Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƢỢC PHẠ H Y INH KHẢO SÁ KIẾN THỨC VÀ HỰC TRẠNG VỀ BÁN KHÁNG SINH CỦA CÁC CƠ SỞ BÁN Ẻ THUỐC ĐẠ IÊU CHUẨN GPP TẠI HÀNH PHỐ CHÍ INH, HẢI DƢƠNG NĂ 2020 KHÓA UẬN Ố NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƢỢC HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƢỢC PHẠ H Y INH KHẢO SÁ KIẾN THỨC VÀ HỰC TRẠNG VỀ BÁN KHÁNG SINH CỦA CÁC CƠ SỞ BÁN Ẻ THUỐC ĐẠ IÊU CHUẨN GPP TẠI HÀNH PHỐ CHÍ INH, HẢI DƢƠNG NĂ 2020 KHÓA UẬN Ố NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƢỢC HỌC KHÓA QH2015 Y N ƣ ƣ n d n S B u n S cĐ n uấn HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CẢ ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến S B u n – Giảng viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược. Cô đã chỉ dạy tận tình, quan tâm hướng dẫn, nhắc nhở, giúp đỡ và động viên cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Mặc Đ n uấn – Giảng Viên Bộ Môn Y Dược cộng đồng và Y dự phòng, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cẩn thận, tạo điều kiện để tôi thực hiện khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý và K n tế Dƣợc, đã giảng dạy và tạo kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Chủ Nhiệm, Phòng Đào Tạo và toàn thể các thầy cô giáo K oa Y Dƣợc – Đ i học Quốc a Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt 5 năm học tập tại khoa, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, dẫn dắt và truyền ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết cho tôi. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới mẹ, những người thân trong gia đình tôi, đã nuôi dưỡng, gắn bó với tôi, là động lực để tôi tiếp tục học tập và nghiên cứu. Cảm ơn bạn bè luôn bên cạnh chia sẻ, động viên giúp tôi vượt qua những khó khăn trong qua trình học tập và làm khóa luận. Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2020 Sinh viên Phạm Thùy Linh
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt C ú ả n ĩa CDC Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh FIP Liên đoàn dược phẩm quốc tế GPP Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc NBT Người bán thuốc TDKMM Tác dụng không mong muốn WHO Tổ chức Y tế thế giới
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu khảo sát việc bán kháng sinh không có đơn tại nhà thuốc trên thế giới:................................................................................................... 10 Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu khảo sát việc bán kháng sinh không đơn tại Việt Nam ........................................................................................................................ 11 Bảng 1.3: Kết quả nghiên cứu kiến thức và thái độ của NBT về việc bán kháng sinh không đơn tại Saudi Arbia: ............................................................................................ 12 Bảng 2.1: Danh sách biến số nghiên cứu ....................................................................... 20 Bảng 2.2: Chỉ số nghiên cứu .......................................................................................... 21 Bảng 3.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................. 24 Bảng 3.2: Kiến thức của NBT về tổng quan kháng sinh ................................................ 25 Bảng 3.3: Kiến thức của NBT về các nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh .................... 26 Bảng 3.4: Kiến thức của NBT về đối tượng đặc biệt khi sử dụng kháng sinh .............. 27 Bảng 3.5: Kiến thức của NBT về một số kháng sinh thường gặp ................................. 27 Bảng 3.6: Kiến thức của NBT về tác dụng không mong muốn khi sử dụng kháng sinh ........................................................................................................................................ 28 Bảng 3.7: Kiến thức của NBT về tình trạng kháng kháng sinh ..................................... 29 Bảng 3.8: Kiến thức của NBT về quy định bán kháng sinh........................................... 29 Bảng 3.9: Mức độ hiểu biết của NBT về quy định bán kháng sinh ............................... 30 Bảng 3.10: Kiến thức của NBT phân loại theo giới tính .............................................. 31 Bảng 3.11: Kiến thức của NBT phân loại theo tuổi ....................................................... 32 Bảng 3.12: Kiến thức của NBT phân loại theo trình độ học vấn ................................... 32 Bảng 3.13: Kiến thức của NBT phân loại theo vị trí làm việc ....................................... 33
