Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ ĐẤT XANH MIỀN NAM Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Ngọc Dương Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thùy Trang MSSV: 1054010792 Lớp: 10DQM01 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  2. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ ĐẤT XANH MIỀN NAM Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Ngọc Dương Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thùy Trang MSSV: 1054010792 Lớp: 10DQM01 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Dương. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 06 năm 2014 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thùy Trang
  4. iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập và nghiên cứu để hoàn thiện đề tài tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Dương cũng như sự tạo điều kiện thuận lợi của Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam cùng với giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng Marketing. Tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý để tôi có thể hoàn thiện hơn chuyên đề của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  5. iv CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên: LÊ THỊ THÙY TRANG MSSV: 1054010792 Khoá: 2010 – 2014 1. Thời gian thực tập ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 2. Bộ phận thực tập ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 4. Kết quả thực tập theo đề tài ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 5. Nhận xét chung ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Đơn vị thực tập
  6. v NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
  7. vi MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING VÀ MARKETING MIX ............................................................................................................................ 3 1.1 Những vấn đề cơ bản về Marketing ............................................................... 3 1.1.1Khái niệm Marketing ........................................................................................... 3 1.1.2Vai trò của hoạt động Marketing ......................................................................... 4 1.2 Marketing Mix .................................................................................................. 4 1.2.1Khái niệm ............................................................................................................. 4 1.2.2Các thành phần của Marketing Mix ..................................................................... 5 1.2.2.1Sản phẩm (Product) ........................................................................................... 5 1.2.2.2Giá bán (Price)................................................................................................... 8 1.2.2.3Phân phối (Place) .............................................................................................. 9 1.2.2.4Xúc tiến hỗn hợp (Promotion) ........................................................................ 10 1.3 Ngành kinh doanh BĐS ................................................................................. 13 1.3.1Khái niệm BĐS .................................................................................................. 13 1.3.2Thị trường BĐS .................................................................................................. 14 1.3.2.1Khái niệm ........................................................................................................ 14 1.3.2.2Phân loại thị trường BĐS ................................................................................ 14 1.3.2.3Đặc điểm thị trường BĐS ở thời điểm hiện tại ............................................... 14 1.3.2.4Tình hình quản lý của nhà nước đối với thị trường BĐS ............................... 15 CHƯƠNG 2 : THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ ĐẤT XANH MIỀN NAM .................... 18 2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam... .......................................................................................................................... 18
  8. vii 2.1.1Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của công ty.................................. 18 2.1.3Sơ đồ tổ chức ...................................................................................................... 19 2.1.4Tình hình hoạt động kinh doanh của từ năm 2011 đến 2012 ........................... 19 2.1.5Tầm nhìn sứ mệnh rong tương lai ...................................................................... 21 2.1.6Các giải thưởng đã đạt........................................................................................ 22 2.2 Thực trạng hoạt động Marketing Mix ......................................................... 23 2.2.1Sản phẩm ............................................................................................................ 23 2.2.2Giá bán ................................................................................................................ 28 2.2.3Phân phối ............................................................................................................ 33 2.2.4Hoạt động chiêu thị ............................................................................................ 33 2.3 Đánh giá hiệu quả Marketing Mix ............................................................... 37 2.3.1Ưu điểm và những thành tựu đạt được .............................................................. 37 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................... 38 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ ĐẤT XANH MIỀN NAM ........................................................................................ 41 3.1 Mục tiêu phát triển, phương hướng hoạt động trong thời gian tới.......... 41 3.1.1Cơ hội ................................................................................................................. 41 3.1.2Thách thức .......................................................................................................... 42 3.1.3Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. ..................................... 44 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện Marketing Mix cho công ty .......................... 44 3.2.1Giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm................................................................... 44 3.2.2Tăng cường phát triển các dịch vụ hỗ trợ sản phẩm.......................................... 45 3.2.3Giải pháp về Marketing Online .......................................................................... 47 3.2.4Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................................. 49 3.2.5Xây dựng hệ thống quản trị quan hệ khách hàng hiệu quả ............................... 51
  9. viii 3.3 Một số đề xuất kiến nghị ............................................................................... 52 3.3.1Đối với công ty ................................................................................................... 52 3.3.2Đối với các cơ quan chức năng .......................................................................... 53 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 56
  10. ix DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT BĐS : Bất động sản TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh CĐ : Cao đẳng TV : Tivi ĐXMN : Đất Xanh Miền Nam
  11. x DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 1.1: Các phương thức dùng trong khuyến mãi .................................................11 Bảng 1.2: Những công cụ truyền thông - cổ động phổ biến.....................................13 Bảng 2.1: Tổng kết doanh thu từ năm 2010 đến 2012 ( VN đồng) ...........................20 Bảng 2.2:Tổng kết doanh thu theo quý của năm 2011 và năm 2012 ........................21 Bảng 2.3: Một số sản phẩm mà Đất Xanh Miền Nam đầu tư và phân phối trong thời gian qua .......................................................................................................................24 Bảng 2.4: Bảng giá một số dự án phân phối của công ty ..........................................28 Bảng 2.5: Bảng giá một số dự án tiêu biểu của các đối thủ cạnh tranh ....................30 Bảng 2.6: Bảng giá căn hộ 4S Riverside Linh Đông .................................................31
  12. xi DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 2.1 : So sánh doanh thu 6 tháng đầu năm và sau tháng cuối năm từ năm 2010 đến 2012. ...........................................................................................................20 Biểu đồ 2.2 : So sánh doanh thu theo quý của năm 2011 và năm 2012 ....................21 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam. .....................................................................................................................................19 Hình 1..1:Mô hình Marketing – Mix............................................................................5 Hình 2.1: Cấu trúc thiết kế căn hộ mẫu Topaz Garden .............................................26 Hình 2.2: Thiết kế cảnh quang dự án Topaz Garden ................................................26 Hình 2.3: Vị trí dự án Topaz Center ở Quận Tân Phú ...............................................27 Hình 2.4:Website Đất Xanh Miền Nam.....................................................................35 Hình 2.5: Bản tin Đất Xanh .......................................................................................37
