Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TIẾP CẬN VÀ MỨC ĐỘ TƯƠNG TÁC NỘI DUNG DO CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VFFTECH THỰC HIỆN TRÊN FANPAGE PIME VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU THỦY Niên khóa: 2017 - 2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TIẾP CẬN VÀ MỨC ĐỘ TƯƠNG TÁC NỘI DUNG DO CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VFFTECH THỰC HIỆN TRÊN FANPAGE PIME VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Thủy PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Lớp: K51 – TMĐT Niên khóa: 2017 - 2021 Huế, 04/2021
  3. Lời Cảm Ơn Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS.Nguyễn Đăng Hào, người đã trực tiếp hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và góp ý cho em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Tiếp theo, em cũng xin cảm ơn quý Thầy cô trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế nói chung và quý thầy cô Khoa Quản trị Kinh doanh nói riêng đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm sống quý báu cho chúng em suốt 4 năm học vừa qua. Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH đã tạo điều kiện cho em được tham gia thực tập và trải nghiệm những hoạt động làm việc thực tế. Em xin cảm ơn chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm – Trưởng nhóm Content Marketing đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong hoạt động trải nghiệm tại công ty. Và em cũng xin gửi lời cảm ơn đến những anh chị trong phòng Marketing và SEO đã luôn thân thiện, vui vẻ, mang lại cho em trải nghiệm thực tập suốt 3 tháng thật tuyệt vời! Khóa luận của em có thể tồn tại nhiều sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các Thầy Cô cùng toàn thể các bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Huế, ngày 05 tháng 01 năm 2021 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Thủy i
  4. MỤC LỤC Lời Cảm Ơn.....................................................................................................................i MỤC LỤC ......................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ...............................................................................vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. viii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................3 2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................3 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................4 4.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................4 5.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................................4 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................................5 5.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ...................................................................8 6. Kết cấu bài...................................................................................................................9 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ FACEBOOK MARKETING, CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TIẾP CẬN VÀ MỨC ĐỘ TƯƠNG TÁC NỘI DUNG .........................................................................................10 1.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................................10 1.1.1.Tổng quan về Facebook........................................................................................10 1.1.2.Khái niệm liên quan về mức độ tiếp cận và mức độ tương tác của Facebook .....11 1.1.3.Hành vi của người dùng trên Facebook................................................................14 1.1.4.Khả năng tiếp cận và tương tác trên Facebook ....................................................17 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................26 ii
  5. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................28 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TIẾP CẬN VÀ MỨC ĐỘ TƯƠNG TÁC NỘI DUNG DO CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VFFTECH THỰC HIỆN TRÊN FANPAGE PIME VIỆT NAM.......................................................................29 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH .........................................29 2.1.1.Giới thiệu về Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH........................................30 2.1.2.Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................31 2.1.3.Về dịch vụ của công ty .........................................................................................32 2.1.4.Dịch vụ Marketing Facebook ...............................................................................33 2.1.5.Về khách hàng của công ty...................................................................................35 2.1.6.Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH ......................36 2.2. Tổng quan về thương hiệu mỹ phẩm Pime Việt Nam ............................................36 2.2.1.Giới thiệu về nguồn gốc mỹ phẩm Pime ..............................................................36 2.2.2.Giới thiệu dòng sản phẩm của Pime Việt Nam ....................................................38 2.3. Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh thương hiệu Pime Việt Nam..................38 2.3.1.Quy mô thị trường ................................................................................................38 2.3.2.Các đối thủ cạnh tranh ..........................................................................................40 2.4. Đánh giá mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung do Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH thực hiện trên Fanpage Pime Việt Nam ...................................42 2.4.1.Mô tả hoạt động Facebook Marketing của VFFTECH dành cho Pime Việt Nam...... 42 2.4.1.1.Mục tiêu của hoạt động Facebook Marketing trên kênh Facebook và các điều kiện thống nhất giữa hai bên .........................................................................................42 2.4.1.2.Thực trạng hoạt động Facebook Marketing trên Fanpage Pime Việt Nam ...........45 2.4.2.......... Đánh giá hoạt động Facebook Marketing thông qua hệ thống chỉ tiêu thỏa thuận giữa công ty VFFTECH và Mỹ phẩm Pime Việt Nam .................................................46 2.4.2.1.Những cam kết, chỉ tiêu công việc ....................................................................46 2.4.2.2.Đánh giá kết quả Facebook Marketing theo cam kết hợp đồng giữa công ty VFFTECH và mỹ phẩm Pime Việt Nam.......................................................................48 2.4.3.Đánh giá mức độ tiếp cận và mức độ tương tác bài viết do công ty VFFTECH thực hiện trên Fanpage Pime Việt Nam ........................................................................57 iii
  6. 2.4.4.Đánh giá kết quả Quảng cáo bài viết....................................................................61 2.4.5.Đánh giá hoạt động thông qua kết quả đánh giá của khách hàng ........................63 2.4.5.1. Mô tả mẫu điều tra............................................................................................63 2.4.5.2. Kênh truyền thông giúp khách hàng biết đến sản phẩm của thương hiệu Pime Việt Nam........................................................................................................................66 2.4.5.3. Những vấn đề mà khách hàng quan tâm khi quyết định sử dụng một sản phẩm mỹ phẩm ........................................................................................................................67 2.4.5.4. Mức độ quan tâm của khách hàng đối với thông tin của sản phẩm mỹ phẩm khi sử dụng ....................................................................................................................69 2.4.5.5. Đánh giá của khách hàng về Fanpage “Pime Việt Nam” mà công ty Công nghệ VFFTECH đang chăm sóc.............................................................................................71 2.4.5.6. Đánh giá chung của khách hàng về hoạt động Facebook Marketing trên Fanpage “Pime Việt Nam” mà công ty Công nghệ VFFTECH đang chăm sóc ...........74 2.4.6. Đánh giá chung tỷ lệ tiếp cận và tương tác nội dung trên Fanpage do Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH thực hiện cho Pime Việt Nam....................................75 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................77 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ TIẾP CẬN VÀ MỨC ĐỘ TƯƠNG TÁC NỘI DUNG TRÊN FANPAGE PIME VIỆT NAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VFFTECH CHO MỸ PHẨM PIME VIỆT NAM..............................................................................................................................78 3.1. Định hướng và quan điểm của Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH ..............78 3.2. Định hướng và quan điểm của Pime Việt Nam (công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Shinviko)..........................................................................................................79 3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung trên Fanpage Pime Việt Nam của Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH cho Mỹ phẩm Pime Việt Nam ..............................................................................................................80 3.3.1.Thực hiện Facebook Marketing một cách có chiến lược .....................................80 3.3.2.Xây dựng và nâng cao đội ngũ Facebook Marketing...........................................81 3.3.3.Nâng cao chất lượng nội dung bài viết trên Facebook .........................................81 3.3.4.Thay đổi một cách hợp lý, sáng tạo nội dung video trên Facebook.....................83 iv
