Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN HỒNG ĐỨC TRẦN THỊ THU THẢO KHÓA HỌC 2017 - 2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN HỒNG ĐỨC Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn Trần Thị Thu Thảo Th.S Lê Quang Trực Lớp: K51B – KDTM Niên khóa: 2017 – 2021 Huế, tháng 04 năm 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài khóa luận này, em đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình từ phía nhà trường, thầy cô cùng với sự động viên giúp đỡ từ bạn bè, người thân và các anh chị làm việc tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức. Lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường cùng toàn thể các giảng viên Trường Đại học Kinh tế Huế, nhất là các thầy cô trong khoa Quản trị Kinh doanh đã truyền đạt, trang bị những kiến thức, kinh nghiệm quý giá trong suốt thời gian học tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS. Lê Quang Trực đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập cũng như hoàn thành tốt bài khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc và các anh chị làm việc tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp những thông tin và hỗ trợ đầy đủ số liệu trong suốt thời gian thực tập tại Công ty. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên em hoàn thành tốt bài khóa luận này. Mặc dù đã cố gắng nổ lực hết mình để thực hiện các yêu cầu và mục đích đặt ban đầu ra nhưng những kiến thức và kinh nghiệm của em vẫn còn nhiều hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 04 năm 2021 Sinh viên Trần Thị Thu Thảo i
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN: Doanh nghiệp KPIs (Key Performance Indicator): Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc SEM (Search Engine Marketing): Marketing thông qua công cụ tìm kiếm SEO (Search Engine Optimization): Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm PPC (Pay Per Click): Trả tiền theo Click SPSS (Statistical Package for the Social Sciences): Phầm mềm phân tích thống kê cho các ngành khoa học xã hội NXB: Nhà xuất bản ii
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1 So sánh Truyền thông trực tuyến và Marketing truyền thống ......................14 Bảng 2. 1 Các khóa học tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức .........................28 Bảng 2. 2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức giai đoạn 2017-1019 ......................................................................................................31 Bảng 2. 3 Số lượng học viên theo học tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức giai đoạn 2017-2019 .............................................................................................................34 Bảng 2. 4 Chi phí Marketing của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức giai đoạn 2017 - 2019....................................................................................................................36 Bảng 2. 5 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................46 Bảng 2. 6 Đặc điểm hành vi khách hàng .......................................................................49 Bảng 2. 7 Kiểm định One Sample T-test về đánh giá của khách hàng đối với Website của trung tâm .................................................................................................................52 Bảng 2. 8 Kiểm định One Sample T-test về đánh giá của khách hàng đối với trang Fanpage của trung tâm...................................................................................................54 Bảng 2. 9 Kiểm định One Sample T-test về đánh giá của khách hàng đối với Email của trung tâm........................................................................................................................56 Bảng 2. 10 Ý định của học viên đối với Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức......59 iii
  6. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1 Mô hình truyền thông trong marketing ...........................................................9 Hình 2. 1 Logo Công ty Cổ phần Hồng Đức.................................................................23 Hình 2. 2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Hồng Đức............................................................25 Hình 2. 3 Giao diện Website hongduc.com.vn..............................................................37 Hình 2. 4 Tốc độ tải trang đối với thiết bị di động ........................................................38 Hình 2. 5 Tốc độ tải trang đối với máy tính bàn ...........................................................39 Hình 2. 6 Tổng số lượt truy cập website của trung tâm ................................................40 Hình 2. 7 Tỷ lệ thiết bị truy cập website của trung tâm ................................................40 Hình 2. 8 Tổng quan về website của trung tâm.............................................................41 Hình 2. 9 Kênh lưu lượng truy cập................................................................................42 Hình 2. 10 Tỷ lệ các từ khóa tìm kiếm của trung tâm ..................................................42 Hình 2. 11 Trang Fanpage của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức ....................43 Hình 2. 12 Số người tiếp cận các bài viết trên fanpage.................................................44 Hình 2. 13 Thống kê các hoạt động tương tác của khách hàng trên Fanpage...............44 Hình 3. 1 Thông tin Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức thể hiện dưới bài đăng trên Facebook ................................................................................................................64 iv
