Xem mẫu

Khen chê chuẩn cũng là tác phẩm Trung bình mỗi năm, chúng ta có khoảng trên mười cuộc thi và triển lẫm nhr nghệ thuật. Sau những tràng pháo tay khai mạc công bố giải thưởng, nổi cộm những vấn đề về công tác tổ chức, Hội đồng giám khảo và những tác phẩm được treo và “gắn nơ” trên tường. Điều đó thể hiện sự đam mê, tâm huyết nghề nghiệp của giới nhiếp ảnh trong cả nước, với mục đích đóng góp những ý kiến, rút kinh nghiệm cho các cuộc triển lãm lần sau tốt hơn! Trong đề cương gợi ý nội dung hội thảo của Ban tổ chức, tôi xin được bổ xung một số điểm cần trao đổi cụ thể là: - Về vấn đề cuộc thi ảnh nghệ thuật toàn quốc nên tự do hay cần phải có đề tài cụ thể? - Thể lệ cuộc thi cần bổ xung những điều gì cho chặt chẽ, nhất là những lĩnh vực thuộc về kỹ xảo, xử lý Photoshop...? - Tiêu chuẩn cử thành viên hội đồng giám khảo như thế nào? Điều này rất quan trọng, quyết định thành công của triển lãm, định hướng nghệ thuật, tạo lòng tin cho người dự thi và công chúng yêu mến nghệ thuật nhiếp ảnh trong cả nước. Là một thành viên tham gia Hội đồng giám khảo lần này, được nghe nhiều nguồn thông tin từ các “kênh” khác nhau, tôi trân trọng và đánh giá cao những ý kiến thắng thắn mang tính xây dựng và học thuật của các nghệ sĩ nhiếp ảnh, các nhà báo viết bài về cuộc thi này. Tuy nhiên cũng có một số điểm cần tảo đổi lại. Ý kiến nhận xét của nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Văn: “Hoành tráng về số lượng, cỡ ảnh... nhưng không thấy đỉnh cao về chất lượng”. Cái “nhìn xa” và “nhìn gần” của tác giả là khá sắc nét. Hai tác phẩm: “Quà của biển” (Phạm Hữu Tiến, Tiền Giang) và “Mùa lúa mới” (Hoàng Thế Phúc, Đồng Nai) theo anh là nổi trội hơn cả, lại trùng hợp với quyết định của Hội đồng giám khảo. Riêng tác phẩm “Chú tiểu nhỏ” (Vũ Thị Tịnh, Lâm Đồng) anh cứ tiếc không được vào giải, lẽ đơn giản vì tác phẩm chưa tiêu biểu cho “Nhịp sống mới”. Theo anh: “Nghệ thuật không cần lượng mà cần tinh” - Điều này đâu có sai, nhưng không phải trong bất cứ lúc nào cũng đúng. Đối với nhiếp ảnh Việt Nam còn có tính kế thừa và đại chúng nữa. “Tre già măng mọc” là lẽ tự nhiên, miền là tre già không nên bắt măng phải mọc đúng chỗ của mình. Nghệ thuật là sáng tạo và trường tồn của nghệ thuật chính là sự phát triển riêng của tư duy, không có nét riêng ấy nghệ thuật sẽ trở thành khuôn mẫu đơn điệu và nhàm chán. Sự tinh tuý được tôn vinh từ những cái mộc mạc, sự vĩ đại được tôn vinh từ những cái bình thường. Nghệ thật cần có sự đan xen mới có so sánh thấp cao. Nếu chỉ “quí hồ tinh” treo dăm ba tác phẩm được giải thì không thể gọi là triển lãm ảnh toàn quốc được. Triển lãm ảnh nghệ thuật khác cuộc thi hoa hậu là ở chỗ đó! Bài báo “Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc: Dậm chân tại chỗ” đăng trên An ninh thủ đô của tác giả Hải Hà đã khẳng định sự thành công về số lượng và cách tổ chức... còn về chất lượng và nội dung chưa bắt kịp với chủ đề nhịp sống mới. Thiết nghĩ đánh giá thành công của một cuộc triển lãm cỡ quốc gia không chỉ xoáy sâu vào một vài bức ảnh có một số lỗi kỹ thuật mà cần có cái nhìn bao quát hơn, khách quan hơn. Cũng may nhiếp ảnh Việt Nam chưa đi giật lùi! Câu nói của đạo diễn điện ảnh hàng đầu thế giới Ingmar Bergman: “Cuộc đời vốn tươi đẹp nếu con người không bóp méo nó” thật là chí lý! Nét mới trong triển lãm lần này, Ban tổ chức đã tham khảo ý kiến của công chúng trước khi công bố giải thưởng. Có 29 thư góp ý, trong đó 21 ý kiến khen triển lãm đẹp và hoành tráng... 