Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ======  ====== TRẦN QUANG HƯNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY MƠ TAM THỂ (Paederia lanuginosa Wall.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ======  ====== TRẦN QUANG HƯNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY MƠ TAM THỂ (Paederia lanuginosa Wall.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC KHÓA: QH.2016.Y NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. ĐỖ THỊ HÀ PGS.TS. VŨ ĐỨC LỢI Hà Nội – 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Thị Hà – khoa Hóa phân tích - Tiêu chuẩn, Viện Dược liệu Trung ương và PGS.TS. Vũ Đức Lợi – Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu - Dược học cổ truyền, trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Em xin cảm ơn Bộ môn Dược liệu - Dược học cổ truyền, Bộ môn Bào chế và Công nghệ dược phẩm, trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện và cung cấp đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, cho phép em thực hiện các nghiên cứu trong đề tài khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, các quý thầy cô trong trường Đại học Y Dược dạy đã dạy dỗ, trang bị kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cuộc sống cho em trong suốt 5 năm theo học tại trường. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời nhận xét, chỉ bảo của quý thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2021 Sinh viên Trần Quang Hưng
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT STT Ký hiệu, viết tắt Ý nghĩa 1 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (Proton Nuclear 1 H -NMR Magnetic Resonance Spectroscopy) 13 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C (Carbon 13 Nuclear 2 C -NMR Magnetic Resonance Spectroscopy) 3 br s Broad singlet 4 CD3OD Deuterated methanol 5 d Doublet 6 dd Doublet of doublets 7 DMSO Dimethyl sulfoxid Phổ khối ion hóa phun điện tử (Electrospray ionization 8 ESI-MS - mass spectrometry) 9 EtOAc Ethyl acetat 10 EtOH Ethanol 11 m Multiplet 12 m/z Khối lượng/điện tích (Mass to charge ratio) 13 MeOH Methanol Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimal inhibitory 14 MIC concentration) 15 ppm 10-6 (parts per million) 16 s Singlet 17 v/v Thể tích/thể tích
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng biểu Tên bảng biểu Trang Bảng 1.1 Phân bố các loài thuộc chi Paederia ở Việt Nam 4 Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong lá cây Bảng 3.1 26 Mơ tam thể bằng phương pháp hóa học Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của LT1 và chất Bảng 3.2 30 tham khảo Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của LT2 và chất Bảng 3.3 31 tham khảo
  6. DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 1.1 Mơ tam thể (Paederia lanuginosa) 5 Hình 1.2 Một số iridoid glucosid 7 Hình 1.3 7 hợp chất anthraquinon từ rễ cây Mơ tam thể 8 Hình 1.4 Một số hợp chất phân lập từ lá Mơ tam thể, Nhật Bản (2011) 9 Hình 3.1 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng cây Mơ tam thể 21 Hình 3.2 Đặc điểm cơ quan sinh sản cây Mơ tam thể 22 Hình 3.3 Đặc điểm vi phẫu thân cây Mơ tam thể 23 Hình 3.4 Đặc điểm vi phẫu lá cây Mơ tam thể 24 Hình 3.5 Đặc điểm vi phẫu bột lá cây Mơ tam thể 25 Hình 3.6 Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ lá cây Mơ tam thể 27 Sơ đồ phân lập 2 hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá Hình 3.7 28 cây Mơ tam thể Hình 3.8 Cấu trúc hóa học của hợp chất LT1 29 Hình 3.9 Cấu trúc hóa học của hợp chất LT2 31