  6. Bảng 3.14: Kiến thức của NBT phân loại theo kinh nghiệm làm việc bán thuốc ......... 33 Bảng 3.15: Tần suất NBT chủ động bán kháng sinh trong một số bệnh ....................... 34 Bảng 3.16: Tần suất NBT chủ động bán các hoạt chất và phối hợp kháng sinh ........... 35 Bảng 3.17: Tần suất tìm hiểu về kháng sinh qua một số nguồn thông tin của NBT ..... 35 Bảng 3.18: Kỹ năng của người bán thuốc trong thực hành bán kháng sinh .................. 36 Bảng 3.19: Kỹ năng của người bán thuốc trong tư vấn sử dụng kháng sinh ................. 38 Bảng 3.20: Mức độ tự tin của NBT khi chủ động bán kháng sinh ................................ 38
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Sơ đồ tiến hành nghiên cứu ............................................................................ 18 Hình 3.1: Phân loại mức kiến thức của NBT ................................................................. 31
  8. ỤC ỤC LỜI CẢ ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 ỔNG QUAN.......................................................................................... 3 1.1. Thực àn tốt cơ sở bán lẻ thuốc ........................................................................... 3 1.1.1. Khái quát về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP)......................................... 3 1.1.2. Nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP và thực trạng thực hiện GPP tại Việt Nam ........... 4 12 N ƣ bán lẻ thuốc .................................................................................................. 6 1.2.1 Trình độ chuyên môn ........................................................................................... 6 1.2.2. Đạo đức nghề nghiệp .......................................................................................... 7 1.2.3. Vai trò của người hành nghề dược ..................................................................... 8 1 3 Quy đ n bán k án s n ....................................................................................... 9 1.4. Thực tr n bán t uốc k án s n k ôn kê đơn ................................................. 9 1.4.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 10 1.4.2. Tại Việt Nam .................................................................................................... 11 1 5 Các n ên cứu đán á k ến thức, t á độ và t ực àn của dƣợc sĩ về việc bán k án s n k ôn có đơn ..................................................................................... 12 1.5.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 12 1.5.2. Tại Việt Nam .................................................................................................... 14 16 àn p ố C í n và ệ thống y tế t C í n , Hả Dƣơn ....................... 14 1.6.1. Giới thiệu về thành phố Chí Linh .................................................................... 14 1.6.2. Hệ thống y tế tại thành phố Chí Linh ............................................................... 15
  9. CHƢƠNG 2 ĐỐI ƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 17 2 1 Đố tƣợn n ên cứu............................................................................................ 17 2.2. Th an n ên cứu ............................................................................................ 17 2 3 P ƣơn p áp n ên cứu...................................................................................... 17 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 17 2.3.2. Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................... 19 2.3.3. Xác định biến số ............................................................................................... 19 2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 20 2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................ 