Xem mẫu

  1. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM NAM BÉO PHÌ LỨA TUỔI 7-8 TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔ HIỆU THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐẮK LẮK TS. Phạm Hùng Mạnh, ThS. Trần Thị Thu1, ThS. Chu Vương Thìn, ThS. Nguyễn Thiện Tín2 1 Trường Đại học Tây Nguyên 2 Trường Tiểu học Tô Hiệu TÓM TẮT Thừa cân, béo phì trẻ em đang phát triển mạnh trong các thành phố lớn ở nước ta do chế độ ăn uống thiếu khoa học (mất cân bằng với nhu cầu cơ thể) và một số yếu tố có liên quan khác như ít vận động, stress, ô nhiễm môi trường, … Béo phì trẻ em là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe, tuổi thọ và kéo dài tình trạng béo phì đến tuổi trưởng thành sẽ làm gia tăng nguy cơ đối với các bệnh như tim mạch và chuyển hóa. Béo phì ở trẻ em còn gây ảnh hưởng nặng nề về tâm lý ở trẻ như tự ti, kém hòa đồng, học kém. Để đánh giá vấn đề này, đề tài tiến hành khảo sát thực trạng chế độ dinh dưỡng và thể chất 30 trẻ em nam béo phì lứa tuổi 7-8 Trường Tiểu học Tô Hiệu, thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. Từ khóa: Trẻ em, Tuổi, Béo phì, Thể chất, Dinh dưỡng, Thực phẩm, tiêu thụ, Năng lượng. SUMMARY Overweight and obese children are growing strongly in big cities in our country due to unscientific diets (imbalance with body needs) and a number of other related factors such as sedentary, stress, environmental pollution, ... Childhood obesity is a long-term threat to health, life expectancy and prolonging obesity into adulthood will increase the risk of diseases such as cardiovascular and metabolism. Obesity in children also causes severe psychological effects in children such as low self-esteem, poor sociability, poor learning. To assess this issue, the study conducted a survey on the nutritional and physical status of 30 obese male children aged 7-8 To Hieu Primary School, Buon Ma Thuot city, Dak Lak province. Keywords: Children, Age, Obesity, Fitness, Nutrition, Food, Consumption, Energy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về dinh dưỡng khá phổ biến, nhưng các nghiên cứu mang tính kết hợp giữa dinh dưỡng với hoạt động thể chất vẫn còn hạn hẹp, chưa được đầu tư đúng mực. Trong khi đó Nghiên cứu về béo phì và hoạt động thể chất luôn được sự quan tâm của các nhà khoa học ở các nước phát triển trên thế giới. Bordin và cộng sự (1995), béo phì, quá cân và hoạt động thể chất ở học sinh trung học cơ sở; Nemet và cộng sự (2006), nghiên cứu can thiệp về kết hợp hoạt động thể chất và giáo dục dinh dưỡng để trị trẻ béo phì; Nader và cộng sự (2006), xác định nguy cơ béo phì ở trẻ em; Fairclough (2005), tăng cường sức khỏe thông qua các hoạt động thể chất cho học sinh; Robert và cộng sự (2008), kết hợp giáo dục dinh dưỡng và tập bóng đá ở trẻ em quá cân; Atsuko SATOH và cộng sự (2007), sử dụng biểu đồ cân bằng năng lượng để giáo dục dinh dưỡng cho gia đình và trẻ em béo phì… 649
