịch. Đồng thời, những lỗi mà ngƣời học mắc phải trong quá trình học và sử dụng ngoại ngữ do ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ là tất yếu và có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ dƣới nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, ngƣời viết chọn hƣớng phân tích lỗi trong bản dịch của SV với ý nghĩa hạn chế sự chủ quan của GV khi đánh giá và có kết quả chấm điểm bài dịch chính xác hơn. Từ đó, GV có cơ sở củng cố, bổ sung, xác lập đƣợc những tƣơng ứng mang tính qui luật giữa các yếu tố liên quan đến dịch thuật. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1.Câu hỏi nghiên cứu Nhƣ đã xác định, bài viết tập trung vào việc kiểm tra và đánh giá bản dịch của SV. Do đó, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đề ra nhƣ sau: 1. Các bƣớc sửa bài dịch của SV đƣợc tiến hành nhƣ thế nào? 2. Cơ sở đánh giá và chấm điểm bài dịch của SV là gì? 3. Những nhận xét gì liên quan đến bản dịch của SV ? 4. Điểm chấm của các bài dịch của SV phản ánh điều gì về quá trình dạy và học dịch thuật? 134
  3. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Từ việc trả lời những câu hỏi nêu trên, bài viết xác định tính hiệu quả và khả thi của phƣơng pháp sửa bài, củng cố và làm sáng tỏ thêm lý thuyết về dịch thuật nói chung và biên dịch nói riêng. Đồng thời, ngƣời viết cũng nêu vài đề nghị cho việc giảng dạy và học tập dịch thuật ở cuối bài viết. 3.2. Đối tƣợng 45 SV năm thứ hai đại học, lớp Biên dịch 1 thuộc chuyên ngành Biên Phiên Dịch, ngành Ngôn ngữ Anh của Khoa Ngoại ngữ, trƣờng Đại học Ngoại ngữ và Tin học Tp. HCM (Huflit), đã học các học phần luyện kỹ năng ngôn ngữ 1,2 (Nghe, Nói , Đọc, Viết) và Tiếng Việt thực hành. 3.3. Tài liệu khảo sát  Bản tiếng Anh: một đoạn trích trong bài viết ‗Kids Caught on the Border‘ (2015) của Elizabeth Chuck, phóng viên bộ phận tin tức của mạng lƣới phát sóng truyền hình Mỹ NBC News.  Chủ đề: tình trạng trẻ vị em bị bắt giữ ở biên giới Mỹ và Mêhico trong cuộc khủng hoảng nhập cƣ hiện nay.  Bản tiếng Việt: 45 bài dịch của SV. 3.4. Trình tự thực hiện  Bƣớc 1: - SV dịch 1 đoạn văn từ tiếng Anh sang tiếng Việt dƣới hình thức bài tập ở nhà. - SV có thể tra từ trong tự điển, tham khảo tài liệu để tìm hiểu các nội dung liên quan có trong bản nguồn (từ ngữ, tên cơ quan, tổ chức .v.v.) - Bài dịch in trên giấy A4. Thời gian làm bài: 1 tuần lễ.  Bƣớc 2: GV nhận bài và phát ra cho cả lớp cùng sửa (sửa chéo) theo hƣớng dẫn của GV.  Bƣớc 3: GV thu lại bài làm của SV, đọc lại từng câu, kiểm tra việc sửa bài của SV, tính lỗi, cho điểm từng câu và điểm toàn bài.  Bƣớc 4: trả bài làm cho SV sau khi chấm điểm. 3.5. Phƣơng pháp Phƣơng pháp so sánh và đối chiếu đƣợc sử dụng nhằm kiểm tra tính tƣơng đƣơng về từ ngữ đƣợc lựa chọn trong bản dịch và tƣơng đƣơng về nội dung thông tin đƣợc truyền tải trong văn bản nguồn. Đơn vị đƣợc lựa chọn để đối chiếu là: các danh từ, động từ, cụm từ mà SV có thể dịch sai nghĩa hoặc nghĩa không phù hợp trong tiếng Việt. Từ các số liệu có đƣợc qua đối chiếu giữa 2 bản dịch, GV có cơ sở kiểm tra, xếp loại và đánh giá khả năng dịch thuật của SV. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Phân tích lỗi Để tiện phân tích, đoạn văn đƣợc chia thành 10 câu và đánh số từ 1 đến 10 (Phụ lục). Tổng số câu đƣợc khảo sát là 450. Khi khảo sát, ngƣời viết chú ý đến cách chọn từ ngữ tƣơng đƣơng trong tiếng Việt với từ ngữ tiếng Anh. Các từ dịch không hợp nghĩa đƣợc SV sử dụng đƣợc chỉ ra bằng dấu → . Phần dịch đề nghị của mỗi câu đƣợc nêu ra với những từ ngữ đƣợc gạch dƣới là từ ngữ SV hay mắc lỗi khi dịch. Tựa bài: ‗Kids caught on the Border‘: Trẻ em bị bắt ở biên giới, nhƣng ‗caught‘ → bị bắt cóc. 1/ who are caught trying to slip → bị bắt (….) cố gắng ; surge → dâng lên, bùng lên, tăng nhẹ; refer to → dựa vào, nhắc, qui cho. 135
