Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC NGUYỄN THỊ HƯỜNG CHẨN ĐOÁN SỎI TÚI MẬT VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG TÚI MẬT BẰNG SIÊU ÂM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC Người thực hiện: NGUYỄN THỊ HƯỜNG CHẨN ĐOÁN SỎI TÚI MẬT VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG TÚI MẬT BẰNG SIÊU ÂM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH.2014.Y Người hướng dẫn: 1. TS.BS HOÀNG ĐÌNH ÂU 2. PGS.TS NGUYỄN VĂN SƠN Hà Nội – 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu, phòng Đào tạo khoa Y-Dược ĐH Quốc Gia Hà Nội; các thầy cô ở khoa Chẩn đoán hình ảnh, các anh chị ở khoa kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian lấy số liệu và hoàn thành khóa luận. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn Văn Sơn chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật y học, khoa Y-Dược, người thầy đã quan tâm, góp ý, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.BS.Hoàng Đình Âu, người đã dành nhiều thời gian quý báu để trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thầy đã quan tâm và có những góp ý cho tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, con xin cảm ơn gia đình đã luôn bên con, khích lệ động viên và giúp đỡ con vượt qua mọi khó khăn để có được ngày hôm nay. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày 9 tháng 06 năm 2020 Sinh viên Nguyễn Thị Hường
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoạn toàn bộ số liệu và kết quả thu được trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được sử dụng hay công bố trong bất kì tài liệu nào khác. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về những thông tin và số liệu đưa ra Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2020 Sinh viên Nguyễn Thị Hường
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CDCA : chenodeoxycholic acid( tên một loại thuốc tan sỏi) CLVT : cắt lớp vi tính DSA : Digital Subtraction Angiography( Chụp mạch số hóa xóa nền) OMC : ống mật chủ MRI : Magnetic Resonance Imaging( Chụp cộng hưởng từ) SA : siêu âm TC : triệu chứng TH : trường hợp TM : túi mật TSTM : tán sỏi túi mật UDCA : ursodeoxycholic acid ( tên một loại thuốc tan sỏi) VTMC : viêm túi mật cấp
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3 1.1 Giải phẫu, sinh lý đường mật ngoài gan, thành phần hóa học của sỏi ...... 3 1.1.1 Giải phẫu đường mật và túi mật ............................................................. 3 1.1.2 Sinh lý tạo mật và chức năng túi mật .................................................... 5 1.1.2.1 Sinh lý tạo mật .................................................................................. 5 1.1.2.2 Chức năng túi mật ............................................................................. 5 1.1.3 Phân loại và cơ chế hình thành sỏi ........................................................ 6 1.2 Chẩn đoán sỏi túi mật .................................................................................. 8 1.2.1. Chẩn đoán lâm sàng .............................................................................. 8 1.2.2. Cận lâm sàng .......................................................................................... 9 1.2.2.1 Xét nghiệm........................................................................................ 9 1.2.2.2. Chẩn đoán hình ảnh ......................................................................... 9 3.1 Các phương pháp điều trị. ........................................................................... 16 3.1.1 Nội khoa ................................................................................................ 16 3.1.2 Phẫu thuật............................................................................................. 16 3.1.3 Điều trị bảo tồn túi mật bằng tán sỏi qua da ......................................... 17 1.4 Tình hình các nghiên cứu sỏi túi mật tại Việt Nam .................................... 18 1.5 Tình hình các nghiên cứu đo chức năng túi mật trên thế giới .................... 18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 19 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................... 19 2.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 19 2.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 19 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 19 2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu .......................................................................... 19 2.3.3 Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu ................................................ 19
  7. 2.3.4 Các bước thực hiện ............................................................................... 20 2.4 Đạo đức nghiên cứu .................................................................................... 22 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 24 3.1 Đặc điểm chung .......................................................................................... 24 3.1.1 Phân bố theo giới tính ........................................................................... 24 3.1.2 Phân bố theo BMI ................................................................................. 24 3.1.3 Tuổi ....................................................................................................... 25 3.2 Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm máu ...................................................... 25 3.2.1 Lý do vào viện ...................................................................................... 25 3.2.3 Xét nghiệm máu .................................................................................... 27 3.3 Đặc điểm siêu âm trong chẩn đoán sỏi và đánh giá chức năng túi mật. .... 28 3.3.1 Hình ảnh viêm túi mật trên siêu âm ...................................................... 28 3.3.4 Tính chất của sỏi ................................................................................... 31 3.3.4.1 Độ di động sỏi................................................................................. 31 3.3.4.2 Hình đậm âm kèm bóng cản .............................................................. 31 3.3.5 Chỉ số co bóp ........................................................................................ 32 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................... 34 4.1 Đặc điểm chung ......................................................................................... 34 4.1.1 Giới tính ................................................................................................ 34 4.1.2 Chỉ số BMI............................................................................................ 35 4.1.3 Tuổi ....................................................................................................... 35 4.2 Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm máu ...................................................... 35 4.2.1 Lý do vào viện ...................................................................................... 35 4.2.2 Tiền sử................................................................................................... 36 4.2.3 Xét nghiệm máu ................................................................................... 36 4.3 Siêu âm túi mật ........................................................................................... 37 4.3.1 Viêm túi mật ......................................................................................... 37