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ học viên đã từng tìm kiếm thông tin về Trung tâm thông qua Internet trước khi đăng kí học .....................................................................................................48 Biểu đồ 2.2 Thể hiện tỷ lệ khách hàng đã từng truy cập vào website của trung tâm....51 Biểu đồ 2.3 Thể hiện tỷ lệ khách hàng đã từng truy cập vào Fanpage của trung tâm ..53 Biểu đồ 2. 4 Thể hiện tỷ lệ khách hàng từng nhận email của trung tâm .......................55 Biểu đồ 2. 5 Mức độ hài lòng của học viên sau khi lựa chọn Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức................................................................................................................58 v
  8. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2 2.1 Mục tiêu chung .........................................................................................................2 2.2 Mục tiêu cụ thể..........................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................2 3.1 Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................2 3.2 Đối tượng khảo sát ....................................................................................................2 3.3 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................................2 4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp..................................................................2 4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ...................................................................3 4.2 Kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu...........................................................................5 5. Bố cục đề tài................................................................................................................6 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................7 1.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................................7
  9. 1.1.1 Truyền thông marketing .......................................................................................7 1.1.1.1 Khái niệm truyền thông marketing.....................................................................7 1.1.1.2 Vai trò của truyền thông marketing....................................................................7 1.1.1.3 Các công cụ truyền thông marketing..................................................................8 1.1.1.4 Mô hình truyền thông marketing........................................................................8 1.1.1.5 Các bước xây dựng chương trình truyền thông marketing ................................9 1.1.2 Giới thiệu về truyền thông trực tuyến.................................................................12 1.1.2.1 Khái niệm .........................................................................................................12 1.1.2.2 Vai trò của truyền thông trực tuyến..................................................................12 1.1.2.3 So sánh giữa truyền thông trực tuyến và Marketing truyền thống...................13 1.1.2.4 Phân tích các công cụ truyền thông trực tuyến ................................................14 1.1.2.4.1 Quảng cáo trên mạng xã hội...........................................................................14 1.1.2.4.2 Website...........................................................................................................16 1.1.2.4.3 Email marketing .............................................................................................16 1.1.2.4.4 Marketing thông qua công cụ tìm kiếm SEM ................................................17 1.1.2.4.5 Quảng cáo trực tuyến .....................................................................................18 1.1.3 Đánh giá hoạt động truyền thông marketing trực tuyến.....................................18 1.2 Cơ sở thực tiển ........................................................................................................21 1.3 Bình luận các nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................................22 1.4 Tóm tắt chương 1 ....................................................................................................22 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN HỒNG ĐỨC ............................................23 2.1 Tổng quan về Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức.........................................23 2.1.1 Giới thiệu chung ...................................................................................................23 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ....................................................24