  13. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, các doanh nghiệp đang đứng trước cơ hội lớn để xây dựng, phát triển công ty một cách vượt bật nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ thách thức từ những biến động khó lường của nền kinh tế. Muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp luôn cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với tình thế phát triển cũng như không ngừng cải tiến nâng cao các hoạt động trong chính nội bộ của công ty, tận dụng tất cả các cơ hội có được để phát huy tối đa năng lực cốt lõi của mình, bên cạnh đó cũng cần nhanh chóng nắm bắt các biến động bất thường trên thị trường kịp thời có biện pháp đối phó rủi ro. Bất động sản (BĐS) là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, đòi hỏi các điều kiện đặc biệt như nguồn tài chính vững mạnh, khả năng huy động vốn, mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng chuyên ngành, định hướng cũng như tầm nhìn dài hạn của lãnh đạo doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh BĐS mang tính chu kỳ nên rủi ro rất lớn, tuy nhiên lại là một lĩnh vực kinh doanh mang lại khoảng lợi nhuận khổng lồ vì thế ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đầu tư vào thị trường hấp dẫn và đầy thách thức này. Nhu cầu BĐS trên thị trường hiện nay là rất lớn, ngoài Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) thì một số khu vực khác như Long An, Bình Dương, Đồng Nai nhu cầu về nhà ở các công trình công cộng, các dự án công nghiệp, du lịch đang phát triển một cách mạnh mẽ. Và một điều đương nhiên là sẽ có rất nhiều nhà đầu tư, các công ty phân phối cùng nhau cạnh tranh giành thị trường và các dự án béo bở cho mình. Trước tình hình cạnh trạnh ngày càng khốc liệt của thị trường BĐS muốn tồn tại được thì việc làm duy nhất là nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác cũng như tạo được sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của công ty. Việc đưa ra một giải pháp Marketing hiệu quả chính là một chiếc chìa khóa then chốt giúp công ty ngày càng có vị thế hơn trong mắt đối thủ cạnh trạnh cũng như tạo được niềm tin với khách hàng và là một việc làm mang tính cấp thiết ở thời điểm hiện tại và tương lai. Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam cũng như những kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện
  14. 2 hoạt động Marketing Mix tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích tìm hiểu thị trường cũng như thực trang hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam qua đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing Mix. Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về Marketing và Marketing Mix - Nghiên cứu thực tế, thu thập các số liệu kinh doanh, phân tích cụ thể về tình hình Marketing Mix của công ty và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing Mix cũng như một số kiến nghị nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam và các công ty hoạt động cùng ngành nghề. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động Marketing Mix của công ty trong giai đoạn 2010 - 2013 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính, thu thập các số liệu, tổng hợp, quan sát, phân tích, so sánh. Các tài liệu thứ cấp được dùng cho việc phân tích bao gồm: sách giáo trình, các bài giảng của giáo viên, các tài liệu chuyên ngành, các bài báo, tạp chí, tài liệu công ty cung cấp và một số thông tin từ internet. 5. Kết cấu đề tài Kết cấu đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm có 3 chương sau: Chương 1 : Lý luận chung về Marketing và Marketing Mix Chương 2 : Thực trạng hoạt động Marketing Mix của Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam Chương 3 :Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing Mix của Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam
  15. 3 CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING VÀ MARKETING MIX 1.1 Những vấn đề cơ bản về Marketing 1.1.1 Khái niệm Marketing Tuy các hoạt động Marketing có từ rất lâu nhưng khái niệm chỉ hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, nội dung của Marketing ngày càng được hoàn thiện và phong phú. Ngày nay Marketing được ứng dụng rộng rãi trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và đang được truyền bá sang nhiều nước khác trên thế giới. Dưới đây là một số quan điểm và khái niệm Marketing hiện đại của các tổ chức, hiệp hội và các nhà nghiên cứu về Marketing trên thế giới được chấp nhận và phổ biến: - Theo AMA (American Marketing Association, 1985): “Marketing là tiến trình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, xúc tiến và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức”. - Theo Groroos (1990): “Marketing là những hoạt động thiết lập, duy trì và củng cố lâu dài những mối quan hệ với khách hàng một cách có lợi để đáp ứng