  8. 4.3.2 Số lượng sỏi .......................................................................................... 37 4.3.3 Kích thước sỏi lớn nhất và mối liên hệ với giới tính ............................ 38 4.3.4 Tính chất di động của sỏi và tính chất sỏi đậm âm kèm bóng cản ....... 38 4.3.4.1 Độ di động của sỏi .......................................................................... 38 4.3.4.2 Tính chất đậm âm kèm bóng cản .................................................... 39 4.3.5 Chỉ số co bóp túi mật ............................................................................ 40 4.3.6 Chức năng co bóp túi mật ..................................................................... 41 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN................................................................................... 42 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 44
  9. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1: Giải phẫu túi mật và đường mật ngoài gan ........................................... 3 Hình 1. 2: Bất thường của túi mật và ống túi mật .................................................. 4 Hình 1. 3: Hình ảnh sỏi mật 7 Hình 1. 4: A: Túi mật sỏi có bóng lưng; hình B: sỏi ở phễu túi mật ................... 11 Hình 1. 5: Viêm TM mật cấp ............................................................................... 12 Hình 1. 6: Siêu âm đánh giá chức năng túi mật ................................................... 13 Hình 1. 7: Sỏi túi mật trên phim chụp bụng Xquang không chuẩn bị ................. 14 Hình 1. 8: Sỏi túi mật kết hợp với sỏi đường mật trên CLVT. ............................ 15 Hình 1. 9: Sỏi túi mật trên MRI .......................................................................... 16 Hình 2. 1: Máy siêu âm 2D g7 expert logiq tại bệnh viện đại học y Hà Nội ...... 21 Hình 2. 2 Siêu âm sỏi túi mật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 21 Hình 4. 1: Siêu âm sỏi túi mật Bệnh viện ĐHYHN ............................................. 39 Hình 4. 2: Đo chức năng túi mật .......................................................................... 41 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3. 1 phân bố đối tượng nghiên cứu theo BMI ........................................ 24 Biểu đồ 3. 2 : Lý do vào viện của đối tượng nghiên cứu ..................................... 26 Biểu đồ 3. 3 Tiền sử bệnh nhân trong nghiên cứu ............................................... 26 Biểu đồ 3. 4: Số lượng sỏi trên siêu âm ở bệnh nhân nghiên cứu ....................... 29 Biểu đồ 3. 5: Kích thước sỏi lớn nhất .................................................................. 30 Biểu đồ 3. 6 Độ di động của sỏi ........................................................................... 31 Biểu đồ 3. 7 Tính chất sỏi đậm âm kèm bóng cản ............................................... 31 Biểu đồ 3. 8 Chức năng co bóp túi mật ................................................................ 33
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 phân bố các đối tượng nghiên cứu theo giới tính ................................. 24 Bảng 3.2 Độ tuổi .................................................................................................. 25 Bảng 3.3 Lý do vào viện của các đối tượng nghiên cứu ...................................... 25 Bảng 3.4 giá trị bilirulin của đối tượng nghiên cứu ............................................. 27 Bảng 3.5 Giá trị men gan ..................................................................................... 27 Bảng 3.6 Xét nghiệm viêm nhiễm khuẩn............................................................. 28 Bảng 3.7 Hình ảnh viêm túi mật trên siêu âm...................................................... 28 Bảng 3.8: Mối quan hệ giữa kích thước sỏi và giới tính...................................... 30 Bảng 3.9 Chỉ số co bóp túi mật ............................................................................ 32 Bảng 3.10 Chỉ số co bóp trung bình túi mật ....................................................... 32 Bảng 4.1 Tỉ lệ nam nữ bệnh sỏi túi mật một số nghiên cứu ................................ 34