21 2 4 H n c ế của đề tà ................................................................................................. 22 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 24 3.1. Khảo sát k ến thức về k án s n của NBT t các cơ sở bán lẻ thuốc t àn phố C í n , Hả Dƣơn ............................................................................................ 24 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 24 3.1.2. Kiến thức của người bán thuốc ......................................................................... 25 3.2. Thực tr ng về việc bán k án s n ...................................................................... 34 3.2.1. Thực hành của người bán thuốc........................................................................ 34 3.2.2. Kỹ năng của NBT trong thực hành bán kháng sinh.......................................... 36 CHƢƠNG 4 BÀN UẬN ........................................................................................... 39 4.1. Kiến thức của n ƣ bán t uốc ............................................................................ 39 4.1.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu.......................................................................... 39 4.1.2. Kiến thức của người bán thuốc ......................................................................... 39 4.2. Thực tr ng về việc bán k án s n ...................................................................... 42 4.2.1. Thực hành của người bán thuốc........................................................................ 42 4.2.2. Kỹ năng của NBT trong thực hành bán kháng sinh.......................................... 43
  10. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ UẤ ......................................................................................... 45 ÀI IỆU THAM KHẢO
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Kháng sinh là một trong những khám phá quan trọng của nhân loại, mở ra kỷ nguyên dùng kháng sinh để điều trị và đẩy lùi các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các vi sinh vật. Thuốc kháng sinh có vai trò rất thiết yếu trong điều trị, nó đem lại nhiều lợi ích và cơ hội sống cho những bệnh nhân mắc bệnh và đặc biệt cần thiết đối với mô hình bệnh tật ở các nước đang phát triển [10]. Hiện nay thị trường kháng sinh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều rất phong phú và đa đạng về cả chủng loại lẫn số lượng với các mức giá phù hợp với nhiều đối tượng trong xã hội. Việc này tạo cơ hội cho người dân trong cộng đồng dễ dàng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu chữa bệnh. Tuy nhiên do công tác quản lý còn chưa được chặt chẽ, sát sao nên tình trạng mua bán, tự ý sử dụng thuốc kháng sinh không kê đơn của bác sĩ ở Việt Nam ngày càng gia tăng và trở nên phổ biến. Việc lạm dụng kháng sinh dần trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Tình hình kháng thuốc đang diễn ra phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân tử vong của 10 triệu người trên toàn cầu [38]. Năm 2013, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), mỗi năm ở Mỹ có ít nhất 2 triệu người bị nhiễm trùng kháng kháng sinh và ít nhất 23.000 người tử vong [28]. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất trên thế giới. Mức độ sử dụng kháng sinh ở Việt Nam cao hơn xấp xỉ năm lần so với số liệu được công bố từ Hà Lan [19]. Thời gian kháng thuốc của các vi khuẩn ngày càng rút ngắn, nhiều thuốc nhanh chóng mất hiệu lực điều trị do sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc. Có thể thấy, tình trạng kháng kháng sinh ngày nay đang là vấn đề cần được quan tâm hơn trên thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ngày nay. Một trong những nguyên nhân đó chính là việc mua kháng sinh không kê đơn rất dễ. Người dân tại nhiều quốc gia có nhận thức về kháng sinh còn hạn chế và có thói quen tự chữa bệnh. Theo báo cáo của nghiên cứu thực hiện năm 2007 nhằm đánh giá kiến thức về sử dụng kháng sinh ở khu vực nông thôn Việt Nam cho thấy, mặc dù đã có các tài liệu hướng dẫn, nhưng kiến thức về sử dụng kháng sinh vẫn còn rất hạn chế; dịch vụ chăm 1
