Xem mẫu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TRONG ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI
TẮC NGHẼN MÃN TÍNH TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI.
Lê Thị Kim Nhung*, Nguyễn Quang Minh*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố tiên lượng trong đợt cấp bệnh phổitắc nghẽn mãn tính trên người cao tuổi.
Đối tượng: Bệnh nhânđiều trị tại bệnh viện Thống Nhất, từ 7/2010 đến 9/2011.
Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang.
Kết quả: Tỷ lệ tử vong trong đợt cấp BPTNMT là 4,9%, nhưng nếu có viêm phổi thì tỷ lệ là 16,5%. Các
yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT là tuổi cao, giai đoạn tắc nghẽn nặng, dùng corticoides
uống kéo dài; lâm sàng có suy hô hấp: mạch nhanh, nhịp thở tăng, thay đổi tri giác, co kéo cơ hô hấp phụ, xanh
tím, thay đổi lời nói; hemoglobin thấp; cấy đàm có vi khuẩn mọc; viêm phổi trên X quang.
Kết luận: Tuổi cao, có viêm phổi và suy hô hấp làm tăng nguy cơ tử vong trong đợt cấp.
Từ khóa: đợt cấp COPD

ABSTRACT
THE PROGNOSTIC FACTORS OF ACUTE EXACERBATION OF COPD IN ELDERLY
AT THONG NHAT HOSPITAL
Le Thi Kim Nhung, Nguyen Quang Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 203-208
Objectives: Investigation of prognostic factors in acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary
disease in the elderly
Patients: all patients of acute exacerbationof COPDin elderly during period 7/2010 - 9/2011
Methods: Retrospective study, descriptive statistics
Results: The mortality rate in acute exacerbations of COPD was 4,9%, if there is the pneumonia the rate
was 16,5% The prognostic factors in patients with severe exacerbations were advanced age, severe congestion
period, using oral prolonged corticoids; respiratory failure: tachycardia, increased breathing rate, perceptual
changes, contractures secondary respiratory muscles, cyanosis, change words, low hemoglobin, sputum cultured
bacteria grow pneumonia on X-ray,
Conclusions: Advanced age, pneumonia and respiratory failure as increased mortality risk in acute exac
erbations
Keywords: Acute exacerbation, COPD

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một thách
thức cho vấn đề chăm sóc sức khỏe do đây là
một trong những bệnh lý có tỷ lệ gia tăng nhanh
nhất trong vòng ba thập kỷ qua. Điều này có
nhiều lý do như tuổi thọ đang tăng dần, và một
nguyên nhân quan trọng đó là tỷ lệ bệnh gia
tăng song hành với tỷ lệ hút thuốc lá đặc biệt ở

các quốc gia đang phát triển. Hầu hết các quốc
gia đều cho rằng tỷ lệ mắc bệnh trong dân số
chiếm khoảng 6%. Tại nước Anh BPTNMT là
một trong các bệnh mạn tính thường gặp nhất.
Tại Hồng Kông có khoảng 9% dân số trên 70 tuổi
mắc căn bệnh này. Tại Việt Nam, theo một
nghiên cứu thực hiện trên 12 quốc gia và vùng
lãnh thổ ở Châu Á Thái Bình Dương, có đến

* Bệnh viện Thống nhất thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lê Thi Kim Nhung; ĐT: 0918834211; Email: bskimnhung@yahoo.com

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014

203

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014

Nghiên cứu Y học
6,7% dân số Việt Nam bị BPTNMT từ mức độ
trung bình trở lên(5).
Đợt cấp của BPTNMT là nguyên nhân chủ
yếu gây tử vong cho bệnh nhân BPTNMT và gây
suy giảm nhanh chức năng hô hấp mà trong đó
chủ yếu là FEV1, làm cho suy giảm nhanh chất
lượng cuộc sống, làm xấu đi tình trạng của bệnh.
Chúng tôi nghiên cứu các yếu tố tiên lượng nặng
trong đợt cấp của BPTNMT nhằm tìm ra những
biện pháp có thể giúp ích cho việc theo dõi và
điều trị đợt cấp cho bệnh nhân BPTNMT mà đặc
biệt là người cao tuổi, có nhiều bệnh lý đi kèm.

ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, được
chẩn đoán cơn kịch phát của BPTNMT theo tiêu
chuẩn của GOLD 2009 nhập viện Bệnh viện
Thống nhất từ tháng 07/2010 đến tháng 09/2011.

Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, tiến cứu.

KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
Phân bố tuổi
Tổng số 429 bệnh nhân; Nam: 386 bệnh nhân
(90%); Nữ: 43 bệnh nhân (10%); Tuổi trung bình:
77,51 ± 6,2 tuổi (65 đến 101 tuổi).

Phân bố tuổi
Bảng 1: Các bệnh kết hợp
Bệnh cơ bản
Tăng HA
Thiếu máu cơ tim
Phì đại tiền liệt tuyến
Đái tháo đường
Lao phổi cũ
Suy tim
Suy thận mãn

204

Bệnh nhân
326
166
94
66
37
21
16

Tỉ lệ %
76
38,7
24,4
15,4
8,6
4,9
3,7

Nhận xét: Trong các bệnh phối hợp ở bệnh
nhân BPTNMT thì bệnh lý tăng HA và thiếu
máu cơ tim là 2 bệnh lý chiếm tỷ lệ cao lần lượt
là 76,7% và 38,7%.

