Xem mẫu

  1. KHOẢNG CÁCH GIỮA KHUYẾN CÁO VÀ THỰC HÀNH LÂM SÀNG TRONG ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu: Xác định kHoảng cách giữa khuyến cáo và thực hành lâm sàng trong đánh giá bệnh nhân tăng huyết áp. Phương pháp nghiên cứu: mô tả - cắt ngang. Kết quả: Nghiên cứu trên 305 bệnh nhân THA thu được một số kết quả như sau: - Khai thác bệnh sử đầy đủ: 41,97%; khai thác tiền căn: 58,69%. - Về khám thực thể: khám tim phổi đạt tỉ lệ cao (97,05%), còn các phần khác tương đối thấp (đo HA ≥ 2lần: 3,28%; tính BMI: 4,59%; khám bụng: 17,38%; khám động mạch ngoại biên: 3,61%). - Về cận lâm sàng: đánh giá tổn thương tim (điện tim: 100%; siêu âm tim: 32,13%; X-quang tim-phổi: 6,23%), đánh giá các yếu tố nguy cơ và tổn thương cơ quan đích khác tương đối thấp (đường huyết: 68,85%; bilan lipid: 68,52%; creatinin: 60%; tổng phân tích nước tiểu: 27,87%; Ion đồ: 20,33%; Hct: 14,75%; Microalbumin niệu: 0,66%; CRP: 0%; siêu âm động mạch cảnh: 0%).
  2. Kết luận: Có khoảng cách lớn giữa các khuyến cáo và thực hành lâm sàng trong đánh giá bệnh nhân tăng huyết áp. Các bác sĩ lâm sàng có khuynh hướng đánh giá về tim mạch nhiều, còn các tổn thương trên cơ quan khác và những yếu tố nguy cơ tim mạch khác thì ít hơn. ABSTRACT Purpose: Identifying gaps between guidelines and clinical practice in the evaluation of patients with hypertension. Method: descriptive Results: Studying on 305 patients with hypertension. Performing history of illness in details 41.97%, past history of illness 58.69%. - Clinical evaluation on the heart is performed frequently (97.05%) but others are rare (measurement of blood pressure 2 times: 3.28%, BMI: 4.59%, abdominal examination: 17.38%, peripheral vascular examination: 3.61%). Laboratory evaluation: ECG: 100%, Echocardiography: 32.13%, Chest X ray: 6.23%, Glycemia: 68.85%, Lipidemia: 68.52%, Creatininemia: 60%, Proteinuria: 27.87%, Ionogram: 20.33%, Hct: 14.75%, Microalbuminuria: 0.66%, C Reactive proteinemia: 0%, Carotid artery ultrasound: 0%).
  3. Conclusions: There are big gaps between guidelines and clinical practice in the evaluation of target organ damage (except the heart) and cardiovascular risk factors in the evaluation of patients with hypertension. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý tim mạch thường gặp nhất và là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với các trường hợp đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu ngọai biên, suy tim và bệnh thận giai đoạn cuối(3). Xuất phát từ những thách thức chính của bệnh THA đối với sức khỏe cộng đồng, chương trình giáo dục quốc gia về THA (Mỹ ) đã lần lượt đưa ra các báo cáo của liên ủy ban quốc gia về phát hiện, phòng ngừa, đánh giá và điều trị THA (gọi tắt là JNC). Báo cáo mới nhất là JNC VII (năm 2003). Trong giai đoạn Hội Tim Mạch Học Việt Nam đang xây dựng một khuyến cáo phù hợp với thực tiễn về việc quản lý phòng ngừa và điều trị bệnh lý THA ở Việt Nam, JNC cung cấp những khuyến cáo đơn giản, dễ thực hiện, gần gũi với các thầy thuốc lâm sàng Việt Nam hơn các khuyến cáo khác (ESH- ESC, WHO-ISH…) trong việc đánh giá và điều trị bệnh nhân THA. Tuy nhiên, việc chuyển những hướng dẫn khuyến cáo này thành thực tế lâm sàng vẫn còn nhiều khó khăn, THA vẫn chưa được kiểm soát trong phần lớn các trường hợp.