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................ 3 1.1. Tổng quan về chi Paederia ......................................................................... 3 1.1.1. Vị trí phân loại chi Paederia ............................................................. 3 1.1.2. Phân bố loài và đặc điểm thực vật của chi Paederia ........................ 3 1.2. Tổng quan về cây Mơ tam thể (Paederia lanuginosa) ............................... 4 1.2.1. Phân bố của cây Mơ tam thể ............................................................. 4 1.2.2. Đặc điểm thực vật cây Mơ tam thể .................................................... 5 1.2.3. Thành phần hóa học .......................................................................... 6 1.2.4. Tác dụng dược lí ................................................................................ 9 1.2.5. Công dụng theo Y học cổ truyền ...................................................... 11 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 13 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 13 2.1.1. Nguyên liệu ...................................................................................... 13 2.1.2. Hóa chất, thiết bị ............................................................................. 13 2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 14 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu về đặc điểm thực vật............................... 14 2.2.2. Phương pháp định tính các nhóm chất hữu cơ có trong lá cây Mơ tam thể ........................................................................................................ 15 2.2.3. Phương pháp chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất có trong lá cây Mơ tam thể ................................................................ 19 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ....................................................... 21 3.1. Kết quả mô tả đặc điểm thực vật............................................................... 21 3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái thực vật ................................................... 21 3.1.2. Đặc điểm vi phẫu của cây Mơ tam thể ............................................ 23 3.1.3. Đặc điểm bột dược liệu .................................................................... 25
  8. 3.2. Kết quả định tính các nhóm chất có trong lá cây Mơ tam thể .................. 26 3.3. Kết quả chiết xuất, phân lập, xác định cấu trúc của một số hợp chất ....... 27 3.3.1. Chiết các phân đoạn từ lá cây Mơ tam thể ...................................... 27 3.3.2. Phân lập các hợp chất bằng sắc ký cột ........................................... 28 3.3.3. Kết quả xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được ........... 29 3.4. Bàn luận .................................................................................................... 32 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 36
  9. MỞ ĐẦU Nghiên cứu các bài thuốc cổ truyền và các hợp chất trong dược liệu là một trong những hướng phát minh thuốc mới. Đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, con người lại ngày càng có xu hướng trở về với thiên nhiên. Tìm đến cây cỏ thân thuộc gần gũi để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Tác dụng chữa bệnh thần kỳ của các loại dược liệu cũng là một trong những lý do thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu, khám phá. Nằm tại vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cùng với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng rừng vàng, biển bạc. Trong đó nguồn tài nguyên thực vật đa dạng với khoảng gần 4000 loài đã được sử dụng làm thuốc. Bởi vậy, phát triển các sản phẩm từ dược liệu rất được nước ta quan tâm. Trên thế giới, chi Paederia (họ cà phê Rubiaceae) là một chi nhỏ với 31 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [13,32]. Ở