  12. sóc sức khỏe thường cung cấp kháng sinh một cách không cần thiết cho các trường hợp cảm cúm thông thường [20]. Tại các địa phương, việc khám chữa bệnh còn nhiều khó khăn, việc mua thuốc trực tiếp tiết kiệm cả về kinh tế và thời gian cho bệnh nhân. Điều này đặt ra câu hỏi người có trách nhiệm hành nghề dược có đủ kiến thức về các loại kháng sinh và tác hại của việc bán kháng sinh không kê đơn chưa. Thái độ của các dược sĩ với thực trạng này như thế nào? Thực tế hoạt động bán kháng sinh không có đơn diễn ra ra sao? Để trả lời những câu hỏi này, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát kiến thức và thực tr ng về bán k án s n của các cơ sở bán lẻ thuốc đ t t êu c uẩn GPP t i àn p ố C í n , Hả Dƣơn n m 2020.” với các mục tiêu dự kiến như sau: 1. Khảo sát kiến thức về kháng sinh của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc Thành phố Chí Linh, Hải Dương. 2. Khảo sát thực trạng về việc bán kháng sinh của các cơ sở bán lẻ thuốc tại Thành phố Chí Linh, Hải Dương. 2
  13. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Thực àn tốt cơ sở bán lẻ thuốc 1.1.1. Khái quát về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP) Sử dụng thuốc an toàn, hợp lí là một vấn đề hết sức quan trọng của nhân loại. Thuốc như một con dao hai lưỡi nếu sử dụng không đúng nó sẽ mang lại nhiều tác hại cho sức khỏe người sử dụng. Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) đã triển khai một số biện pháp nhằm hỗ trợ các quốc gia phòng chống hiện tượng lạm dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, corticoid,… Một trong các biện pháp đó là nghiên cứu, xây dựng và ban hành các nội dung của GPP. Ngày 05 tháng 09 năm 1993 tại Tokyo, Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế (FIP) thông qua văn bản khung quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, đưa ra khái niệm “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc là thực hành dược đáp ứng nhu cầu của người bệnh trong những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Cơ sở bán lẻ thuốc thực hành tốt là cơ cở bán lẻ thuốc không nghĩ đến lợi nhuận kinh doanh của riêng mình mà quan tâm đến lợi ích của người mua hàng, lợi ích chung của toàn xã hội. Để hỗ trợ thực hiện việc này, điều quan trọng là có một hệ thống tiêu chuẩn chung được đặt ra trên toàn quốc gia” [30-31, 37]. GPP là văn bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại cơ sở bán lẻ thuốc của dược sỹ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu [15]. WHO đã nêu ra 4 yêu cầu quan trọng của GPP [31-32]: - Đặt lợi ích của bệnh nhân lên trên hết. - Cung cấp thuốc cũng như sản phẩm liên quan đến chăm sóc sức khỏe đảm bảo chất lượng. Cung cấp thông và lời khuyên thích hợp cho bệnh nhân. Giám sát hiệu quả việc sử dụng thuốc. - Thực hiện việc sử dụng thuốc hợp lý, trong đó bao hàm cả yếu tố kinh tế. - Đảm bảo mỗi dịch vụ tại cơ sở bán lẻ thuốc cung cấp cho. 3
  14. Hiện nay có rất nhiều quốc gia áp dụng GPP trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, GPP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Pharmacy Practices”, được dịch sang tiếng Việt là “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” [11]. Cơ sở bán lẻ thuốc có trách nhiệm: tổ chức nghiên cứu triển khai việc thực hiện quy định hiện hành về dược, các tiêu chuẩn được ban hành; bảo đảm luôn đáp ứng tiêu chuẩn GPP trong suốt quá trình hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc; thực hiện các hoạt động bán lẻ thuốc theo đúng phạm vi được cấp phép trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật [11]. 1.1.2. Nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP và thực trạng thực hiện GPP tại Việt Nam 1.1.2.1 Nguyên tắc của GPP “Thực hành tốt nhà thuốc” phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau [15]: Đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ của cộng đồng lên trên hết. Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ. Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản. Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả. 1.1.2.2 Các tiêu chuẩn của GPP a. Tiêu chuẩn GPP đối với nhà thuốc Theo thông tư số 02/2018/TT-BYT Quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, để được công nhận nhà thuốc đạt chuẩn GPP, nhà thuốc cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau [11]: Tiêu chuẩn về nhân sự: Người đứng tên thành lập Nhà thuốc GPP phải có bằng dược sĩ đại học và có chứng chỉ hành nghề dược của Bộ Y tế cấp. Nhà thuốc có nguồn nhân lực thích hợp để đáp ứng quy mô hoạt động. Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, nhận thuốc có bằng cấp chuyên môn và có thời gian thực hành nghề nghiệp phù 4