mục tiêu của các bên. Điều này được thực hiện bằng sự trao đổi giữa các bên và thỏa mãn những điều hứa hẹn”. - Theo Philip Kotler và Mary Armstrong (1994): “Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên”. Từ những khái niệm trên, có thể rút ra một vài nhận xét: - Marketing là tiến trình quản trị. - Toàn bộ hoạt động Marketing hướng theo khách hàng (customer-oriented). - Marketing thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và có lợi. - Trao đổi là một khái niệm quyết định tạo nên nền móng cho Marketing. - Nội dung hoạt động của Marketing bao gồm thiết kế, định giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm. Tóm lại, “Marketing là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới thỏa mãn, gợi mở những nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để đạt được mục tiêu lợi nhuận”
  16. 4 1.1.2 Vai trò của hoạt động Marketing Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Marketing đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện: - Tối đa hoá sản lượng bán thông qua triển khai hệ thống chính sách về sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến. - Tối đa hóa sự thoả mãn của người tiêu dùng. - Tối đa hoá sự lựa chọn của người tiêu dùng. Với các vai trò cơ bản trên, hoạt động Marketing đã trở nên hết sức cần thiết với cả người bán và người mua trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội nói chung và lĩnh vực kinh doanh điện tử nói riêng. Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh giữa nhiều doanh nghiệp trên cùng một thị trường, nếu không có sự trợ giúp của các hoạt động marketing thì doanh nghiệp sẽ rất khó nắm bắt nhu cầu thị trường. Khi thiếu hiểu biết về thị trường, Công ty sẽ không có cơ sở đề ra chính sách tiếp cận thị trường, tối đa hoá lượng bán để tối đa hoá lợi nhuận, thậm chí sẽ không thoả mãn được khách hàng dẫn đến nguy cơ mất dần khách hàng và cuối cùng là thất bại trong cạnh tranh. Xu thế tất yếu của thị trường hiện nay là những đòi hỏi của giới tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ ngày một tăng lên và đa dạng hơn, việc áp dụng tư duy marketing tiếp cận thị trường sẽ giúp nhận thấy yêu cầu đa dạng của từng nhóm người tiêu dùng là gì và sẽ có chính sách phân biệt để thỏa mãn tất cả các phân khúc thị trường mục tiêu. 1.2 Marketing Mix 1.2.1 Khái niệm Marketing-mix (hay còn gọi là Marketing tổng hợp) là tập hợp những công cụ marketing được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Các công cụ marketing-mix được pha trộn và kết hợp với nhau thành một hệ thống để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị trường. Có thể nói Marketing-mix là một giải pháp có tính tình thế của tổ chức. Các công cụ Marketing
  17. 5 gồm có: sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place) và xúc tiến (Promotion), gọi là 4P. (Philip Kotler, 2000. Những nguyên lý tiếp thị. Nhà xuất bản thống kê) Hình 1.1:Mô hình Marketing – Mix Marketing-mix đóng một vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và xây dựng các chiến lược marketing của công ty.Bất cứ công ty nào khi hoạch định cho mình một chiến lược cũng đều phải tiến hành phân tích, đánh giá 4P. Xác định đúng cho phép công ty đưa ra các chiến lược hợp lý và giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, thông qua các hoạt động của Marketing Mix có thể kiểm soát các chương trình, đánh giá được các rủi ro và lợi ích của các quyết định và các chiến lược Marketing mà doanh nghiệp đang áp dụng. 1.2.2 Các thành phần của Marketing Mix 1.2.2.1Sản phẩm (Product) Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào một thị trường để đạt được sự chú ý, sự chấp nhận, sử dụng hoặc tiêu thụ có khả năng thỏa mãn được một ước muốn hay một nhu cầu. Như vậy, sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất, nó bao gồm hàng hóa, dịch vụ, con người, nơi chốn, tổ chức, hoạt động, tư tưởng hay là sự hứa hẹn thỏa mãn một chiều nhu cầu của thị trường ở một thời điểm cụ thể. Một sản phẩm được cấu thành ở bốn mức độ:
  18. 6 1) Sản phẩm cốt lõi: Là phần thể hiện lợi ích hoặc dịch vụ cụ thể. 2) Sản phẩm cụ thể: Là dạng cơ bản của sản phẩm đó, bao gồm 5 yếu tốđặc điểm, nhãn hiệu, bao bì, chất lượng, kiểu dáng của sản phẩm. 3) Sản phẩm gia tăng: Bao gồm những dịch vụ và lợi ích phụ thêm để phân biệt với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, đó là các vật phẩm trang bị thêm nơi phục vụ, dịch vụ sau bán, bảo hành, giao hàng và cho hưởng tín dụng. 4) Sản phẩm tiềm năng: Là những sáng tạo vượt ra khỏi cung cách cạnh tranh thông thường, nó vạch ra tương lai mới cho sự phát triển của sản phẩm. Khi triển khai những sản phẩm, các nhà Marketing trước hết phải xác định nhu cầu cốt lõi của khách hàng mà sản phẩm sẽ thỏa mãn, sau đó sẽ phải thiết kế sản phẩm cụ thể và tìm cách gia tăng sản phẩm để tạo ra nhiều lợi ích nhằm thỏa mãn ước muốn của khách hàng một cách tốt nhất.  