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Sỏi túi mật là một bệnh phổ biến và tốn kém chi phí điều trị. Ở những quốc gia phát triển, có tới 10-15 % người trưởng thành mắc bệnh. Ở Châu Âu, có tới 20% dân số bị bệnh, 2-15% dân số Châu Á[40]. Tại Việt Nam, bệnh lý sỏi túi mật là một bệnh lý phổ biến của đường tiêu hóa, tỷ lệ mắc qua một số nghiên cứu dao động từ 2.14-6.11%.[41] Hầu hết sỏi mật không có triệu chứng, 80% bệnh nhân sẽ không bao giờ có triệu chứng cơn đau quặn mật hoặc biến chứng là viêm đường mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp. Các triệu chứng khó chịu không đặc hiệu như là đầy bụng, khó tiêu, nôn, buồn nôn. Sỏi kích thước > 3cm có nguy cơ cao gây ung thư túi mật [40]. Chẩn đoán sớm sỏi túi mật là điều vô cùng cần thiết để có thể bảo tồn chức năng túi mật và giảm bớt các biến chứng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán sớm sỏi túi mật. Phổ biến là siêu âm, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ nhưng siêu âm là phương pháp ưu việt nhất vì giá thành rẻ, không xâm lấn, dễ sử dụng trong chẩn đoán cũng như đánh giá chức năng túi mật. Hơn nữa siêu âm có độ nhạy độ, đặc hiệu cao, có thể phát hiện những sỏi nhỏ 2mm với độ nhạy lớn hơn 95% và an toàn hơn cho thai phụ khi không phải dùng các phương pháp ăn tia khác. MRI là một phương pháp cũng có hiệu quả cao nhưng giá thành lại rất đắt. Cắt lớp vi tính phù hợp khi bệnh nhân có nhiều biến chứng, phương pháp này chỉ chẩn đoán được 80-90% sỏi túi mật do sỏi có thể có cùng tỉ trọng với mật. Hiện nay có 2 hướng điều trị sỏi túi mật. Thứ nhất là điều trị bảo tồn gồm: nội khoa và tán sỏi mật qua da. Thứ hai là phẫu thuật gồm mổ mở và qua nội soi. Điều trị nội khoa bằng muối mật ngoại sinh tỉ lệ thành công thấp 30% với ursodeoxycholic acid , 7% với chenodeoxycholic acid. Tán sỏi túi mật qua da là phương pháp tốt và có hiệu quả để điều trị sỏi túi mật. Năm 2010 đến năm 2017 Patel và cộng sự thực hiện TSTM qua da cho 13 bệnh nhân có chống chỉ định 1
  12. phẫu thuật, tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật là 100%, chỉ có 1 bệnh nhân (8%) viêm túi mật cấp tái phát sau 1095 ngày[33]. Mổ cắt túi mật qua đường bụng có biến chứng khoảng 0.5%, tử vong khoảng 0.6% và gặp các biến chứng đau đớn, viêm phổi, dính ruột, tắc ruột sau mổ. Cắt túi mật qua nội soi thực hiện lần đầu tiên năm 1987 tại Pháp và 1992 tại Việt Nam. Biến chứng cắt túi mật là 1-4%, tử vong 0.1-0.3%.[1] - Gần đây, việc bảo tồn túi mật vì những chức năng quan trọng của nó cùng với sự phát triển cũng như hiệu quả của tán sỏi túi mật qua da mà kỹ thuật siêu âm và đánh giá chức năng túi mật càng nên phổ biến nhiều tới các cơ sở y tế để mang lại những điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Tán sỏi túi mật qua da dưới hướng dẫn của DSA là một phương pháp điều trị thay thế có hiệu quả cho nhóm bệnh nhân nguy cơ cao không có chỉ định phẫu thuật và gây mê toàn thân, giải quyết nguyên nhân viêm túi mật cấp và là phương pháp điều trị sỏi mật bảo tồn túi mật ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ tái phát sỏi mật thấp. Tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội sử dụng phổ biến siêu âm trong chẩn đoán bệnh lý sỏi túi mật do đó chúng tôi thực hiện đề tài “ Chẩn đoán sỏi túi mật và đánh giá chức năng túi mật bằng siêu âm” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm của sỏi túi mật 2. Nghiên cứu vai trò của siêu âm trong đánh giá chức năng túi mật . 2
  13. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giải phẫu, sinh lý đường mật ngoài gan, thành phần hóa học của sỏi 1.1.1 Giải phẫu đường mật và túi mật Túi mật: hình quả lê dài từ 6cm-8cm, rộng 3cm-4cm, chứa 20- 60ml dịch mật nằm ở hố túi mật dưới gan cạnh thùy vuông, tách biệt với nhu mô gan bằng một màng mỏng tổ chức liên kết, có liên quan mật thiết với bao Glisson của gan. Túi mật bao gồm đáy, thân, cổ túi mật và ống túi mật. [9]. Túi mật được cấp máu từ động mạch túi mật. Tĩnh mạch dẫn lưu máu từ túi mật là một mạng lưới các tĩnh mạch nhỏ đổ về tĩnh mạch cửa. [24] Hình 1. 1: Giải phẫu túi mật và đường mật ngoài gan[9] 3