  10. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................24 2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm..............................................................26 2.1.5 Sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức .....................27 2.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm ................................................30 2.2 Đánh giá hoạt động truyền thông trực tuyến tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức ......................................................................................................................35 2.2.1 Mục tiêu của hoạt động truyền thông trực tuyến..................................................35 2.2.2 Phân bổ ngân sách Marketing...............................................................................35 2.2.3 Các công cụ truyền thông trực tuyến mà Trung tâm đang áp dụng .....................37 2.2.3.1 Kênh Website ....................................................................................................37 2.2.3.2 Kênh Facebook ..................................................................................................42 2.2.3.3 Kênh Email ........................................................................................................45 2.3 Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động truyền thông trực tuyến tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức........................................................................................45 2.3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................................................45 2.3.2 Đặc điểm hành vi khách hàng ..............................................................................48 2.3.3 Đánh giá của khách hàng về các hoạt động truyền thông online của trung tâm thông qua các kênh ........................................................................................................50 2.3.3.1 Đối với kênh Website của trung tâm .................................................................51 2.3.3.2 Đối với kênh Facebook của trung tâm ..............................................................53 2.3.3.3 Đối với kênh Email của trung tâm.....................................................................55 2.3.4 Đánh giá chung về hoạt động truyền thông trực tuyến của trung tâm .................57 2.3.5 Tác động của truyền thông trực tuyến đối với hành vi và nhận thức của học viên Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức......................................................................58 2.4 Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................60
  11. CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN HỒNG ĐỨC ................................................................................61 3.1 Định hướng mục tiêu phát triển các hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức.................................................................................61 3.2 Giải pháp cho hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức ......................................................................................................................62 3.2.1 Giải pháp về chi phí marketing...........................................................................62 3.2.2 Thực hiện truyền thông trực tuyến một cách có chiến lược ...............................62 3.2.3 Giải pháp cho các công cụ truyền thông trực tuyến ...........................................63 3.2.3.1 Đối với công cụ Website ..................................................................................63 3.2.3.2 Đối với công cụ Facebook................................................................................63 3.2.3.3 Đối với công cụ Email marketing ....................................................................64 3.3 Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................65 PHẦN III: KẾT LUẬN ...............................................................................................66 1. Kết luận .....................................................................................................................66 2. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo..............................67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................68 PHỤ LỤC .....................................................................................................................70
  12. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã xóa đi mọi rào cản về không gian và thời gian. Từ khi xuất hiện internet, ngành marketing đã có nhiều thay đổi vô cùng lớn. Các phương tiện truyền thông như tivi, báo chí đang ngày càng kém thu hút đối với doanh nghiệp do hiệu quả của hoạt động marketing qua những kênh này ngày càng giảm sút. Thay vào đó, internet lại nổi lên như một trong những phương thức giúp các chủ doanh nghiệp thu hút được lượng khách hàng lớn trong khoảng thời gian ngắn nhất mà vẫn tiết kiệm được chi phí một cách tối đa. Theo báo cáo Việt Nam Digital 01/2021 do We Are Social và Hootsuite thống kê, tỷ lệ người sử dụng Internet là hơn 68 triệu người, chiếm 70% dân số. Nếu thời gian trước đây, người tiêu dùng tìm đến tờ báo tiếp thị hằng ngày để tìm kiếm tin tức về sản phẩm thì bây giờ sự lựa chọn của họ là đọc tin tức trên mạng Internet. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đang dần chuyển dịch từ kinh doanh truyền thống sang môi trường Internet, chủ yếu tập trung đầu tư nguồn lực vào truyền thông trực tuyến. Tầm quan trọng của truyền thông trực tuyến được đưa lên hàng đầu. Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội, truyền thông tác động đến nhận thức của con người và từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử. Nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết tiếp cận với sản phẩm dịch vụ một cách dễ dàng hơn, cũng từ đó giúp tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ. Để có thể cạnh tranh trên thị trường, các trung tâm kế toán không chỉ cần cung cấp những khóa học chất lượng tốt, mức giá cạnh tranh mà còn phải có những hoạt động truyền thông thích hợp. Trước sự cạnh tranh rất mạnh mẽ từ các trung tâm khác ở thị trường Thành phố Huế thì Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức đã không ngừng nâng cao các hoạt động truyền thông trực tuyến để quảng báo thương hiệu và sản phẩm của mình, dễ dàng giới thiệu các khóa học của mình cũng như chuyển tải hình ảnh, thông điệp đến các khách hàng một cách tốt hơn nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc thu hút học viên, nâng cao uy tín của công ty. Nghiên cứu này nhằm chỉ ra các hoạt động truyền thông trực tuyến mà Trung tâm sử dụng trong suốt quá trình hoạt động. Đồng thời, từ đó có thể đóng góp những ý tưởng giúp nâng cao hoạt động truyền thông trực tuyến đến với khách hàng nhằm khẳng định vị thế, nâng cao mức độ cạnh tranh. Với mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn nữa về lĩnh vực này tôi đã 1
  13. quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức” làm khóa luận tốt nghiệp cuối khóa. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Thông qua khảo sát, đánh giá hoạt động truyền thông trực tuyến tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông trực tuyến tại trung tâm giúp thu hút khách hàng. 2.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề sau: - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động truyền thông trực tuyến - Đánh giá hoạt động truyền thông trực tuyến của trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức. 3.2 Đối tượng khảo sát Các học viên đã và đang tham gia các khóa học tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức. 3.3 Phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu này chỉ chú trọng tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm trên ba công cụ chủ yếu: Website, Facebook và Email. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức trên địa bàn Thành Phố Huế, đồng thời thông qua khảo sát trực tuyến. - Phạm vi thời gian: + Số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ 2017-2019 + Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 01/2021 đến tháng 03/2021 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 2
  14. Dữ liệu thứ cấp thu thập được do Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức cung cấp như: lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức các phòng ban, bộ phận, số liệu, tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm, ... Thu thập các lý thuyết, cách thức xây dựng, thực hiện và nghiên cứu các hoạt động truyền thông trực tuyến thông qua Website, mạng xã hội, Email,… Thu thập, tìm kiếm các thông tin thông qua sách, báo tạp chí chuyên ngành, qua các bài báo, bài chia sẻ trên website chuyên ngành. Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhân viên trong trung tâm để xem tình hình hoạt động của trung tâm, các hoạt động truyền thông trực tuyến đã được áp dụng tại trung tâm thực hiện nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng thông tin được thu thập và kế thừa có chọn lọc các cơ sở dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu các khóa luận, luận văn, các đề tài nghiên cứu trước đó tại các website uy tín, tại thư viện trường Đại học Kinh Tế Huế để tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến hoạt động truyền thông trực tuyến, các công cụ truyền thông làm cơ sở cho việc làm bảng hỏi và tiến hành điều tra khách hàng. 4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp - Nghiên cứu định tính: Thu thập số liệu bằng cách sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các nhân viên, những người thực hiện các hoạt động liên quan đến truyền thông trực tuyến cho Trung tâm để biết được các hoạt động truyền thông trực tuyến mà trung tâm đã triển khai trong thời gian qua. Sử dụng các câu hỏi để thực hiện việc phỏng vấn rồi tiến hành ghi chép các thông tin có thể phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Các câu hỏi dùng để phỏng vấn như: + Mục tiêu hoạt động của truyền thông trực tuyến? + Các công cụ truyền thông trực tuyến mà công ty đang sử dụng? + Chi phí để phát triển các công cụ truyền thông trực tuyến? + Quy trình để thực hiện hoạt động truyền thông trực tuyến? - Nghiên cứu định lượng: + Điều tra các học viên đã và đang tham gia các khóa học tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức thông qua bảng hỏi được thiết kế sẵn. Tiến hành thực hiện khảo sát thử 20 học viên xem họ có đồng ý cung cấp những thông tin được hỏi hay không, từ ngữ trong bảng hỏi có dễ hiểu hay không, nhằm lượng hóa những phản ứng của người được phỏng vấn về độ dài của phiếu điều tra và nhận xét đối với các câu hỏi và đáp án trả lời được đưa ra trong phiếu điều tra, từ đó điều chỉnh lại bảng hỏi và phỏng vấn chính thức. + Thống kê các thông tin, mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ từ các bảng hỏi điều tra từ khách hàng của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng 3
