Xem mẫu

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

KHẢO SÁT TỈ LỆ GÃY XƯƠNG ĐỐT SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ  
LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI GIẢM MẬT ĐỘ XƯƠNG 
Nguyễn Thái Hòa***, Cao Thanh Ngọc**, Nguyễn Đình Khoa*  

TÓM TẮT 
Mục  tiêu:  Gãy xương đốt sống (GXĐS) ở người cao tuổi có giảm mật độ xương thường không có triệu 
chứng. Mục tiêu của nghiên cứu này là để khảo sát tỉ lệ gãy xương đốt sống ở người cao tuổi và tìm hiểu các yếu 
tố liên quan đến tình trạng gãy xương đốt sống.  
Đối  tượng  và  phương  pháp  nghiên  cứu:  Nghiên cứu  cắt ngang được thực hiện tại khoa nội cơ xương 
khớp bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ tháng 1 – 5/2013, khảo sát gãy xương đốt sống ngực và thắt 
lưng. Chẩn đoán gãy xương đốt sống bằng phương pháp Genant’s, mật độ xương được đo bằng DXA và tìm 
hiều các yếu tố liên quan đến gãy xương đốt sống.  
Kết quả: Có 96 bệnh nhân (BN) được đưa vào trong thời gian nghiên cứu. Độ tuổi trung bình là 73,4 ± 8, 
nữ chiếm 77,1%. 87,6% BN loãng xương, 12,4% BN thiếu xương. Tỉ lệ gãy xương đốt sống là 46,8%. Tuy 
nhiên gãy xương đốt sống tăng theo tuổi và cao nhất ở nhóm đối tượng trên 80 tuổi với 68%. Ngược lại chỉ số T 
Score giảm ở BN có gãy xương. Gãy bờ (68%) và gãy lún (62%) là hai kiểu gãy thường gặp nhất. Tần suất gãy 
xương tập trung vào vùng nối giữa ngực và thắt lưng (T12 và L1) với 28%. Có mối liên quan giữa tình trạng 
gãy xương đốt sống  với  giới  (OR=2,74,  1,03‐7,34,  p=0,039),tiền  sử  dùng  corticosteroid  (OR=8,05,  3,05‐21,2, 
p=0,000), tiền sử té ngã (OR=1,41), tiền sử gãy xương sau 50 tuổi (OR=2,63), số lần sinh con. Tuy nhiên chưa 
thấy được mối liên quan giữa nhẹ cân, hút thuốc lá, uống rượu, mãn kinh sớm với tình trạng gãy xương đốt 
sống  
Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rằng tỉ lệ GXĐS ở người cao tuổi có giảm mật độ xương là 
khá cao và có mối liên quan giữa giới, tuổi, chỉ số T Score, tiền sử dùng corticosteroid, tiền sử gãy xương, tiền sử 
té ngã, số lần sinh con với tình trạng gãy xương đốt sống. 
Từ khóa: Gãy xương đốt sống, cao tuổi, giảm mật độ xương 

ABSTRACT 
PREVALENCE AND RISK FACTORS OF RADIOGRAPHIC VERTEBRAL FRACTURE  
IN THE ELDERLY WITH LOW BONE MINERAL DENSITY 
Nguyen Thai Hoa, Cao Thanh Ngoc, Nguyen Dinh Khoa  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 472 ‐ 478 
Objectives:  Vertebral fracture (VE) in the  elderly  with  low  bone  mineral  density  usually  had  no  specific 
symptoms.  The  aim  of  study  was  estimated  the  prevalence  of  radiographic  vertebral  fracture  and  investigate 
factors associated with this condition in the elderly.  
Methods: This cross sectional study was conducted in the rheumatology department, Cho Ray hospital from 
1 – 5/2013. Thoracic and lumbar spine radiographs were obtained, and vertebral fractures were evaluated using 
Genant’s semiquantitative method. Bone mineral sensity (BMD) were measured by dual X ray absorptiometry 
(DXA) and identified risk factors for vertebral fractures.  
Results:  A  total  96  respondents  were  recruited.  The  mean  age  was  73.4  ±  8  years  old  with  females 
constituted 77.1%. 87.6% had osteoporosis and 12,4% had osteopenia. The prevalence of vertebral fracture was 
* Bệnh viện Chợ Rẫy ** Đại Học Y Dược TPHCM *** Bệnh viện Đại Học Y Dược Cần Thơ  
Tác giả liên lạc: Nguyễn Thái Hòa  
ĐT: 0908414060  Email: nguyenthaihoa30121985@gmail.com 

