Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC Y DƢỢC BÙI HIẾU TRUNG KHẢO SÁT CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI TẠI BỆNH VIỆN E NĂM 2020 BẰNG BỘ CÂU HỎI EQ-5D-5L KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA HÀ NỘI – 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC Y DƢỢC BÙI HIẾU TRUNG KHẢO SÁT CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI TẠI BỆNH VIỆN E NĂM 2020 BẰNG BỘ CÂU HỎI EQ-5D-5L KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA KHÓA: QH.2015.Y NGƢỜI HƢỚNG DẪN: ThS. Mạc Đăng Tuấn ThS. Nguyễn Xuân Bách HÀ NỘI – 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Ngay sau khi đƣợc giao đề tài khóa luận này, em đã cảm thấy mình rất may mắn vì em có cơ hội đƣợc làm nghiên cứu, đƣợc học hỏi thêm về lĩnh vực mà em đam mê nhất. Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài nỗ lực học hỏi của bản thân, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ phía các thầy cô, bạn bè và những ngƣời thân yêu trong gia đình em. Lời đầu tiên, với tất cả lòng kính trọng, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Y Dƣợc, Ban giám đốc Bệnh viện E Trung ƣơng, cùng toàn thể các thầy cô bộ môn Y dƣợc học Cộng đồng, các bác sĩ Bệnh viện E Trung ƣơng đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực hiện nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới hai ngƣời thầy kính mến: ThS. MẠC ĐĂNG TUẤN đã tận tâm dìu dắt, giúp đỡ hƣớng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. ThS. NGUYỄN XUÂN BÁCH, thầy đã luôn quan tâm, hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo ân cần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn, lời yêu thƣơng đến gia đình, ngƣời thân và bạn bè, những ngƣời đã luôn sát cánh bên em, cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này. Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2021 Sinh viên BÙI HIẾU TRUNG
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT CDC Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) HRQOL Health-related quality of life (Chất lƣợng cuộc sống liên quan đến sức khỏe) BTM Bệnh thận mạn ESRD End-stage renal disease (Bệnh thận mạn giai đoạn cuối MLCT Mức lọc cầu thận QOL Quality of life (Chất lƣợng cuộc sống SKTC Sức khỏe thể chất SKTT Sức khỏe tinh thần TPPM Thẩm phân phúc mạc WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Phân loại nguyên nhân bệnh thận mạn. ............................................ 3 Bảng 1. 2 Kết quả xét nghiệm albumine và protein trong nước tiểu………… 5 Bảng 1. 3 Phân loại giai đoạn bệnh thận mạn[3] ............................................ 6 Bảng 1. 4 Các bộ câu hỏi phổ biến để đánh giá HRQOL................................. 9 Bảng 1.5. Sử dụng bộ câu hỏi EQ-5D theo lứa tuổi ....................................... 12 Bảng 1.6 Danh sách biến ................................................................................ 19 Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu .................................... 22 Bảng 3.2 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ................................... 23 Bảng 3.3 Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ........................... 24 Bảng 3.4 Tình trạng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. ........................ 24 Bảng 3.5 Số người trong gia đình của đối tượng nghiên cứu......................... 24 Bảng 3.6 Tỷ lệ thời gian điều trị thay thế thận .............................................. 25 Bảng 3.7 Điểm chất lượng cuộc sống EQ-5D-5L và EQ-VAS ....................... 30 Bảng 3.8 Điểm EQ-5D-5L với các biến số nhân khẩu xã hội học .................. 31
  6. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới ........................................................... 23 Biểu đồ 3.2 Phân bố tình trạng đi lại của bệnh nhân .......................................... 26 Biểu đồ 3.3 Phân bố tình trạng tự chăm sóc của các đối tƣợng .......................... 27 Biểu đồ 3.4 Phân bố tình trạng thực hiện các hoạt động thƣờng ngày của các đối tƣợng ............................................................................................................. 28 Biểu đồ 3.5 Phân bố tình trạng Đau/ khó chịu của những đối tƣợng.................. 29 Biểu đồ 3.6 Phân bố tình trạng lo lắng/u sầu của các đối tƣợng......................... 30 Biểu đồ 4.1 So sánh khía tự đi lại lại trong các nghiên cứu ............................... 35 Biểu đồ 4.2 So sánh khía tự chăm sóc lại trong các nghiên cứu......................... 37 Biểu đồ 4.3 So sánh khía cạnh lo lắng/u sầu trong các nghiên cứu .................... 40
  7. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN ............................................................................. 3 1.1 Đại cƣơng về bệnh thận mạn ....................................................................... 3 1.1.1 Định nghĩa về bệnh thận mạn tính (theo KDIGO 2012) .....................3 1.1.2 Nguyên nhân bệnh thận mạn ...................................................................3 1.1.3 Các yếu tố dịch tễ xã hội .........................................................................4 1.1.4 Chẩn đoán bệnh thận mạn .......................................................................4 1.2 Bệnh thận mạn giai đoạn cuối (end stage renal disease, ESRD) ................. 6 1.2.1 Định nghĩa .................................................................................................6 1.2.3 Điều trị bệnh thận mạn giai đoạn cuối ...................................................7 1.3 Đánh giá chất lƣợng cuộc sống .................................................................... 8 1.3.1 Chất lƣợng cuộc sống (QOL) và chất lƣợng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (HRQOL) ............................................................................................8 1.3.2 Một số công cụ đánh giá ..........................................................................9 1.3.3 Bộ công cụ đánh giá chất lƣợng cuộc sống EQ-5D ...........................11 1.4 Một số nghiên cứu về chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân thận mạn giai đoạn cuối ................................................................................................... 14 1.4.1 Trên Thế giới...........................................................................................14 1.4.2 Tại Việt Nam...........................................................................................15 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 18 2.1 Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................ 18 2.2 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 18 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập số liệu ............................................. 18 2.4 Xử lý số liệu ............................................................................................... 21 2.5 Đạo đức nghiên cứu ................................................................................... 21 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 22