  15. hợp với công việc được giao. Người trực tiếp bán lẻ thuốc phải có văn bằng chuyên môn từ trung cấp dược trở lên. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất: Diện tích tối thiểu của nhà thuốc phải đạt 10m2; có đầy đủ các không gian bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn và cách xa nguồn ô nhiễm; sắp xếp thuốc theo đúng quy định (khu trưng bày, khu bảo quản, khu mỹ phẩm…). Phải đủ các trang thiết bị, phương tiện cần thiết để bảo quản thuốc. Với thuốc bán lẻ không kèm bao bì, dược sĩ bán thuốc cần ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, nộng độ, hướng dẫn sử dụng cụ thể… Tiêu chuẩn về hoạt động: Thực hiện việc ghi chép, lưu trữ và bảo quản hồ sơ tối thiểu 1 năm tính từ thời điểm thuốc hết hạn chùng; Không được thực hiện bất kỳ hành vi quảng cáo, lôi kéo khách hàng; Đảm bảo việc mua thuốc, kiểm soát chất lượng, bán thuốc không kê đơn/kê đơn, theo dõi chất lượng thuốc, bảo quản thuốc, giải quyết các trường hợp thu hồi thuốc hay khiếu nại về thuốc… b. Tiêu chuẩn GPP đối với quầy thuốc Theo thông tư số 02/2018/TT-BYT Quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, để được công nhận quầy thuốc đạt chuẩn GPP, quầy thuốc cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau [11]: Tiêu chuẩn về nhân sự: Người phụ trách chuyên môn tối thiểu có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược và phải có chứng chỉ hành nghề của Bộ Y Tế cấp. Quầy thuốc có nguồn nhân lực thích hợp để đáp ứng quy mô hoạt động. Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, nhận thuốc có bằng cấp chuyên môn và có thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao. Nhân viên cung cấp thông tin cho người mua thuốc độc, thuốc kê đơn phải là người phụ trách chuyên môn hoặc người có văn bằng chuyên môn từ trung cấp dược trở lên. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và Tiêu chuẩn về hoạt động giống với tiêu chuẩn GPP đối với nhà thuốc. 1.1.2.3 Thực trạng thực hiện GPP tại Việt Nam Công tác triểu khai GPP đã được tiến hành đồng bộ rộng khắp trên cả nước. Tính đến hết năm 2013 thống kê 52/63 tỉnh thành trên cả nước, số lượng các nhà thuốc là 6.481 trong đó có 6.239 nhà thuốc đạt GPP chiếm tỷ lệ 96,3%, số lượng quầy thuốc 5
  16. là 15.928 trong đó có 10.292 quầy thuốc đạt GPP chiếm tỉ lệ 64,6%. Trong đó chỉ có một số tỉnh, thành phố đã triển khai được GPP đến toàn bộ nhà thuốc, quầy thuốc như Hà Nội, Quảng Ngãi, An Giang [1]. Như vậy là về cơ bản trên cả nước, đa phần số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc đang hoạt động đều đạt GPP, tuy nhiên còn một số lượng nhỏ cơ sở bán lẻ thuốc không đạt tiêu chuẩn GPP, chưa đáp ứng lộ trình đặt ra theo thông tư 43/2010/TT-BYT [14]. 1.2. N ƣ i bán lẻ thuốc Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, việc sử dụng thuốc không do người bệnh tự quyết định mà được quyết định bởi người thầy thuốc.Việc sử dụng loại thuốc nào, số lượng bao nhiêu, cách sử dụng ra sao đều phụ thuộc hoàn toàn vào người thầy thuốc thăm khám, chỉ định điều trị. Người bán lẻ thuốc là người phụ trách chuyên môn về dược và nhân viên làm việc tại cơ sở bán lẻ thuốc có bằng cấp chuyên môn được đào tạo về dược phù hợp với loại hình và phạm vi hoạt động của cơ sở [11]. 1.2.1 Trình độ chuyên môn Nhu cầu thuốc phụ thuộc vào trình độ, khả năng chuyên môn của người cung cấp dịch vụ y tế, đặc biệt là bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân. Ngày nay, y dược học ngày càng phát triển và hiện đại, các máy móc thiết bị đã trở thành phương tiện khoa học, là công cụ hỗ trợ con người trong việc chẩn đoán bệnh, phát hiện nhiều bệnh tật hơn là một trong những yếu tố làm tăng nhu cầu thuốc [3]. Nhu cầu thuốc không hoàn toàn phụ thuộc vào ý định của người dùng mà lại được quyết định bởi yêu cầu chữa bệnh, trình độ chuyên môn của thầy thuốc và cán bộ bán thuốc, đây là một điểm khác biệt của nhu cầu thuốc [3]. Do đó người thầy thuốc phải đảm bảo đạt trình độ chuyên môn theo quy định đã đề ra, đặc biệt những người hành nghề dược phải được đào tạo, cập nhật kiến thức, trao đổi thông tin chuyên môn, pháp luật về dược [22]. Để được hành nghề phải có bằng tốt nghiệp đào tạo về ngành dược và chứng chỉ hành nghề dược. Theo Luật Dược số 105/2016/QH13 quy định [22]: 6