Chủng loại sản phẩm Chủng loại hàng hóa là một nhóm hàng có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng một kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá. Tùy theo mục đích doanh nghiệp theo đuổi như cung cấp một chủng loại đầy đủ hay mở rộng thị trường hay theo mục tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể lựa chọn theo 2 hướng: - Phát triển chủng loại: Được thể hiện bằng cách phát triển hướng xuống phía dưới, hướng lên trên hay theo cả hai hướng. - Bổ sung chủng loại hàng hóa: Hiện đại hóa chủng loại, thanh lọc chủng loại.  Danh mục sản phẩm Danh mục hàng hóa là tập hợp tất cả các nhóm chủng loại hàng hóa và các đơn vị do người bán cụ thể chào cho người mua. Danh mục hàng hóa được phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hòa của nó. Chính những thông số này đã mở ra cho doanh nghiệp 4 chiến lược mở rộng danh mục hàng hóa: Bổ sung hàng hóa mới, tăng mức độ phong phú của những nhóm chủng loại đã có,đưa ra nhiều phương án cho mặt hàng sẵn có hoặc có thể tăng giảm mức độ hài hòa giữa các mặt hàng thuộc các nhóm chủng loại khác nhau.  Nhãn hiệu sản phẩm
  19. 7 Doanh nghiệp cần phải quyết định việc có gắn nhãn hiệu cho hàng hóa của mình hay không, ai là người chủ nhãn hiệu, đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào, có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không, sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các hàng hoá có những đặc tính khác nhau của cùng một mặt hàng. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm hàng hóa của doanh nghiệp, cách lựa chọn kênh phân phối, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Việc lựa chọn nhãn hiệu phải đảm bảo những yêu cầu tối thiểu sau: - Phải hàm ý về lợi ích sản phẩm. - Phải hàm chứa ý đồ về định vị. - Phải hàm ý về chất lượng. - Tên nhãn hiệu phải dễ phát âm và dễ nhớ. - Không trùng hoặc không tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác. - Hợp với phong tục tập quán của thị trường mục tiêu.  Dịch vụ đối với sản phẩm hàng hóa Đối với dịch vụ khách hàng thì doanh nghiệp phải xác định được khách hàng muốn dịch vụ ở mức độ nào mà doanh nghiệp có thể cung cấp, chi phí cho dịch vụ là bao nhiêu và lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ nào trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Các dịch vụ bao gồm: - Cho hưởng tín dụng, điều kiện giao hàng. - Bảo hành. - Hứng dẫn sử dụng sản phẩm. - Sửa chữa không mất tiền. - Cho thử miễn phí. - Lắp ráp, hiệu chỉnh sản phẩm. - Hướng dẫn cách sử dụng, bảo trì sản phẩm.  Tạo lập ưu thế cho sản phẩm: Tạo lập ưu thế cho sản phẩm là cách gây ấn tượng với người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, có thể là việc thiết kế những điểm khác biệt (dị biệt hoá sản phẩm) để tạo sự thu hút của khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý rằng sản phẩm phải luôn đạt tiêu chuẩn, chất lượng ưu việt, hợp túi tiền và phải đến tay người tiêu dùng sớm hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Sau đó doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược định vị cho sản phẩm.
  20. 8  Thiết kế và phát triển sản phẩm mới Hiện nay, sự thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải quan tâm thiết kế sản phẩm mới. Để có sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể mua doanh nghiệp khác, mua bằng sáng chế, giấy phép sản xuất hoặc là tự nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới. Đây có thể là một vấn đềmạo hiểm đối với doanh nghiệp. Người tiêu dùng có phản ứng ở những mức độ khác nhau đối với mỗi sản phẩm mới nên doanh nghiệp phải tìm cách thu hút sự chú ý của họ và lắng nghe những ý kiến phản hồi. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải chú ý đến từng chu kỳ sống của sản phẩm để có những điều chỉnh chiến lược nhất định. Nói chung, chiến lược sản phẩm có vai trò lớn nhất trong các trường hợp cung trên thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm. 1.2.2.2Giá bán (Price) Giá cả là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm.Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,... Việc định giá cho một sản phẩm dịch vụ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tùy thuộc vào điều kiện thị trường, tính chất sản phẩm,dịch vụ sẽ có các phương pháp định giá khác nhau. Đối với sản phẩm là bất động sản (BĐS) có 5 phương pháp định giá thông thường:  Phương pháp so sánh/ so sánh trực tiếp Phương pháp này dựa trên cơ sở giá đã được bán trên thị trường của các BĐS có nhiều đặc điểm tương đối giống so với BĐS thuộc đối tượng xem xét, để ước tính giá trị thực của BĐS đó, đây là phương pháp sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới.  Phương pháp thu nhập (còn gọi là phương pháp đầu tư hoặc phương pháp vốn hóa)
nguon tai.lieu . vn