  8. 3.1. Mô tả chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện E năm 2020 bằng bộ câu hỏi EQ-5D-5L ........................... 22 3.1.1. Đặc điểm thông tin chung của những đối tƣợng nghiên cứu ..... 22 3.1.2. Các khía cạnh chất lƣợng cuộc sống ................................................25 3.1.3. Điểm điểm trung bình chất lƣợng cuộc sống EQ-5D-5L và EQ- VAS 30 3.2. Đối chiếu điểm chất lƣợng cuộc sống EQ-5D-5L với các biến số nhân khẩu xã hội học ................................................................................................ 31 Chƣơng 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 33 4.1. Mô tả chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện E năm 2020 bằng bộ câu hỏi EQ-5D-5L ........................... 33 4.1.1. Đặc điểm thông tin chung của những đối tƣợng nghiên cứu ...........33 4.1.2. Mô tả chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện E năm 2020 bằng bộ câu hỏi EQ-5D-5L ......................35 4.2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lƣợng cuộc sống của đối tƣợng trên ......................................................................................................... 41 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 44 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 45
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận một cách thƣờng xuyên, liên tục, chậm (nhiều tháng hay nhiều năm) và không phục hồi. Hầu hết các bệnh lý thận mãn tính dù khởi phát là bệnh cầu thận, bệnh ống kẽ thận.[1, 2] Bệnh thận mạn là vấn đề ngày càng phổ biến, có tính chất toàn cầu không chỉ với ngƣời làm y tế mà còn với cộng đồng. Nó không những gây ra những gánh nặng với bệnh nhân mà còn là gánh nặng cho y tế cộng đồng, làm giảm chất lƣợng cuộc sống, làm ảnh hƣởng xã hội, tài chính quốc gia. Trên toàn cầu, năm 2017 có 1,2 triệu ngƣời chết vì bệnh thận mạn, tăng 41,5% so với số ngƣời chết năm 1990. Tỉ lệ hiện mắc 9,1% dân số toàn cầu [3]. Ngày nay, cùng với sự phát triển vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật, các biện pháp điều trị bảo tồn, các phƣơng pháp điều trị thay thế thận suy đã đƣợc ứng dụng và thành công trong điều trị bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Bệnh nhân bệnh thận mạn ngày càng đƣợc chăm sóc tốt hơn về nhiều phƣơng diện, tuổi thọ của bệnh nhân ngày càng đƣợc nâng cao và tiên lƣợng bệnh có cải thiện đáng kể. Điều trị thay thế thận bằng ghép thận, lọc máu là những phƣơng pháp hiện đại đang đƣợc áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và Việt Nam. Tổ chức CDC đã định nghĩa "chất lƣợng cuộc sống liên quan đến sức khỏe" (HRQOL) là những ảnh hƣởng do một bệnh, tật hoặc một rối loạn sức khỏe của một cá nhân đến sự thoải mái và khả năng hƣởng thụ cuộc sống của cá nhân đó[4]. Theo định nghĩa này, kết quả điều trị bệnh không chỉ đƣợc xem xét dƣới góc độ y khoa thuần túy mà còn dƣới góc độ tâm lý, xã hội và kinh tế. Ngày nay, để đo lƣờng kết quả điều trị việc đánh giá chất lƣợng cuộc sống cũng là một tiêu chí rất quan trọng, đặc biệt là đối với nhóm mãn tính nhƣ bệnh thận mạn, bệnh nhân phải chung sống với căn bệnh đến cuối đời. Việc đánh giá HRQOL cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho ngƣời làm y tế trong việc theo dõi bệnh nhân về các vấn đề tâm lý xã hội hoặc kiểm tra thực hành chăm sóc sức khỏe. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể sử dụng kết quả đánh giá HRQOL để đánh giá các công nghệ mới trong điều trị. 1
