Xem mẫu

  1. Kích thích sáng tạo cho nhân viên Theo các chuyên gia, khi khách hàng càng xao lãng thì doanh nghiệp càng phải níu kéo. Khách hàng công ty kiếm được trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn thường gắn chặt với doanh nghiệp hơn những khách hàng đến với chúng ta lúc kinh tế thịnh vượng. Hoàn cảnh không cho phép chi thêm, nhưng công ty vẫn cần phát triển? Cách duy nhất là tận dụng nguồn lực sẵn có. Đừng gào lên với nhân viên: “Sáng tạo đi chứ! Nghĩ thoát ra bên ngoài chiếc hộp. Bất cứ gì cũng có thể!”. Những câu mệnh lệnh như thế rất buồn cười vì 2 lý do. Một, trong mỗi công ty đều có rất nhiều hạn chế. Có thể là thiếu chuyên gia phát triển sản phẩm, khả năng sản xuất yếu, lực lượng bán hàng chưa xuất sắc, kinh phí truyền thông hạn hẹp… Ý tưởng sáng tạo mới mà không suy tính đến các hạn chế thì thể nào cũng thất bại. Hai, không có chuyện chỉ nói khơi khơi “Hãy nghĩ ra sáng kiến đi!” thì lập tức phát minh thiên tài ào ào xuất hiện. Phải có phạm vi, giới hạn, mục tiêu tập trung. Sáng tạo về sản phẩm hay dịch vụ chăm sóc khách hàng? Để giảm giá thành hay tăng doanh số? Thay vì hô hào nhân viên “nghĩ thoát ra ngoài chiếc hộp” thì ngược lại, hãy khuyến khích họ tính toán thật cặn kẽ sâu trong chiếc hộp. Hãy chỉ ra, càng chi tiết càng tốt, những quan tâm và lo lắng của bạn, những gì doanh nghiệp
  2. cần thay đổi, cải thiện, rồi yêu cầu nhân viên tìm giải pháp. Như vậy mới là sáng tạo trong khuôn khổ yêu cầu và có hiệu quả khả thi. Yêu cầu càng rõ ràng thì kết quả thu được càng tốt. Ví dụ, nói rằng mình cần ý tưởng mới trong lĩnh vực X, nhưng khoản chi đầu tư thực hiện phải nhỏ hơn con số Y. Ví dụ yêu cầu của giám đốc một ngân hàng cỡ trung như sau: Chúng ta cần những ý tưởng phát triển có thể áp dụng cho tất cả những chi nhánh trong vòng 90 ngày, với vốn thực hiện tối đa là 5.000 USD mỗi chi nhánh. Phải thu được lợi ích trong vòng 12 tháng. Chúng ta chào đón ý tưởng về các lĩnh vực: sản phẩm, chiến lược giá hoặc quy trình giao dịch. Chiến lược thu hút khách hàng địa phương không chỉ dừng lại ở chỗ phát tờ rơi bảng báo giá phòng. Ví dụ như khách sạn URBN tại Thượng Hải: tạo trang thông tin trên Facebook, Twitter, Youtube và Kai Xin. Kai Xin chỉ là trang mạng XH địa phương, nhưng lại đem về nhiều fan hâm mộ cho URBN hơn 3 trang nổi tiếng thế giới trên cộng lại. Giám đốc tiếp thị của khách sạn, Victoria Hajjar, còn thuê quản lý PR người TQ để giúp khách sạn thu hút thêm nhiều khách từ Trung Hoa đại lục. Dù mới hòa vào dòng chảy mạng XH, nhưng khách URBN cũng di chuyển nhanh và suy nghĩ nhiều đến lợi ích mà tiếp thị trên mạng XH đem lại so với tiếp thị truyền thống. Hajjar cho biết: “Hàng ngày, chúng tôi đều suy tính hoạt động tiếp thị trên mạng XH. Việc thực thi chiến lược tiếp thị trên mạng XH quả thật dễ dàng và tốn ít thời gian hơn những công cụ truyền thống”. Trong tiếp thị truyền thống, khách sạn bỏ tiền ra mua vị trí quảng cáo, rồi
  3. kiểm tra số liệu xem hiệu quả đầu tư cho quảng cáo đó có hợp lý và thích đáng. Còn khi tiếp thị mạng XH, khách sạn phải đo lường sức ảnh hưởng, xem thành viên viên trên mạng XH có kháo nhau về mình với bạn bè, đồng nghiệp? Xem cộng đồng mạng có tin tưởng và quan tâm đến thông tin khách sạn mình đưa lên?
nguon tai.lieu . vn