  17. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác lâm sàng tại nhà thuốc. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các bằng chuyên môn sau: bằng tốt nghiệp đại học ngành dược, bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược, bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. 1.2.2. Đạo đức nghề nghiệp Có thể thấy, y dược nói chung và nghề dược nói riêng là một trong số những ngành nghề hình thành sớm trong lịch sử nhân loại, và trong thời đại nào cũng luôn được xã hội tôn trọng và yêu mến. Những người làm trong lĩnh vực này có nhiệm vụ chăm sóc, nâng cao sức khỏe con người. Chính vì vậy, nghề này không đơn thuần là một loại nghề nghiệp hay dịch vụ như những nghề khác. Nó là một nghề đặc biệt, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Hành nghề y dược là một bộ phận của những người làm y tế, nó không những cần có năng lực, mà đặc biệt cần có tấm lòng nhân ái, thấu hiểu tình người để có thể cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của người bệnh. Từ tình yêu thương với con người, người thầy thuốc cần phải nhiệt tình, trau dồi năng lực và hăng say nghiên cứu phục vụ cho công tác trị bệnh tốt hơn và phải có y đức. Người hành nghề dược phải có trách nhiệm thực hiện 12 quy định về Y đức: nghiêm túc thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tôn trọng pháp luật và các quy chế chuyên môn; tôn trọng quyền của bệnh nhân như được khám và chữa bệnh, quyền riêng tư, không phân biệt đối xử…; có thái độ niềm nở, tận tình, trang phục chỉnh tề khi tiếp xúc với người bệnh và người nhà bệnh nhân; xử lý kịp thời, khẩn trương cấp cứu người bệnh; kê đơn thuốc phù hợp, an toàn; không được rời bỏ vị trí khi đang làm nhiệm vụ; dặn dò chu đáo cho người bệnh khi họ được xuất viện; cảm thông, chia buồn khi người bệnh tử vong; tôn trọng, đoàn kết với đồng nghiệp; tự kiểm điểm, nhận trách nhiệm khi thiếu sót, tham gia tích cực và gương mẫu trong công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe [7]. 7
  18. Ngoài ra, người hành nghề dược cũng phải có những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng để rèn luyện, phấn đấu góp phần thực hiện sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Những người hoạt động trong lĩnh vực này phải thật thà, trung thực, có tinh thần trách nhiệm với nghề, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, không vì mục đích lợi nhuận mà làm thiệt hại đến sức khỏe người bệnh, phải hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn tiết kiệm, tôn trọng bí mật của bệnh nhân [9]. 1.2.3. Vai trò của người hành nghề dược Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dược phẩm, tình trạng thiếu thuốc đã được giải quyết một cách đáng kể đồng nghĩa với việc vai trò của dược sĩ ngày càng tăng. Dược sĩ là người chuyên về chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và là người chủ chốt trong việc cung cấp và giao thuốc cho khách hàng. Dược sĩ là đối tác của nhà sản xuất thuốc bán không cần đơn, cùng chia sẻ mục đích chung là cung cấp các sản phẩm có chất lượng cho bệnh nhân và thúc đẩy việc sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lí. Dược sĩ bằng khả năng chuyên môn của mình và cách tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân có thể tư vấn thuốc cho nhân dân. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) vai trò của dược sĩ được trình bày cụ thể như sau [27]: Dược sĩ là người tư vấn thuốc, trao đổi với bệnh nhân về tiền sử bệnh, chỉ định điều trị những thuốc thông thường không cần đến bác sĩ, cung cấp những thông tin giúp bệnh nhân sử dụng thuốc hợp lí và giữ bí mật những thông tin liên quan đến sức khỏe bệnh nhân. Đồng thời đảm bảo là người cung cấp thuốc có chất lượng, bán thuốc có nguồn gốc đáng tin cậy và có chất lượng tốt; thuốc phải được bảo quản theo đúng yêu cầu. Không chỉ vậy, dược sĩ còn là một chuyên gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tham gia hỗ trợ và thúc đẩy cộng đồng tham gia các chương trình giáo dục sức khỏe [33, 39]. Ngoài ra, dược sĩ có vai trò như một người giáo dục sức khỏe do các cơ sở bán lẻ thuốc là nơi tiếp cận đầu tiên của bệnh nhân, dược sĩ nên khuyên bệnh nhân không cần dùng thuốc nếu không cần thiết. 8