  15. Đức để xem hiệu quả của các hoạt động truyền thông trực tuyến mà Trung tâm đã triển khai. Từ đó, có thể lượng hóa, đo lường, phản ánh và đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông trực tuyến. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm thang đo định danh, thang đo thứ bậc và thang đo Likert: - Thang đo định danh được sử dụng để đo các biến như giới tính, nghề nghiệp, nguồn thông tin tiếp cận, loại sản phẩm/dịch vụ sử dụng… - Thang đo thứ bậc được sử dụng để đo các biến tuổi tác, thu nhập nhằm phân loại các câu trả lời giữa các nhóm được phỏng vấn. - Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo các biến định lượng nhằm đánh giá các hoạt động truyền thông online mà trung tâm thực hiện dưới góc độ khách hàng. Thang đo Likert gồm 5 mức độ từ 1 – Rất không đồng ý đến 5 – Rất đồng ý.  Phương pháp chọn mẫu và xác định kích thước mẫu  Phương pháp xác định kích thước mẫu Kích thước mẫu nghiên cứu được xác định theo công thức Cochran (1977) như sau: ⁄ (1 − ) = Trong đó: n: Số lượng mẫu cần cho nghiên cứu Z: là giá trị biến thiên chuẩn được tính sẵn trong bảng ứng với độ tin cậy (1 – ). Với mức ý nghĩa = 0,05 thì độ tin cậy (1- ) = 0,95 nên / = 1,96 : tỷ lệ tổng thể : sai số mẫu cho phép nằm trong khoảng 5% - 10%, với nghiên cứu này ta chọn = 9% = 0,09 Để đảm bảo kích thước mẫu là lớn nhất và được ước lượng có độ an toàn nhất thì (1- ) phải đạt cực đại. Tức là p phải nhận giá trị mà tại đó đạo hàm riêng của p là ’ = 2 – 1 = 0. Do đó ta chọn = 0,5 thì (1- ) = 0,5, ta có số quan sát trong mẫu theo công thức là: , × , ×( , ) = = 119 , 4
  16. Để đảm bảo cho việc nghiên cứu, số mẫu đề nghị là 150% số mẫu theo công thức trên, tức là số mẫu cần thực hiện điều tra là: n = 119*150% = 180. Vì vậy tôi quyết định tiến hành khảo sát 180 khách hàng để phục vụ việc nghiên cứu.  Phương pháp chọn mẫu: Với vấn đề nghiên cứu này, tác giả chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đối với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận được, lấy đủ số quan sát theo kích thước mẫu. Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà có khả năng gặp được đối tượng để điều tra, không cần quan tâm đến tính đại diện của mẫu. Cách thức chọn mẫu: Từ cơ sở dữ liệu của trung tâm với danh sách học viên đang tham gia các khóa học tại trung tâm. Cụ thể là tại các lớp học, khi học viên đến học, người điều tra có thể gặp bất cứ học viên nào mà họ gặp để xin khảo sát điều tra. Nếu học viên này không đồng ý thì chuyển sang học viên khác. Bên cạnh đó, trong quá trình thực tập tại trung tâm, những học viên nào đến nhận chứng chỉ thì tác giả có thể xin khảo sát điều tra học viên đó. Ngoài ra, có thể gửi bảng hỏi online được tạo trên Google Form để học viên điền vào. 4.2 Kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu  Đối với dữ liệu thứ cấp: Sau khi tiến hành thu thập các dữ liệu, tiến hành việc kiểm tra, xác minh tính chính xác của dữ liệu, sau đó sử dụng các phương pháp sau để phục vụ cho việc nghiên cứu: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng hợp các số liệu, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm từ 2017 – 2019. - Phương pháp so sánh: tiến hành so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm của kì trước so với kì sau.  Đối với dữ liệu sơ cấp: Sau khi tiến hành điều tra, thu thập xong các bảng hỏi, tiến hành làm sạch, mã hóa dữ liệu vào máy tính, xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0  Một số phương pháp phân tích, xử lý số liệu được sử dụng: Thống kê mô tả: Được sử dụng để mô tả quy mô tổng thể điều tra, mô tả các biến: giới tính, thu nhập, nghề nghiệp,… và đánh giá các đặc điểm của mẫu điều tra như giá trị trung bình (mean), phần trăm (Percent), độ lệch chuẩn (Std Deviation),… của các biến quan sát. Kiểm định giá trị trung bình One Sample T- test: là phép kiểm định giả thuyết về trung bình của tổng thể, được dùng trong trường hợp ta muốn phân tích mối 5
  17. liên hệ giữa giá trị trung bình của một tổng thể định lượng với một giá trị cụ thể xác định. Sử dụng kiểm định One Sample T – test nhằm kiểm định các đánh giá của khách hàng về các kênh truyền thông để đưa ra biện pháp thích hợp. Giả thuyết: H0: µ = µ 0 (Khách hàng đồng ý với mức đánh giá này) H1: µ # µ 0 (Khách hàng không đồng ý với mức đánh giá này) Với mức ý nghĩa α = 5%: Nếu Sig ≤ 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0 Nếu Sig > 0.05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 5. Bố cục đề tài Phần I: Đặt vấn đề Trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Đánh giá hoạt động truyền thông trực tuyến tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức Phần III: Kết luận 6
