Xem mẫu

  1. KHẢO SÁT NHANH NHU CẦU TẬP HUẤN VỀ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA 63 TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GDSK TUYẾN TỈNH NĂM 2013 ThS. Lý Thu Hiền, BS. Đào Thị Tuyết, CN. Phùng Thị Thảo CN. Nguyễn Thanh Hồng, CN. Nguyễn Thị Lý Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương Tóm tắt nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu xác định nhu cầu tập huấn về truyền thông giáo dục sức khỏe của các trung tâm Truyền thông GDSK tuyến tỉnh (T4G). Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu tập huấn tập trung cao ở 3 nội dung: Nghiên cứu khoa học (53,2%), áp dụng công nghệ số trong sản xuất chương trình phát thanh/truyền hình (50,0%) và xây dựng nội dung chương trình phát thanh truyền hình cho biên tập, đạo diễn và quay phim (56,5%). Thời gian phù hợp cho một khóa tập huấn là từ 3 đến 5 ngày, các lớp tập huấn nên tổ chức theo khu vực và vào quý II hoặc quý III trong năm. Các đơn vị có thể cử cán bộ tham gia tập huấn bằng nguồn ngân sách của đơn vị. 1. Đặt vấn đề Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) là 1 trong 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Quyết định số 89/QĐ-BYT ngày 11/01/2008 của Bộ Y tế về việc việc ban hành điều lệ của đơn vị đã chỉ ra rằng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác TTGDSK các cấp là một trong những nhiệm vụ của Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương. Trong những năm qua, trung tâm TTGDSK Trung ương đã mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ truyền thông các tỉnh/thành phố trong cả nước về nhiều nội dung khác nhau như: Kỹ năng truyền thông, nghiên cứu đối tượng, lập kế hoạch, phát triển tài liệu, nâng cao sức khỏe, nghiên cứu khoa học…Tuy nhiên, việc tổ chức các khóa tập huấn thường được xây dựng theo yêu cầu của các chương trình dự án, ít xuất phát từ nhu cầu thực tế của các đơn vị. Thực tế này dẫn đến một số nội dung tập huấn chưa phù hợp, thời gian chưa hợp lí vì vậy mà số lượng học viên trong mỗi khóa tập huấn ít (
  2. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang định lượng. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Lãnh đạo T4G của 63 tỉnh/thành phố. Tổng số có 62/63 lãnh đạo T4G tham gia nghiên cứu, riêng Đồng Tháp nhóm nghiên cứu không nhận được phiếu trả lời. 3.3. Thời gian nghiên cứu: Tháng 3 - tháng 5 năm 2013. 3.4. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập bằng phương pháp phát phiếu tự điền cho các đối tượng tham gia nghiên cứu. 3.5. Nhập và phân tích số liệu: Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.0 và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu đã tiến hành trên 62 cán bộ lãnh đạo các T4G (thiếu của Đồng Tháp), trong đó 88,7% người điền phiếu là giám đốc/phó giám đốc, 11,3% là lãnh đạo cấp phòng; 71,0% có trình độ trên đại học, 83,9% có chuyên ngành đào là Y/Dược. Thời gian làm việc trong lĩnh vực truyền thông nhiều nhất là 34 năm và ít nhất là 1 năm. 4.2. Mức độ thường xuyên thực hiện các công việc theo Quyết định 911/1999/QĐ-BYT và khả năng đáp ứng theo yêu cầu công việc Kết quả tự đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động cho thấy công việc mà các T4G thực hiện thường xuyên là quản lý, chỉ đạo các hoạt động truyền thông (95,2% ), lập kế hoạch (83,9%), thực hiện các hoạt động truyền thông (88,7%). Các hoạt động khác như: phát triển tài liệu và các ấn phẩm truyền thông; đào tạo tập huấn được thực hiện ở mức độ thường xuyên thấp hơn với tỷ lệ tương ứng là 54,8% và 46,8%. Kết quả này đã phản ánh phần nào các chức năng nhiệm vụ của các T4G theo Quyết định số 911/1999/QĐ-BYT ngày 31/2/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Mặc dù nghiên cứu khoa học (NCKH) cũng là 1 trong các chức năng nhiệm vụ của T4G nhưng 48,4% đơn vị mới chỉ thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng và có đến hơn 25% số đơn vị rất ít làm NCKH. Điều này cũng được thể hiện trong nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến công tác nghiên cứu khoa học của trung tâm Truyền thông GDSK các tỉnh Miền Bắc Năm 2011”: trong 3 năm (2008-2010) trung bình T4G các tỉnh miền bắc chỉ thực hiện 1,44 đề tài, có một số tỉnh không thực hiện bất cứ đề tài nào. Tự đánh giá về khả năng đáp ứng của cán bộ với yêu cầu công việc, lãnh đạo các T4G cho rằng năng lực quản lý, chỉ đạo và thực hiện hoạt động TT của cán bộ đơn vị tốt (72,6%) bởi đây cũng là những hoạt động mà các T4G thực hiện thường xuyên nhất. 6
  3. Tuy nhiên, năng lực về NCKH của cán bộ T4G chỉ ở mức độ đáp ứng một phần (66,1%) hoặc chưa đáp ứng (21,0%). 4.3. Thực trạng tập huấn của T4G Xây dựng nội dung chương trình PTTH 27,6% Áp dụng công nghệ số 20,7% Kỹ năng viết tin bài, phóng sự 70,7% Phát triển tài liệu TT 62,1% NCKH 32,8% Kỹ năng giảng dạy 67,2% Quản lý và giám sát 67,2% Tư vấn 60,3% Kỹ năng TT 93,1% Lập kế hoạch 86,2% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Biểu đồ 1: Các nội dung được tập huấn trong 2 năm gần đây Nội dung cán bộ T4G được tập huấn nhiều nhất là kỹ năng truyền thông (93,1%), lập kế hoạch (86,2%) và ít được tập huấn là áp dụng công nghệ số trong sản xuất chương trình PTTH (20,7%), xây dựng nội dung chương trình phát thanh/truyền hình cho biên tập, đạo diễn, quay phim (27,6%) và NCKH (32,8%). 4.3.1. Nhu cầu tập huấn của T4G Các nội dung cần tập huấn 46,8% Truyền thông nguy cơ 38,7% 30,6% Tiếp thị XH 35,5% 56,5% Áp dụng CN số 50% 45,2% Phát triển tài liệu 37,1% 53,2% KN giảng dạy 35,5% 37,1% Tư vấn 24,2% 22,6% Lập kế hoạch 27,4% 0 10 20 30 40 50 60 Biểu đồ 2: Nhu cầu tập huấn của T4G trong thời gian tới 7
  4. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 3 nội dung mà T4G có nhu cầu tập huấn nhiều nhất là nghiên cứu khoa học (53,2%), áp dụng công nghệ số trong sản xuất chương trình phát thanh/truyền hình (50,0%) và xây dựng nội dung chương trình PTTH cho biên tập, đạo diễn và quay phim (56,5%). Điều này rất phù hợp với kết quả tự đánh giá năng lực của cán bộ T4G, đây là những kỹ năng mà lãnh đạo các T4G cho rằng cán bộ đơn vị mình còn hạn chế. Thời gian, thời điểm và địa điểm tổ chức tập huấn: Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian thích hợp nhất cho một khóa tập huấn từ 3 đến 5 ngày (90,4%). Thời điểm mở lớp thích hợp là quý II (77,4%) hoặc quý III (40,3%). Có đến 80,6% các tỉnh lựa chọn mở lớp theo khu vực và 77% lãnh đạo các đơn vị đồng ý cử cán bộ tham gia tập huấn bằng nguồn kinh phí đơn vị tự chi trả. Trung bình mỗi tỉnh có thể cử 2 người tham gia trong một khóa tập huấn. 5. Kết luận - Về nội dung: 3 nội dung cần được tập huấn trong thời gian tới là: Nghiên cứu khoa học (53,2%), áp dụng công nghệ số trong sản xuất chương trình phát thanh/truyền hình (50,0%) và xây dựng nội dung chương trình PTTH cho biên tập, đạo diễn và quay phim (56,5%). - Về thời gian: Một khóa tập huấn nên tổ chức từ 3 - 5 ngày (90,4%). - Về thời điểm: Tỷ lệ lựa chọn thời điểm thích hợp nhất để mở lớp là quý II (77,4%), quý III (40,3%). - Về địa điểm tổ chức: 80,6% các tỉnh đề xuất tổ chức lớp tập huấn theo khu vực. - Về hình thức tổ chức: 83% các tỉnh mong muốn TW là đơn vị tổ chức và T4G sẽ cử cán bộ tham dự bằng nguồn ngân sách của đơn vị. 6. Kiến nghị - Trung ương hỗ trợ tổ chức tập huấn theo khu vực cho các bộ T4G các tỉnh, ưu tiên các nội dung: Nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ số trong sản xuất chương trình phát thanh/truyền hình, xây dựng nội dung chương trình PTTH cho biên tập, đạo diễn và quay phim. - Thời gian tập huấn từ 3-5 ngày, mở vào quý II và quý III. - Có kế hoạch mở lớp được thông báo sớm tới các đơn vị. Tập huấn gắn lý thuyết với công việc thực tế. 8
nguon tai.lieu . vn