nước ta có 5 loài thuộc chi Paederia đều là cây thân leo với những tên gọi quen thuộc như: mơ tam thể, mơ tròn, mơ leo,…[1,3]. Chúng được sử dụng ở nhiều địa phương như một loại rau sống ăn kèm nhiều món, giúp hỗ trợ đường tiêu hóa, nhất là khi dùng các món có nhiều đạm hay tươi sống dễ gây đầy bụng, khó tiêu, mẩn ngứa hoặc tiêu chảy [4]. Tuy nhiên 5 loài cây này hơi khác nhau về đặc điểm thực vật và tác dụng trị liệu. Nghiên cứu về chúng là cần thiết để nhận biết loài và xác định tiềm năng cũng như nâng cao giá trị sử dụng. Cây Mơ tam thể (Paederia lanuginosa Wall.) hay còn gọi mơ lông được trồng ở nhiều địa phương trên nước ta từ đồng bằng cho tới miền núi [3]. Các bộ phận của cây đặc biệt là lá đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian giúp lợi tiểu, chữa nhiễm trùng, nhiễm giun sán. Nhưng thông dụng nhất vẫn là chữa các bệnh về đường tiêu hoá như kiết lỵ, tiêu chảy [2,3]. Theo các nghiên cứu đã công bố, các anthraquinon trong cây Mơ tam thể cho hoạt tính kháng khuẩn mạnh [23]. Một số tác dụng khác như chống oxi hóa [11], kháng virus [18], bảo vệ gan [8,10] đã được xác nhận. Tuy nhiên số lượng các nghiên cứu về cây Mơ tam thể ở nước ta chưa có nhiều. Do vậy, để góp phần xây dựng cơ sở khoa học nhận biết loài, 1
  10. về thành phần hóa học của loài, ứng dụng cây Mơ tam thể nhiều hơn nữa trong cuộc sống, chúng tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Mơ tam thể (Paederia lanuginosa Wall.)” với những mục tiêu sau: 1. Mô tả được đặc điểm thực vật và xác định được tên khoa học của mẫu cây Mơ tam thể. 2. Định tính được các nhóm chất có trong lá cây Mơ tam thể. 3. Chiết xuất, phân lập, xác định được cấu trúc của một số hợp chất từ lá cây Mơ tam thể. 2
  11. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chi Paederia 1.1.1. Vị trí phân loại chi Paederia Theo hệ thống phân loại thực vật APG IV [27] và hệ thống phân loại thực vật có hoa của của Armen Takhtajan [28], vị trí của chi Paederia như sau: Giới Thực vật (Planta) Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) Phân lớp Hoa Môi (Lamiidae) Bộ Cà Phê (Rubiales) Họ Cà Phê (Rubiaceae) Chi Paederia 1.1.2. Phân bố loài và đặc điểm thực vật của chi Paederia 1.1.2.1. Phân bố các loài trong chi Paederia Chi Paederia (Rubiaceae) là một chi nhỏ chỉ gồm 31 loài [13,32], thể hiện sự phân bố chủ yếu là cây nhiệt đới và cận nhiệt đới; với đa số các loài ở châu Á (16 loài), Madagascar – châu Phi và Nam Mỹ [4,13,32]. Các loài trong chi Paederia là một nhóm dây leo thân gỗ, một dạng sinh trưởng không đặc biệt phổ biến trong họ Rubiaceae. Hầu như tất cả các cây trong chi Paederia đều phát mùi khó chịu với các iridoid glucosid chứa lưu huỳnh khi làm dập thân hay lá [13]. Theo mô tả trong hai cuốn “Cây cỏ Việt Nam”, “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, chi Paederia tại Việt Nam gồm có 5 loài, với một số thông tin cơ bản trong bảng sau: 3
  12. Bảng 1.1. Phân bố các loài thuộc chi Paederia ở Việt Nam [1,3] Loài Tên gọi khác Phân bố Phổ biến ở Việt Nam, còn có ở Ấn Paederia scandens Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Mơ leo (Lour.) Merr. Campuchia, Thái Lan, các nước nhiệt đới châu Á Paederia lanuginosa Mơ tam thể, trồng nhiều tại Việt Nam và Wall. mơ lông Myanmar Lâm Đồng, Đồng Nai, các tỉnh Paederia consimilis Mơ thon, rau đồng bằng sông Cửu Long. Còn có Pierre ex Pit. mơ ở Lào, Campuchia các tỉnh Hòa Bình, Hà Nội, Hà Mơ tròn, cây Nam, Ninh Thuận. Còn có ở Ấn Paederia foetida L. lá mơ Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia Paederia microcephala Mơ đầu nhỏ, các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương Pierre ex Pit. mơ rừng (Thủ Dầu Một) 1.1.2.2. Đặc điểm thực vật chi Paederia Các loài thuộc chi Paederia có thân cây mọc um tùm hoặc dạng dây leo thân gỗ. Lá mọc đối, có lông tơ, cuống lá dài, phiến lá thường hình elip hoặc hình mác, đôi khi hình tam giác hẹp, đỉnh thuôn nhọn. Cụm hoa mọc thành chùm, hình xim, trục dài, mảnh. Các đài hoa có các thùy hình tam giác hoặc hình trứng, tách biệt. Quả có màu trắng (hoặc hơi hồng, hoặc hơi xanh), bên ngoài có những sợi lông ngắn [12]. 