472

Chuyên Đề Ngoại Khoa 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

46.8%. However, the risk of fracture increased with advancing age, such that from the age 80+0.68% had at least 
one  VE.  In  constrast,  T  Score  reduced  in  the  fracture  patient.  The  most  common  type  of  fracture  were  wedge 
(68%) and compression (62%). Although fracture occurred in all vertebrae, most (28%) occurred at the T12‐L1. 
The model for vertebral fractures showed an association with sex (OR=2.74, 1.03‐7.34, p=0.039), corticosteroid 
intake (OR=8.05, 3.05‐21.2, p=0.000), fall history (OR=1.41), history of fracture after 50 years old (OR=2.63). 
There  was  no  significance  association  between  vertebral  farcture  and  smoking,  alcohol,  early  menopause, 
underweight.  
Conclusions: This study indicates that the prevalence of vertebral fractures is high in the elderly. Sex, age, 
T  Score,  corticosteroid  intake,  fall  history,  history  of  fracture  after  50  years  old  were  associated  with  vertebral 
fracture. 
Key words: Vertebral fracture, elderly, low bone mineral density 
.

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện  nay  xu  hướng  già  hóa  về  dân  số  nói 
chung đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho xã hội 
nói  chung  và  ngành  y  tế  nói  riêng.  Theo  thống 
kê Ủy Ban Người Cao Tuổi Việt Nam đến năm 
2029 tỉ lệ người cao tuổi sẽ đạt 16,8% dân số.  
Một trong những hệ quả của lão là bộ xương 
cơ thể bị hao mòn theo thời gian dẫn đến tổn hại 
cấu trúc làm cho xương dễ gãy. Loãng xương là 
một  trong  những  bệnh  thường  hay  gặp  ở  phụ 
nữ sau mãn kinh và đàn ông sau 60 tuổi. Đây là 
bệnh  tiến  triển  âm  thầm  không  triệu  chứng 
nhưng đáng sợ vì hệ quả của nó là gãy xương 
Gãy  xương  đốt  sống  (GXĐS)  là  một  dạng 
phổ  biến  nhất  của  gãy  xương  do  loãng  xương, 
bệnh  thường  đi  kèm  với  các  triệu  chứng  như 
đau lưng mạn tính, nặng hơn là suy kiệt thể lực 
dẫn  đến  tàn  phế,  giảm  chất  lượng  sống.  Trong 
số  các  trường  hợp  GXĐS  chỉ  có  30%  BN  đến 
bệnh viện vì triệu chứng mà thôi. Cho nên việc 
xác  định  các  yếu  tố  liên  quan  đến  GXĐS  đóng 
một  vai  trò  rất  quan  trọng  nhằm  sàng  lọc  ra 
được  những  trường  hợp  có  nguy  cơ  cao  GXĐS 
từ  đó  có  thể  chẩn  đoán,  dự  phòng  và  điều  trị 
sớm  với  mục  tiêu  giảm  thiểu  những  di  chứng 
trầm  trọng  do  gãy  xương  gây  nên,  đặc  biệt  là 
trên những người cao tuổi.  
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về gãy xương 
đốt  sống  vẫn  còn  khá  ít  và  trong  đó  chưa  có 
nghiên cứu nào được thực hiện trên BN cao tuổi. 
Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi nhằm khảo sát 

Chấn Thương Chỉnh Hình 

tỉ lệ gãy xương đốt sống và các yếu tố liên quan 
trên những BN này.  

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
‐ Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, 
thực hiện trên 96 BN cao tuổi đang nhập viện tại 
khoa nội cơ‐xương‐khớp bệnh viện Chợ Rẫy từ 
tháng  1‐5/2013,  và  được  chẩn  đoán  xác  định 
giảm mật độ xương. 
‐  Tiêu  chuẩn  loại  trừ:  BN  đang  có  các  bệnh 
nguy kịch hoặc không thể trả lời những câu hỏi. 
‐ Quy trình lấy mẫu:  
+ Bước 1: BN cao tuổi có giảm mật độ xương 
đang  nhập  viện  tại  khoa  cơ  xương  khớp  bệnh 
viện Chợ Rẫy. 
+ Bước 2: Giải thích với BN về lý do nghiên 
cứu,  nếu  được  sự  đồng  ý  chúng  tôi  cho  BN  ký 
vào giấy tình nguyện tham gia nghiên cứu. 
+  Bước  3:  Chụp  x  quang  đốt  sống  ngực  và 
đốt sống thắt lưng. 
+ Bước 4: Tiến hành phỏng vấn các đặc điểm 
về nhân khẩu xã hội, bệnh học, lối sống.  
‐  Số  liệu  được  trình  bày  dưới  dạng  trung 
bình ± độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ 
nhất, tần số, tỉ lệ phần trăm. Các phép kiểm Chi 
bình  phương,  Fisher’s  exact,  t‐test,  hồi  quy 
logistic  đa  biến.  P
nguon tai.lieu . vn