  18. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Truyền thông marketing 1.1.1.1 Khái niệm truyền thông marketing Theo Philip Kotler (2002), truyền thông marketing là các hoạt động truyền thông tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản thân của doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sản phẩm và mua sản phẩm của doanh nghiệp. Truyền thông marketing có các mục đích cơ bản là thông báo, thuyết phục và nhắc nhở đối tượng nhận tin về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Qua các nội dung thông điệp, doanh nghiệp thông báo cho khách hàng về sự có mặt của doanh nghiệp, của sản phẩm trên thị trường, thuyết phục họ về các ưu việt của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh và nhắc nhở họ nhớ đến sản phẩm khi họ có nhu cầu. Truyền thông marketing còn được gọi bằng thuật ngữ tương đương là xúc tiến (marketing promotion), là một trong bốn thành tố của marketing mix. 1.1.1.2 Vai trò của truyền thông marketing Truyền thông marketing là một thành tố quan trọng có vai trò hỗ trợ đắc lực cho các chiến lược marketing mix khác Giúp doanh nghiệp đạt mức tiêu dùng và mức thỏa mãn người tiêu dùng cao nhất. Giúp cung cấp thật phong phú các chủng loại hàng và giành tiêu dùng quyền lựa chọn lớn nhất. Ngoài ra, còn giúp nâng cao hết mức chất lượng đời sống của người tiêu dùng. Marketing giúp kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, nắm bắt thị trường – nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Thông qua chiến lược truyền thông marketing, doanh nghiệp thông tin cho khách hàng tiềm năng biết được những lợi thế, giá trị, lợi ích của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Do vậy, chiến lược truyền thông marketing giúp doanh nghiệp tăng doanh số của các sản phẩm hiện tại, tạo ra sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với sản phẩm mới và xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp sẽ sản xuất ra sản phẩm trước rồi mới áp dụng các hình thức marketing để tiêu thụ hàng hóa. Các hình thức của marketing truyền thống là sử 7
  19. dụng các phương tiện như tivi, radio, báo chí để quảng cáo; tổ chức sự kiện; phát tờ rơi; gửi thư giới thiệu hoặc cảm ơn, tặng quà cho khách hàng,… 1.1.1.3 Các công cụ truyền thông marketing Theo TS. Nguyễn Thị Minh Hòa, ThS. Lê Quang Trực, ThS. Phan Thị Thanh Thủy, Giáo trình Quản trị Marketing (2015), NXB Đại học Huế, Trường Đại học Kinh Tế, Chương 9, các công cụ truyền thông bao gồm: Quảng cáo: là hoạt động sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng mà công ty thực hiện để giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của mình cho thị trường, khách hàng mục tiêu để có thể tạo được ấn tượng về sản phẩm của công ty đối với khách hàng. Các phương tiện này có thể là các phương tiện phát thanh (radio, tivi); phương tiện in ấn (báo, tạp chi); mạng truyền thông (điện thoại, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh) và phương tiện truyền thông điện tử (băng ghi âm, băng video) và phương tiện truyền thông hiển thị (biển quảng cáo, bảng hiệu). Khuyến mãi: các ưu đãi ngắn hạn để khuyến khích dùng thử hoặc mua sản phẩm hay dịch vụ, bao gồm khuyến mãi cho người tiêu dùng, khuyến mãi cho trung gian và khuyến mãi cho lực lượng bán hàng. Bán hàng cá nhân: việc tương tác với một hoặc nhiều khách hàng tiềm năng để thuyết minh, trả lời câu hỏi và thúc đẩy việc mua sắm hay có được đơn đặt hàng. Quan hệ công chúng: là việc xây dựng mối quan hệ tốt bằng cách giành lấy thiện cảm từ giới công chúng, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tích cực, xử lý những tin đồn, câu chuyện và sự kiện bất lợi của doanh nghiệp. Marketing trực tiếp: là những mối liên kết trực tiếp với từng khách hàng mục tiêu đã được lựa chọn cẩn thận để có thể vừa thu được phản hồi lập tức, vừa nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 1.1.1.4 Mô hình truyền thông marketing Muốn đạt hiệu quả trong truyền thông, các doanh nghiệp cần phải hiểu sự truyền thông hoạt động như thế nào, nắm được những yếu tố cơ bản truyền thông và các mối quan hệ của quá trình truyền thông. Mô hình truyền thông gồm 9 phần tử dưới đây. Hai phần tử thể hiện các bên chủ yếu tham gia truyền thông là người gửi và người nhận. Hai phần tử khác đại diện cho các công cụ truyền thống là thông điệp và kênh truyền thông. Bốn yếu tố khác tiêu biểu cho chức năng truyền thông là mã hóa, giải mã, phản ứng đáp lại và thông tin phản hồi. Phần tử cuối cùng là sự nhiễu tạp. 8
  20. Thông điệp Người gửi Mã hóa Giải mã Người nhận Phương tiện truyền thông Nhiễu Phản hồi Phản ứng đáp lại Hình 1. 1 Mô hình truyền thông trong marketing (Nguồn: https://voer.edu.vn/ ) Sau đây là định nghĩa của những phần tử cấu thành quá trình này: - Người gửi: bên gửi thông tin cho bên kia. - Mã hóa: quá trình thể hiện ý nghĩ dưới dạng kí hiệu. - Thông điệp: tập hợp những kí hiệu do người gửi truyền đi. - Phương tiện truyền thông: thông tin có thể được truyền đi đến người nhận bằng các phương tiện như: truyền hình, truyền thanh, báo chí, Internet,… - Giải mã: quá trình người nhận gắn ý nghĩa cho những kí hiệu mà người gửi truyền đi. - Người nhận: là bên nhận thông điệp do bên kia chuyển đến. - Phản ứng đáp lại: là tập hợp những phản ứng của người nhận nảy sinh do tiếp xúc với thông tin. - Phản hồi: phần phản ứng đáp lại mà người nhận thông báo cho người gửi biết. - Nhiễu: trong quá trình truyền tải thông tin có xuất hiện những hình ảnh ngoài dự kiến của môi trường hay những méo mó làm cho những thông tin đến người nhận khác với thông tin do người gửi truyền đi. 1.1.1.5 Các bước xây dựng chương trình truyền thông marketing 9
nguon tai.lieu . vn