  7. 3.3.5.Tăng cường các chiến dịch chạy quảng cáo .........................................................83 3.3.6.Thuyết phục thực hiện thêm các kênh Marketing khác........................................84 TÓM TẮT CHƯƠNG 3:.............................................................................................85 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................89 PHỤ LỤC .....................................................................................................................92 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................100 v
  8. DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ - Social Media: Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội - Content Marketing: Tiếp thị bằng nội dung - Viral: Sự lan tỏa thông tin, lây lan thông điệp - Fan Fanpage: Đối tượng đã thích trang – người hâm mộ của Fanpage cụ thể - Post: Bài đăng trên Fanpage, Facebook - News Feed: Thường được gọi là Bảng tin của Facebook, phần nội dung nằm chính giữa Trang chủ Facebook. - Brand Content: Nội dung định hướng thương hiệu - Target: Mục tiêu cần hướng đến của một chiến dịch Marketing - Key Message: Thông điệp thương hiệu - Key Opinion Leaders (KOLs): quảng cáo – tiếp thị sản phẩm thông qua một nhân vật có tầm ảnh hưởng - SEO (Search engine optimization): Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm - SEM (Search Engine Marketing): Quá trình đạt được lưu lượng truy cập trang Web bằng cách mua quảng cáo trên công cụ tìm kiếm - Google Adwords: dịch vụ của Google cho phép mua những quảng cáo bằng chữ và ảnh tại các kết quả tìm kiếm hoặc các trang web đối tác Google. vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các vấn đề khi nghiên cứu Phễu khách hàng trên Facebook........................17 Bảng 1.2: Các chỉ số đo hiệu suất..................................................................................23 Bảng 1.3: Các chỉ số phân phối .....................................................................................24 Bảng 1.4: Các chỉ số hành động ....................................................................................24 Bảng 1.5: Các chỉ số tương tác video ............................................................................25 Bảng 2.1: Thống kê kết quả kinh doanh trong 3 năm 2018 đến năm 2020...................36 Bảng 2.2: Ưu điểm và nhược điểm các đối thủ cạnh tranh lớn .....................................41 Bảng 2.3: Chỉ tiêu công việc (1)....................................................................................47 Bảng 2.4: Chỉ tiêu công việc (2)....................................................................................47 Bảng 2.5: Kế hoạch cho các bài viết trên Fanpage Pime Việt Nam..............................49 Bảng 2.6: Mức độ hoàn thành chỉ tiêu công việc (1) ....................................................56 Bảng 2.7: Các chỉ số trên Fanpage của Pime Việt Nam và các đối thủ ........................57 Bảng 2.8: Kết quả đo chất lượng Fans ..........................................................................58 Bảng 2.9: Kết quả tiếp cận và tương tác trên Fanpage Pime Việt Nam........................59 Bảng 2.10: Các chỉ số tương tác của fanpage Pime Việt Nam và đối thủ.....................60 Bảng 2.11: Kết quả chạy quảng cáo bài viết ngày 19/10/2020 .....................................61 Bảng 2.12: Kết quả chạy quảng cáo bài viết ngày 25/11/2020 .....................................62 Bảng 2.13: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..........................................................................64 Bảng 2.14: Các kênh khách hàng tiếp cận với Pime Việt Nam ....................................66 Bảng 2.15: Các vấn đề khách hàng quan tâm khi sử dụng mỹ phẩm............................67 Bảng 2.16: Mức độ quan tâm của khách hàng đối với thông tin của một loại mỹ phẩm (theo số lượt trả lời) .......................................................................................................69 Bảng 2.17: Mức độ quan tâm của khách hàng đối với thông tin của một loại mỹ phẩm (theo tỷ lệ chọn câu trả lời)............................................................................................70 Bảng 2.18: Đánh giá của khách hàng về Fanpage của Pime Việt Nam ........................72 vii
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Mức độ quan tâm các loại mỹ phẩm từ năm 2015 đến năm 2017............39 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ lượt thích trang trong 3 tháng (tháng 10,11 và 12) .....................51 Biểu đồ 2.3: Hoạt động của người xem video ...............................................................53 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ giữ chân đối tượng...........................................................................54 Biểu đồ 2.5: Độ tuổi và giới tính khách hàng theo dõi video........................................55 Biểu đồ 2.6: Mức độ hài lòng chung của khách hàng về hoạt động Facebook Marketing qua Fanpage của Pime Việt Nam...........................................................................................74 Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ khách hàng đồng ý tiếp tục theo dõi Fanpage của Pime Việt Nam ...75 viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển bùng nổ của Internet và các thiết bị công nghệ, sự xuất hiện và tăng trưởng mạnh mẽ của các mạng xã hội cũng được chú ý. Với lượng truy cập vô cùng lớn và sự cải tiến, cập nhật không ngừng, mạng xã hội ngày càng thể hiện lợi thế là phương tiện truyền thông hiệu quả so với các kênh Digital Marketing và kênh truyền thông trực tiếp khác. Với tiềm năng phát triển vô cùng to lớn đó, mạng xã hội được đánh giá và kỳ vọng sẽ được ứng dụng ngày càng nhiều trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Một trong những mạng xã hội được ưa chuộng nhất hiện nay, không thể không kể đến “ông lớn” Facebook. Theo báo cáo của We are Social (tháng 07/2020), lượng khách hàng tiềm năng mà các nhà tiếp thị có thể tiếp cận được trên Facebook là 2,09 tỉ người. Trong đó, Việt Nam được xem là một thị trường tiềm năng đối với tiếp thị thông qua Facebook với lượt tiếp cận khoảng 61 triệu chiếm gần 80% người dùng trên 13 tuổi. Với sự tăng trưởng không ngừng và lợi thế lượng người dùng đông đảo, Facebook trở thành một kênh Marketing, một công cụ tiếp thị thị trường “ngon, bổ, rẻ” mà bất cứ nhà kinh doanh hay nhà phát triển thị trường không nên bỏ qua. Để hoạt động truyền thông tiếp thị trên Facebook thành công, các yếu tố, mức độ tiếp cận và tương tác trong các hoạt động và trong các bài viết đóng vai trò vô cùng lớn. Với các mức độ tiếp cận và tương tác khác nhau có thể cho biết được hoạt động, nội dung đăng tải và thông điệp của doanh nghiệp có được khách hàng đón nhận hay không. Chính vì vậy, việc chỉ ra và đánh giá được mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung được những nhà kinh doanh và người làm Marketing vô cùng quan tâm, chú trọng. Cùng với đòi hỏi ngày càng lớn về hoạt động phân tích, những công cụ hỗ trợ cho hoạt động phân tích và đánh giá hoạt động truyền thông trên Facebook, cụ thể là những chỉ số về mức độ tiếp cận và tương tác nội dung cũng được phát triển, cập nhật. Điều này ảnh hưởng rất lớn, hỗ trợ rất nhiều cho các nhà làm Marketing trong hoạt động phân tích và đánh giá được hiệu quả của nội dung, nhất là biết được mức độ tiếp SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào cận và tương tác nội dung diễn ra như thế nào, hiệu quả hay không. Từ đó có cơ sở để điều chỉnh, xây dựng những kế hoạch, chiến lược truyền thông trên Facebook mang lại mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung cao hơn, hiệu quả hơn. Trong tất cả các khách hàng hiện tại của Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH, Mỹ phẩm Pime Việt Nam thuộc một trong những đối tác gắn bó lâu dài với công ty với gần 10 tháng (tính đến tháng 12/2020). Pime Việt Nam là đại lý mỹ phẩm chuyên cung cấp các dòng sản phẩm chăm sóc da của thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng Hàn Quốc – Pime. Pime Việt Nam có địa chỉ cửa hàng tại Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội. Đóng vai trò là một đối tác, đơn vị chịu trách nhiệm triển khai hoạt động truyền thông cho Mỹ phẩm Pime Việt Nam, Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH quyết định sử dụng công cụ Facebook, cụ thể là Fanpage để thực hiện các hoạt động truyền thông cho đơn vị này. Với tư cách là thực tập sinh tại Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH, tôi đã rất may mắn khi được sự hướng dẫn nhiệt tình và được đồng hành cùng các anh chị nhân viên của công ty trong các hoạt động Marketing thông qua Facebook cho đối tác Mỹ phẩm Pime Việt Nam. Qua các hoạt động thực tiễn, tôi đã có cơ hội được tìm hiểu các hoạt động liên quan về Facebook Marketing, cách thức thực hiện cũng như các kinh nghiệm làm việc với khách hàng. Đặc biệt, hiểu được tầm quan trọng của các chỉ số về tiếp cận và tương tác nội dung trên Facebook đối với hiệu quả nhận diện một thương hiệu. Mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung bài viết thể hiện tình trạng cũng như chất lượng của đội ngũ nhân viên, hoạt động Content Marketing của công ty thực hiện cho khách hàng. Nó thể hiện những bài đăng hoạt động tốt hay không tốt, viral hay không viral, nội dung bài viết có tiếp cận được đến đối tượng khách hàng mong muốn hay không. Hiện tại, Công ty Cổ phần VFFTECH đã có bộ phận riêng chuyên về hoạt động Facebook Marketing và có những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ này. Các hoạt động Facebook Marketing công ty VFFTECH thực hiện cho khách hàng đều đưa ra những chỉ số cam kết cụ thể, tuy nhiên các chỉ số về mức độ tiếp cận và tương tác nội dung chưa được công ty chú trọng. Điều này dẫn đến các hoạt động Facebook Marketing do công ty thực hiện cho khách hàng chưa có sự đánh giá và định hướng sửa đổi phù hợp. Vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài “Đánh giá mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung do Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH thực hiện trên Fanpage Pime Việt Nam”. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Khái quát hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về Marketing trên mạng xã hội Facebook. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận và mức độ tương tác trên bài đăng Facebook đối với các nội dung do Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH thực hiện trên Fanpage Pime Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài được thực hiện thông qua các 3 mục tiêu cụ thể như sau: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung trong hoạt động Facebook Marketing - Đánh giá mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung do Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH đang thực hiện trên Fanpage Pime Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp giúp công ty nâng cao mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung trên kênh Facebook, cụ thể cho Fanpage Pime Việt Nam và các đối tác sau này. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Facebook và các khái niệm liên quan? Mạng xã hội Facebook có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động xây dựng thương hiệu và tiếp cận, tương tác và duy trì mối quan hệ với khách hàng? - Hoạt động và nội dung để tiếp cận và tương tác với khách hàng trên Facebook mà Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH đang thực hiện trên Fanpage Pime Việt Nam là gì? - Hệ thống KPIs nào có thể đánh giá được mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung trên Fanpage Pime Việt Nam? Đánh giá hiệu quả tiếp cận và tương tác nội dung do Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH thực hiện trên Fanpage Pime Việt Nam. - Những giải pháp nào nhằm giúp nâng cao mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung trên Facebook của Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH thực hiện Mỹ phẩm Pime Việt Nam? SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mức độ tiếp cận và mức độ tương tác các nội dung do Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH thực hiện trên Fanpage Pime Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Fanpage Pime Việt Nam và Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu từ 20/10/2020 đến 15/01/2021 - Số liệu sơ cấp thu thập từ: 10/11/2020 đến 31/12/2020 - Số liệu thứ cấp thu thập từ: 25/10/2020 đến 14/01/2020 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu và thực hiện đề tài được tiến hành theo mô hình dưới đây: cứu và thực hiện đề tài được tiến hành theo mô hình dưới đây: SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Xác định đề tài, câu hỏi, giả thuyết, phương pháp nghiên cứu Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu Nghiên cứu, thu thập dữ liệu KPIs Thực hiện đánh giá dựa trên chỉ số KPIs Đặt câu hỏi phỏng vấn Thiết kế bảng hỏi, hiệu chỉnh cho phù hợp Phát phiếu khảo sát, đánh giá theo kết quả khảo sát thu được Nhận xét, kết luận và đề xuất giải pháp Viết báo cáo Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu và thực hiện đề tài 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 5.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 5.2.1.1. Nghiên cứu định tính Phỏng vấn chuyên sâu nhân viên thực hiện hoạt động Facebook Marketing của Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH đối với Fanpage Mỹ phẩm Pime Việt Nam, nhằm biết và hiểu rõ hơn các hoạt động Facebook Marketing mà doanh nghiệp đang áp dụng cho Mỹ phẩm Pime Việt Nam. Tham khảo, tìm hiểu các hệ thống KPIs sử dụng SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào để đánh giá mức độ tiếp cận và mức độ tương tác của những nội dung bài đăng trên kênh Facebook cũng như định hướng của VFFTECH. Đối tượng phỏng vấn chính là nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động Facebook Marketing cho Mỹ phẩm Pime Việt Nam. Nội dung phỏng vấn sẽ xoay quanh điều khoản hợp đồng, mục tiêu hoạt động của hai bên và các hoạt động nhằm thu hút tiếp cận và tương tác nội dung trên Facebook mà VFFTECH đang triển khai cho Mỹ phẩm Pime Việt Nam. 5.1.1.2. Nghiên cứu định lượng Thu thập thông tin qua hình thức phát bảng hỏi cho những đối tượng là khách hàng của Mỹ phẩm Pime Việt Nam, để tìm hiểu và phân tích thực tiễn cũng như hiệu quả của các hoạt động Facebook Marketing mà công ty cổ phần công nghệ VFFTECH đã và đang thực hiện cho Mỹ phẩm Pime Việt Nam. Việc khảo sát khách hàng của Pime Việt Nam sẽ giúp người nghiên cứu biết được cảm nhận của khách hàng về nội dung bài đăng, hình thức bài viết tiếp cận đến đối tượng khách hàng và những yếu tố khiến khách hàng tương tác và đi đến hành động nhắn tin hỏi thêm thôn gtin về sản phẩm. Từ đó đưa ra giải pháp bổ sung và hoàn thiện hoạt động Facebook Marketing, cụ thể đề ra những phương án nâng cao mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung trên Fanpage Pime Việt Nam. Sau khi điều tra định tính, bảng hỏi được xây dựng theo các bước: 1. Xác định các dữ liệu cần thu thập 2. Xác định hình thức phỏng vấn 3. Xác định đối tượng phỏng vấn 4. Xác định nội dung câu hỏi 5. Xác định dạng câu hỏi và hình thức trả lời 6. Xác định từ ngữ trong bảng hỏi 7. Xác định cấu trúc bảng hỏi 8. Lựa chọn hình thức bảng hỏi 9. Kiểm tra, sửa chữa Sau đó, tiến hành điều tra thử một vài đối tượng phỏng vấn, và gửi bảng hỏi cho giảng viên hướng dẫn để kiểm tra các thuật ngữ, cách dung từ ngữ trong bảng hỏi. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Việc khảo sát khách hàng sẽ nhờ vào đối tác Pime Việt Nam cho phép truy cập danh sách khách hàng đã nhắn tin trên Fanpage Pime Việt Nam để từ đó chủ động liên lạc với khách hàng và nhờ tham gia khảo sát. Phiếu điều tra gồm có 2 phần: - Phần 1: Nội dung khảo sát. Bảng hỏi được thực hiện trên cơ sở thang đo đã lựa chọn. Nội dung và các biến quan sát trong các thành phần được hiệu chỉnh cho phù hợp. - Phần 2: Là các thông tin cá nhân nhằm phân loại đối tượng phỏng vấn như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp,… Các thang đo được sử dụng là: Thang đo định danh và thang đo Likert 5 mức độ được dùng để sắp xếp từ nhỏ đến lớn là: - 1: Rất không đồng ý/Rất không quan tâm/Rất không hài lòng. - 2: Không đồng ý/Không quan tâm/Không hài lòng. - 3: Trung lập/Bình thường. - 4: Đồng ý/Quan tâm/ Hài lòng. - 5: Rất đồng ý/Rất quan tâm/Rất hài lòng Hiệu chỉnh bảng hỏi (nếu cần) và tiến hành điều tra chính thức. Dữ liệu điều tra chính thức sẽ được sử dụng trong suốt quá trính xử lý và phân tích. 5.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Đối với phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, tiến hành thu thập các thông tin, dữ liệu về Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH và thông tin của đối tác là Mỹ phẩm Pime Việt Nam do công ty cung cấp. Các dữ liệu về tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH các kế hoạch, chiến lược Facebook Marketing của công ty. Đồng thời, thu thập các dữ liệu báo cáo từ Facebook, Fanpage của Mỹ phẩm Pime Việt Nam mà công ty đã xây dựng và phát triển giúp cho đối tác. Thu thập các dữ liệu trên Internet, các nguồn khác có thể hỗ trợ cho việc nghiên cứu đề tài. Có rất nhiều nguồn tài liệu, đặc biệt là các tài liệu do Internet cung cấp, tuy nhiên mức độ chính xác, độ tin cậy cũng hoàn toàn khác nhau. Bước thu thập này cần có sự cân nhắc, lựa chọn các nguồn cung cấp với mức độ tin tưởng cao, nhằm đảm bảo tính chính xác mà đề tài mang lại. Các bước thu thập dữ liệu thứ cấp: SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 1. Lựa chọn, cân nhắc các nguồn tài liệu 2. Liệt kê danh sách các dữ liệu thứ cấp cần thu thập (các dữ liệu gì? Ở dạng nào?) 3. Tìm hiểu về nguồn gốc của các dữ liệu đó để chuẩn bị tiếp cận. 4. Tiếp cận dữ liệu, tổng hợp và hình thành hệ thống dữ liệu cần cho nghiên cứu 5.