  19. 1.3 Quy đ n bán k án s n Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn của bộ trưởng bộ y tế nhóm thuốc kháng sinh là một trong 7 nhóm thuốc kê đơn và phải bán theo đơn, tuy nhiên đã được thay thế và hủy bỏ. Dựa vào thông tư Ban hành danh mục thuốc không kê đơn nhận thấy kháng sinh không nằm trong danh mục đó và được xếp vào nhóm thuốc kê đơn [13]. Để hướng dẫn việc thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú, cục khám chữa bệnh ban hành công văn số 1517/BYT-KCB về việc hướng dẫn thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. Trong 30 thuốc phải kê đơn và bán theo đơn tạm quy có thuốc kháng sinh [6]. Ngày 29 tháng 02 năm 2016, thông tư 05/2016/TT-BYT Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú được ban hành thay thế Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT kề từ ngày 01 tháng 05 năm 2016. Đáng lưu ý, thông tư bổ sung quy định phải lưu đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh tại cơ sở cấp/bán lẻ trong thời gian 01 năm kể từ ngày kê đơn. Việc lưu đơn được thực hiện tại một trong các hình thức: lưu bản chính hoặc bản sao đơn thuốc; lưu thông tin về đơn thuốc bao gồm: tên và địa chỉ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, họ và tên của người kê đơn thuốc, họ và tên của người bệnh, địa chỉ thường trú của người bệnh, tên kháng sinh, hàm lượng, số lượng [12]. Theo Luật Dược số 105/2016/QH13 nghiêm cấm bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn [22]. Vì vậy bán kháng sinh không đơn là việc trái với pháp luật, xử lý vi phạm đối với hành vi bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn bác sĩ bị xử phạt cảnh cáo phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng [5]. 1.4. Thực tr n bán t uốc k án s n k ôn kê đơn Theo thống kê năm 2015, từ năm 2000 đến năm 2010, tổng lượng tiêu thụ kháng sinh trên toàn thế giới tăng hơn 30% [29]. Kháng sinh nhóm penicillin và cephalosporin chiếm gần 60,0% tổng tiêu thụ năm 2010, tăng 41,0% so với năm 2000. Gần 80,0% kháng sinh được mua ở ngoài bệnh viện bao gồm cả việc mua kháng sinh không cần kê đơn. Mặc dù đã những quy định bắt buộc có đơn ở nhiều nước nhưng việc tuân thủ vẫn còn rất kém ở những nước chậm và đang phát triển [29]. 9
  20. Tại Việt Nam, giai đoạn 2012-2014, trong số các thuốc nước ngoài đăng ký cấp phép lưu hành, nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỉ lệ đăng ký cao nhất (khoảng 25,0% đến 28,0%). Trong số 20 hoạt chất có nhiều số đăng ký nhất mỗi năm, có từ 6 dến 9 hoạt chất là kháng sinh và hoạt chất có nhiều số đăng ký nhất cũng là kháng sinh [18]. 1.4.1. Trên thế giới Hoạt động bán kháng sinh không kê đơn diễn ra phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tổng quan một số nghiên cứu cho kết quả như sau: Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả n ên cứu khảo sát v ệc bán k án s n k ôn có đơn t n à t uốc trên t ế gi i [16]: Th i gian Cỡ m u Tỷ lệ bán k án STT Quốc gia n ên cứu (n à t uốc) s n k ôn có đơn 1 Tây Ban Nha 2008 197 42,5%(1) 2 Hy Lạp 2008 174 53,0%(2) 3 Syria 2009 200 97,0%(1) 4 Saudi Arabia 2010 327 77,6%(1) 5 Saudi 2011 60 97,9%(3) 6 Indonesia 2011 88 91,0%(1) 7 Syria 2012 214 85,5%(3) 8 Jordan 2015 202 74,3%(1) 9 Zambia 2016 73 100,0%(3) C ú t íc : (1): % tính theo số lượng nhà thuốc; (2): % tính theo số lượt khách hàng yêu cầu kháng sinh không đơn; (3): % tính theo số lượng NBT. Nhìn chung, việc bán kháng sinh không đơn là một thực trạng diễn ra phổ biến trong nhiều năm tại rất nhiều quốc gia với tỉ lệ cao; thậm chí lên tới 100,0%. Từ kết 10
nguon tai.lieu . vn