  4. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI  Số trẻ em bị bắt khi đang cố trốn / vượt qua biên giới Hoa Kỳ - Mêhicô một mình và bất hợp pháp đã dần /âm thầm tăng trở lại hơn một năm sau khi Tổng thống Obama đề cập / nói đến vấn đề này như là một "tình huống nhân đạo khẩn cấp ". 2/ apprehensions → sự bắt lấy, nỗi sợ hãi, sự tiếp nhận; unaccompanied → không hộ tống; exploded → đƣợc triển khai ; has been stopped → đã bị dừng lại  Theo Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Hải quan Hoa Kỳ, trong khi thế giới được hướng sự tập trung vào cuộc khủng hoảng người di cư ở Châu Âu thì số vụ bắt giữ trẻ vị thành niên không có người đi cùng dọc theo biên giới riêng của Mỹ đã tăng vọt: hơn 10.000 trẻ không có giấy tờ đã bị chận lại chỉ trong 2 tháng qua. 3/ apprehensions → sự / vụ bắt cóc, nỗi lo sợ, ngƣời nắm bắt; increase → sự tăng trƣởng; were picked up → đƣợc chọn  10,588 vụ bắt giữ là số tăng 106 % so với số vụ trong cùng thời kỳ từ 1 tháng 10 đến 30 tháng 11 năm trước, lúc đó có 5.129 trẻ đã bị bắt. 4/ apprehensions → sự e sợ, sự hiểu biết, ca bắt giữ ; family units → hệ thống cộng đồng, từng gia đình, những gia đình đáng lo ngại; proliferated → sinh sôi nẩy nở; detentions → vụ tịch biên  Số vụ bắt giữ các nhóm gia đình - gồm những người giám hộ hợp pháp cùng với trẻ em dưới 18 tuổi - đã tăng lên nhanh / đột biến , với 12.505 vụ giam giữ trong hai tháng đó, tăng 173% so với 4.577 vụ bắt giữ trong cùng thời kỳ năm trước. 5/ tap → khai thác, đề cập, đã bàn với; to lead an effort → lãnh đạo một nổ lực; FEMA → hiệp hội các nhà sản xuất hƣơng liệu và chiết xuất; to address → đến địa chỉ, tìm ra  Vào tháng 6 năm 2014, trong thời kỳ đỉnh cao của cuộc khủng hoảng biên giới, Tổng thống Obama đã giao nhiệm vụ cho Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang (Federal Emergency Management Agency, FEMA) hướng nỗ lực của các cơ quan liên bang nhằm giải quyết vấn đề trẻ tị nạn. 6/ the height of the influx → sự ảnh hƣởng đỉnh điểm: chiều cao của dòng chảy, sự đông đảo của dòng ngƣời, chiều dài của cửa sông, trong sự gia tăng của dòng chảy này, trong lúc dòng ngƣời đi vào đạt cực điểm, trong độ cao của số lƣợng ồ ạt này, trong thời kỳ đỗ vào, trong lúc sự dồn dập lên đỉnh điểm.  Những trẻ này nằm trong số những đối tượng / thành phần dễ bị tổn thương nhất, và nhiều em trở thành nạn nhân của tội phạm bạo lực hoặc lạm dụng tình dục trong suốt hành trình đầy nguy hiểm này", Nhà Trắng đã lên tiếng trong một tuyên bố ngày 20 tháng 6, trong lúc dòng người tị nạn đang ở đỉnh điểm. 7/ deployed → đề cử; agents → trạm tuần tra; unaccompanied → bị bắt cóc U.S. Customs and Border Protection → Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ, Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ, Quan thuế và Biên phòng Hoa Kỳ, Bảo vệ Biên giới và Tập quán Mỹ, Biên giới Hoa Kỳ và Bảo vệ du khách ● Những thay đổi đã được thực hiện: theo Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Hải quan Hoa Kỳ, Giám đốc cục An ninh Nội địa, ông Jeh Johnson đã triển khai thêm 150 đặc vụ / nhân viên tuần tra biên giới tới Thung lũng Rio Grande ở Texas, nơi có số lượng lớn trẻ vị thành niên không có người đi cùng thường hay đến. 8/ young children (trẻ nhỏ) - them → họ; discouraging → không ủng hộ; risky trek → mối nguy hại di cƣ 136
  5. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI ● Và chính quyền đã thông qua một kế hoạch cho phép trẻ em đến từ Trung Mỹ nộp đơn xin tị nạn tại Hoa Kỳ như là một cách để ngăn chận chúng thực hiện chuyến đi nguy hiểm ngang qua Mêhicô. 9/ Kids in Need of Defense → hội trẻ em cần giúp đỡ, hội trẻ em cần an ninh quốc phòng ; tactics → thủ đoạn, kế hoạch ; intercept → chặn đánh, gián đoạn.  Nhưng mới đây, Wendy Young, chủ tịch của tổ chức Trẻ Cần Được Bảo Vệ, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, D.C., đại diện cho trẻ em không có người đi cùng trong các vụ kiện trục xuất đã nói rằng những kẻ buôn lậu đã thay đổi chiến thuật, hiện đang hoạt động ở quanh những điểm mà Hoa Kỳ và Mêhicô đang hợp tác để chặn các tuyến đường của bọn chúng. 10/ adjust→ dàn xếp; they're working → đang làm việc; have put in place → chiếm đóng  Những kẻ buôn lậu đã điều chỉnh các tuyến đường của chúng và đang hoạt động quanh những điểm kiểm soát biên giới mà người Mexico đã lập, và đang tìm kiếm các tuyến đường mới", cô đã nói với bộ phận tin tức của mạng lưới phát sóng truyền hình Mỹ NBC. 4.2. Cách dùng từ và xếp loại 4.2.1. Cách dùng từ - Tựa bài: hiểu sai nghĩa do không tìm hiểu kỹ nội dung chính của đoạn văn và không phân biệt sự khác nhau về nghĩa giữa ‗catch (đt) , caught‘: bắt, chộp và ‗kidnap‘ (đt): bắt cóc (để tống tiền) - chọn từ tiếng Việt không phù hợp / diễn đạt không chính xác (trong hầu hết các câu) - không chú ý cấu trúc câu (câu 2) - dùng từ ngữ không hợp với ngữ cảnh (câu 6) - dùng từ qui chiếu không phù hợp với đối tƣợng đã đƣợc đề cập trƣớc đó (câu 8, câu 9) 4.2.2. Xếp loại 4.2.2.1. Câu dịch Ngƣời viết đƣa ra 4 mức xếp loại các câu dịch nhƣ sau: - Chính xác: từ tƣơng đƣơng chính xác, câu có cách diễn đạt đúng nghĩa, theo văn phong tiếng Việt. - Tƣơng đối chính xác: Câu dịch có ít nhất 1 lỗi nhỏ, thể hiện khá chính xác nghĩa của câu. - Đạt yêu cầu: có từ 2 lỗi trên nhƣng câu dịch vẫn đạt nội dung nghĩa cơ bản. - Không đạt yêu cầu: nhiều lỗi, câu dịch diễn đạt không đúng với nội dung trong bản gốc. Bảng 1: Bảng xếp loại câu dịch Xếp loại câu dịch Số câu / 450 Tỉ lệ Chính xác 73 16,5 % Tƣơng đối chính xác 262 58,1% Đạt yêu cầu 34 7,5 % Không đạt yêu cầu 81 17,9% 4.2.2.2. Điểm số Điểm của từng bài đƣợc chấm dựa trên mức độ chính xác của từng câu dịch: 137
  6. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI  Câu chính xác: 1 đ ; Câu tƣơng đối chính xác: 0,8 đ; Câu đạt yêu cầu: 0,5 đ; Câu không đạt yêu cầu: 0 đ. - Căn cứ vào bảng điểm, các bài dịch đƣợc xếp vào 4 loại:  Loại: Yếu: 0 – 4,5 đ ; TB: 5,0 – 6,5 đ ; Khá: 7 – 8,5 đ; Giỏi: 9 – 10 đ Bảng 2: Bảng xếp loại điểm Xếp loại Kém Yếu TB Khá Giỏi Tổng số Số lƣợng 1 5 15 19 5 45 Tỉ lệ 2,2 % 11,1 % 33,3 % 42,2 % 11,1 % 100 % 13,3 % 86,6 % Kết quả bài kiểm tra dịch Anh-Việt đƣợc GV thông báo cho SV và sử dụng nhƣ một cột điểm kiểm tra thƣờng kỳ. 5. Thảo luận 5.1 Quá trình sửa bài Có nhiều cách đánh giá bản dịch đƣợc sử dụng trong dịch thuật nhƣng 2 cách đánh giá thƣờng đƣợc sử dụng là: đánh giá theo hƣớng toàn bộ và hƣớng phân tích lỗi. Đánh giá theo hƣớng toàn bộ là quan điểm đƣợc một số nhà nghiên cứu nhƣ Johnson, Penny và Gordon (2009) ủng hộ. Theo Nguyễn Thị Kiều Thu (2017) thì hƣớng phân tích lỗi có thể giúp GV thực hiện việc đánh giá từng phần chặt chẽ hơn và làm giảm thiểu sự chủ quan khi cho điểm của GV. Hơn nữa, SV qua đó cũng nhận dạng đƣợc lỗi để khắc phục. Vì vậy, với cách sửa bài phân tích lỗi và cho chấm điểm nhƣ đã nêu, ngƣời viết đã thực hiện đƣợc 2 việc: thứ nhất là phân tích lỗi trong bài dịch của SV. Thứ hai là dựa trên các lỗi để có sự đánh giá và qui thành điểm số cho từng bài. Khi sửa bài với sự tham gia của SV trên lớp, GV có thể giải thích và trao đổi với SV nhiều hơn về bài dịch. Đồng thời, SV cũng đƣợc xem những gì bạn đã sửa trên bài của mình khi GV hƣớng dẫn sửa bài, nghĩa là SV có thể đối chiếu từng câu chữ mà SV đã dịch với những gì đã đƣợc sửa khi nhận lại bài. Ngoài ra, những thắc mắc, khiếu nại của SV cũng đƣợc giải quyết khi GV báo kết quả chấm bài. So sánh với cách GV tự phát hiện những lỗi ngữ pháp hoặc từ vựng, đánh giá toàn bài và cho điểm thì kết quả chấm bài theo cách phân tích lỗi đạt đƣợc mức độ chính xác cao hơn. Cách sửa bài này thực tế đã đƣợc áp dụng qua nhiều khoá học về dịch thuật. Để có đƣợc một buổi sửa bài trên lớp nhƣ vậy, bản thân GV phải có sự chuẩn bị chu đáo cho bài dịch đƣợc xem là ‗chuẩn‘ để dựa vào đó GV hƣớng dẫn SV sửa bài. Để có đƣợc bài dịch này, GV phải ‗giải mã‘ rất nhiều yếu tố ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ trong bản dịch gốc đƣợc viết bằng ngôn ngữ nguồn là tiếng Anh. Thật vậy, ‗việc chọn một phương tiện biểu đạt này hay phương tiện biểu đạt khác phụ thuộc vào đặc điểm nội tại của mỗi ngôn ngữ cũng như những nhân tố ngoài ngôn ngữ.‘ (Lê Quang Thêm, 2019, p.68). Có thể khẳng định rằng việc chuẩn bị bài dịch bằng ngôn ngữ đích là tiếng Việt đã giúp GV không chỉ củng cố cố kiến thức về dịch thuật mà còn nâng cao khả năng vận dụng tiếng mẹ đẻ khi phải xử lý nhiều loại văn bản gốc đƣợc viết theo các phong cách khác nhau. Đồng thời, ý kiến phản biện của SV khi đƣợc sửa bài trên lớp cũng có giá trị giúp GV xem lại từng câu chữ trong bản dịch của chính mình. Trên cơ sở so sánh đối chiếu với bản gốc, bản dịch của GV khi đƣợc chỉnh sửa, bổ sung trong quá trình sửa bài sẽ trở thành thƣớc đo để đánh giá kết quả 138
  7. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI quá trình dịch của SV. Bản dịch này chắc chắn sẽ đƣợc sử dụng lại hiệu quả hơn cho lớp SV khác. Nói cách khác, thực tiễn dịch thuật trong chừng mực nào đó đã chứng minh và củng cố lý luận dịch thuật khi những tƣơng ứng có tính quy luật giữa các yếu tố ngôn ngữ đƣợc tìm ra trong suốt cả quá trình dạy và học chứ không chỉ trong giai đoạn sửa bài. 5.2.Đánh giá bản dịch Các nhà nghiên cứu về Lý thuyết dịch nêu ra 2 tiêu chí đánh giá bản dịch là tính chính xác về nghĩa và tính phù hợp. Tính chính xác thể hiện ở chỗ các thông tin trong văn bản nguồn đều đƣợc diễn dịch đúng với nội dung và ý nghĩa của nó. Tính phù hợp đƣợc xác định khi ngôn ngữ trong bản dịch đƣợc sử dụng trôi chảy nhƣ cách ngƣời bản ngữ viết (Nguyễn Thị Kiều Thu, 2017). Về việc đánh giá bản dịch, Erden (1985) nêu ra 3 tiêu chí liên quan đến cấu trúc, từ vựng và ngữ cảnh tình huống. Nhận xét các bản dịch của SV, ngƣời viết thấy rằng SV rất ít vận dụng khả năng suy đoán nghĩa của từ và thƣờng lệ thuộc vào tự điển rất nhiều, nhất là khi đƣợc yêu cầu làm bài dịch ở nhà. Trong một số trƣờng hợp, SV không xác định đƣợc nghĩa của từ trong ngữ cảnh và ít chú ý đến quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ trong những câu đi liền nhau, nghĩa là SV không thấy rõ ‗quan hệ liên kết và mạch lạc giữa các đoạn câu ‗ (Nguyễn Thanh Tùng, 2017, p.29). Kết quả là SV diễn đạt câu dịch tiếng Việt lủng củng và không thể hiện đúng ý của tác giả trong bản tiếng Anh gốc. Munday (2008, p.31) xác định‗sự liên kết, tính mạch lạc và việc tổ chức văn bản là một trong các tiêu chí để đánh giá các bản dịch‘, ngoài sự chính xác khi chuyển mã thông tin, sự lựa chọn từ vựng phù hợp và sự sử dụng đúng phép chấm câu. Mặt khác, ngƣời viết có nhận xét là đại từ chỉ ngôi trong bản tiếng Anh không đƣợc qui chiếu đúng đối tƣợng trong bản dịch. Chẳng hạn, trong câu 8 ,‗children‘ (những đứa trẻ) lại qui chiếu thành ‗họ‘. Trong tiếng Việt, ‗họ‘ thƣờng dùng để chỉ những ngƣời đã trƣởng thành. Một ví dụ khác là từ ‗smugglers‘ (những kẻ buôn lậu) trong câu 9 và câu 10, SV cũng cho tƣơng đƣơng với từ ‗họ‘ thay vì từ ‗bọn chúng‘. Thật ra, trong tiếng Việt, ‗họ‘ và ‗bọn chúng‘ mang sắc thái nghĩa khác nhau, thể hiện thái độ của ngƣời dịch đối với đối tƣợng đƣợc đề cập khi đƣợc chọn để dịch. Nhận xét về hiện tƣợng này, Larson (1998) cho rằng do các đại từ không hành chức nhƣ nhau trong các ngôn ngữ khác nhau nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng chúng nhƣ một phƣơng tiện liên kết diễn ngôn. Một lựa chọn từ tƣơng đƣơng không phù hợp nữa là ‗young refugees‘ trong câu 5 đƣợc dịch là ‗người tị nạn trẻ tuổi‘, thay vì ‗trẻ trị nạn‘. Nói chung, SV có sự lúng túng khi xác định nghĩa của từ trong ngữ cảnh, quan hệ về nghĩa của câu trƣớc với nghĩa của câu sau và qui chiếu không đúng đối tƣợng khi chuyển dịch. Cách phổ biến mà SV thƣờng làm là chọn một trong những từ đƣợc kê ra trong tự điển để dịch từ ngữ trong bản tiếng Anh mà thiếu sự chú ý đến ví dụ kèm theo cho thấy nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Do đó, GV cần giải thích cho SV hiểu rằng để chọn đƣợc từ tƣơng đƣơng phù hợp nhất thì phải căn cứ vào ngữ cảnh có trong văn bản gốc và đối chiếu với ví dụ mà tự điển cung cấp. Nhƣ vậy, có thể kết luận là khả năng dịch thuật liên quan chặt chẽ với khả năng lựa chọn từ tƣơng đƣơng trong hai ngôn ngữ liên quan và ngữ cảnh tình huống. Ngoài ra, ngƣời dịch cần có khả năng đọc hiểu văn bản nguồn và xác định đƣợc các yếu tố nhƣ: hoàn cảnh ra đời của văn bản, tác giả là ai, đề tài gì và những đối tƣợng nào đƣợc đề cập trong văn bản. Điều đặc biệt quan trọng là phải xác định đƣợc phong cách văn bản của bản dịch gốc để có sự lựa chọn từ tƣơng đƣơng và cách diễn dịch phù hợp. Nếu văn bản nguồn có 139
  8. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI danh từ riêng chỉ tên tổ chức, cơ quan, đơn vị chức năng trong chính phủ .v.v. thì SV cần phải tìm hiểu kỹ trƣớc khi dịch, thậm chí ghi chú những thuật ngữ mà trong tiếng Việt không có từ tƣơng đƣơng. Tất nhiên, việc thiếu chuẩn bị trƣớc khi dịch văn bản sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng của bài dịch. Đây cũng là bƣớc đầu tiên mà bất cứ ngƣời dịch nào cũng phải giải quyết, đặc biệt là với loại văn bản nguồn đang đƣợc phân tích. Với một văn bản cụ thể, bƣớc tiếp theo là SV phải đọc kỹ từng câu, xác định các thành phần câu theo cấu trúc ngôn ngữ, thứ tự phải tuân thủ khi chuyển mã từ ngữ. Mặt khác, SV cần đặc biệt chú ý đến câu phức và câu có thành ngữ hoặc cấu trúc đặc biệt. Sau khi phân tích từng câu, SV sẽ thực hiện bƣớc quan trọng là chuyển dịch sang tiếng Việt sao cho bảo đảm tính chính xác, phù hợp theo những tiêu chí nhƣ đã trình bày trên. Bƣớc cuối của việc dịch là SV sẽ phải đọc lại từng câu tiếng Việt để kiểm tra lỗi dùng từ, dấu câu, quan hệ liên kết và mạch lạc của cả bài dịch, nhất là cách diễn đạt theo văn phong tiếng Việt. Nói cách khác, một bản dịch đƣợc đánh giá là tốt khi nó là một tƣơng đƣơng cao nhất về ngữ nghĩa học và ngữ dụng học của văn bản nguồn (House, 1981). Từ những điều đã thực hiện, ngƣời viết tin rằng quá trình chọn bài, sửa bài, chấm điểm nhƣ đã trình bày là một chuỗi ‘khép kín‘ nhƣng cũng để ‗mở‘ cho SV thể hiện hết năng lực dịch thuật của mình. Một điều cần nhấn mạnh nữa của mục đích cho SV làm bài ở nhà là nhằm tránh những hạn chế về thời gian và ràng buộc do qui định khi GV cho SV làm bài tại lớp. Tóm lại, SV có nhiều cơ hội để làm tốt bài kiểm tra của mình nếu thực hiện chặt chẽ những bƣớc mà GV đã hƣớng dẫn, nhất là ở giai đoạn bắt đầu học biên dịch. 5.3. Phân tích kết quả Trên cơ sở lý thuyết (2.1 và 2.2) và các tiêu chí đánh giá đã nêu (4.2), ngƣời viết đã xếp loại từng câu dịch theo 4 mức: chính xác, tƣơng đối chính xác, đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu. Bảng 1(4) cho thấy có 369 / 450 câu dịch đƣợc xếp loại từ đạt yêu cầu trở lên (82,1 %) , và 81 câu thuộc loại không đạt yêu cầu (17, 9%) .Từ kết quả xếp loại, ngƣời viết đã qui thành điểm số cho từng bài dịch theo 5 mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu và Kém. Thống kê trong Bảng 2(4) cho thấy có 82,1% bài đƣợc xếp loại từ Trung bình trở lên và 19,9 % xếp loại Yếu và Kém. Với thời gian học chƣa lâu (khoảng 1/3 học kỳ, 12 /30 tiết học) thì kết quả này hoàn toàn có thể chấp nhận đƣợc. Điểm số của từng SV thể hiện tƣơng đối chính xác những gì SV đã tiếp thu đƣợc về lý thuyết cũng nhƣ thực hành ở giai đoạn đầu học biên dịch. Sau khi sửa bài, mỗi SV có thể kiểm tra lại những thiếu sót để có thể dịch tốt hơn cho những bài dịch tƣơng tự lần sau. Hẳn nhiên, một bài dịch không thể nào bao quát đƣợc hết các yếu tố liên quan, và điểm số của mỗi bài không thể tiêu biểu cho trình độ và năng lực học tập của SV. Điều quan trọng là qua một bài kiểm tra, cả GV và SV đều đƣợc củng cố kiến thức về ngôn ngữ, cải thiện kỹ năng thực hành và chất lƣợng dạy và học nhiều nhất nhƣ có thể. 6. Đề nghị 6.1. Sinh viên Học dịch là để trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Do vậy, SV cần phải hiểu rõ mục tiêu môn học và thực hành theo sự hƣớng dẫn của GV. Với mỗi bài dịch, không phân biệt là dịch Anh-Việt hay Việt-Anh, SV phải có sự chuẩn bị thật chu đáo trƣớc khi bắt đầu việc dịch thuật. Bằng sự chuẩn bị này, SV sẽ học hỏi rất nhiều và qua đó có sự yêu thích môn học và đạt đƣợc kết quả tốt với sản phẩm của mình. Hơn nữa, SV cũng phải quan 140
  9. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI tâm đến việc sửa bài của bản thân cũng nhƣ của bạn trên lớp vì nó thể hiện cả quá trình làm việc của GV và bản thân SV. Lợi ích cụ thể của việc này là giúp SV rút kinh nghiệm làm bài và cải thiện khả năng dịch thuật. Một điều nữa là SV phải chú trọng bồi dƣỡng kiến thức và nâng cao khả năng vận dụng tiếng Việt vì tiếng mẹ đẻ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong dịch thuật song ngữ. Điều này đòi hỏi SV phải tích cực rèn luyện dựa trên kiến thức ngôn ngữ đã tiếp thu qua các môn học tiếng Việt từ bậc phổ thông đến đại học và quá trình trƣởng thành của bản thân. 6.2. Giảng viên Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, GV cần cố gắng làm cho các bài kiểm tra của mình thể hiện sự sáng tạo nhất có thể để SV học đƣợc thật nhiều trong thời gian trên lớp cũng nhƣ trong quá trình làm và sửa bài. Nhƣ đã đề cập, bài dịch đƣợc xem là chuẩn để có cơ sở đối chiếu khi sửa bài cần phải đƣợc GV chuẩn bị chu đáo và đạt đƣợc sự chính xác cao nhất. Hẳn nhiên, điều này tuỳ thuộc rất nhiều vào trình độ và năng lực của mỗi GV. Mặt khác, tài liệu bổ sung trong quá trình giảng dạy cũng cần đƣợc GV cập nhật thƣờng xuyên và không nên lệ thuộc quá nhiếu vào giáo trình. Ngoài ra, tổ bộ môn cần có những buổi họp trao đổi phƣơng pháp giảng dạy Biên dịch nói riêng và các học phần khác nói chung, đặc biệt là trao đổi kinh nghiệm trong việc sửa bài cho SV. Một điều cần nhấn mạnh là không có bài kiểm tra nào hoàn hảo và không có hệ thống sửa hoặc chấm điểm bài kiểm tra nào thật sự không có sai sót. Vấn đề quan trọng là kết quả kiểm tra phải phản ánh chính xác năng lực và trình độ của SV. 6.3. Giáo trình Giáo trình đƣợc dùng để giảng dạy môn Biên dịch 1 cần đƣợc biên soạn theo hƣớng chuẩn bị cho SV dịch từ những mẫu câu đơn giản đến phức tạp. Về dịch Anh-Việt, các văn bản dịch gốc cần chọn những văn bản do tác giả nƣớc ngoài viết. Ngƣời biên soạn nhất thiết phải đề cập đến các chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh và có sự phân biệt rõ ràng về độ khó giữa các câu, đoạn đƣợc yêu cầu dịch. Mặt khác, cần có sự nghiên cứu, đối chiếu các mẫu câu và từ ngữ xuất hiện trong bản dịch tiếng Anh và tƣơng đƣơng trong tiếng Việt. Hơn nữa, cần có sự cân đối giữa lƣợng từ vựng mà SV có thể biết và lƣợng từ vựng SV cần tra tự điển trong mỗi bài dịch. Đồng thời, các văn bản dịch ngoài sự khác nhau về thể loại còn phải khác nhau về cấp độ và đối tƣợng sử dụng. Hẳn nhiên, đây là công việc thực sự đòi hỏi kiến thức ngôn ngữ, năng lực chuyên môn và tâm huyết rất lớn của ngƣời biên soạn. 7. Kết luận Trên cơ sở lý thuyết dịch thuật, bài viết đã trình bày những vấn đề liên quan nhƣ: cách chọn từ ngữ tƣơng đƣơng, tiêu chí đánh giá bản dịch, phân tích lỗi, sửa bài, xếp loại câu dịch và chấm điểm để đánh giá khả năng dịch Anh-Việt của SV. Những phát hiện và kinh nghiệm thu đƣợc qua quá trình tổ chức cho SV làm bài dịch Anh -Việt đã khẳng định tính khả thi của phƣơng pháp sửa bài bằng cách so sánh đối chiếu các yếu tố ngôn ngữ giữa hai văn bản nguồn và văn bản đích. Tính chủ quan khi chấm bài của GV cũng đƣợc hạn chế rất nhiều khi SV, ngƣời học dịch thuật, đƣợc tham gia vào quá trình sửa bài của bạn cùng lớp cũng nhƣ của chính mình. Những chuẩn bị cần có và các bƣớc cần tuân thủ khi dịch văn bản chắc chắn đƣợc SV quan tâm thực hiện một cách hiệu quả hơn cho các bài dịch sau này. Đồng thời, từ 141
  10. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI sự tin tƣởng vào kết quả đạt đƣợc và hiểu rõ những thiếu sót khi làm bài, ý thức về vai trò quan trọng của học phần Biên dịch cũng đƣợc nâng lên đáng kể. Mặt khác, việc ‗tìm lỗi‘ để đánh giá và cho điểm bài dịch của SV nhƣ đã trình bày, dù có những hạn chế nhất định, nhƣng là một trong những cách làm hiệu quả trong tình hình dạy và học dịch thuật hiện nay. Ngƣời viết cũng nhận thấy những hạn chế của bài nghiên cứu nhƣ: số bài dịch tham gia khảo sát chƣa nhiều, văn bản gốc chƣa thật sự tiêu biểu để có thể phân tích sâu hơn và bao quát đƣợc hết những vấn đề đặt ra. Những đề tài khác nhƣ: đánh giá khả năng dịch Việt-Anh, ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ trong dịch thuật, dịch thuật với sự hỗ trợ của các phƣơng tiện công nghệ .v.v. là những đề tài hấp dẫn cần đƣợc tìm hiểu và nghiên cứu thấu đáo hơn trong các bài nghiên cứu khác. Tuy nhiên, với những gì đã trình bày, ngƣời viết hy vọng làm sáng tỏ thêm lý thuyết dịch thuật và góp phần ý nghĩa vào việc cải thiện chất lƣợng dạy và học học phần Biên dịch 1, học phần tạo nền tảng cơ bản cho các học phần dịch thuật tiếp theo trong chƣơng trình đào tạo. Tài liệu tham khảo Catford J.C. (1994). Translation: overview‘: in The Encyclopedia of Language And Linguistics. Asher, R.E. (ed). Pergamon Press. Chuck E. (2015). More Than 10,000 Unaccompanied Minors Apprehended on U.S. Border in Last Two Months. Truy cập từ https://www.nbcnews.com/storyline/immigration-border-crisis/more-10- 000-unaccompanied-minors-apprehended-u-s-border-last-n478316 Erden, A. (1985). The aim of teaching translation at the university level. Truy cập từ http://www.arastirmax.com/en/bilimselyayin/hacettepe-universitesi-edebiyatfakultesi-dergisi/2/1/137- 142_aim-teachingtranslation-university-level. House, J. (1981). A model for translation quality assessment: A model revisited. Tubingen: Gunter Narr. nd Larson, M. L. (1998). Meaning-based translation: A guide to cross-language equivalence (2 ed.). Lanham: University Press of America, Inc. Lê Hùng Tiến (2010).Tƣơng đƣơng dịch thuật và tƣơng đƣơng trong dịch Anh - Việt. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 26 , 141-150. Lê Quang Thêm (2019). Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. NXb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Munday, J. (2008). Introducing translation studies: Theories and applications (2nd ed.). London: Routledge. Nguyễn Thị Kiều Thu (2017) Khảo sát cách đánh giá môn dịch thuật tại một số trƣờng đại học Việt Nam. Tạp chí KH & CN, 20 (X1), 83-84. Nguyễn Thanh Tùng (2017). Vấn đề ngữ pháp văn bản trong biên dịch Anh-Việt và Việt-Anh của SV khoa tiếng Anh Trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học 14 (7), 16-31. Pym, A. (2010). Exploring translation theories. London: New York: Routledge. 142
  11. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI CHECKING THE ENGLISH-VIETNAMESE TRANSLATION ABILITY Abstract Checking and evaluating translations plays an important role in teaching translation. The article examines 45 the English-Vietnamese translations of students on the basis of the theory of translation equivalence and the relationship between the comparative linguistics and translation. The writer presents the process of correcting translations in class, exchanges, consolidates language knowledge and emphasizes the steps students should take when doing the translation at home. Basing on the evaluation criteria, lexical-semantic errors and related factors, the writer ranks the translation sentences and scores the translations. The results show that the benefit of class correction and the reliability of scores meet the research purpose which is to check the students' English-Vienamese translation ability. The article also makes a few suggestions improving the teaching and learning quality of Translation 1, which provides a basic foundation of translation for students in the training program of the Faculty of Foreign Languages, Ho Chi Minh City University of Foreign Languages and Information Technology. Keywords equivalence, assess, criteria, reliability, suggestion PHỤ LỤC Kids Caught on the Border by Elizabeth Chuck 1/ The number of children who are caught trying to slip across the U.S.-Mexico border alone and illegally has quietly surged again more than a year after President Obama referred to the problem as an "urgent humanitarian situation." 2/ While the world has been focused on Europe's migrant crisis, apprehensions of unaccompanied minors along America's own border have exploded: More than 10,000 undocumented children have been stopped in just the last two months, according to U.S. Border and Customs Protection. 3/ The 10,588 apprehensions are a 106 percent increase over the same Oct. 1 through Nov. 30 period from last year, when 5,129 kids were picked up. 4/ Apprehensions of family units — legal guardians with children under 18 — have proliferated too, with 12,505 detentions in those two months, representing a 173 percent increase from last year's 4,577 seizures in the same time frame. 5/ In June 2014, during the height of the border crisis, Obama tapped FEMA to lead an effort across federal agencies to address the young refugees. 6/ "These children are some of the most vulnerable, and many become victims of violent crime or sexual abuse along the dangerous journey," the White House said in a statement on June 20, during the height of the influx. 7/ Changes were implemented: Department of Homeland Security boss Jeh Johnson deployed 150 additional Border Patrol agents to the Rio Grande Valley in Texas, where the largest numbers of unaccompanied minors arrive, according to U.S. Customs and Border Protection. 8/ And the administration approved a plan to allow young children from Central America to apply for refugee status in the U.S. as a way of discouraging them from making the risky trek across Mexico. 9/ But recently, said Wendy Young, president of Kids in Need of Defense, a Washington, D.C.- 143
  12. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI based non-profit that represents unaccompanied children in their deportation proceedings, smuGooglelers have changed their tactics, working around the points where the U.S. and Mexico are cooperating to intercept their routes. 10/ "The smugglers have adjusted their routes and they're working around those border control points that the Mexicans have put in place, finding new routes," she told NBC News. 144
nguon tai.lieu . vn