Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA
CỦA CÂY HỒ ĐẰNG RỄ MÀNH
(Cissus verticillata (L.) Nicolson & C.E.Jarvis)

Cán bộ hướng dẫn:
PGS.TS. TRẦN CÔNG LUẬN
DS. TRÌ KIM NGỌC

Cần Thơ, năm 2017

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN LÝ THẢO
MSSV: 12D720401163
LỚP: ĐH DƯỢC 7B

LỜI CẢM ƠN
Từ xưa đến nay, không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ
dù ít hay nhiều từ mọi người. Trong thời gian 5 năm học tập, gắn bó với giảng đường
đại học, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với sự biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả thầy cô ở
khoa Dược – Điều dưỡng đã cùng với tri thức, tâm huyết của mình để truyền đạt tất cả
vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Thầy cô
không những chỉ dạy cho chúng em tri thức mà còn chỉ dạy cho chúng em cách làm
người để chúng em có đủ hành trang khi bước vào đời. Đó là những điều vô cùng quý
báu mà không có bất cứ thứ gì có thể so sánh được.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Trần Công Luận và cô
Trì Kim Ngọc, người đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành luận văn tốt
nghiệp. Do kiến thức còn hạn chế nên cũng không thể tránh khỏi những sai sót trong
quá trình làm luận văn và báo cáo, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu
của quý thầy cô để em có thể học hỏi được nhiều hơn và hoàn thiện bài báo cáo khóa
luận tốt hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc thầy cô của khoa Dược – Điều dưỡng cũng như toàn bộ
thầy cô giáo của trường Đại học Tây Đô thật nhiều sức khỏe và niềm tin để tiếp tực
thực hiện hiện sứ mệnh cao đẹp truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng.

i

LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em.
Các số liệu, kết quả, hình ảnh nêu trong luận văn là trung thực và chính xác.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Lý Thảo

ii

TÓM TẮT
Đặt vấn đề
Hồ đằng rễ mành là một loại cây còn khá mới ở Việt Nam, nó được di thực từ châu
Mỹ. Mọi người chỉ biết nó dùng để làm cảnh mà ít ai biết được, nó cũng đem lại rất
nhiều công dụng trị bệnh như: Tăng huyết áp, đái tháo đường,…Đề tài này sẽ góp
phần tìm hiểu thêm về giá trị mà cây thuốc đem lại với các nội dung: Mô tả định danh,
khảo sát vi học, định tính sơ bộ thành phần hóa học và khảo sát tác dụng sinh học
chống oxy hóa của cây.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Dược liệu là cây Hồ đằng rễ mành (Cissus verticillata (L.) Nicolson & C.E.Jarvis) thu
hái vào tháng 10 năm 2016 tại tỉnh Bạc Liêu. Sau khi phơi khô, sử dụng bột dược liệu
để mô tả định danh, khảo sát vi học, định tính sơ bộ thành phần hóa học. Từ 3 kg dược
liệu HĐRM, sử dụng 1,6 lít cồn 96 % để làm ẩm dược liệu và 33 lít cồn 96 % chiết
ngấm kiệt với tốc độ xả 10 – 15 giọt/ phút.
Sau đó, đem toàn bộ dịch chiết thu được lắc phân bố lần lượt với các dung môi hữu cơ:
PE, EtOAc để được các cao phân đoạn. Thử hoạt tính chống oxy hóa của các cao phân
đoạn bằng SKLM và quang phổ UV – Vis.
Kết quả và kết luận
Định danh chính xác tên khoa học của mẫu thực vật thu hái được dùng trong nghiên
cứu là Cissus verticilla (L.) Nicolson & C.E.Jarvis, họ Nho (Vitaceae).
Qua khảo sát sơ bộ thành phần hóa học, xác định trong cây có flavonoid và một số
thành phần hóa học khác: Carotenoid, tinh dầu, tannin, saponin, chất khử và hợp chất
polyuronid.
Chiết được cao tổng.
Tiến hành lắc phân bố lần lượt thu được các cao với khối lượng như sau: 47,15 g cao
PE; 19,43 g cao EtOAc; 27,53 g cao cồn nước còn lại.
Kết quả thử nghiệm tác dụng chống oxy hóa bằng sắc ký lớp mỏng cho thấy các cao
đều có tác dụng chống oxy hóa và có thể sơ bộ kết luận cao EtOAc cho kết quả rõ
nhất.
Tiến hành thăm dò khả năng chống oxy hóa của các cao bằng phương pháp đo quang
trên máy quang phổ UV – Vis cũng giúp khẳng định cao EtOAc chống oxy hóa mạnh
nhất trong các cao.

iii

MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................ vii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 2
2.1. Thực vật học ...................................................................................................... 2
2.1.1. Vị trí phân loại ............................................................................................ 2
2.1.2. Đặc điểm họ Nho (Vitaceae)........................................................................ 3
2.1.3. Sơ lược về chi Cissus................................................................................... 3
2.1.4. Cissus verticillata (L.) Nicolson & C.E.Jarvis ............................................. 4
2.1.4.1. Mô tả hình thái.......................................................................................... 4
2.1.4.2. Phân bố, sinh thái...................................................................................... 4
2.1.4.3. Cách trồng ................................................................................................ 4
2.1.4.4. Thu hái, chế biến ...................................................................................... 5
2.2. Thành phần hóa học ........................................................................................... 5
2.3. Một số tác dụng dược lý của HĐRM.................................................................. 5
2.3.1. Tác dụng hạ đường huyết ............................................................................ 5
2.3.2. Tác dụng chống dị ứng và chống viêm ........................................................ 6
2.4. Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa .................................................................. 6
2.4.1. Khái niệm về gốc tự do ................................................................................ 6
2.4.2. Chất chống oxy hóa ..................................................................................... 7
2.4.3. Sự hình thành các gốc tự do của oxy trong cơ thể ........................................ 7
2.4.3.1. Sự hình thành gốc tự do trong trao đổi bình thường .................................. 8
2.4.3.2. Sự hình thành gốc tự do ngẫu nhiên .......................................................... 8
2.4.4. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại sinh đến sự hình thành gốc tự do .............. 9
2.4.4.1. Ảnh hưởng của các xenobiotic .................................................................. 9
2.4.4.2. Ảnh hưởng của các tác nhân viêm và hoại tử gan ...................................... 9
2.4.4.3. Ảnh hưởng của tác nhân tiêu máu và bầm huyết ..................................... 10
2.4.4.4. Ảnh hưởng của điều kiện sống ................................................................ 10
2.4.5. Sự phòng vệ của cơ thể chống lại gốc tự do ............................................... 11
iv

nguon tai.lieu . vn