  2. Một trẻ được gọi là béo phì khi sự tích lũy mỡ trong cơ thể tăng lên quá mức thông thường, do năng lượng ăn vào nhiều hơn nhu cầu hàng ngày của trẻ em liên tục trong một thời gian dài. Trẻ sống tại các thành phố lớn, trong các gia đình ít con, hiếm muộn, có điều kiện kinh tế khá giả là những ‘‘ứng viên’’ tốt nhất của căn bệnh béo phì. Các loại thức ăn ‘‘ngon và bổ’’, giàu chất béo, chất ngọt mà những người mẹ yêu con hết mực thường chăm chút lo lắng cho con là thủ phạm chính gây nên tình trạng béo phì. Do đó để có biện pháp điều trị béo phì hữu hiệu, chúng ta cần khảo sát thực trạng chế độ ăn uống, sinh hoạt, hoạt động thể chất của trẻ, trên cơ sở đó xây dựng chương trình giáo dục dinh dưỡng, thay đổi lối sống theo hướng tích cực và tăng cường vận động rèn luyện thể chất. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Tìm đọc, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ, các tạp chí sách báo chuyên ngành giáo dục và thể dục thể thao, các văn bản pháp quy về công tác giáo dục thể chất trường học, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước. 2.2 Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.2.1 Dẻo gập thân (cm): Đánh giá đô mềm dẻo. 2.2.2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s): Đánh giá sức mạnh bền nhóm cơ bụng 2.2.3 Bật xa tại chỗ (cm): Đánh giá sức mạnh chân 2.2.4 Chạy 30m xuất phát cao (s): Đánh giá sức nhanh 2.2.5 Chạy con thoi 4 x 10m (s): Đánh giá khả năng phối hợp vận động. 2.2.6 Chạy 5 phút tùy sức (m): Đánh giá sức bền chung (sức bền ưa khí). 2.3 Phương pháp toán thống kê Để xử lý các số liệu thu được qua nghiên cứu, chúng tôi đã Sử dụng Phần mềm SPSS, sử dụng phần mềm Vietnam Eiyokun và phần mềm ‘‘Calorie expenditure through exercise and other activities’’ để tính năng lượng tiêu hao trong 24 giờ của khách thể nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Khảo sát thực trạng dinh dưỡng của trẻ em nam béo phì lứa tuổi 7-8 Trường Tiểu học Tô Hiệu, TP.BMT Tỉnh Đắk Lắk 3.1.1 Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em nam béo phì lứa tuổi 7-8 Trường Tiểu học Tô Hiệu, TP.BMT Để xác định được lượng thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, đề tài tiến hành phỏng vấn 30 phụ huynh của khách thể nghiên cứu. Sau đó, sử dụng phần mềm Vietnam Eiyokun để tính toán năng lượng cung cấp cho khách thể nghiên cứu trong 24 giờ [7]. Kết quả như bảng 3.1. 650
  3. Bảng 3.1: Năng lượng cung cấp trong 24 giờ của khách thể nghiên cứu MIN MAX TRUNG BÌNH (Kcal) Cv% (Kcal) (Kcal) NL cung cấp 2117 2426 2259±91 4.02 Để xác định năng lượng tiêu hao hàng ngày của khách thể nghiên cứu, đề tài tiến hành phỏng vấn phụ huynh về hoạt động sinh hoạt hàng ngày của khách thể nghiên cứu trong 24 giờ. - Sử dụng phần mềm ‘‘Calorie expenditure through exercise and other activities’’ để tính năng lượng tiêu hao trong 24 giờ của khách thể nghiên cứu[5], [6]. Kết quả như bảng 3.2: Bảng 3.2: Năng lượng tiêu hao trong 24 giờ của khách thể nghiên cứu Min Max Trung bình (Kcal) Cv% Cv% (Kcal) (Kcal) NL tiêu hao 1882.9 1898.3 1889.5 0.26 - Thói quen ăn uống và sinh hoạt: + 25/30 em ăn thêm rất nhiều bữa phụ ngoài 3 bữa chính thức chiếm 83.3%. + 30/30 em uống rất nhiều nước ngọt và sữa chiếm tỷ lệ 100%. + 27/30 em mê xem tivi, chơi điện tử, game online chiếm tỷ lệ 90%. + 30/30 em rất thích ăn quà vặt chiếm tỷ lệ 100%. + 30/30 em ăn uống nhiều hơn so với trẻ cùng tuổi chiếm 100%. Từ kết quả nghiên cứu bảng 2.1 và 2.2 cho thấy lượng thừa trung bình hàng ngày: NLcc – NLth =2259±91 Kcal - 1889±5 Kcal = 370 Kcal NLcc: Nguồn năng lượng bình quân cung cấp trong 24 giờ. NLth: Nguồn năng lượng bình quân tiêu hao trong 24 giờ. (Xem bảng 2.3) Bảng 3.3: Nhu cầu năng lượng cho trẻ em dưới 10 tuổi Nhóm tuổi Nhu cầu năng lượng Dưới 6 tháng 555 Trẻ em (tháng) Dưới 12 tháng 710 1-3 1180 Trẻ nhỏ (tuổi) 4-6 1470 7-9 1825 Kết quả nghiên cứu bảng 2.1 so với kết quả bảng 3.2 cho thấy, năng lượng đầu vào của các em nam béo phì lứa tuổi 7-8 nhiều hơn so với trẻ cùng tuổi là 434 Kcal (2259Kcal-1825Kcal). 651
  4. 3.2 Khảo sát thực trạng thể chất của trẻ em nam béo phì lứa tuổi 7-8 Trường Tiểu học Tô Hiệu, TP.BMT Kết quả nghiên cứu bảng 3.4 về chiều cao, cân nặng, BMI và tỷ lệ trọng lượng mỡ trong cơ thể đồng thời dựa trên tài liệu[3], [4] đề tài Trường Tiểu học Tô Hiệu là béo phì. Về năng lượng vận động, so sánh thực trạng về tố chất vận động của 30 em nam béo phì Trường Tiểu học Tô Hiệu với năng lực vận động của trẻ em thành thị lứa tuổi 7-8 (năm 2001) được trình bày ở bảng 3.5. Bảng 3.4: Thực trạng thể chất của khách thể nghiên cứu Hình thái Test Chiều Cân BMI Độ Dẻo Nằm Bật xa Chạy Chạy Chạy cao nặng (kg/m2) mỡ gập ngửa gập tại chỗ 30m con thoi tùy sức (cm) (kg) (%) thân bụng (cm) XPC 4*10m 5 phút (cm) (lần/30s) (s) (s) (m) Min 122 37 24.49 25.0 1.9 6 108 8.9 18.5 542 Max 146 57 33.22 31.5 3.7 9 115.5 7.1 13.5 725 TB 131.23± 47.73± 27.67± 28.2± 2.86± 7.63± 113.03± 8.05± 16.49± 654.87± 7.42 5.95 0.17 0.46 0.03 0.18 0.19 0.09 0.03 0.73 Cv% 5.65 12.47 0.61 1.63 1.05 2.63 0.17 1.12 0.18 0.11 Bảng 3.5: Bảng so sánh thể lực giữa trẻ em béo phì trường tiểu học Tô Hiệu với trẻ em 7 tuổi thành thị Trẻ em béo phì Trẻ em 7 tuổi TT Test thành thị [1] 1 Dẻo gập thân (cm) 2.86 4.00 2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) 7.63 10.00 3 Bật xa tại chỗ(cm) 113.03 125.00 4 Chạy 30m XPC(s) 8.05 6.36 5 Chạy con thoi 4*10m(s) 16.49 13.12 6 Chạy con thoi 5 phút(m) 654.87 744.00 Kết quả so sánh bảng 3.5 cho thấy: Mềm dẻo: Chỉ số dẻo gập thân trung bình của 30 em thừa béo phì là 2.86 ± 0.03cm. So với kết quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001 cho thấy chỉ số dẻo gập thân của trẻ em nam béo phì lứa tuổi 7-8 trước quá trình thực nghiệm so với trẻ em thành thị năm 2001 cùng lứa tuổi là quá thấp, nhỏ hơn 1.14 cm. Sức mạnh bền: Chỉ số nằm ngửa gập thân trung bình của 30 em béo phì là 7.63 ± 0.18 lần/30s. So với kết quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001 cho thấy chỉ số nằm ngửa gập thân của trẻ em nam béo phì lứa tuổi 7-8 trước quá trình thực nghiệm so với trẻ em thành thị năm 2001 cùng lứa tuổi là quá thấp, nhỏ hơn khoảng 2.37 lần/30s. Sức mạnh tốc độ: Thành tích bật xa tại chỗ trung bình của 30 em béo phì là 113.03 ± 0.19cm, so với kết quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001 cho thấy chỉ số bật xa tại chỗ của trẻ em nam béo phì lứa tuổi 7-8 trước quá trình thực nghiệm so với trẻ em thành thị năm 2001 cùng lứa tuổi là quá thấp, nhỏ hơn khoảng 11.97 cm. 652
  5. Tốc độ: Chạy 30m xuất phát cao trung bình của 30 em béo phì là 8.05 ± 0.09s, so với kết quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001 cho thấy chỉ số chạy 30m XPC của trẻ em nam béo phì lứa tuổi trước quá trình thực nghiệm so với trẻ em thành thị năm 2001 cùng lứa tuổi là quá chậm, chậm hơn khoảng 1.69s. Linh hoạt, khéo léo: Chạy con thoi 4*10m trung bình của 30 em béo phì là 16.49 ± 0.03s, so với kết quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001 cho thấy chỉ số chạy con thoi 4*10m của trẻ em nam béo phì lứa tuổi trước quá trình thực nghiệm so với trẻ em thành thị năm 2001 cùng lứa tuổi là quá chậm, chậm hơn khoảng 3.37s. Sức bền: Chạy tùy sức 5 phút trung bình của 30 em béo phì là 654.87 ± 0.73m, so với kết quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001 cho thấy chỉ số chạy 5 phút tùy sức của trẻ em nam béo phì trước quá trình thực nghiệm so với trẻ em thành thị năm 2001 cùng lứa tuổi là quá thấp, thấp hơn khoảng 89.12m. 4. KẾT LUẬN Năng lượng cung cấp đầu vào trung bình hàng ngày của trẻ em nam béo phì Trường Tiểu học Tô Hiệu thành phố Buôn Ma Thuột nhiều hơn năng lượng tiêu hao của bản thân khoảng 370 Kcal và cũng cao hơn khuyến nghị dành cho trẻ em cùng lứa tuổi khoảng 434 Kcal. Trẻ em nam béo phì Trường Tiểu học Tô Hiệu có thói quen ăn ngọt, giải trí thụ động và ít tham gia hoạt động TDTT. Năng lực vận động về sức nhanh, sức mạnh sức bền, mềm dẻo và khéo léo của trẻ em nam béo phì Trường Tiểu học Tô Hiệu thể hiện hạn chế hơn nhiều so với học sinh cùng lứa tuổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2003), thể chất người Việt Nam từ 6-20 tuổi (thời điểm 2001), NXB TDTT, Hà Nội. 2. Nguyễn Công Khẩn, Phạm Văn Hoan (chủ biên) (2007) Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản y học. 3. TínhBMIcholứatuổi20http://apps.nccd.cdc.gov/dnpabmi/calculator.aspx?calculatortype= metric. 4. Phần mềm tính phần trăm mỡ trong cơ thể: http://www.linear-software.com/online.htm. 5. Phần mềm tính năng lượng sử dụng trong 24 giờ - calorie expenditure through exercise and other activities, http://www.afic.org/burner.htm. 6. Phần mềm tính năng lượng sử dụng trong 24 giờ. http://www.health-calc.com/diet/energy- expenditure-advanced. 7. Phần mềm tính thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm “Viet Nam eiyoKuN”, trung tâm dinh dưỡng tp. HCM 2011. 653
nguon tai.lieu . vn