  4. Năm 1999-2000 tại Mỹ 2/3 số bệnh nhân THA không thể khống chế mức HA ≤ 140/90mmHg(3), ở VN có lẽ còn cao hơn nhiều. Chính vì lẽ đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Khoảng cách giữa khuyến cáo của JNC VII với thực tế lâm sàng trong đánh giá bệnh nhân THA”, với mong muốn xác định những vấn đề đ ược khuyến cáo trong JNC VII mà chưa được thực hiện hoặc thực hiện theo hướng khác trong thực tế lâm sàng hàng ngày, từ đó tìm ra những lý do để có thể góp phần kiểm soát HA tốt hơn. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Những bệnh nhân đến khám tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược (ĐHYD) từ tháng 3/2006 - 5/2006, được chẩn đoán là tăng huyết áp. Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang-hồi cứu Phương pháp thu thập số liệu - Quan sát trực tiếp: từ lúc tiếp nhận đến khi kết thúc khám.
  5. - Tác giả trực tiếp phỏng vấn bệnh nhân về: tiền căn, bệnh sử, về những việc nhân viên y tế đã thực hiện đối với họ, theo bộ câu hỏi soạn sẵn. - Hồi cứu hồ sơ bệnh án và sổ khám bệnh. Cách tiến hành Khảo sát đặc tính mẫu nghiên cứu Tuổi, Phái, Địa chỉ, Nghề nghiệp, Trình độ học vấn, Thời gian bệnh, Ý thức về bệnh: biết bệnh - uống thuốc thường xuyên - theo toa - tái khám thường xuyên. Bệnh sử Quan sát cách tiếp cận của các bác sỹ lâm sàng (BSLS) Tiền căn Phỏng vấn rồi so sánh với ghi nhận của các Bác sĩ lâm sàng Khám thực thể Ghi nhận thực tế lâm sàng (Đo HA ≥ 2 lần, Tính chỉ số khối cơ thể (BMI), Soi đáy mắt, Khám động mạch ngoại biên, Khám tim, khám phổi, Khám bụng).
  6. Cận lâm sàng BSLS có thực hiện hay không các cận lâm sàng thường quy, cận lâm sàng đề nghị thêm. - Phân độ tăng HA: phân 3 giai đoạn theo JNC VII. - Chẩn đoán: ghi nhận đầy đủ chẩn đoán THA và các bệnh khác. Xử lý số liệu Số liệu sau khi thu thập, được nhập, xử lý bằng phần mềm EXCEL 2003. Sử dụng các test thống kê: T-test khi so sánh 2 trung bình, Bartlett khi so sánh nhiều phương sai, ANOVA khi so sánh nhiều trung bình, so sánh 2 hay nhiều tỉ lệ hoặc phân tích tính độc lập hay phụ thuộc d ùng Chitest (χ2- Test). P-value ≤ 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Bảng 1: Giới tính và tuổi: Tuổ
  7. i 0 -39 -49 -59 -69 -79 0 Na 0 5 22 53 18 22 7 m (n) Nữ 1 4 27 55 51 33 7 (n) Tổn 1 9 49 10 69 55 14 g (n) 8 Nhận xét: tuổi mắc bệnh của Nam và Nữ ở mẫu nghiên cứu tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 50-59 Địa dư Bệnh viện ĐHYD tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân (BN) từ các tỉnh thành đến khám. Trong mẫu nghiên cứu này: Thành Phố Hồ Chí Minh có 107 người chiếm tỉ lệ 35,08%; các tỉnh khác (30 tỉnh) có 198 người, chiếm tỉ lệ 64,92%. Bảng 2: Trình độ học vấn
  8. Trình Mù Cấp Cấp Cấp > cấp chữ 1 2 3 3 độ % 4,59 36,39 30,49 18,03 10,49 Thực tế lâm sàng trong đánh giá bệnh nhân THA Việc khai thác bệnh sử và tiền căn Bảng 3: Khai thác bệnh sử Các yếu tố Số Tỉ lệ (%) được đánh giá lượng Triệu 303 99,34 chứng diễn tiến bệnh Triệu 294 96,39 chứng tổn thương
  9. cơ quan đích Triệu 132 43,28 chứng gợi ý nguyên nhân So sánh 2 nhóm tuổi: Dùng Chitest có hiệu chỉnh YATES P=0,0081 < 40 Tuổi: 9 90 ≥ 40 Tuổi: 123 41,69 Thời gian 293 96,07 bệnh Thuốc hạ 247 80,98 áp đã sử dụng Số BN 128 41,97
  10. được khai thác bệnh sử đầy đủ Bảng 4: Khai thác tiền căn của các bác sĩ lâm sàng Các yếu Số Số tố được khai lượng mắc(%) thác (%) Tiền căn 58 18 gia đình sớm bị (19,02) (31,03) BTM Tiền căn bản thân Hút 98 51 thuốc lá (chỉ có (32,13) (52,04) ở nam)
  11. Các yếu Số Số tố được khai lượng mắc(%) thác (%) Uống 107 68 rượu, bia (chỉ (35,08) (63,55) có ở nam) thấy ghi Kém không hoạt động thể nhận lực: Bệnh lý: 168 49 (55,08) (29,17) ĐTĐ 28 (16,67) BTM 11 (6,55)
  12. Các yếu Số Số tố được khai lượng mắc(%) thác (%) TBMMN 12 (7,14) Bệnh 3 (1,79) thận Số bn 179 146 được khai thác (58,69) (81,56) tiền căn: Nhận xét: số lượng mắc thấp hơn so với khai thác của chúng tôi (Bảng 5) nhưng tỉ lệ đều cao hơn. Khám lâm sàng Bảng 5: Khám thực thể
  13. Số Tỉ lệ Thực hiện (%) lượng 1 295 96,72 Lần Đo HA: ≥ 10 3,28 2 lần Tính BMI: 14 4,59 Soi đáy 4 1,31 mắt: Khám tổng quát: Khám tim- 296 97,05 phổi
  14. Khám 53 17,38 bụng Khám 11 3,61 ĐMNB* Khám thần không ghi nhận được kinh: *: ĐMNB = động mạch ngoại biên Nhận xét: - Chủ yếu khám tim-phổi, còn các phần khác rất ít. - Soi đáy mắt không được thực hiện. 4 trường hợp soi đáy mắt ở trên là do khám bên chuyên khoa nội tiết chỉ định. Cận lâm sàng được thực hiện Bảng 6: Cận lâm sàng thường quy:
  15. L Bi Cre TPT Io H Đ Đư oại xét iện tim ờng lan atine NT* ct n đồ nghiệm huyết lipid % 1 68, 6 60,0 27,8 2 1 Thực 00 85 8,52 0 7 0,32 4,75 hiện * TPTNT: Tổng phân tích nước tiểu Bảng 7: Cận lâm sàng đề nghị: Xé Siêu X Microalbumi CR SÂ t nghiệm âm tim quang n niệu P ĐM C đề nghị % 32,1 6,2 0,66 0,00 0,0 thực hiện 3 3 0 CRP: C reactive protein, SÂ ĐMC: siêu âm động mạch cảnh
  16. Phân độ THA Error! Not a valid link. Biểu đồ 1: Phân độ THA trong mẫu nghiên cứu BÀN LUẬN Đặc điểm chung Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 305 bệnh nhân, trong đó Nam 127 (41,64%), Nữ 178 (58,36%) (bảng 1). Mẫu có độ tuổi từ 28-87. Tuổi trung bình của Nam (58,2) thấp hơn tuổi trung bình của Nữ (60,4), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P=0,11). Về địa dư TP.HCM có 107 người trong mẫu nghiên cứu, chiếm tỉ lệ 35,08%; các tỉnh khác (30 tỉnh) có 198 người, chiếm tỉ lệ 64,92%. Về trình độ học vấn Mù chữ chiếm tỉ lệ khá cao 4,59%, cấp 1 chiếm tỉ lệ cao nhất 36,39%.