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Sau khi thu thập các số liệu thông qua phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, thực hiện phân tích và xử lý số liệu. Xử lý các dữ liệu thành các dữ liệu cần, có thể sử dụng được. Các dữ liệu cần phải được xử lý để tránh sự trùng lặp cũng như sai lệch cho kết quả nghiên cứu. Dữ liệu được lưu trữ trong Excel và SPSS 20.0 để tiện xử lý. Ngoài ra, vì cách tiếp cận và phát bảng hỏi cho các đối tượng nên bảng hỏi được phát online dưới hình thức Google Forms, vì vậy, dữ liệu có thể được xử lý nhờ công cụ của Google. Sau khi xử lý dữ liệu, tiến hành phân tích dữ liệu thành các thông tin, các nhận định cho đề tài. Sử dụng các phương pháp sau để phân tích số liệu: - Thống kê mô tả: Tần suất (Frequencies), phần trăm (Percent) các thuộc tính của nhóm khảo sát như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập trung bình. - Tính toán giá trị trung bình - So sánh các đặc điểm mẫu và các đánh giá của khách hàng về tiêu chí đưa ra. Trên cơ sơ sử dụng những thang đo, đặc biệt là thang đo Likert 5 mức độ, ứng dụng Mean – Trung bình cộng để biểu thị mức ý nghĩa: + 1.00 đến 1.80: Rất không đồng ý/Rất không quan tâm/Rất không hài lòng. + 1,81 đến 2,60: Không đồng ý/Không quan tâm/Không hài lòng. + 2,61 đến 3,40: Trung lập/Bình thường. + 3,41 đến 4,20: Đồng ý/Quan tâm/ Hài lòng. + 4,21 đến 5,00: Rất đồng ý/Rất quan tâm/Rất hài lòng Phân tích mức độ hiệu quả của các hoạt động Marketing trên kênh Facebook mà công ty cổ phần công nghệ VFFTECH đã thực hiện cho Mỹ phẩm Pime Việt Nam. Các con số sau khi xử lý và phân tích sẽ tăng tính chính xác và có cơ sở thuyết phục của đề tài mang lại. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Sử dụng những công cụ phân tích dữ liệu Facebook như Facebook Insights và Fanpage Karma để tiến hành phân tích, tính ra các chỉ số liên quan về mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung mà Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH đã thực hiện trên Fanpage Pime Việt Nam. 6. Kết cấu bài Đề tài được chia làm 3 phần: Đặt vấn đề, Nội dung và kết quả nghiên cứu, Kết luận và kiến nghị. Trong tâm của đề tài ở phần thứ hai Nội dung và kết quả nghiên cứu được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Facebook Marketing, chỉ số đánh giá mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung. Chương 2: Đánh giá mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung do Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH thực hiện trên Fanpage Pime Việt Nam. Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung trên Fanpage Pime Việt Nam của Công ty Cổ phần Công nghệ VFFTECH cho Mỹ phẩm Pime Việt Nam. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ FACEBOOK MARKETING, CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TIẾP CẬN VÀ MỨC ĐỘ TƯƠNG TÁC NỘI DUNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về Facebook Trước khi tìm hiểu Facebook cần hiểu rõ các trang mạng xã hội là gì. Theo Boyd và Ellison định nghĩa, các trang mạng xã hội là “các dịch vụ dựa trên web cho phép các cá nhân xây dựng một hồ sơ công khai hoặc bán công khai trong một hệ thống có giới hạn, liên kết những người dùng khác nhau trong danh sách – những người mà họ đã kết nối và xem danh sách những người đã kết nối và kết nối của những người khác trong hệ thống”. Hiện nay, có rất nhiều trang mạng xã hội nổi tiếng. Điểm hình là Youtube, Twitter, TikTok,…nhưng nổi bật và thu hút số lượng thành viên tham gia đông đảo nhất vẫn là Facebook. Theo định nghĩa của Lifewire, Facebook là “một trang mạng xã hội, nơi người dùng có thể đăng bình luận, chia sẻ ảnh và đăng liên kết về tin tức hoặc nội dung thú vị khác trên web, trò chuyện trực tiếp và xem video dạng ngắn”. Facebook được bắt đầu xây dựng vào năm 2003 bởi Mark Zuckerberg khi ông đang theo ngành tâm lý tại trường Đại học Harvard. Tháng Hai năm 2004, Mark Zuckerberg ra mắt “The Facebook”, tên nguyên thủy bắt nguồn từ một tờ báo được phát cho sinh viên năm nhất, trong đó ghi thông tin về sinh viên và nhân viên của trường. Trong vòng hai mươi bốn tiếng, “The Facebook” thu hút hơn 1200 sinh viên của trường Harvard đăng ký tham gia sử dụng. Sau hơn một tháng, hơn nửa số sinh viên của trường này đã có cho mình ít nhất một tài khoản lưu giữ hồ sơ trên website này. Sau đó, “The Facebook” nhanh chóng lan truyền ra các trường khác và tất cả các cơ sở giáo dục nhỏ và lớn tại Mỹ. Tháng 08/2005, Mark Zuckerberg đổi tên sản phẩm thành Facebook. Mạng xã hội này ngày càng được đông đảo học sinh, sinh viên trên toàn thế giới tìm đến để kết nối với nhau. Từ một trang hồ sơ chỉ lưu trữ các thông tin như sở thích, SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 10
nguon tai.lieu . vn