  14. Biến thể giải phẫu túi mật Biến thể Vế số lượng Thiểu sản, túi mật đôi, túi mật ba Về vị trí Lạc chỗ Về hình thái Có vách, có nếp, túi thừa Biến thể giải phẫu của túi mật gồm gấp nếp đáy túi mật (tỷ lệ gặp 1-6% trường hợp)[16, 31], túi mật đôi, túi mật hai ngăn, túi thừa, thiểu sản hoặc bất sản[6], và túi mật lạc chỗ[46]. Bất sản túi mật gặp ở 0.035% đến 0.3% trường hợp, có thể đơn độc hoặc phối hợp với các bất thường bẩm sinh khác[15]. Túi Hartmann là một túi ở cổ túi mật,[45]. Hình 1. 2: Bất thường của túi mật và ống túi mật[9] A. TM đôi B. TM có vách ngăn C. Túi thừa TM D. Sự biến đổi ống cổ TM 4
  15. 1.1.2 Sinh lý tạo mật và chức năng túi mật 1.1.2.1 Sinh lý tạo mật Mật được sản xuất liên tục từ gan 1-2lít/24h, mật vận chuyển tới túi mật,mật có thể được cô đặc từ 5-10 lần.Thành phần chứa trong túi mật bao gồm muối mật( chiếm 50%), nước, chất điện giải, cholesterol, bilirubin, lecithin Muối mật giúp tiêu hóa thức ăn nhờ hai tác dụng: (1) nhũ tương hóa chất béo giúp chất béo có thể hòa tan trong nước, (2) tạo thành phức hợp micelle với các chất béo, nhờ đó các chất béo có thể hấp thu qua niêm mạc ruột.[1] 1.1.2.2 Chức năng túi mật Túi mật có các chức năng sinh lý sau: + Chức năng dự trữ và cô đặc dịch mật: đây là chức năng chủ yếu, đảm bảo cho áp lực đường mật không bị tăng lên. + Chức năng bài tiết: dịch mật bài tiết khoảng 20ml/24h, dịch này do những tuyến nhỏ nằm ở vùng cổ túi mật tiết ra, nó có vai trò bảo vệ niêm mạc túi mật và làm cho dịch mật qua cổ túi mật một cách dễ dàng. + Chức năng vận động: Khi ăn túi mật co bóp đẩy dịch mật xuống tá tràng ngay từ những phút đầu của quá trình tiêu hóa. [26]. Các rối loạn gặp phải khi cắt túi mật: * Rối loạn tiêu hóa: - Thay đổi thành phần và sự bài tiết dịch mật - Thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột - Rối loạn cơ thắt Oddi - Thay đổi niêm mạc ruột non [26] . * Rối loạn chuyển hóa: - Tăng chuyển hoá nền khoảng 25% ở những năm đầu - Liên quan NAFLD (gan nhiễm mỡ không do rượu) và cắt túi mật với 5
  16. OR = 2.4[15]. * Tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa: nguy cơ carcinoid ruột tăng khoảng 1,7 lần [32]. 1.1.3 Phân loại và cơ chế hình thành sỏi Sỏi mật có thành phần chính: cholesterol, muối mật và canxi, ngoài ra còn có các thành phần khác như sắt, protein, mảnh tế bào, vi khuẩn, kí sinh trùng, chất nhầy. Trong đó, sỏi cholesterol có thành phần cholesterol chiếm > 50% trọng lượng, màu vàng nhạt, mặt gồ ghề. Thành phần chủ yếu của sỏi sác tố mật gồm bilirubinate calcium, calcium palmitate, calciumstearate… và một ít cholesterol, màu nâu hay đen, mặt nhẵn, có cấu trúc phân lớp đồng tâm. Và sỏi hỗn hợp là sỏi mà có cả 2 thành phần cholesterol và bilirubinate canxi chiếm < 50%.[3, 6] Sỏi túi mật được thành lập trong túi mật, gồm 2 loại: sỏi cholesterol, và sỏi sắc tố (sỏi sắc tố đen và sỏi sắc tố nâu). - Sỏi cholesterol: Mật do gan tạo ra và được dự trữ trong túi mật. Những thành phần cơ bản trong mật là muối mật, bilirubin, và cholesterol. Sỏi mật được hình thành là do mất cân bằng các thành phần này. Sự tạo sỏi cholesterol hình thành theo ba cơ chế chính: + Sự thay đổi thành phần dịch mật. + Sự kết nhân của các tinh thể cholesterol. + Suy giảm chức năng của túi mật. Thông thường, tỉ lệ muối mật/cholesterol lớn hơn 10, tỉ lệ Phospholipid /Cholesterol lớn hơn 3. Khi các tỉ lệ này giảm thì có hiện tượng bão hòa cholesterol là tiền đề cho sự kết tủa cholesterol tạo sỏi. Điều này cũng phù hợp giải thích nguyên nhân sỏi cholesterol hay gặp ở người phương Tây, do chế độ ăn nhiều chất béo dẫn đến tăng khả năng hình thành sỏi cholesterol[3] Acid Ursodesoxycholic không những làm giảm quá trình bão hòa cholesterol mà còn giảm sự kết nhân, do đó có tác dụng điều trị sỏi cholesterol túi mật[10] 6
