Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC HUEITC NGUYỄN THỊ DIỄM PHÚC Khóa học 2017 - 2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC HUEITC Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Hoàng Ngọc Linh Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Diễm Phúc Mã sinh viên : 17K4091094 Lớp : K51A Marketing Huế, 1/2021
  3. Lời Cảm Ơn Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, cơ quan, bạn bè. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Trước hết, em xin gửi tới các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh Tế Huế lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc. Với sự quan tâm dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay em có thể hoàn thành luận văn, đề tài: “Đánh giá năng lực cạnh tranh của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC” Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Th.s Nguyễn Hoàng Ngọc Linh đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn này trong thời gian qua. Không thể không nhắc tới sự chỉ đạo của Ban giám đốc Trung tâm cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của chị Kế toán, các anh chị trong Bộ phận Chuyên viên tư vấn đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt thời gian thực tập tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC. Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên, luận văn này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Diễm Phúc i
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT NLCT Năng lực cạnh tranh DTLT Đào tạo, luyện thi NL Nhân lực TH Thương hiệu GC Giá cả CB-CNV Cán bộ - Công nhân viên DH Đại học CNTT Công nghệ thông tin CVTV Chuyên viên tư vấn THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở ii
  5. MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT.............................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ.........................................................................................1 ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung................................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3 5.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 3 5.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra..................................................................... 4 5.3. Cách thức tiếp cận mẫu ................................................................................... 5 5.4. Phân tích và xử lý số liệu ................................................................................ 7 7. Kết cấu đề tài.................................................................................................... 10 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH...................11 1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh........................................................................... 11 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh. ............................................................................11 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh.................................................................................12 1.1.3. Các hình thức cạnh tranh. ...........................................................................13 1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh............................................................ 15 1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh (NLCT) ................................................15 1.2.2. Các tiêu chí và mô hình phân tích năng lực cạnh tranh..............................17 1.2.2.1. Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh...............................................17 2.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ...................................................21 1.2.4. Các nghiên cứu liên quan và mô hình nghiên cứu đề xuất .........................23 iii
  6. 1.2.4.1. Các nghiên cứu liên quan ....................................................................23 1.2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................25 1.2.4.3. Xây dựng thang đo ..............................................................................26 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI TRUNG TÂM ANH NGỮ - TIN HỌC HUEITC...............................................................................31 2.1. Một số khái quát về trung tâm Ngoại Ngữ - Tin học HUEITC ................... 31 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..............................................................31 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của trung tâm .......................................................32 2.1.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................32 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC36 2.2.1. Các tài sản cạnh tranh của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC ..........36 2.2.1.1. Nguồn nhân lực của trung tâm ............................................................36 2.2.2. Các chính sách cạnh tranh của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC ...38 2.2.2.1. Chính sách giá .....................................................................................38 2.2.2.2. Chính sách phân phối ..........................................................................39 2.3. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Alpha ........................................................................... 40 2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC thông qua khảo sát khách hàng. ..................................................................................... 42 2.4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..........................................................................42 2.4.2. Phân tích và kiểm định độ tin cậy của số liệu điều tra ...............................45 2.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...............................................................49 2.4.4. Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC ..........................................................................................53 2.4.5. Đánh giá của khách hàng về NLCT của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC bằng kiểm định One – sample T – Test ..................................................58 2.4.6. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC .................................................................................................................62 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................64 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC HUEITC ................................................65 iv
  7. 3.1. Định hướng phát triển của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC ........... 65 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC................................................................................................................. 65 3.2.1. Cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo ...................................................65 3.2.2. Cải thiện chính sách giá ..............................................................................66 3.2.3. Cải thiện chính sách nguồn nhân lực ..........................................................66 3.2.4. Cải thiện chính sách năng lực marketing....................................................67 3.2.5. Cải thiện chính sách thương hiệu ...............................................................68 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................69 1. Kết luận ............................................................................................................ 69 2. Một số kiến nghị............................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................70 PHỤ LỤC .....................................................................................................................72 v
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình nhân sự của Trung tâm ngoại ngữ tin học HUEITC giai đoạn 2018 - 2020 .............................................................................................................................36 Bảng 2.2 Số lượng học viên theo từng khóa học từ 2018 - quý III 2020......................37 Bảng 2.3 Lệ phí thi ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản ..........................................38 Bảng 2.4 Lệ phí các khóa thi ngoại ngữ tổng quát........................................................38 Bảng 2.5 So sánh lệ phí giữa trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC và trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Alpha............................................................................................40 Bảng 2.6 So sánh mức lệ phí giữa Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC với Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học ICP ........................................................................................41 Bảng 2.7: Cơ cấu giới tính của khách hàng tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC ..........................................................................................................................42 Bảng 2.8: Cơ cấu độ tuổi của khách hàng tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC...43 Bảng 2.9: Cơ cấu nghề nghiệp của khách hàng tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC ..........................................................................................................................43 Bảng 2.10: Cơ cấu thu nhập của khách hàng tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC ..........................................................................................................................44 Bảng 2.11: Cơ cấu các kênh mà khách hàng biết đến Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC ..........................................................................................................................44 Bảng 2.12: Hệ số tin cậy alpha của thang đo Chất lượng đào tạo.................................45 Bảng 2.13: Hệ số tin cậy Alpha của thang đo Giá cả ....................................................46 Bảng 2.14: Hệ số tin cậy alpha của thang đo Nguồn nhân sự .......................................46 Bảng 2.15: Hệ số tin cậy alpha của thang đo năng lực Marketing................................47 Bảng 2.16: Hệ số tin cậy alpha của thang đo Thương hiệu...........................................48 Bảng 2.17: Hệ số tin cậy alpha của thang đo Năng lực cạnh tranh...............................49 Bảng 2.18: Kiểm định KMO và Bartlett cho 5 biến độc lập .........................................49 Bảng 2.19: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố EFA..................................................50 Bảng 2.20: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc....................................52 Bảng 2.21: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố EFA..................................................53 Bảng 2.22: Thống kê phân tích hệ số hồi quy ...............................................................53 vi
  9. Bảng 2.23: Kết quả kiểm định ANOVA .......................................................................54 Bảng 2.24 Ma trận tương quan giữa các biến...............................................................55 Bảng 2.25: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ..............................................................55 Bảng 2.26: Đánh giá của khách hàng về chất lượng đào tạo, luyện thi ........................58 Bảng 2.27: Đánh giá của khách hàng về giá cả.............................................................59 Bảng 2.28: Đánh giá của khách hàng về nguồn nhân sự...............................................60 Bảng 2.29: Khách hàng đánh giá về Năng lực Marketing ............................................60 Bảng 2.30: Đánh giá của khách hàng về Thương hiệu..................................................61 Bảng 2.31: Đánh giá của khách hàng về Năng lực cạnh tranh......................................62 vii
  10. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Michael E. Porter......................................18 Hình 1.2: Mô hình kim cương của Michael E. Porter ...................................................20 Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................25 Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích hồi quy .............................................57 Sơ đồ 2.1. Tổ chức của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC ..................................32
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Ngọc Linh ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO năm 2007, thì ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng không chỉ là một công cụ hữu hiệu, mà còn là một phương tiện đắc lực để hội nhập, phát triển và mở rộng giao lưu quốc tế. Nhu cầu học ngoại ngữ ngày càng tăng cao, đặc biệt là các chứng chỉ Anh ngữ như: TOEIC, IELTS, TOEFL ITP…. Đã trở thành “điều kiện cần” để có thể tốt nghiệp, du học, xin việc… Không chỉ đối với các tổ chức nước ngoài và ngay cả các tổ chức trong nước. Bên cạnh đó, khi thị trường càng phát triển, yêu cầu của công việc ngày càng phức tạp, người đi xin việc hay để trở thành nhân viên ưu tú cũng phải có rất nhiều kỹ năng, bên cạnh trình độ chuyên môn, các kỹ năng cần thiết thì kỹ năng về Tiếng anh và Tin học cũng rất quan trọng và luôn là vấn đề mà đơn vị tuyển dụng đòi hỏi từ ứng viên. Trong xu thế hội nhập quốc tế, tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ phổ biến và hết sức cần thiết. Tuy nhiên, mặt bằng chung ở Thừa Thiên Huế, mức độ thành thạo tiếng Anh vẫn còn rất hạn chế so với các tỉnh thành lớn khác như Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Ở thời điểm hiện tại, nhu cầu về ngoại ngữ là điều khá phổ biến, do đó, các học viên tìm đến các Trung tâm ngoại ngữ là một điều dĩ nhiên. Có thể nói, đây là cơ hội cho các Trung tâm Ngoại ngữ phát triển thị trường, vừa là thách thức khi các Trung tâm Ngoại ngữ mọc lên ngày càng nhiều và cạnh tranh gay gắt lẫn nhau. Vì vậy, để duy trì và phát triển đòi hỏi trung tâm đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của riêng mình. Theo thống kê giáo dục thường xuyên vào năm 2019, số trung tâm ngoại ngữ - tin học lên đến 3.974, tăng 34.24% so với năm 2018 cho thấy sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Hiện nay, trên địa bàn Thừa Thiên Huế có khoảng 10 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học như ITC, ICP, Alpha, ANI, CTI… Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC hoạt động trong lĩnh vực đào tạo anh ngữ, tin học cho rất nhiều đối tượng học viên với đầy đủ các cấp độ đào tạo. Trung tâm không ngừng có những cải tiến về phương pháp giảng dạy, ôn tập, đầu tư cơ sở SVTH: Nguyễn Thị Diễm Phúc 1
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Ngọc Linh vật chất, đổi mới quy chế quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy vậy, hiện tại Trung tâm vẫn còn nhiều hạn chế và gặp không ít khó khăn như: Năng lực tài chính, cơ sở vật chất hay trong việc quảng cáo hình ảnh thương hiệu đều còn nhiều hạn chế. Nên không mang lại hiệu quả cao trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh. Là một thực tập sinh tại trung tâm qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề trên vì vậy em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm tìm hiểu và đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh tại trung tâm qua đó đưa ra những giải pháp tối ưu nhất. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở hệ thống lý luận, thực tiễn, làm rõ các vấn đề liên quan đến NLCT, phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh tại trung tâm Anh ngữ - Tin học HUEITC, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh tại trung tâm. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Phân tích, nhận xét và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC. Đề xuất một số giải pháp góp phần giúp Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Thế nào là cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp? Thực trạng năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC hiện tại như tế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của trung tâm? Giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh tại trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC là gì? SVTH: Nguyễn Thị Diễm Phúc 2
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Ngọc Linh 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh. Phạm vi về không gian: nghiên cứu được thực hiện tại tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC. Phạm vi về thời gian: dựa vào các thông tin, số liệu sơ cấp, số liệu thứ cấp thu thập phục vụ cho đề tài trong giai đọan từ năm 2017 đến năm 2019. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC các năm 2017 – 2019. Các định hướng, chiến lược kinh doanh của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC, các tài liệu chuyên ngành marketing, quản trị kinh doanh, các tài liệu khác có liên quan đến năng lực cạnh tranh từ tạp chí, internet, giáo trình. - Số liệu sơ cấp: Phương pháp này được thu thập thông qua: + Nghiên cứu định tính: Dựa trên cơ sở các lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh và các lý thuyết liên quan khác. Tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đồng thời xây dựng thang đo sơ bộ chuẩn bị cho nghiên cứu định lượng. + Nghiên cứu định lượng: Được thu thập từ việc tiến hành điều tra thông qua bảng hỏi đã thiết lập sẵn, đối tượng điều tra bằng bảng hỏi là những học viên đã và đang đăng kí hồ sơ thi Ngoại ngữ và Tin học tại trung tâm HUEITC trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. SVTH: Nguyễn Thị Diễm Phúc 3
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Ngọc Linh Dựa trên những ý kiến của giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC được bổ sung vào bảng hỏi. 5.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra Phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu mà tác giả lựa chọn là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Dựa trên số lượng học viên đang theo học và danh sách những cựu học viên của trung tâm để tiến hành khảo sát. Kích cỡ mẫu Xác định quy mô mẫu: Ta có công thức tính cỡ mẫu của William G Cochran như sau: × ( ) = Với n là kích thước mẫu cần chọn; z = 1,96 là giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn, tương ứng với độ tin cậy 95%, e là mức độ sai số cho phép trong chọn mẫu (e từ 5%-10%) Chọn e = 0.09%, độ tin cậy 95%, p = 0,5. , × . ( . ) = = 118,57 (~119) , Tuy nhiên, để hạn chế các trường hợp đối tượng không hoàn toàn hợp tác, bảng hỏi không hợp lệ, nội dung trả lời không thiết thực, đề tài quyết định thực hiện dự phòng thêm một số bảng hỏi, do đó, để đảm bảo kích thước mẫu, đề tài thực hiện khảo sát tổng là 130 phiếu. Đối tượng điều tra là học viên đã đăng ký hồ sơ thi lấy chứng chỉ cấp tốc Tin học và Ngoại ngữ tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC. SVTH: Nguyễn Thị Diễm Phúc 4
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Ngọc Linh Quy trình chọn mẫu Quy trình chọn mẫu của đề tài bao gồm 4 bước như sau: Xác định tổng thể chung Danh sách các Xác định khung học viên đã chọn mẫu đăng ký hồ so tại trung tâm Chọn phương pháp chọn mẫu Xác định kích thước mẫu 5.3. Cách thức tiếp cận mẫu Nghiên cứu được thực hiện bằng cách gặp mặt trực tiếp tất cả 130 học viên đã và đang theo học tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC vào giờ giải lao và khi các học viên đến trung tâm lấy chứng chỉ Tin học và chứng chỉ Ngoại ngữ, sau khi phát bảng khảo sát tác giả sẽ hướng dẫn cụ thể về cách đánh và giải đáp mọi thắc mắc của các bạn trong quá trình đó. Tác giả đã lựa chọn điều tra vào các giờ giải lao và nhân cơ hội khi các bạn học viên đến trực tiếp tại Trung tâm để nhận chứng chỉ. Kết quả thu về được 130 bảng hỏi trong đó chỉ có 120 bảng hợp lệ và 10 bảng hỏi không hợp lệ. Số bảng hỏi hợp lệ cụ thể: SVTH: Nguyễn Thị Diễm Phúc 5
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Ngọc Linh Công cụ Ngày Tiến trình Số bảng hỏi thu được Bảng giấy 30/11/2020 Khảo sát 7 học viên 33 đến lấy bằng CNTT vào buổi sáng, 11 học viên đến lấy bằng CNTT vào buổi chiều, khảo sát lớp ôn thi A2 vào buổi sáng 02/12/2020 Khảo sát lớp ôn B1 36 tiếng Anh vào buổi sáng và 1 lớp ôn B1 vào buổi chiều, khảo sát 6 học viên đến lấy bằng CNTT, 3 học viên đến lấy bằng tiếng Anh A2 03/12/2020 Khảo sát 2 lớp ôn 38 thi B1 Tiếng anh, 13 bạn đến lấy bằng CNTT và Tiếng anh A2 04/12/2020 Khảo sát 1 lớp ôn 23 thi B1 tiếng Anh và 1 lớp ôn thi B1 tiếng Pháp, 3 bạn đến lấy bằng CNTT (Nguồn: tác giả tổng hợp) SVTH: Nguyễn Thị Diễm Phúc 6
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Ngọc Linh 5.4. Phân tích và xử lý số liệu Phương pháp thống kê Tiến hành thực hiện các phương pháp phân tổ thống kê, phân tích thống kê, phân tích và tổng hợp đánh giá kết quả điều tra, số liệu của các tài liệu liên quan. Phương pháp phân tổ sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra dựa vào các tiêu thức thể hiện đặc điểm cơ bản của khách hàng, học viên tại trung tâm. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Áp dụng phương pháp này nhằm so sánh năng lực cạnh tranh của trung tâm với các doanh nghiệp, trung tâm khác trên cùng địa bàn. Kiểm định Cronbach’s Alpha Kiểm tra độ tin cậy của thang đo nhằm kiể định mối tương quan giữa các biến. Cronbach (1951) đưa ra hệ số tin cậy cho thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha dùng để đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm 3 biến quan sát trở lên) chứ không tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 355). Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1] về lý thuyết, hệ số Cronbach’s Alpha càng cao thì độ tin cậy càng lớn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác, hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn 0.95 trở lên cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, gọi là trùng lặp trong thang đo. (Nguyễn Đình Thọ, 364). Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì: - Cronbach’s Alpha > 0,8: Thang đo lường tốt - 0,7 < Cronbach’s Alpha < 0,8: Thang đo sử dụng được - 0,6 < Cronbach’s Alpha < 0,7: Thang đo chấp nhận nếu đang đo lường các nghiên cứu mới - Cronbach’s Alpha < 0,6: Thang đo lường không phù hợp SVTH: Nguyễn Thị Diễm Phúc 7
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Ngọc Linh Khi hệ số Cronbach’s Alpha càng cao thì thì các biến có sự tương quan càng lớn. Theo Nunally và Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan tổng nhỏ hơn 0,3 thì xem là biến rác và loại khỏi thang đo. Phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các thông tin ban đầu (Theo Hair & ctg,1998). Giá trị KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) Kiểm định KMO & Barlett’s Test có mức ý nghĩa sig. < 0,05 thì biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Hệ số KMO >= 0,5 thì đủ điều kiện tiến hành phân tích nhân tố Ngoài ra, giá trị Eigenvalue thể hiện phần biến thiên được giải thích bởi một nhân tố so với biến thiên toàn bộ những nhân tố. Eigenvalue > 1 chứng tỏ nhân tố đó có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc và được giữ lại trong mô hình để phân tích. Nhân tố Eigenvalue < 1 thì biến đó bị loại. Ma trận nhân tố (Compoment Matrix): Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các tiêu chuẩn hóa bằng các nhân tố. Hệ số tải nhân tố biểu diễn mối tương quan giữa các biến và các nhân tố, cho ta biết các biến và các nhân tố có mối liên quan chặt chẽ với nhau hay không, từ đó giúp ta kết luận có nên loại bỏ biến hay không. Phương pháp phân tích hồi quy Phân tích hệ số hồi quy, để đánh giá độ phù hợp của mô hình, ta sử dụng giá trị điều chỉnh và kiểm định ANOVA. Dựa theo phương pháp Variables Entered/Removed tiến hành kiểm định dựa trên số liệu thu thập được. Kiểm định ANOVA với sig.= 0,000b < 0,05 suy ra R bình phương của tổng thể khác 0. Chứng tỏ các biến độc lập có tác động đến các biến phụ thuộc. Mô hình hệ số tương quan: Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 +…..+ βi*Xi Trong đó: Y: Biến phụ thuộc β0: Hằng số βi: Hệ số hồi quy SVTH: Nguyễn Thị Diễm Phúc 8
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Ngọc Linh Xi: Các biến độc lập trong mô hình Kiểm định One Sample T – test Kiểm định giá trị trung bình bằng kiểm định One Sample T – test được sử dụng để kiểm định giá trị trung bình đối với các yếu đố đánh giá NLCT của trung tâm. 6. Thiết kế quy trình nghiên cứu Xác định vấn Thiết kế nghiên đề cứu Nghiên cứu sơ bộ Phỏng vấn Thiết kế bảng thử hỏi Nghiên cứu Phát và thu chính thức thập lại bảng hỏi Sử dụng phần Xử lí, phân mềm SPSS, tiến tích số liệu hành phân tích số liệu Kết luận, báo cáo SVTH: Nguyễn Thị Diễm Phúc 9
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Ngọc Linh 7. Kết cấu đề tài. Kết cấu đề tài gồm: - Đặt vấn đề - Chương 1: Cơ sở khoa học về năng lực cạnh tranh - Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh tại Trung tâm anh ngữ - tin học HUEITC - Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Trung tâm anh ngữ tin học HUEITC - KẾT LUẬN SVTH: Nguyễn Thị Diễm Phúc 10
nguon tai.lieu . vn