1.2. Tổng quan về cây Mơ tam thể (Paederia lanuginosa) Tên khoa học: Paederia lanuginosa Wall., họ Cà phê (Rubiaceae). Tên tiếng Việt: Mơ tam thể, mơ lông [1,3]. Bộ phận dùng: Toàn cây [4], phần lá được dùng nhiều nhất [2,3]. 1.2.1. Phân bố của cây Mơ tam thể Cây mọc hoang ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin và Myanmar. Ở Việt Nam, cây mọc hoang và cũng được trồng làm thuốc 4
  13. hay gia vị từ đồng bằng cho đến miền núi. Cây thường được trồng vào mùa xuân, thu, ở các bờ rào, bờ ao có lùm bụi cho leo [2]. 1.2.2. Đặc điểm thực vật cây Mơ tam thể Cây Mơ tam thể thuộc dạng dây leo thân gỗ, sống lâu năm. Vỏ thân màu xanh hoặc hơi tím, bên ngoài được phủ nhiều lông tơ màu trắng [1,3]. Thân cây lâu năm có tiết diện tròn, với thân non thì hơi dẹp hình elip [1]. Lá đơn, mọc đối, cùng với thân cây có mùi đặc trưng khi bị làm dập. Phiến lá có gốc hình tim, đỉnh nhọn, dài 9-11 cm, rộng 4-6 cm, mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới ửng tím đỏ, có lông mịn ở cả hai mặt. Gân lá hình lông chim nổi phía mặt dưới, gồm 7-8 gân đôi [3]. Cuống lá có hình rãnh lòng máng nông hướng lên trên, màu xanh, dài 2-3 cm, cũng có nhiều lông trắng. Hai lá kèm ở giữa 2 cuống lá màu xanh, dạng vảy tam giác hoặc hình tim, dài 0,3-0,5 cm [1,3]. Hình 1.1. Mơ tam thể (Paederia lanuginosa) Cụm hoa xim hai ngả mọc từ nách lá hoặc ngọn cành, dài 10-50 cm [2]. Hoa nhỏ, không cuống, đều nhau, lưỡng tính; lá bắc dạng vẩy tam giác nhỏ. Đài hoa thường 5, rất ít 6, rời nhau, hình tam giác cao 1 mm, màu xanh có khi hơi tím, có 5
  14. lông trắng. Tràng hoa có 5-6 cánh đều, mặt ngoài có màu tím, mặt trong có màu trắng. Tràng hoa liền với nhau ở 2/3 phía dưới tạo thành ống tràng dài 0,5 cm, phần còn lại phía trên xòe ra dài 0,2 cm, mép ngoài có 3-4 thùy cạn uốn lượn không đều. Mặt trong ống tràng có nhiều lông tiết màu tím nhạt, dài 0,2-0,3 cm; mặt ngoài có nhiều lông màu trắng. Cây ra hoa vào tháng 7 – tháng 10 hàng năm. Bộ nhị gồm 5-6 nhị rời, đều nhau, đính ở đáy ống tràng xen kẽ giữa các cánh hoa. Chỉ nhị dạng sợi mảnh, màu hồng hoặc tím nhạt dài 0,2-0,25 cm. Bao phấn có 2 ô, màu trắng, thuôn dài 0,3-0,35 cm, nứt dọc, hướng trong, đính lưng. Bộ nhụy có bầu dưới hình chuông gồm 2 ô, mỗi ô có 1 noãn. Vòi nhụy ngắn, màu hồng nhạt. Hai đầu nhụy dạng sợi uốn lượn, dài 0,4-0,7 cm, màu hồng nhạt, có nhiều lông mịn màu trắng. Đĩa mật hình khoen bao quanh gốc vòi nhụy. Quả hình cầu có đài màu vàng nâu, bóng [2,3]. 1.2.3. Thành phần hóa học Qua định tính sơ bộ, thành phần hóa học trong cây Mơ tam thể cho thấy có sự hiện diện của các hợp chất: steroid, flavonoid, saponin, tanin, coumarin, glycosid, alcaloid và tinh dầu [7,9]. Từ năm 1979 trở về trước, tại Nhật Bản, các iridoid glucosid đã được tìm thấy trong cây Mơ tam thể. Trong đó có cả các iridoid chứa lưu huỳnh như paederosid (1), asperulosid (2) và acid paederosidic (3) được tìm thấy trong thân và lá [21,24]. Các chất này cũng được công bố trong một nghiên cứu tại Trung Quốc [29]. Năm 2002, tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập được bốn iridoid glucosid, ba trong số đó là dimeric từ dịch chiết methanol của rễ cây Mơ tam thể [25]. Cùng trong nghiên cứu này cũng phân lập được năm glucosid đã biết trước đó: paederosid, asperulosid, acid paederosidic, acid asperulosidic (4), geniposid (5) [25,30]; và bảy glucosid iridoid chứa lưu huỳnh [25]. 6
  15. 1 2 3 4 5 Hình 1.2. Một số iridoid glucosid Năm 2009, PGS.TS. Đặng Ngọc Quang đã phân lập được 7 hợp chất anthraquinon (6-12) từ rễ cây Mơ tam thể. Các anthraquinon này đều cho hoạt tính kháng khuẩn mạnh [23]. 7
  16. 6 7 8 9 10 11 12 Hình 1.3. 7 hợp chất anthraquinon từ rễ cây Mơ tam thể Năm 2011, từ lá của cây Mơ tam thể, các nhà khoa học tại Đại học Saga, Nhật Bản đã phân lập được 9 hợp chất bao gồm: acid 4-O-caffeoylquinic (13), acid chlorogenic (14), rutin (15), kaempferol 3-O-β-rutinosid (16), acid paederosid-paederosidic (17), quercetin 3-O-β-glucosid (18), kaempferol 3-O-β- glucosid (19), quercetin (20) và kaempferol (21) [22]. 8
  17. 13: R1= H, R2= caffeoyl 15: R1= OH, R2= rutinosyl 14: R1= caffeoyl, R2= H 16: R1= H, R2= rutinosyl 18: R1= OH, R2= glucosyl 19: R1= H, R2= glucosyl 20: R1= OH, R2= OH 21: R1= H, R2= OH Hình 1.4. Một số hợp chất phân lập từ lá Mơ tam thể, Nhật Bản (2011) Năm 2018, theo nhóm nghiên cứu của trường đại học Cần Thơ, từ cao ethyl acetat đã phân lập, tinh chế và định danh được năm hợp chất trong đó: 1-ethyl-O-β-D-glucopyranosid (22), kaempferol-7-O-α-L-rhamnopyranosid (23), 6-hydroxygeniposid (24) lần đầu tiên được phân lập từ cây Mơ tam thể; hai hợp chất còn lại là kaempferol (25) và 6-hydroxygeniposid (26) [9]. 1.2.4. Tác dụng dược lí 1.2.4.1. Tác dụng chống oxy hóa Nhóm nghiên cứu của trường đại học Nông Lâm, đại học Huế (2019) đã đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của lá mơ tam thể và so sánh với khả năng chống oxy hóa của mơ tròn (P. foetida, loài này đã có nhiều nghiên cứu công bố khả năng chống oxy hóa). Khả năng kháng oxy hóa của dịch chiết lá mơ tam thể được xác định bằng phương pháp ferric thiocyanat (FTC) và được so sánh với các chất kháng oxy hóa khác. Kết quả phân tích cho thấy rằng khả năng kháng oxy hóa trong mẫu tươi cao hơn mẫu khô. Khả năng kháng oxy hóa của dịch chiết lá mơ tam thể tương đương lá mơ tròn nhưng thấp hơn của vitamin C và E. Hai thành phần được cho là có khả năng kháng oxy hóa cao trong lá mơ tam thể là polyphenol và vitamin C đã được xác định với hàm lượng tương ứng là 32,91 và 30,13% [11]. Tác dụng kép ức chế alpha glucosidase và chống oxi hóa của lá mơ tam thể là do các hợp chất polyphenol [17]. Nghiên cứu invivo trên chuột mắc tiểu đường 9
  18. đã chỉ ra rằng những hợp chất này làm giảm stress oxy hóa thông qua khả năng thu gom các gốc oxy tự do và ngăn ngừa phá hủy tế bào [15]. Các hợp chất polyphenol trong các loại rau ăn có thể là nguồn chất chống oxi hóa tự nhiên có lợi cho sức khỏe con người [16]. 1.2.4.2. Tác dụng hạ đường huyết Các hợp chất polyphenol chống lại enzym thủy phân carbohydrat góp phần làm giảm tăng đường huyết sau ăn trong điều trị bệnh tiểu đường cũng đã được xác nhận có trong lá mơ tam thể. Hoạt động ức chế alpha glucosidase của các chất này cho thấy tiềm năng giúp hạ đường huyết trong điều trị tiểu đường [17]. 1.2.4.3. Tác dụng kháng khuẩn, kháng virus Theo nghiên cứu khả năng kháng vi khuẩn Helicobacter pylori từ dịch chiết ethanol của mơ tam thể. Kết quả mơ tam thể có hoạt tính kháng khuẩn tốt với MIC trong khoảng 3,1 – 4,7 mg/mL. Cho thấy loài này cũng có tiềm năng trong phòng ngừa và điều trị H. pylori kháng thuốc [18]. Cũng trong một nghiên cứu khác kiểm tra và sàng lọc về hoạt động chống H. pylori của các chất chiết xuất từ 50 cây thuốc dân gian phổ biến ở Đài Loan. Kết quả cho thấy mơ tam thể có khả năng kháng H. pylori lớn nhất [26]. Các anthraquinon có trong mơ tam thể cho hoạt tính kháng khuẩn mạnh. Bên cạnh đó là những hoạt tính sinh học quan trọng như tác dụng ức chế Epstein- Barr virus [14], tác dụng kháng virus khác và hoạt tính gây độc tế bào [23]. Dịch chiết của lá mơ tam thể ức chế vi khuẩn Bacillus pumilus, nước sắc và dịch chiết cồn theo phương pháp nóng, lạnh ức chế Escherichia coli; iridoids và tinh dầu đều ức chế tụ cầu vàng Staphylococcus aureus [7,29]. 1.2.4.4. Tác dụng bảo vệ gan Hiệu quả bảo vệ gan được khảo sát trên chuột tổn thương gan bằng carbon tetrachlorid (CCl4) pha trong dầu olive (tỉ lệ 1:4). Chuột được cho uống dịch chiết lá mơ tam thể liều 100, 200 và 400 mg/kg trọng lượng chuột/lần × 1 lần/ngày. Sau 4 tuần khảo sát, kết quả cho thấy dịch chiết lá mơ tam thể có hiệu quả bảo vệ gan 10
  19. dựa trên sự giảm hàm lượng enzym chỉ thị chức năng gan ở các liều khảo sát so với nhóm chuột không được điều trị. Kết quả phân tích mô bệnh học gan chuột được điều trị bằng lá mơ tam thể cho thấy mô gan được cải thiện so với nhóm đối chứng bệnh, sự cải thiện này tương đương với nhóm điều trị bằng silymarin. Chứng minh được hiệu quả của mơ tam thể trong hoạt động chống oxy hóa và bảo vệ gan [10]. Trong một nghiên cứu khác (2018) trên dòng tế bào HepG2 được gây tổn thương bởi CCl4 (1%), cho thấy cao chiết lá mơ tam thể không gây độc tính cho tế bào HepG2 ở nồng độ 500 µg/mL. Bên cạnh đó, thí nghiệm còn chứng minh cao chiết methanol lá mơ tam thể có hiệu quả trong việc bảo vệ tế bào gan kháng lại độc tính gây ra bởi CCl4 trên dòng tế bào HepG2 [8]. 1.2.4.5. Tác dụng chống tiêu chảy Tác dụng chống tiêu chảy của mơ tam thể đã được chứng minh qua nghiên cứu trên mô hình chuột tiêu chảy do dầu thầu dầu và magnesi sulfat. Dịch chiết ethanol 90% của lá mơ tam thể được đánh giá làm giảm đáng kể nhu động của đường tiêu hóa [19,20]. 1.2.5. Công dụng theo Y học cổ truyền Tính vị, tác dụng: vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng [3]. Nhân dân ta quen dùng lá mơ tam thể để chữa kiết lỵ, đi ngoài ra máu hoặc có sốt, hay đại tiện thất thường, ỉa chảy phân lổn nhổn: người ta lấy lá mơ tam thể (30g) thái nhuyễn trộn với một quả trứng gà, thêm vài hạt muối, đánh đều, dàn mỏng trên lá chuối, gói lại rồi lót thêm một lần lá chuối, đặt trên chảo, rang hoặc nướng cho chín, đến khi thấy cháy lá chuối dưới sém vào lá gói thì lật trên xuống dưới như đúc chả trứng cho chín mà ăn (không dùng mỡ). Ăn ngày 2 lần, trong 3- 5 ngày liền là khỏi [2,3]. Ðể trục giun kim và giun đũa, cũng dùng lá mơ tam thể giã nhỏ, cho tí muối ăn sống hoặc vắt lấy nước uống, uống liền 3 buổi sáng vào lúc đói thì giun ra. Ðể trừ giun kim, ngoài cũng dùng lá mơ tam thể một nắm 30g, chế vào 50ml nước 11
  20. chín, vắt lấy nước cốt bơm thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 20 phút vào lúc 8-9 giờ tối trước khi đi ngủ, giun sẽ bò ra [3]. Lá mơ tươi đem nướng rồi nhét lỗ tai trị viêm tai chảy máu mủ, chảy nước vàng [3]. Mơ tam thể còn có trong các bài thuốc chữa sôi bụng, ăn khó tiêu; chữa ho gà; chữa đau dạ dày và bí tiểu tiện [4]. Người dân Ấn Độ còn dùng cây này để uống trong và xoa bóp để chữa tê thấp; nước sắc cho thêm đường, gừng [2]. Tại Philipin, người dân uống nước sắc lá chữa bệnh sỏi thận, bí tiểu tiện [2]. Ở Bangladesh, lá mơ tam thể được giã nát dùng đắp chữa mụn nhọt [31]. Nhìn chung, các nghiên cứu về cây Mơ tam thể tại Việt Nam và trên thế giới đã công bố về một số hợp chất phân lập được từ các bộ phận cây: rễ, thân lá. Bên cạnh đó là một số tác dụng sinh học như chống oxi hóa, kháng khuẩn, kháng virus, bảo vệ gan,…Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu chưa nhiều. Do vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của loài này để làm cơ sở khoa học cho các kinh nghiệm sử dụng đã có, ứng dụng cây Mơ tam thể nhiều hơn nữa trong cuộc sống. 12
nguon tai.lieu . vn