  10. Đồng thời đối tƣợng bệnh nhân cũng có thể sử dụng thƣớc đo này để so sánh các phƣơng pháp điều trị. Nhằm nâng cao chất lƣợng điều trị, chất lƣợng cuộc sống và giảm thiểu tử vong ở bệnh nhân bệnh thận mạn, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện E năm 2020 bằng bộ câu hỏi EQ- 5D- 5L” với 02 mục tiêu nhƣ sau: 1. Mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện E năm 2020 bằng bộ câu hỏi EQ-5D-5L. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của những đối tượng trên. . 2
  11. Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1 Đại cƣơng về bệnh thận mạn Bệnh thận mạn là tình trạng chức năng thận suy giảm mạn tính kéo dài hàng tháng cho đến vài năm và không hồi phục. Ngày nay, ngƣời ta sử dụng danh từ bệnh thận mạn (BTM) để có đánh giá tốt hơn để giúp điều trị sớm các loại bệnh thận [1]. 1.1.1 Định nghĩa về bệnh thận mạn tính (theo KDIGO 2012) Tổn thƣơng về cấu trúc và chức năng thận kéo dài trên 3 tháng, kèm hoặc không kèm giảm mức lọc cầu thận (MLCT), đƣợc biểu hiện bởi: - Bất thƣờng bệnh học mô thận (sinh thiết thận). - Dấu chứng tổn thƣơng thận qua xét nghiệm máu, nƣớc tiểu, xét nghiệm hình ảnh. Giảm mức lọc cầu thận (MLCT) < 60ml/ph/1,73 m2 da kéo dài trên 3 tháng kèm hoặc không kèm tổn thƣơng thận [5]. 1.1.2 Nguyên nhân bệnh thận mạn Dựa vào lâm sàng, tiền sử cá nhân, gia đình, hoàn cảnh xã hội, yếu tố môi trƣờng, thuốc dùng, khám lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa, hình ảnh học, và thậm chí sinh thiết thận để chẩn đoán nguyên nhân bệnh thận mạn. Theo Hội Thận học Quốc Tế KDIGO năm 2012, nguyên nhân bệnh thận mạn đƣợc phân dựa vào vị trí tổn thƣơng giải phẫu học và bệnh căn nguyên chủ yếu tại thận, hoặc thứ phát sau các bệnh lý toàn thân [5]. Bảng 1.1 Phân loại nguyên nhân bệnh thận mạn. Nguyên nhân Bệnh thận nguyên phát Bệnh thận thứ phát sau bệnh toàn thân Bệnh cầu thận Bệnh cầu thận tổn thƣơng Đái tháo đƣờng, thuốc, bệnh tối thiểu, bệnh cầu thận ác tính, bệnh tự miễn màng… 3
  12. Bệnh ống Nhiễm trùng tiểu, bệnh thận Bệnh tự miễn, bệnh thận do thận mô kẽ tắc nghẽn, sỏi niệu thuốc, đa u tủy Bệnh mạch Viêm mạch máu do kháng Xơ vữa động mạch, tăng huyết máu thận thể khác bào tƣơng, loạn áp, thuyên tắc do cholesterol dƣỡng xơ cơ Bệnh nang Thiểu sản thận, nang tủy Bệnh thận đa nang, hội chứng thận và bệnh thận Alport thận bẩm sinh 1.1.3 Các yếu tố dịch tễ xã hội Tần suất bệnh thận mạn trong cộng đồng theo nghiên cứu NHANES III (Third National Health and Nữtrition Examination Survey) tiến hành trên 15.625 ngƣời trƣởng thành trên 20 tuổi, công bố năm 2007 là 13% [6]. Cứ mỗi ngƣời bệnh BTM giai đoạn cuối đến điều trị thay thế thận, tƣơng ứng với ngoài cộng đồng có khoảng 100 ngƣời đang bị bệnh thận ở những giai đoạn khác nhau. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 1,5 triệu ngƣời BTM giai đoạn cuối đang đƣợc điều trị thay thế thận và số lƣợng ngƣời này ƣớc đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020[7]. Trên thực tế, do chi phí cao của các biện pháp điều trị thay thế thận nên điều trị thay thế thận chỉ áp dụng chủ yếu (80%) cho ngƣời bệnh tại các nƣớc đã phát triển. Tại các nƣớc đang phát triển chỉ 10-20% ngƣời bệnh BTM giai đoạn cuối đƣợc điều trị thay thế thận và thậm chí không có điều trị thay thế thận, và ngƣời bệnh sẽ tử vong khi vào BTM giai đoạn cuối[7]. Tại Việt Nam chƣa có nghiên cứu nào ở quy mô toàn quốc về tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính, chủ yếu là các kết quả báo cáo mang tính chất dịch tễ của một vùng cụ thể. Tác giả Võ Tam cho thấy tỷ lệ suy thận mạn ở tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm 0,92% trong số ngƣời trong cộng đồng đƣợc khảo sát [8]. 1.1.4 Chẩn đoán bệnh thận mạn 1.1.4.1 Chẩn đoán xác định bệnh thận mạn Chẩn đoán bệnh thận mạn dựa vào[5]: Lâm sàng có thể có hoặc không có biểu hiện lâm sàng của bệnh thận biểu hiện bệnh thận nhƣ phù toàn thân, tiểu máu… 4
  13. Cận lâm sàng tầm soát: - Xét nghiệm định lƣợng créatinine huyết thanh: Tử créatinine huyết thanh ƣớc đoán độ thanh lọc créatinine theo công thức Cockcroft Gault, hoặc ƣớc đoán mức lọc cầu thận theo công thức của MDRD (Modification of Diet in Renal Disease) - Xét nghiệm nƣớc tiểu tìm protein hoặc albumine trong nƣớc tiểu: với mẫu nƣớc tiểu bất kỳ, tốt nhất là mẫu nƣớc tiểu đầu tiên buổi sáng sau ngủ dậy. Bảng 1. 2 Kết quả xét nghiệm albumine và protein trong nước tiểu Xét nghiệm Bình thƣờng Bất thƣờng Tỷ lệ albumine/creatinine niệu
  14. 1.1.4.2 Chẩn đoán các giai đoạn của bệnh thận mạn Dựa vào mức lọc cầu thận (MLCT) bằng hệ số thanh thải creatinine ƣớc đoán, Hội thận quốc gia Hoa Kỳ năm 2002 đã chia thành giai đoạn [5]: Bảng 1. 2 Phân loại giai đoạn bệnh thận mạn[3] Mức lọc cầu thận Giai đoạn Biểu hiện (ml/phút/1,73m2) Tổn thƣơng thận nhƣng mức lọc cầu 1 ≥ 90 thận bình thƣờng hoặc tăng Tổn thƣơng thận làm giảm nhẹ mức 2 60 - 90 lọc cầu thận 3 Giảm mức lọc cầu thận mức độ vừa 30 - 59 4 Giảm nghiêm trọng mức lọc cầu thận 15 - 29 5 Bệnh thận mạn giai đoạn cuối
  15. - Ngƣời bệnh sẽ bị nhiễm trùng da do da khô và gây ngứa ngáy khó chịu - Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng trong cơ thể - Xƣơng yếu đi nhiều - Tổn thƣơng thần kinh - Thay đổi nồng độ đƣờng huyết - Nồng độ chất điện giải bất thƣờng - Đau cơ xƣơng khớp. Đặc biệt, ngƣời bệnh có thể sẽ xuất hiện một số biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối mặc dù ít phổ biến nhƣng nghiêm trọng hơn nhƣ: - Suy gan - Chứng tăng năng tuyến cận giáp - Co giật - Rối loạn xƣơng khớp - Suy dinh dƣỡng - Thiếu máu - Chảy máu dạ dày và ruột - Rối loạn chức năng não và mất trí nhớ - Dễ bị gãy xƣơng - Các vấn đề về tim và mạch máu - Tích tụ dịch nhầy ở phổi. 1.2.3 Điều trị bệnh thận mạn giai đoạn cuối 1.2.3.1 Điều trị bảo tồn Mục đích của điều trị bảo tồn là đảm bảo cho bệnh nhân giữ đƣợc chức năng còn lại của thận với thời gian dài nhất có thể đƣợc nhờ vào giữ đƣợc hằng định nội môi dù có giảm chức năng thận. 7
  16. Điều trị bảo tồn gồm biện pháp thiết thực và thuốc. Những biện pháp này cần thực hiện ở giai đoạn sớm nhằm giúp bệnh nhân tránh các biến chứng 1.2.3.2 Điều trị thay thế thận Tiêu chuẩn chung đƣợc chấp nhận ở nhiều nƣớc trên thế giới là điều trị thay thế thận suy khi mức lọc cầu thận giảm từ 5 đến 10ml/phút, tƣơng ứng với nồng độ creatinin máu từ 600 đến 1000µmol/l tùy theo độ tuổi và cân nặng bệnh nhân. Lựa chọn biện pháp điều trị thay thế thận suy (lọc máu chu kỳ, TPPM, ghép thận) phải đƣợc cân nhắc đến các yếu tố sau: tổng trạng chung, các bệnh lý kết hợp, ngoài ra còn lƣu ý đến độ tuổi, hoạt động nghề nghiệp, điều kiện kinh tế và điều kiện sống của bệnh nhân[5]. Các phƣơng pháp điều trị thay thế thận: - Lọc máu chu kỳ: máu của bệnh nhân đƣợc đƣa qua một hệ thống ngoài cơ thể, ở đó chất độc của cơ thể đƣợc thải loại theo cơ chế khuếch tán giữa máu và dịch lọc xuyên qua một màng bán thấm. Bệnh nhân đƣợc lọc máu định kỳ tại một trung tâm lọc máu. - Thẩm phân phúc mạc định kỳ: trao đổi giữa dịch lọc đƣợc đƣa vào ổ bụng, máu thông qua màng bụng. Bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà hay nhờ vào máy tự động. - Ghép thận: ghép thận của một ngƣời khác vào cơ thể bệnh nhân kèm theo sử dụng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời để chống lại thải ghép thận. Thận có thể lấy từ ngƣời cho thận còn sống hoặc từ ngƣời đã chết não. 1.3 Đánh giá chất lƣợng cuộc sống 1.3.1 Chất lượng cuộc sống (QOL) và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (HRQOL) 1.3.1.1 Chất lượng cuộc sống WHO định nghĩa Chất lượng Cuộc sống là nhận thức của một cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống trong bối cảnh của nền văn hóa và hệ thống giá trị nơi họ sống và liên quan đến mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và mối quan tâm của họ [9] . QOL là một khái niệm đa chiều bao gồm những đánh giá chủ quan về cả khía cạnh tích cực và tiêu cực của cuộc sống. Điều này khiến cho việc đo lƣờng 8
  17. trở nên khó khăn là mặc dù thuật ngữ “chất lƣợng cuộc sống” có ý nghĩa đối với hầu hết mọi ngƣời và mọi ngành học, các cá nhân và nhóm có thể định nghĩa nó theo cách khác nhau 1.3.1.2 Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (HRQOL) Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chất lƣợng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (HRQoL) là sự đánh giá mức độ hạnh phúc của cá nhân có thể bị ảnh hƣởng theo thời gian bởi bệnh tật , khuyết tật hoặc rối loạn [4]. Theo dõi đánh giá HRQOL là hết sức quan trọng: - Đo lƣờng HRQOL có thể giúp xác định gánh nặng của bệnh tật, thƣơng tích và khuyết tật có thể phòng ngừa đƣợc, đồng thời có thể cung cấp những hiểu biết mới có giá trị về mối quan hệ giữa HRQOL và các yếu tố nguy cơ. - Đo lƣờng HRQOL sẽ giúp theo dõi tiến độ đạt đƣợc các mục tiêu y tế của quốc gia. - Phân tích dữ liệu giám sát HRQOL có thể xác định các phân nhóm có nhận thức sức khỏe tƣơng đối kém và giúp hƣớng dẫn các biện pháp can thiệp để cải thiện tình hình của họ và ngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng hơn. Việc giải thích và công bố những dữ liệu này có thể giúp xác định nhu cầu về chính sách và luật y tế, giúp phân bổ nguồn lực dựa trên những nhu cầu chƣa đƣợc đáp ứng, hƣớng dẫn xây dựng các kế hoạch chiến lƣợc và giám sát hiệu quả của các can thiệp rộng rãi trong cộng đồng. 1.3.2 Một số công cụ đánh giá Trong 3 thập kỷ qua, nhiều công cụ đã đƣợc phát triển để đo HRQOL trong các quần thể bệnh nhân khác nhau, với 2 cách tiếp cận cơ bản: chung cho nhiều bệnh và theo bệnh cụ thể. Ngƣời ta cần đánh giá xem nội dung, khái niệm, cấu trúc và phƣơng pháp cho điểm của một công cụ có hợp lệ hay không và liệu nó có đƣợc dân chúng ta chấp nhận hay không. Hiện tại trên toàn cầu, 6 bộ công cụ đƣợc sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu khoa học về sức khỏe. Các đặc tính cơ bản của 6 bộ công cụ này đƣợc tóm tắt ở bảng dƣới đây: Bảng 1. 3 Các bộ câu hỏi phổ biến để đánh giá HRQOL 9
  18. Dụng cụ Nội dung mô tả Số lƣợng mục Số trạng đƣợc sử dụng thái sức khỏe 15D [10] Khả năng vận động, thị lực, 15 câu hỏi, mỗi câu Hơn 30 tỷ thính giác, thở, ngủ, ăn, nói, có 5 cấp độ trả lời loại bỏ, hoạt động bình thƣờng, chức năng tâm thần, khó chịu và các triệu chứng, trầm cảm, đau khổ, sức sống, hoạt động tình dục AQoL-8D Sống độc lập, giác quan, nỗi 35 câu hỏi, với từ 4 Hơn 60 [11] đau, sức khỏe tinh thần, hạnh đến 6 cấp độ trả lời nghìn tỷ phúc, giá trị bản thân, đối phó, các mối quan hệ EQ-5D-5L Di chuyển, tự chăm sóc, các 5 câu hỏi, mỗi câu 3125 [12] hoạt động thông thƣờng, đau có 5 cấp độ trả lời / khó chịu, lo lắng / trầm cảm HUI [13] Cảm giác, khả năng vận 15 câu hỏi, với từ 4 8.000 động, cảm xúc, nhận thức, tự đến 6 mức độ trả chăm sóc, đau đớn lời QWB-SA Các triệu chứng cấp tính và / Ít nhất 71 câu hỏi, 1,215 [14] hoặc mãn tính, tự chăm sóc với các định dạng bản thân, khả năng vận động, trả lời khác nhau hoạt động thể chất, thực hiện các hoạt động thông thƣờng SF-6D Hoạt động thể chất, giới hạn 36 câu hỏi, với từ 3 18.000 (SF-36v2) vai trò, hoạt động xã hội, đau đến 6 mức độ trả 10
