Xem mẫu

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có kế
thừa và tham khảo các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các trang web theo danh
mục tài liệu tham khảo của khóa luận. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả
Hoàng Thị Hà

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè. Qua đây cho
phép tôi gửi đến mọi người lời cảm ơn chân thành nhất.
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Nga, người trực
tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức và phương pháp để tôi hoàn thành
được khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Khoa học xã hội trường
Đại học Quảng Bình đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức và phương pháp cho
tôi trong những năm học qua. Các thầy cô là những tấm gương mà tôi sẽ mãi noi theo.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới thư viện trường Đại học Quảng Bình đã giúp tôi
trong quá trình tìm kiếm và mượn tư liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn
thành đề tài này.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, gia đình và những
người luôn kịp thời động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Mặc dù hết sức nỗ lực và cố gắng, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn
hẹp nên bài khóa luận không tránh khỏi sai sót, rất mong được sự chỉ đạo đóng góp ý
kiến từ các thầy cô giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !

Đồng Hới, tháng 5 năm 2015
Tác giả khóa luận

Hoàng Thị Hà

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2
2.1. Tình hình nghiên cứu về thời gian – không gian nghệ thuật .................................. 2
2.2 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương..................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6
3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 6
3.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 6
5. Đóng góp của đề tài ................................................................................................. 7
6. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................... 7
NỘI DUNG................................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG ............................................... 8
1.1 Vài nét về tác giả tác phẩm .................................................................................... 8
1.1.1 Tác giả Hữu Phương ........................................................................................... 8
1.1.2 Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ ........................................................................... 10
1.1.3 Ý nghĩa của tiểu thuyết Chân trời mùa hạ.......................................................... 13
1.2 Về thời gian nghệ thuật ........................................................................................ 15
1.2.1 Khái niệm ......................................................................................................... 15
1.2.2 Các chiều của thời gian nghệ thuật .................................................................... 17
1.3 Về không gian nghệ thuật .................................................................................... 18
1.3.1 Khái niệm ......................................................................................................... 18
1.3.2 Các loại không gian nghệ thuật ......................................................................... 19
1.3.2.1 Không gian thiên nhiên vũ trụ ........................................................................ 19
1.3.2.2 Không gian địa lí ............................................................................................ 19
1.3.2.3 Không gian xã hội .......................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHÂN
TRỜI MÙA HẠ ....................................................................................................... 21
2.1 Thời gian hồi tưởng ............................................................................................. 21
2.1.1 Hồi tưởng về tuổi học trò .................................................................................. 21
2.1.2 Hồi tưởng về gia đình ....................................................................................... 23

2.1.3 Hồi tưởng về chiến tranh ................................................................................... 25
2.1.4. Hồi tưởng về tình yêu ...................................................................................... 27
2.2 Thời gian hiện tại ................................................................................................. 29
2.2.1 Thiện về làng .................................................................................................... 29
2.2.2 Thiện đi tìm cha ................................................................................................ 32
2.2.3 Thiện lên đường vào đại học ............................................................................ 33
2.3 Thời gian tương lai .............................................................................................. 34
2.3.1 Tương lai thể hiện qua dự cảm ......................................................................... 34
2.3.2 Tương lai thể hiện qua ước mơ.......................................................................... 37
2.4 Sự đan xen dịch chuyển các chiều thời gian ........................................................ 38
CHƯƠNG 3. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHÂN
TRỜI MÙA HẠ ....................................................................................................... 41
3.1 Không gian chiến tranh ........................................................................................ 41
3.1.1 Không gian hủy diệt và nỗi đau chiến tranh ...................................................... 41
3.1.2 Không gian ý chí và khát vọng giải phóng ....................................................... 44
3.1.3 Không gian trú ẩn và dục vọng bản năng........................................................... 48
3.2 Không gian thiên nhiên và phong cảnh trữ tình .................................................... 52
3.3 Không gian sinh hoạt và văn hóa vùng miền ........................................................ 54
3.3.1 Sinh hoạt xã hội ............................................................................................... 55
3.3.2 Sinh hoạt gia đình ............................................................................................ 59
3.3.3 Sinh hoạt cá nhân ............................................................................................. 61
3.4 Không gian lao động sản xuất và thi đua chiến đấu .............................................. 66
3.4.1 Trên cánh đồng làng Đại Hòa............................................................................ 67
3.4.2 Trên nông trường Lệ Giang ............................................................................... 71
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 75

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời gian và không gian đều là những thuộc tính phổ biến, những điều kiện tất
yếu, những hình thức tồn tại của thế giới. Cùng tương tự như vậy, trong nghệ thuật,
thời gian và không gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật. Thời
gian và không gian nghệ thuật chịu tác động có ý nghĩa quyết định của quan niệm về
thế giới và con người của nhà văn và phong cách sáng tạo của nhà văn. Đồng thời,
chúng phản ánh, bộc lộ, thể hiện các đặc trưng của chính cái phong cách đó. Tìm hiểu
thời gian và không gian nghệ thuật giúp ta hiểu sâu sắc hơn, từ những góc độ đặc biệt,
cá tính của nhà văn và những đặc sắc của thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã sáng tạo
nên. Không gian và thời gian nghệ thuật là những phương diện rất quan trọng trong thi
pháp học, chúng tồn tại song song thống nhất trong tác phẩm văn chương, đồng thời là
phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Mặt khác, chúng là những
hình tượng rất quan trọng góp phần thể hiện nội dung, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
Trong cấu trúc văn bản của văn xuôi nghệ thuật, không gian và thời gian đóng một vai
trò quan trọng.
Với nhà văn có thể sáng tác rất nhiều, nhưng để có được tác phẩm neo bám vào
lòng người là điều không dễ, thậm chí rất hiếm hoi. Văn chương như một trò bập bênh
nghệ thuật với những luật chơi ngoắt ngoéo vô hình, đã thách thức tất cả những ai lao
vào con đường cầm bút. Nó chẳng loại trừ ai, sẵn sàng hê tung nếu như anh ta không
đủ bản lĩnh và lượng sức mình trong cuộc đua chen đầy ảo tưởng. Trên bước đường
nghệ thuật, Hữu Phương là một trong số những cây bút văn xuôi kỳ cựu của miền
Trung. Chân trời mùa hạ, là cuốn tiểu thuyết viết về con người của mảnh đất Quảng
Bình với đề tài người lính và chiến tranh cách mạng. Tiểu thuyết có giá trị về mặt tư
liệu, mang chất tự sự của một giai đoạn lịch sử về văn học hiện thực đơn thuần, đơn
tuyến. Mặc dù bị thi pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa ràng buộc, chi phối nhưng nó vẫn
phản ánh chân thực thân phận con người cũng như sự dẻo dai của người dân miền
Trung trong những năm tháng bom đạn.
Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương dựa trên nguyên tắc kết hợp, song
trùng những cái đối lập tương phản. Điều này thể hiện ở hầu hết các phương diện nghệ
thuật của tác phẩm. Theo trục thời gian là sự đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, ký ức

1

nguon tai.lieu . vn