Giai đoạn tắc nghẽn

Biểu đồ: Phân bố các giai đoạn tắc nghẽn
Nhận xét: Không có bệnh nhân tắc nghẽn ở
giai đoạn 1, giai đoạn 2 tỷ lệ thấp 12,8% (55 bệnh
nhân); chủ yếu tắc nghẽn giai đoạn 3 có 47,8%
(205 bệnh nhân) và giai đoạn 4 có 39,4% (169
bệnh nhân)

Độ nặng của đợt cấp
Chủ yếu bệnh nhân nặng (type 1) 313 bệnh
nhân (73%), nhẹ chỉ có 5,6%.
Bảng 2: Các giá trị huyết học và sinh hóa khi nhập
viện
Xét nghiệm

Trung bình

Thấp
nhất

Cao
nhất

Hồng cầu:
Số lượng(10¹²/L)
Hemoglobin(g/L)
Hematocrit(%)
Bạch cầu(109/L)
Đường máu (mmol/L)
Ure (mmol/L)
Creatinin (µmol/L)
Protide máu (g/L)
Albumin máu (g/L)
Na+ (mEq/L)
K+ (mEq/L)

4,42 ± 0,63
12,78 ± 1,73
39,87 ± 5,70
10,10 ± 4,28
6,43 ± 2,23
6,54 ± 2,69
90,70 ± 26,17
62,58 ± 6,56
34,21 ± 4,56
138,11 ± 4,66
3,98 ± 0,47

2,20
6,2
21,3
1,30
2,80
2,00
35
44,5
22,30
110
2,50

6,63
17,3
57,8
29,70
17,90
17,30
225
74,5
44,50
167
6,10

Nhận xét: Công thức bạch cầu: Số lượng
bạch cầu trung bìnhlà 10,100 ± 9,070 ở mức độ
bình thường cao. Đường máu: đường máu trung
bình 6,43 ± 2,23mmol/L ở giới hạn bình thường
cao. Protide máu và albumin máu có trị số trung
bình thấp.

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014

Bảng 5: Liên quan giữa tử vong và số ngày điều trị

X quang phổi
Có 143 bệnh nhân (33,3%) không có tổn
thương ; viêm phổi 55 bệnh nhân (12,8%) ; khí
phế thũng 87 bệnh nhân (20,2%) ; xơ hóa phổi 84
bệnh nhân (19,6%); tổn thương khác có 50 bệnh
nhân (14,1%).

Các yếu tố tiên lượng
Trong 429 bệnh nhân, có 21 trường hợp tử
vong (4,9%).
Bảng 3: Liên quan giữa tử vong và tuổi
Nhóm
Sống
Tử vong
Tổng cộng

Bệnh nhân
408
21
429

Tuổi trung bình
77,34 ± 6,03 tuổi
80,85 ± 8,29 tuổi

P = 0,009

vong là 80,85 ± 6,03 tuổi cao hơn nhóm sống là
77,34 ± 8,29 tuổi với P < 0,05.
Bảng 4: Liên quan giữa tử vong và nhóm tuổi

65-74 tuổi (n=133)
75-85 tuổi (n=257)
>85 tuổi (n=39)
Tổng cộng

Nhóm
Sống
Tử vong
128/96,2%
5/3,8%
247/96,1%) 10/3,9%
33/84,6%
6/15,4%
408
21

Bệnh
nhân
Sống
408
Tử vong
21
Tổng cộng
429

Nhóm

Ngày điều trị trung
bình
21,28 ± 16,17 ngày
29,66 ± 20,85 ngày

P= 0,023

Nhận xét: Số ngày điều trị trung bình ở
nhóm tử vong là 29,66 ± 20,85 ngày dài hơn
nhóm sống là 21,28 ± 16,17 ngày (P 85 tuổi với tỷ lệ là 15,4% và sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.

Giai đoạn tắc nghẽn
Giai đoạn 2 (n=55)
Giai đoạn 3 (n=205)
Giai đoạn 4 (n=169)
Tổng cộng

Nhóm
Sống
Tử vong
55(100%)
0(0%)
P < 0,0001
201(98%)
4(2%)
152(89,9%) 17(10,1%)
408
21

Nhận xét: nhóm tắc nghẽn càng nặng tỉ lệ tử
vang càng cao (P < 0,0001). Khảo sát hồi quy
logistic ta có OR 5,84 ; 95% CI 2,02-16,85 ; P =
0,007.

Bảng 7: Liên quan giữa kết quả cấy đàm và tử vong
Nhóm
Sống
Chết
Tổng cộng

KhôngMọc
298/73,0%
9/42,9%
307/71,6%

Cấy đàm
Có VK
104/25,5%
11/52,4%
115/26,8%

Nhận xét: Nhóm tử vong có tỷ lệ đàm cấy có
vi trùng mọc là 52,4% so với nhóm sống có tỷ lệ
đàm cấy có vi trùng mọc là 25,5%. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với P < 0,05 (OR3,5, Cl95%
1,4-8,69, P = 0,004).

Candida
5/1,2%
¼,8%
6/1,4%

BK
1/0,2%
0/0%
1/0,2%

Tổng cộng
408/100,0%
21/100,0%
429/100,0%

P=0,021

Tỷ lệ bệnh nhân viêm phổi tử vong là 16,4%
khác biệt so với tỷ lệ bệnh nhân không viêm
phổi tử vong là 3,2%, khác biệt có ý nghĩa thống
kê P < 0,0001 (OR 5,9, 5%CI 2,35- 14,76).

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014

205

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014

Nghiên cứu Y học
Bảng 8: Liên quan giữa viêm phổi và tử vong
Viêm phổi
Không

Tổng cộng

Tử vong
Sống
Tử vong
362/96,8%
12/3,2%
46/83,6%
9/16,4%
408/95,1%
21/4,9%

Tổng cộng

P

OR

374/100%
55/100%
429/100%

P
nguon tai.lieu . vn