Xem mẫu

  1. m ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP NHẤT QUỐC TẾ - CHI NHÁNH TP.HCM GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Sinh viên: Phùng Thị Diệu Huê Lớp: K51B KDTM - QTKD Khóa: 2017 – 2021 Huế, 01/2021
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Lời Cảm Ơn Em gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Nhà trường cùng quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệt là thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh đã hướng dẫn, giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt 4 năm qua. Em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TS. Lê Thị Phương Thanh đã tận tình theo sát, hướng dẫn và góp ý cho em trong suốt quá trình thực tập cuối khóa và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn đến Giám Đốc chi nhánh Công Ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh tại TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại công ty cùng với các anh chị ở Phòng Thông Quan Miền Nam để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp lần này. Mặc dù với sự hướng dẫn của giáo viên, sự giúp đỡ của các anh chị ở Phòng Thông Quan Miền Nam và nỗ lực của bản thân em mới hoàn thiện được bài luận văn tốt nghiệp này nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung, trình bày có thể vì sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đúng về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Kính mong nhận được lời góp ý xây dựng của quý thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, Tháng 01, Năm 2021 Sinh viên thực hiện Phùng Thị Diệu Huê SVTH: Phùng Thị Diệu Huê I
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh MỤC LỤC Lời Cảm Ơn................................................................................................................I MỤC LỤC ............................................................................................................... II DANH MỤC SƠ ĐỒ..............................................................................................VI DANH MỤC BIỂU ĐỒ .........................................................................................VI DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................VI DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... VII DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................VIII PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 4.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 3 4.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Kết cấu của đề tài........................................................................................... 4 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG................................................ 6 1.1. Tổng quan về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không 6 1.1.1. Định nghĩa giao nhận hàng hóa và người giao nhận ...................... 6 1.1.1.1. Khái niệm về giao nhận hàng hóa nhập khẩu ............................ 6 1.1.1.2. Khái niệm về người giao nhận ................................................... 7 1.1.2. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận ............ 8 1.1.2.1. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận ............................. 8 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê II
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh 1.1.2.2. Trách nhiệm của người giao nhận.............................................. 8 1.1.2.2.1. Khi là đại lý của chủ hàng................................................... 8 1.1.2.2.2. Khi là người chuyên chở (principal) ................................... 9 1.1.3. Phương thức và nguyên tắc giao nhận.......................................... 10 1.1.4. Cơ sở pháp lý của giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không . 11 1.1.5. Quy trình giao nhận hàng hóa ...................................................... 11 1.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu ......................................................................................... 11 1.2.1. Doanh thu, lợi nhuận - Tốc độ tăng trưởng doanh thu lợi nhuận . 11 1.2.1.1. Doanh thu, lợi nhuận ................................................................ 11 1.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận ................................. 12 1.2.2. Chất lượng dịch vụ khách hàng .................................................... 12 1.2.3. Mức độ an toàn của hàng hóa giao nhận ...................................... 13 1.2.4. Thị phần của doanh nghiệp trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không .............................................................................. 13 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không 13 1.3.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .................................................. 13 1.3.1.1. Quan hệ hợp tác giữa các nước ................................................ 13 1.3.1.2. Đối thủ cạnh tranh .................................................................... 14 1.3.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp .................................................. 14 1.3.2.1. Nhân tố con người .................................................................... 14 1.3.2.2. Nhân tố vật chất........................................................................ 14 1.3.2.3. Nhân tố tài chính ...................................................................... 14 1.4. Các tổ chức quốc tế về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không....................................................................................................... 15 1.4.1. Các tổ chức hàng không dân dụng................................................ 15 1.4.2. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế ............................................ 15 1.4.3. Liên đoàn các hiệp hội giao nhận hàng hóa quốc tế..................... 16 1.5. Các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng hóa................................. 17 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê III
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh 1.5.1. Hóa đơn thương mại ..................................................................... 17 1.5.2. Phiếu đóng gói hàng hóa .............................................................. 19 1.5.3. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu......................................................... 20 1.5.4. Tờ khai vận chuyển (OLA) .......................................................... 23 1.5.5. Mã vạch hải quan.......................................................................... 25 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI HNC ........................................... 27 2.1. Giới thiệu về quá trình giao nhận hàng hóa tại HNC ............................... 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của HNC ..................................... 27 2.1.2. Triết lý về công ty HNC .................................................................... 29 2.1.3. Mô hình tổ chức của HNC................................................................. 29 2.1.4. Văn hóa con người ở HNC ................................................................ 29 2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại HNC................................................................................................. 30 2.2.1. Tình hình kết quả kinh doanh những năm gần đây của HNC ........... 30 2.2.2. Đánh giá thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không ........................................................................................................... 33 2.3. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không ......... 48 2.3.1. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu .......................................... 48 2.3.2. Những rủi ro tiềm ẩn mà công ty gặp phải khi giao nhận hàng hóa nhập khẩu..................................................................................................... 53 2.4. Phân tích thị trường hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại HNC................................................................................................. 54 2.4.1. Phân tích thị trường ........................................................................... 54 2.4.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh .............................................................. 56 2.5. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không.......................................................................... 61 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI HNC ................................................................................. 62 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê IV
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh 3.1. Phương hướng phát triển trong thời gian tới của HNC ............................ 62 3.1.1. Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận bằng đường hàng không ở Việt Nam...................................................................................................... 62 3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................. 67 3.1.3. Phương hướng phát triển ................................................................... 67 3.2. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại HNC............................................................................. 68 3.2.1. Biện pháp về thị trường ..................................................................... 68 3.2.2. Biện pháp về cơ sở vật chất ............................................................... 69 3.3. Các biện pháp hỗ trợ từ nhà nước............................................................. 69 3.3.1. Hỗ trợ về mặt tài chính ...................................................................... 69 3.3.2. Cần có chính sách hỗ trợ kỹ thuật tốt trong quá trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không........................................................................ 70 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 71 1. Kết luận........................................................................................................ 71 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 72 2.1. Đối với Công Ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh Tại TP. Hồ Chí Minh .......................................................................................................... 72 2.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước...................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 74 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê V
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. 1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 3 Sơ đồ 1. 2: Quy trình nhận hàng bằng đường hàng không tại HNC ................ 49 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1: Lợi nhuận đạt trên tổng doanh thu của công ty HNC ................. 31 Biểu đồ 2. 2: Doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng không ........................... 36 Biểu đồ 2. 3: Biểu đồ số lượng hàng hóa năm 2018 ........................................... 37 Biểu đồ 2. 4: Biểu đồ số lượng hàng hóa năm 2019 ............................................ 40 Biểu đồ 2. 5: Biểu đồ số lượng hàng hóa năm 2020 ............................................ 42 Biểu đồ 2. 6: Biểu đồ Sản lượng hàng hóa XNK hàng quốc tế qua 3 năm ....... 46 Biểu đồ 2. 7: Biểu đồ sản lượng hàng hóa XNK hàng quốc nội ........................ 48 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1: Bảng kết quả kinh doanh của công ty HNC...................................... 31 Bảng 2. 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Việt Nam ..................................... 32 Bảng 2. 3: Khối lượng hàng hóa giao nhận qua các năm .................................. 34 Bảng 2. 4: Doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng không ............................... 35 Bảng 2. 5: Báo Cáo Số Lượng Hàng Hóa (2018)................................................. 37 Bảng 2. 6: So Sánh Số Lượng Hàng Hóa Năm Trước (2018/2017) ................... 38 Bảng 2. 7: Báo Cáo Số Lượng Hàng Hóa (2019)................................................. 39 Bảng 2. 8: So Sánh Số Lượng Hàng Hóa Với Năm Trước (2019/2018)............ 41 Bảng 2. 9: Báo Cáo Số Lượng Hàng Hóa (2020)................................................. 42 Bảng 2. 10: So Sánh Số Lượng Hàng Hóa Với Năm Trước (2020/2019).......... 43 Bảng 2. 11: Bảng Sản lượng hàng hóa XNK hàng quốc tế qua 3 năm ............. 45 Bảng 2. 12: Bảng Sản lượng hàng hóa XNK hàng quốc nội qua 3 năm ........... 47 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê VI
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Bảng 3. 1: Dự báo giá trị sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu từ năm 2021 đến 2025 ......................................................................................................................... 63 Bảng 3. 2: Dự báo hàng nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2035 .................... 63 Bảng 3. 3: Dự kiến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giai đoạn 2020 - 2035.... 65 Bảng 3. 4: Giá trị sản lượng dự toán của ngành giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế tại Việt Nam .............................................................................................. 66 Bảng 3. 5: Dự báo thị trường vận tải hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2020 – 2035 ................................................................................................................................. 66 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1: Hóa đơn thương mại ( Invoice) .......................................................... 19 Hình 1. 2: Phiếu đóng gói hàng hóa ..................................................................... 20 Hình 1. 3 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu ............................................................... 22 Hình 1. 4: Tờ khai vận chuyển ............................................................................. 24 Hình 1. 5: Mã vạch hải quan ................................................................................ 26 SVTH: Phùng Thị Diệu Huê VII
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh DANH MỤC VIẾT TẮT HNC : CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP NHẤT QUỐC TẾ FIATA : LIÊN ĐOÀN CÁC HIỆP HỘI GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ IATA HIỆP HỘI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ MTO : NGƯỜI KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC INCOTERM : ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ OLA : TỜ KHAI VẬN CHUYỂN ICAO : MÃ SÂN BAY NXB : NHÀ XUẤT BẢN TMĐT : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SF EXPRESS : CÔNG TY DỊCH VỤ GIAO NHẬN VÀ HẬU CẦN ĐA QUỐC GIA CỦA TRUNG QUỐC CÓ TRỤ SỞ TẠI THÂM QUYẾN, QUẢNG ĐÔNG HANJIN : TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA CỦA HÀN QUỐC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI BAO GỒM CÁC ĐƯỜNG BIỂN VÀ HÀNG TẢI KHÔNG WAREHOUSE : KHO HÀNG HÓA E-COMMERCE : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KV : KHU VỰC KPI : CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC BHYT : BẢO HIỂM Y TẾ BHXH : BẢO HIỂM XÃ HỘI LN/DT : LỢI NHUẬN/DOANH THU AWB : VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG OPN : NHÂN VIÊN DỊCH VỤ NK : NHẬP KHẨU XK : XUẤT KHẨU XNK : XUẤT NHẬP KHẨU SVTH: Phùng Thị Diệu Huê VIII
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Việc mở rộng giao lưu kinh tế thế giới sẽ mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được công nghệ khoa học tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Việc gia nhập tổ chức thương mại, ký kết các hiệp định thương mại đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam phát huy những thế mạnh, tạo lập môi trường thương mại mới. Sự tăng trưởng xuất khẩu và đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế trong thời gian qua như một minh chứng cho thấy Việt Nam đã biết tận dụng các cơ hội này một cách hiệu quả. Nền kinh tế đang trên đà phát triển, cùng xu hướng hội nhập với kinh tế quốc tế nên nhu cầu đời sống xã hội ngày càng cao và kéo theo đó là nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ phát triển mạnh. Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế và mang lại nguồn lợi đáng kể cho mỗi quốc gia đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Muốn hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả cao thì việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu phải được thực hiện một cách logic, khoa học và chuyên nghiệp. Việc tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu có hoàn thành tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, khâu giao nhận hàng hóa cũng rất quan trọng vì: o Liên quan đến chất lượng, số lượng hàng hoá nên phải kiểm tra hàng hoá trong quá trình giao hàng. o Khi giao nhận hàng hoá được diễn ra thuận lợi thì kết quả kinh doanh sẽ tốt nếu thực hiện không tốt sẽ dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp không đạt được mục tiêu đề ra vì bị mất khách hàng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh và gây mất uy tín trên thương trường. Là một trong những doanh nghiệp tham gia vào thị trường này, Công ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận, tiết kiệm chi phí SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh và hạn chế rủi ro trong quá trình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận, đặc biệt là đối với hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường hàng không. Kết hợp với những kiến thức được trang bị tại nhà trường, cùng mục đích cố gắng học hỏi và tìm hiểu thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa của công ty em nhận thấy công ty còn một số bất cập trong khâu quản lý, tổ chức hoạt động giao nhận dẫn đến hoạt động giao nhận có hiệu quả nhưng chưa cao em quyết định chọn đề tài: “Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế chi nhánh – TP. HCM” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Biết thực trạng tình hình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty có hiệu quả hơn. 2.2. Mục tiêu cụ thể o Hệ thống hóa những lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến giao nhận hàng hóa nhập khẩu o Phân tích về thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh o Dựa vào các phân tích thực trạng từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không tại HNC - chi nhánh TP.HCM 3.2. Phạm vi nghiên cứu o Nội dung nghiên cứu: SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Tập trung nghiên cứu sâu vào thực trạng giao hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không và những rủi ro tiềm ẩn mà công ty gặp phải khi giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại HNC – chi nhánh TP.HCM o Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại HNC – chi nhánh TP. HCM o Phạm vi thời gian: Các thông số, tài liệu được tham khảo đưa làm dẫn chứng, hình ảnh minh họa nằm ở giai đoạn 2018 – 2020, định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng việc giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại HNC - chi nhánh TP.HCM cho những năm tiếp theo. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để làm rõ các vấn đề hướng đến: 4.1. Quy trình nghiên cứu Xác định vấn Bình luận các Thiết kế đề nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu liên quan Viết báo cáo Phân tích dữ Thu thập dữ nghiên cứu liệu liệu Sơ đồ 1. 1: Quy trình nghiên cứu ( Trích tài liệu phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Th.s Hồ Sĩ Minh, chương 1, trang 11) 4.2. Thiết kế nghiên cứu o Phương pháp thu thập dữ liệu  Dữ liệu sơ cấp Quan sát, thực hiện việc tiếp cận, tìm hiểu và quan sát quá trình giao nhận hàng hóa tại HNC SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Điều tra: phỏng vấn trực tiếp các nhân viên trong công ty  Dữ liệu thứ cấp  Các báo cáo, tài liệu về kinh doanh của công ty  Tham khảo các tài liệu liên quan đến việc giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của các doanh nghiệp Việt Nam. o Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc sao sánh doanh thu của công ty qua các năm. Từ đó, nhận thấy xu hướng biến động về tình hình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty tốt hay là xấu, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp trong thời kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo o Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp so sánh trong quá trình phân tích nhằm thấy được sự thay đổi tỷ lệ phần trăm trong quá trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu, giúp chúng ta nhận thấy hiệu quả từng nội dung nghiên cứu. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng phương pháp phân tích trong thống kê kinh doanh để phân tích các dữ liệu, qua đó đánh giá, tổng hợp thành những vấn đề chủ chốt nhằm đưa ra biện pháp tương ứng để cải thiện tình hình hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại HNC Phương pháp so sánh: Trên cơ sở các số liệu đã có, tiến hành so sánh và đưa ra các nhận định về tình hình giao nhận hàng hóa tại HNC:  So sánh số liệu về doanh thu giao nhận hàng hóa từ năm 2018 - 2020.  So sánh số liệu về sản lượng giao nhận hàng hóa năm 2018 - 2020 5. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Chương 1: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần Hợp Nhất Quốc tế - Chi Nhánh TP.HCM Chương 2: Thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công Ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc tế - Chi Nhánh TP.HCM Chương 3: Một số giải pháp giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh TP.HCM Phần 3: Kết Luận và kiến nghị SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 1.1. Tổng quan về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không 1.1.1. Định nghĩa giao nhận hàng hóa và người giao nhận 1.1.1.1. Khái niệm về giao nhận hàng hóa nhập khẩu Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá. Theo luật thương mại Việt Nam thì giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác. Giao nhận hàng không là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải hàng không nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng tới nơi nhận hàng. Giao nhận hàng không thực chất là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến quá trình chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không. Người thực hiện dịch vụ giao nhận hàng không có thể là chủ hàng, các hãng hàng không, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác. Hiện nay dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không thường do đại lý hàng hóa hàng không và người giao nhận hàng không thực hiện.  Đại lý hàng hóa hàng không là bên trung gian giữa một bên là người chuyên chở (các hãng hàng không) và một bên là chủ hàng (người xuất khẩu hoặc SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh người nhập khẩu). Nói đến đại lý hàng hóa hàng không, người ta thường gọi là đại lý IATA vì đây là đại lý tiêu chuẩn nhất. Đại lý hàng hoá IATA là một đại lý giao nhận được đăng ký bởi hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, được các hãng hàng không là thành viên của IATA chỉ định và cho phép thay mặt họ. o Các điều kiện để trở thành một đại lý hàng hoá IATA Để có thể được đăng ký làm đại lý hàng hoá IATA, người giao nhận hoặc tổ chức giao nhận phải gửi đơn xin gia nhập, trong đó phải đưa ra các bằng chứng chứng minh có đủ các khả năng sau đây :  Chứng minh được khả năng phát triển kinh doanh dịch vụ hàng hóa hàng không mà đang đảm nhiệm.  Có đội ngũ nhân viên có trình độ, trong đó có ít nhất 2 chuyên viên đủ trình độ làm hàng nguy hiểm, đã tốt nghiệp lớp học do IATA tổ chức.  Có nguồn cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết kể cả cơ sở làm việc thích hợp.  Có tiềm lực tài chính cần thiết để tiến hành các hoạt động tiếp thị, xử lý hàng hoá và cấp các chứng từ tài liệu kèm theo.  Đơn xin gia nhập IATA được gửi trực tiếp đến ban quản lý IATA.  Người giao nhận hàng không : Là người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng không. Người giao nhận hàng không có thể là đại lý IATA hoặc không phải là đại lý IATA, dịch vụ mà người giao nhận thường làm chủ yếu là dịch vụ gom hàng. 1.1.1.2. Khái niệm về người giao nhận Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng hoặc người chuyên chở. Nói cách khác, người kinh doanh các dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi anh ta tự đứng ra thực hiện các công việc giao nhận cho hàng hoá của mình), là chủ tàu ( khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận ), công ty xếp dỡ hay kho hàng hoặc người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác thực hiện dịch vụ đó. Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh động vì lợi ích của người uỷ thác mà không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá …” 1.1.2. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận 1.1.2.1. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận Ðiều 167 Luật thương mại quy định, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây: o Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. o Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng o Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. o Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm. o Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. 1.1.2.2. Trách nhiệm của người giao nhận 1.1.2.2.1. Khi là đại lý của chủ hàng Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về: o Giao hàng không đúng chỉ dẫn o Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn. o Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan o Chở hàng đến sai nơi quy định o Giao hàng cho người không phải là người nhận o Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng o Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế o Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà gây nên SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác... nếu chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình. 1.1.2.2.2. Khi là người chuyên chở (principal) Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu : Phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng. Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (performing carrier) mà còn trong trường hợp bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối ..... thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây: o Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh o Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp o Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá o Do chiến tranh, đình công o Do các trường hợp bất khả kháng. 1.1.3. Phương thức và nguyên tắc giao nhận 1.1.3.1. Phương thức giao nhận Phương thức giao nhận bằng đường hàng không ra đời sau những phương thức vận tải khác, song đến thời điểm hiện nay, vận tải hàng không cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thương mại quốc tế. Phương thức vận tải hàng không thích hợp để vận chuyển các lô hàng nhỏ, hàng hóa đòi hỏi giao hàng ngày, an toàn và chính xác, hàng hóa có giá trị cao và hàng hóa có cự ly vận chuyển dài. Phương thức này có một số ưu điểm sau: o Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là những đường thẳng nối hai điểm vận tải với nhau. o Tốc độ của vận tải hàng không cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh. o Vận tải hàng không an toàn hơn những phương tiện vận tải khác. o Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao. o Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn các phương tiện vận tải khác. o Vận tải hàng không đơn giản hóa về chứng từ thủ tục so với các phương thức vận tải khác. 1.1.3.2. Nguyên tắc giao nhận Tùy theo tính chất của từng loại hàng hoá mà hai bên chủ hàng và vận tải quy ước với nhau trong hợp đồng và ghi vào giấy vận chuyển là giao nhận theo số lượng, trọng lượng, thể tích hoặc vừa số lượng, vừa trọng lượng kết hợp. Hàng hóa nhận để chở đi theo nguyên tắc nào thì khi trả cũng theo nguyên tắc ấy, nghĩa là nhận theo số lượng thì trả theo số lượng, nhận theo trọng lượng thì trả theo trọng lượng… Hàng hóa đóng gói trong thùng, hòm, bao… có gắn xi, cặp chì, thì khi trả hàng, thùng hòm, bao phải nguyên vẹn, xi, chì không mất dấu. SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Nếu hàng hoá thuộc loại có hao hụt trong thời gian vận chuyển thì ghi rõ tỷ lệ hao hụt vào hợp đồng vận tải và giấy vận chuyển. Nếu không thể ghi rõ tỷ lệ hao hụt thì giải quyết theo thỏa thuận giữa hai bên. 1.1.4. Cơ sở pháp lý của giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không Việc giao nhận hàng hóa XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp luật Quốc tế và của Việt Nam… o Các công ước về vận đơn, vận tải, Các công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa…Ví dụ: Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế. o Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải; Các loại hợp đồng đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK. Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư o Bộ luật hàng hải 1990 o Luật thương mại 1997 o Nghị định 25CP, 200CP, 330CP o Quyết định của bộ trưởng bộ giao thông vận tải; quyết định số 2106 (23/8/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam… 1.1.5. Quy trình giao nhận hàng hóa Qua TCS/SCSC Bill đến HNC nhận TBHĐ HNC làm TKTQ bốc số, đóng tiền lấy phiếu xuất kho HNC làm thủ tục Làm thủ tục HQ nhập hàng vào kho nhận hàng về kho 1.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu 1.2.1. Doanh thu, lợi nhuận - Tốc độ tăng trưởng doanh thu lợi nhuận 1.2.1.1. Doanh thu, lợi nhuận SVTH: Phùng Thị Diệu Huê 11
nguon tai.lieu . vn