  17. Một phần quan trọng góp phần tạo nên sỏi là giảm chức năng của túi mật. Sự ứ trệ của túi mật dễ tạo cơ hội quá trình tạo sỏi phát triển[10] - Sỏi sắc tố đen: Sắc tố mật là một sản phẩm phân hủy của hemoglobin. Khi các tế bào hồng cầu già và chết đi, hemoglobin sẽ chuyển hóa thành bilirubin (sắc tố mật) và phân tán vào máu. - Sỏi sắc tố nâu: liên quan đến tình trạng viêm đường mật và nhiễm kí sinh trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là vi khuẩn đường tiêu hóa Ecoli, Enterococus, nó sẽ sinh ra β-glucoronidase (ngoại sinh) có tác động phá hủy liên kết giữa bilirubin và acid glucoronic làm cho bilirubin bị ion hóa sẽ kết hợp với ion Ca+ tạo nên bilirubinat canxi rồi lắng động tạo thành sỏi. Hình 1. 3: Hình ảnh sỏi mật: A: Sỏi Cholesterol, B: Sỏi Sắc tố, C: Sỏi hỗn hợp Bilirubinate -calcium carbonate, D: sỏi hỗn hợp Bilirubinate –phosphate [34] 7
  18. 1.2 Chẩn đoán sỏi túi mật 1.2.1. Chẩn đoán lâm sàng Khoảng 80% sỏi túi mật không có triệu chứng. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ (khoảng 2%) bị đau bụng trong 10 năm đầu tiên. Triệu chứng nhẹ nhất và hay gặp nhất là từng lúc gặp các cơn đau (gọi là cơn đau quặn mật) ở phần bụng trên hay lệch phải, cũng có thể đau nặng và xuyên ra sau lưng, lan lên vai trái, đổi tư thế hay có trung tiện cũng không giảm đau, có thể nôn hay buồn nôn, đau kéo dài một vài giờ (nếu đau kéo dài hơn có thể là viêm túi mật cấp hay một tình trạng khác nặng hơn). Thức ăn nhiều mỡ có thể làm khởi phát cơn đau mấy tiếng sau ăn hoặc về đêm. Nguyên nhân của cơn đau là do tắc nghẽn ống túi mật và sự căng chướng của túi mật. Cũng cần chú ý đến các triệu chứng đi kèm với cơn đau. Khi một nội tạng bị căng trướng đột ngột nó sẽ co thắt và gây ra phản xạ ói mửa. Phản xạ nôn này có hai đặc trưng: (1) Không làm dịu cơn đau (2) thường không kèm cảm giác buồn nôn.[1] Sỏi túi mật không biến chứng hiếm có dấu hiệu vàng da trừ khi sỏi túi mật kèm sỏi ống mật chủ hoặc hội chứng Mirizzi. Triệu chứng viêm túi mật cấp: VTMC là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính của TM, do sự xâm nhập của vi khuẩn. Triệu chứng của VTMC điển hình gồm: Đau dưới sườn phải, sốt, bạch cầu trong máu ngoại vi tăng, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính thấy thành TM dày và thường có sỏi trong TM.[23] Khoảng 1-3% số người bị sỏi có triệu chứng viêm túi mật cấp, thường gặp khi sỏi hay bùn túi mật làm kẹt ống cổ túi mật. Các triệu chứng gần giống như cơ đau quặn mật nhưng dữ dội và dai dẳng hơn: - Đau hạ sườn phải, có thể đau từng đợt, có những cơn đau cấp tính kéo dài hàng giờ. - Sốt: Gặp trong 80% trường hợp viêm túi mật cấp, ở người già và bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể không sốt. - Dấu hiệu Murphy (+) 8
  19. - Phản ứng thành bụng - Sờ thấy khối ở vùng túi mật, khối đó có thể là túi mật hoặc do túi mật viêm bị mạc nối đến bọc lấy hoặc có thể là áp xe quanh túi mật. Viêm túi mật cấp nếu không điều trị có thể dẫn đến hoại tử hay thủng túi mật, nhất là ở những bệnh nhân lớn tuổi, các triệu chứng không rõ ràng làm cho chẩn đoán nhầm hay muộn.[23] Triệu chứng viêm túi mật mạn: - Đau bụng dưới sườn phải, cơn đau cách quãng có khi lan lên vai phải. - Bệnh nhân sợ mỡ, sợ thức ăn chiên rán, đôi khi buồn nôn, chán ăn. - Các triệu chứng thực thể nghèo nàn, ấn đau hạ sườn phải gợi ý có bệnh lý túi mật.[1] 1.2.2. Cận lâm sàng 1.2.2.1 Xét nghiệm Đối với sỏi TM không có triệu chứng thường có ít biến đổi trong xét nghiệm hoặc biến đổi do các bệnh lý khác kèm theo hoặc nguyên nhân gây ra bệnh. Trong trường hợp viêm túi mật cấp: - >85% tăng bạch cầu - >50% tăng bilirubin huyết thanh 1.2.2.2. Chẩn đoán hình ảnh Hình ảnh siêu âm túi mật bình thường: Trên mặt cắt dọc túi mật có hình cấu trúc dịch dạng quả lê, phần lớn nhất là đáy và thuôn nhỏ dần đến cổ túi mật, trên mặt cắt ngang trục cho thấy hình ảnh cấu trúc dịch hình tròn hoặc oval.[6] Hình ảnh siêu âm điển hình. - Sỏi là hình đậm âm tròn hoặc bầu dục, đôi khi có hình vòng cung, kèm bóng cản, di động dễ theo tư thế bệnh nhân. Bóng cản âm phía sau luôn có đối với sỏi >3mm, tuy nhiên một tỷ lệ nhỏ sỏi bùn không kèm theo bóng cản, hầu hết sỏi túi 9
nguon tai.lieu . vn