  19. Dụng cụ Nội dung mô tả Số lƣợng mục Số trạng đƣợc sử dụng thái sức khỏe [15] đớn, sức khỏe tinh thần, sức lời sống 1.3.3 Bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống EQ-5D EQ-5D là một công cụ tiêu chuẩn hóa về chất lƣợng cuộc sống liên quan đến sức khỏe do Tập đoàn EuroQol giới thiệu vào năm 1990 và liên tục phát triển để cung cấp một bảng câu hỏi đơn giản, chung chung để sử dụng trong đánh giá lâm sàng và kinh tế cũng nhƣ khảo sát sức khỏe dân số. EQ-5D đánh giá tình trạng sức khỏe theo năm khía cạnh sức khỏe và đƣợc coi là một bảng câu hỏi tổng quát vì những khía cạnh này không dành riêng cho bất kỳ nhóm bệnh nhân hoặc tình trạng sức khỏe nào [12]. EQ-5D là một công cụ đƣợc tiêu chuẩn hóa để đo tình trạng sức khỏe chung. Bộ công cụ này đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong các cuộc điều tra sức khỏe dân số, nghiên cứu lâm sàng, đánh giá kinh tế và đo lƣờng kết quả thƣờng quy trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoạt động. Đến giữa năm 2020, tổng số nghiên cứu EQ-5D đƣợc đăng ký với EuroQol Group là hơn 39.000. Các lĩnh vực này bao gồm hơn 80 lĩnh vực lâm sàng và liên quan đến thủ tục phẫu thuật, danh sách chờ bệnh viện, vật lý trị liệu, thực hành tổng quát và chăm sóc ban đầu, và phục hồi chức năng. Số lƣợng yêu cầu sử dụng EQ-5D hàng năm là khoảng 5000 và dữ liệu EQ-5D đã đƣợc báo cáo trong hơn 8000 bài báo đƣợc đánh giá ngang hàng trong 30 năm qua. Thang điểm đo lƣờng chất lƣợng cuộc sống EQ-5D-5L cho Việt Nam từ nhóm nghiên cứu của GS. TS. Hoàng Văn Minh và các cộng sự phát triển dựa trên một nghiên cứu đƣợc giám sát và phê chuẩn của Euroqol (đơn vị sở hữu bộ công cụ này). Đây là nghiên cứu xây dựng thang điểm đo lƣờng chất lƣợng cuộc sống đầu tiên tại Việt Nam. Nghiên cứu đƣợc thực hiện vào năm 2017-2018 bởi nhóm nghiên cứu của Trƣờng Đại học Y tế công cộng, Trƣờng Đại học Y Hà Nội và Trƣờng Đại học 11
  20. Umea, Thụy Điển. Nghiên cứu đƣợc thực hiện theo quy định, tiêu chuẩn và dƣới sự giám sát của các chuyên gia của Euroqol. Kết quả nghiên cứu và thang điểm đo lƣờng chất lƣợng cuộc sống tại Việt Nam đã đƣợc Euroqol phê chuẩn. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu, đánh giá chất lƣợng cuộc sống cũng nhƣ các đánh giá công nghệ y tế tại Việt Nam. 1.3.3.1 Các thành phần của bộ công cụ EQ-5D EQ-5D về cơ bản bao gồm hai phần: hệ thống mô tả (EQ-5D) và đánh giá chủ quan (EQ- VAS). Hệ thống mô tả Hệ thống mô tả EQ-5D bao gồm năm khía cạnh: khả năng đi lại, tự chăm sóc, các hoạt động thông lệ, đau/khó chịu, lo lắng/u sầu. Số lƣợng mức độ trong khía cạnh này khác nhau ở EQ-5D-3L (ba cấp) và EQ-5D-5L (năm cấp). EQ- 5D-Y có cùng năm kích thƣớc, nhƣng chúng đƣợc điều chỉnh phù hợp hơn với những ngƣời trẻ tuổi. Bảng 1.4. Sử dụng bộ câu hỏi EQ-5D theo lứa tuổi Độ tuổi Bộ công cụ EQ-5D sử dụng 0-3 năm Không có phiên bản EQ-5D-Y nào dành cho độ tuổi này 4-7 năm Không có phiên bản EQ-5D-Y nào dành cho độ tuổi này Sử dụng EQ-5D-Y 8-11 năm EQ-5D-Y dễ hiểu hơn đối với trẻ em trong độ tuổi này hơn là phiên bản dành cho ngƣời lớn của EQ-5D Cả hai phiên bản EQ-5D-Y và EQ-5D dành cho ngƣời lớn đều 12-15 năm có thể đƣợc sử dụng 16 tuổi trở Sử dụng phiên bản dành cho ngƣời lớn (EQ-5D-3L hoặc EQ-5D- lên 5L)  EQ-5D-3L 12
nguon tai.lieu . vn