  17. Về tình trạng kinh tế-xã hội Bệnh nhân thường né tránh hoặc trả lời không thật, nên chúng tôi đã không khảo sát mục này. Thực tế lâm sàng trong đánh giá bệnh nhân THA Khâu hành chánh Hầu hết bệnh nhân đến khám đều được ghi nhận: tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, dân tộc; nhưng không thấy: trình độ học vấn, tình trạng kinh tế-xã hội, mà như chúng ta đã biết: trình độ học vấn của bệnh nhân sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta hướng dẫn họ thay đổi lối sống như thế nào, hợp tác với Bác sĩ thực hiện kế hoạch điều trị ra sao…Còn tình trạng kinh tế-xã hội cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát HA (ví dụ: giảm lượng potassium ăn vào làm tăng tần suất cao HA ở người có tình trạng kinh tế-xã hội thấp(6), stress, tuân thủ điều trị…). Khai thác bệnh sử Việc khai thác bệnh sử được các Bác sĩ lâm sàng thực hiện khá tốt, thể hiện qua các tỉ lệ khai thác triệu chứng diễn tiến bệnh (99,34%), triệu chứng gợi ý tổn thương cơ quan đích (96,39%), thời gian bệnh (96,07%). Tuy
  18. nhiên, việc khai thác triệu chứng gợi ý nguyên nhân thì thấy ít được thực hiện (43,28%), làm cho tỉ lệ khai thác bệnh sử đầy đủ giảm đáng kể (chỉ còn 41,97%). Nhưng điều này cũng hợp lý, vì các BS LS đã quan tâm khai thác triệu chứng gợi ý nguyên nhân ở những người < 40 tuổi, còn những bệnh nhân > 40 tuổi đa số là THA vô căn nên không cần khai thác (90% so 41,69% với P=0,0081). Khai thác tiền căn Ngược với bệnh sử, tiền căn ít được các BS LS quan tâm hơn. Trong nghiên cứu này, số bệnh nhân Nam được khai thác tiền căn hút thuốc lá là: 98 (77,17%), số mắc là 51 (52,04%). Tỉ lệ mắc do BSLS khai thác cao hơn khảo sát của chúng tôi (45,6%) trên chính những bệnh nhân này. Do chúng tôi chọn tiền căn hút thuốc lá theo tiêu chí: khi đang hút > 1 điếu/ngày hoặc đã ngưng hút nhưng < 3 năm (4), trong khi các BS LS thì có hút dù đã ngưng > 3 năm vẫn được ghi vào tiền căn. Với tiền căn gia đình sớm bị bệnh tim mạch (Nam < 55 tuổi, Nữ < 65 tuổi): các BS LS chỉ ghi nhận là gia đình có/không bị bệnh tim mạch, không ghi nhận bị lúc bao nhiêu tuổi. Tỉ lệ tiền căn gia đình sớm bị bệnh tim mạch do chúng tôi khảo sát là 29,84% còn của các BS LS là 31,03%.
  19. Tỉ lệ bệnh nhân được khai thác tiền căn đạt 58,69%. Khám thực thể Đo HA Theo khuyến cáo của JNC VII, để chẩn đoán THA nên được đo tối thiểu 2 lần, ở 2 tay, cả 2 tư thế đứng và nằm, cách nhau tối thiểu 2 phút, lấy trị số trung bình để chẩn đoán và phân giai đoạn chính xác, tạo điều kiện thiết yếu để điều trị thành công(2,8). Chúng tôi thấy tất cả các bệnh nhân đến khám đều được đo HA, tuy nhiên, đa số chỉ đo 1 lần (96,72%). Số lần đo HA ≥ 2 ở lần khám đầu để chẩn đoán THA là khá ít ỏi (3,28%), chỉ được thực hiện khi bệnh nhân yêu cầu, hoặc khi trị số HA quá cao. Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) Được thực hiện rất ít (4,59%). 100% BN được cân, nhưng không có bệnh nhân nào được đo chiều cao vì thế không tính được BMI. Có thể các BS LS ít quan tâm đến BMI do tỉ lệ béo phì ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước Âu-Mỹ (ở Mỹ năm 1999-2000: BMI ≥ 30 là 30,5% và BMI ≥ 25 là 64,5%(3) so với mẫu nghiên cứu của chúng tôi tương ứng là: 4,29% và 32,79%).
  20. Soi đáy mắt Hầu như không được thực hiện, ngoại trừ 4 bệnh nhân (1,31%) bị ĐTĐ/THA đã được chuyên khoa nội tiết chỉ định soi đáy mắt. Mà như chúng ta đã biết, soi đáy mắt rất quan trọng vì qua đó ta có thể quan sát trực tiếp các mạch máu nó giúp chúng ta đánh giá diễn tiến cũng như tiên lượng bệnh(2). Khám tim-phổi Đạt 97,05% tỉ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Spranger (92,37%)(7). Khám bụng Quan trọng nhất là nghe có tiếng thổi do hẹp động mạch thận hay không(5), được thực hiện rất ít (17,38%). Còn sờ bụng kĩ để tìm phình mạch ở bụng và dấu hiệu thận to…thì không được thực hiện. Khám động mạch ngoại biên THA là bệnh mạch máu, khám mạch là phần không thể thiếu và cần được thực hiện kỹ lưỡng(1), nhưng trên thực tế lâm sàng, theo khảo sát của chúng tôi, lại rất ít được thực hiện (3,61%).
nguon tai.lieu . vn