Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA KHU VỰC HỒNG NGỰ
Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGS.TS. BÙI TÙNG HIỆP

NGUYỄN THỊ MAI XUÂN
LỚP: ĐH DƯỢC 7B
MSSV: 12D720401189

Cần Thơ, 2017

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA KHU VỰC HỒNG NGỰ
Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGS.TS. BÙI TÙNG HIỆP

NGUYỄN THỊ MAI XUÂN
LỚP: ĐH DƯỢC 7B
MSSV: 12D720401189

Cần Thơ, 2017

i

LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này đã có rất nhiều sự giúp đỡ của các giảng viên,
nhà trường, cơ quan, bạn bè và gia đình.
Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Bùi Tùng Hiệp
là người thầy đáng kính đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng tận tình dạy bảo trong suốt
quá trình học tập, cho nhiều ý kiến quý báu, động viên, khuyến khích và dẫn dắt từ
những bước đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học.
Xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng nhất đến Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Dược - Điều Dưỡng, Phòng Đào Tạo, DS. Giang Thị Thu Hồng và các
giảng viên của Trường Đại Học Tây Đô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình
học tập và thực hiện nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn BS.CKI. Võ Văn Hiêm, Ban Giám Đốc, Phòng Kế
Hoạch Tổng Hợp, BS. Lê Thị Châu, ĐD. Mai Thị Bé Năm và các anh chị Điều Dưỡng
đang công tác tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa khu vực Hồng Ngự đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để thu thập số liệu, nghiên cứu và thực hiện luận văn
tốt nghiệp này.
Với tất cả tấm lòng kính trọng, xin cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng chấm
luận văn tốt nghiệp đã đóng góp những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận
văn này.
Cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đã động viên cổ vũ, giúp đỡ rất nhiều trong
quá trình làm luận văn.
Xin dành tất cả tình cảm yêu quý và biết ơn đến những người thân trong
gia đình, những người đã hết lòng giúp đỡ trong cuộc sống và học tập.
Xin ghi khắc những tình cảm này.

ii

LỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Mai Xuân, sinh viên khóa 7, Trường Đại học Tây Đô,
chuyên ngành Dược học, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Bùi Tùng Hiệp.
2. Các số liệu và thông tin nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và
khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.

Cần Thơ, ngày 13 tháng 06 năm 2017

Nguyễn Thị Mai Xuân

iii

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm phổi là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, ước tính mỗi năm
trên thế giới có khoảng 155 triệu trẻ em dưới 5 tuổi được chẩn đoán viêm phổi,
trong đó 151 triệu trường hợp thuộc các nước đang phát triển (Principi N. and Esposito
S., 2010). Việt Nam nằm trong 15 nước có trẻ em viêm phổi nhiều nhất với 2 triệu
trường hợp mỗi năm (Unicef/WHO, 2006). Kháng sinh đã giúp điều trị bệnh và
góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, trong điều trị viêm phổi có xu hướng
sử dụng quá rộng rãi và phối hợp kháng sinh quá thường xuyên một cách không cần
thiết.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở
trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện Đa khoa khu vực Hồng Ngự năm 2016.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hồi cứu. Tất cả 209
trẻ dưới 5 tuổi được chẩn đoán viêm phổi nhập vào khoa Nhi bệnh viện Đa khoa
khu vực Hồng Ngự, từ 1/2016 đến 12/2016.
Kết quả: Trong nghiên cứu có 209 trẻ viêm phổi, gồm 119 (56,9 %) nam và
90 (43,1 %) nữ. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nhóm tuổi ≤ 12 tháng mắc
bệnh nhiều nhất 134 (64,1 %), nhóm 13 – 24 tháng 42 (20,1 %), nhóm 25 – 59 tháng
42 (15,8 %), tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 11,7 ± 12,3 tháng, tuổi trẻ nhỏ
nhất là 11 ngày và lớn nhất là 59 tháng. Trẻ viêm phổi nhập viện chủ yếu vào tháng 2
(20,6 %) và tháng 10 (16,3 %). Tình trạng bệnh nhân xuất viện: Khỏi chiếm tỷ lệ cao
79,9 %. 100 % bệnh án không có làm kháng sinh đồ. Nhóm kháng sinh được sử dụng
nhiều nhất là nhóm Cefalosporine thế hệ 3. Cefotaxim là kháng sinh được sử dụng
nhiều nhất trong cả đợt điều trị 50,8 %, tiếp đến là Amoxicillin + Acid Clavulanic
là 12,9 %. Kháng sinh điều trị ban đầu chủ yếu là Cefotaxim. Các kháng sinh sử dụng
đường tiêm là chủ yếu. Phác đồ đơn trị liệu vẫn là lựa chọn ưu tiên với tỷ lệ 46,9 %,
≥ 2 loại chiếm 39,7 %, phối hợp chiếm 13,4 %. Có sự giảm số ngày điều trị khi
phối hợp kháng sinh. Phối hợp kháng sinh là Cefotaxim + Gentamicin là chủ yếu
lựa chọn ưu tiên. Thời gian điều trị trung bình là 7,4 ± 3,2 ngày. Về tương tác
trong phối hợp kháng sinh: Có tương tác là 12,0 %. Tất cả tương tác xảy ra ở mức độ
trung bình.
Kết luận: Khi tiếp nhận và điều trị viêm phổi cần chú ý các trường hợp trẻ
≤ 12 tháng, nhóm Cefalosporine thế hệ 3 là kháng sinh được sử dụng nhiều nhất.
Kháng sinh điều trị ban đầu phần lớn là Cefotaxim, sử dụng đường tiêm và

nguon tai.lieu . vn