8 thư góp ý kiến trái chiều. Thư của tác giả Âu Xuân Thành (Hà Nội) nêu: “Ruộng bậc thang nhiều, ảnh thể loại B (kỹ thuật kỹ xảo) chưa thể hiện được ý tưởng. Tác phẩm “Sương sớm” của Lại Hiển (Hà Nội) là thể loại B chứ không phải A”, là có cơ sở. Nhưng riêng tác phẩm “Tôi yêu Việt Nam” (Hùng Cường, Hà Nội) theo tác giả vì chụp “Tây” chứ không phải chụp “ta”. Xem kỹ bức ảnh này, đúng là Hùng Cường chụp “Tây” thật nhưng trong ảnh người bố “Tây” chỉ vào bức ảnh: Bác Hồ đang thăm một đơn vị pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô trong những ngày kháng chiến chống Mỹ. Bức ảnh trưng bày triển lãm nhân kỷ niệm thành lập Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/2005) tại Trung tâm Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Nội dung bức ảnh “Tôi yêu Việt Nam” toát lên sự tôn kính lãnh tụ Hồ Chí Minh của du khách nước ngoài, chứ đâu có sai với tiêu chí cuộc thi và Hùng Cường quảng cáo công nghệ Lamina của mình? Và một sự suy diễn khá hài hước: “Cứ ông Chu Chí Thành làm Chủ tịch Hội đồng giám khảo là Hùng Cường đạt giải”. Rất tiếc tác giả Âu Xuân Thành không lưu lại địa chỉ cụ thể để Ban tổ chức làm sáng tỏ vấn đề này! Những ý kiến của các tác giả Hồ Xuân Thành (Nghệ An), Trần Quang Thông (Hải Dương), Phạm Thị Xuân... nêu những vấn đề về bản quyền tác giả, tác phẩm lại thuộc phạm vi của Ban tổ chức. Hội đồng giám khảo chỉ chấm tác phẩm chứ không chấm tên tác giả. Vì thể lệ cuộc thi đã ghi rõ: kết quả thẩm định của Hội đồng giám khảo là chung cuộc, Ban tổ chức không chịu trách nhiệm về bất cứ sự khiếu kiện nào thuộc về bản quyền tác giả, tác phẩm. Trong các cuộc triển lãm từ trước tới nay, lời khen bao giờ cũng “lép vế”. Và những lời khen chê lại tập trung vào những tác phẩm đoạt giải mà người cầm cân nảy mực chính là hội đồng giám khảo. Triển lãm ảnh toàn quốc lần thứ 24, Hội đồng giám khảo thực sự vô tư và khách quan. Còn việc đánh giá chất lượng tác phẩm đến đâu phụ thuộc vào năng lực trình độ của từng thành viên giám khảo. Nhưng công bằng mà nói triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần này đã khẳng định được vị thế của mình bằng chính nội dung các tác phẩm. Nhiều ý kiến tập trung vào những vấn đề kỹ thuật, kỹ xảo, chất lượng màu sắc... Riêng về nội dung ảnh đã bám sát đề tài, còn sự nhầm lẫn thể loại A và B không chỉ thuộc trách nhiệm của Hội đồng giám khảo mà còn là sự lập lờ từ ý thức của một số người dự thi. Trong buổi hội thảo này, có nhiều ý kiến thẳng thắn và sắc xảo về chuyên môn, thiết nghĩ đó cũng là những “tác phẩm” góp phần xây dựng nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam. Nghệ thuật cần có sự công bằng, những tác phẩm được tôn vinh phải xứng tầm để mọi người “tâm phục khẩu phục”. Câu nói: “Một gói tiền công không bằng một đồng tiền thưởng” có cái lý của nó. Và tôi cũng rất tâm đắc câu chuyện cổ tích “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” vì căm giận Bạch Tuyết đẹp hơn mình mà Hoàng hậu đập tan chiếc gương thần nói điều trung thực. Ngày nay người ta chế tạo nhiều loại gương khác nhau: Phóng đại, dị dạng và gương nịnh mặt nữa... Điều quan trọng là chúng ta cần loại gương nào? ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn