Xem mẫu

PHẦN NGHIÊN CỨU

KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SINH HỌC
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH CẦU
MẠN DÒNG TỦY Ở TRẺ EM
Nguyễn Quốc Thành(1), Huỳnh Nghĩa(2)
1

Bộ môn Huyết học, Đại học Y Dược TP.HCM
Phó chủ nhiệm Bộ môn Huyết học, Đại học Y Dược TP.HCM

2

TÓM TẮT
Bạch cầu mạn dòng tủy (BCMDT) là một bệnh tương đối hiếm gặp ở trẻ em. Hiện nay, chưa có
một nghiên cứu nào ở Việt Nam báo cáo về đặc điểm của bệnh, phương pháp điều trị cũng như
dự hậu của BCMDT trên đối tượng này.
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, sinh học đồng thời đánh giá hiệu quả điều
trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy ở trẻ em với Imatinib tại Bệnh viện Truyền máu & Huyết học TP.
HCM.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu hồ sơ bệnh án, ghi nhận và mô tả các đặc
điểm dịch tễ, lâm sàng, sinh học đồng thời đánh giá hiệu quả điều trị của Imatinib trên 37 bệnh
nhi được chẩn đoán BCMDT nhập viện Bệnh viện Truyền máu & Huyết học TP.HCM trong khoảng
thời gian từ 01/2006 đến 01/2011.
Kết quả: Đa số trẻ mắc bệnh đều trên 10 tuổi với tỉ lệ nam/nữ tương đương. 90% các trường
hợp được chẩn đoán trong giai đoạn mạn. Tất cả bệnh nhi đều có lách to và phần lớn được ghi
nhận có tình trạng thiếu máu, tăng bạch cầu và tiểu cầu vào thời điểm chẩn đoán.
93,8% các trường hợp có đáp ứng tốt về di truyền tế bào (DTTB), trong đó 71,8% trẻ đạt đáp
ứng hoàn toàn về DTTB sau 36 tháng theo dõi. Tỉ lệ chuyển cấp và tử vong lần lượt là 13,5% và
8,1%, tập trung chủ yếu ở nhóm không điều trị Imatinib. Sau thời gian 5 năm theo dõi, tỉ lệ sống
không tiến triển bệnh (PFS) là 88,5% và tỉ lệ sống toàn thể (OS) là 90,9% trong nhóm có điều trị
Imatinib.
Một số biến chứng gặp trong quá trình điều trị bao gồm thiếu máu, giảm bạch cầu hạt và
tiểu cầu, buồn nôn, nôn ói, nổi rash da, co cơ, đau nhức xương, nhưng chiếm tỉ lệ không cao và
thường ở mức độ nhẹ đến trung bình, ít nguy cơ gây tử vong cho trẻ.
Kết luận: BCMDT tuy là một bệnh hiếm gặp ở trẻ em nhưng biểu hiện bệnh rõ ràng dẫn đến
việc chẩn đoán xác định tương đối đơn giản. Imatinib cho hiệu quả điều trị cao nên cần được sử
dụng rộng rãi đối với bệnh nhi BCMDT có NST Ph(+), đặc biệt ở những trẻ không có khả năng và
điều kiện dị ghép tế bào gốc.
Từ khóa: Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy, trẻ em, Imatinib.

35

TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 2
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạch cầu mạn dòng tủy (BCMDT) là một bệnh
ác tính tương đối hiếm ở trẻ em, với tỉ lệ khoảng
2-3% bệnh ung thư máu ở trẻ em. Bệnh được đặc
trưng bởi sự hiện diện của nhiễm sắc thể Philadelphia (NST Ph), gặp ở trên 90% trường hợp BCMDT
ở trẻ em và người lớn. Những đặc điểm về sinh
học phân tử, biểu hiện lâm sàng của BCMDT ở trẻ
em tương tự như ở người lớn. Phương pháp chữa
khỏi bệnh duy nhất được biết đến hiện nay cho trẻ
bệnh BCMDT là dị ghép tế bào gốc tạo máu. Khi
không có người cho phù hợp HLA, việc điều trị với
interferon có hay không có cytarabin có thể mang
lại sự lui bệnh nhưng không thể chữa khỏi bệnh.
Gần đây việc điều trị bệnh BCMDT đã có những
bước tiến mới với sự xuất hiện của Imatinib mesylate (IM), được xem là phương pháp điều trị trúng
đích nhờ vào sự ức chế hoạt động men tyrosine
kinase của protein BCR-ABL. Imatinib thực sự hiệu
quả trong việc điều trị BCMDT ở người lớn, không
những mang lại sự lui bệnh hoàn toàn về mặt
huyết học mà còn mang lại sự lui bệnh về mặt di
truyền tế bào (DTTB) và sinh học phân tử (SHPT).
Cho đến nay, chưa có nhiều những báo cáo về
hiệu quả của Imatinib trên bệnh nhi BCMDT với
NST Ph dương. Năm 2004, nhóm nghiên cứu COG
(Children’s Oncology Group) đã báo cáo kết quả
của một thử nghiệm pha I với 10/12 trẻ đạt được
lui bệnh hoàn toàn [7]. Tuy nhiên, chỉ có một số
ít những nghiên cứu báo cáo về tỷ lệ lui bệnh, dự
hậu cũng như độc tính của Imatinib trên trẻ em.
Tại Việt Nam, chưa có bất cứ một nghiên cứu nào
báo cáo về những biểu hiện lâm sàng cũng như
dịch tễ, việc điều trị và dự hậu của bệnh lý này
trên trẻ em. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này nhằm khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm
sàng, sinh học đồng thời đánh giá hiệu quả điều
trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy ở trẻ em với Imatinib,
góp phần mang lại một cái nhìn toàn diện hơn về
bệnh lý này.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca, hồi cứu.

36

2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn chọn: Tuổi ≤ 15 tuổi tại thời điểm
chẩn đoán bệnh, đến khám và/hoặc nhập viện BV
TMHH-TPHCM trong khoảng thời gian từ 01/2006
đến 01/2011, được chẩn đoán xác định bệnh
BCMDT (dựa trên lâm sàng, huyết-tủy đồ và các
xét nghiệm DTTB và/hoặc SHPT).
- Tiêu chuẩn loại trừ: Không thỏa mãn các tiêu
chuẩn chọn bệnh hoặc có bất kì một trong các tiêu
chuẩn sau: hồ sơ bệnh án không đầy đủ rõ ràng,
bỏ điều trị hoặc tái khám không đúng hẹn, có tiền
căn bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính.
2.3. Các đặc điểm cần nghiên cứu
- Đặc điểm dịch tễ: Tuổi, giới, nơi sinh sống,
tiền căn, lý do nhập viện.
- Đặc điểm chung của bệnh
+ Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng lúc chẩn
đoán.
+ Sự hiện diện NST Ph, tỉ lệ tế bào có NST Ph (+)
+ Định lượng số bản sao BCR - ABL
+ Xác định giai đoạn bệnh.
- Đáp ứng điều trị
+ Tỉ lệ đạt đáp ứng huyết học hoàn toàn, đáp
ứng DTTB & đáp ứng SHPT.
+ Thời gian đạt được đáp ứng điều trị, các thời
gian sống còn PFS & OS.
+ Tỉ lệ chuyển cấp, tỉ lệ tử vong.
- Độc tính của thuốc: dựa theo bảng phân độ
độc tính và biến chứng điều trị của Viện Ung thư
quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute Common
Toxicity Criteria - Version 2.0) [6].
- Mức độ thiếu máu, suy giảm bạch cầu, bạch
cầu hạt và tiểu cầu.
- Mức độ tổn thương gan, thận
- Tỉ lệ bệnh nhi bị các tác dụng phụ của thuốc.
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
- Tổng số BN: 37, trong đó có 19 nam và 18 nữ.
Tỉ lệ nữ/nam là 1/1,05.
- Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là
11,11 ± 3,9 tuổi. Đa số trẻ mắc bệnh ≥ 10 tuổi,
chiếm tỉ lệ 72,9%.

PHẦN NGHIÊN CỨU
3.2. Biểu hiện lâm sàng lúc chẩn đoán
3.2.1. Lý do nhập viện
Tỉ lệ %
Xanh xao
Sốt
Căng bụng
Đau nhức cơ khớp
Xuất huyết
Cương dương vật
Sụt cân
Không triệu chứng

Biểu đồ 1. Các lý do nhập viện thường gặp
Lí do nhập viện thường gặp nhất là xanh xao, chiếm 27%. Các biểu hiện sốt, căng bụng cũng
thường gặp với tỉ lệ ngang nhau (24,3%). Những triệu chứng khác cũng được ghi nhận nhưng với tỉ lệ
không cao. Có 2,7% các trường hợp trẻ phát hiện bệnh một cách tình cờ qua xét nghiệm kiểm tra sức
khỏe định kì.
3.2.2. Biểu hiện lâm sàng
Tỉ lệ %
Không triệu chứng
Xuất huyết
Hạch to
Đau nhức xương
Sụt cân
Chán ăn
Căng bụng
Sốt
Gan to
Mệt mỏi
Xanh xao
Lách to

Biểu đồ 2. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp

37

TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 2
- Biểu hiện lách to gặp trong tất cả các trẻ, trong đó chủ yếu ở độ 3-4, chiếm 83,8%.
- Gan to, mệt mỏi, xanh xao, cũng là những triệu chứng thường gặp.
3.3. Biểu hiện cận lâm sàng lúc chẩn đoán
Bảng 1. Đặc điểm sinh học tại thời điểm chẩn đoán
Đặc điểm

Trung vị

Khoảng

Nồng độ Hb (g/dL)

7,9

4,5 – 11,8

Số lượng BC (x 109/L)

234

58 – 511

523

151 – 1728

9

Số lượng TC (x 10 /L)
Đặc điểm

Tỉ lệ %

Nồng độ Hb (g/dL)
≤8
>8

56,7
43,3

< 100
100 - 400
> 400

8,1
81,1
10,8

150 – 449
450 – 1000
> 1000

37,8
45,9
16,3

≤ 5%
> 5%

83,7
16,2

≤ 5%
> 5%

81,1
18,9

Số lượng BC (x 109/L)

Số lượng TC (x 109/L)

Lượng tế bào non trong máu ngoại vi

Lượng tế bào non trong tủy xương

- Số lượng bạch cầu, tiểu cầu cao hơn, trong
khi nồng độ hemoglobin thấp hơn so với giá trị
bình thường trong máu.
- Đa số trẻ thiếu máu với nồng độ hemoglobin
≤ 8 g/dL chiếm tỉ lệ trên 50%.
- 91,9% bệnh nhi có số lượng BC lúc nhập viện
> 100 x 109/L.
- Số lượng TC tăng cao chiếm 62,2% các trường
hợp bệnh.
- Tỉ lệ bệnh nhân có lượng tế bào non trong
máu ngoại vi và trong tủy xương ≤ 5% chiếm đa
số (> 80%).
3.4. Đáp ứng điều trị
3.4.1. Đặc điểm chung
- Dân số nghiên cứu bao gồm 37 bệnh nhi
được chẩn đoán BCMDT, trong đó có có 33 trường

38

hợp ở giai đoạn mạn của tại thời điểm chẩn đoán
bệnh, chiếm tỉ lệ 89,1%. Không có trường hợp
nào được chẩn đoán trong giai đoạn chuyển cấp
của bệnh.
- Tất cả bệnh nhi đều được bắt đầu điều trị với
hydroxyurea ngay từ thời điểm chẩn đoán bệnh
cho đến khi được đưa vào chương trình sử dụng
Glivec, với thời gian điều trị trung vị là 7 tháng
(khoảng từ 1 đến 42 tháng).
- Thời gian từ lúc chẩn đoán đến khi điều
trị Imatinib là 6,5 tháng (khoảng từ 1 đến 36
tháng).
- 32 trẻ được tiến hành điều trị với Imatinib với
thời gian điều trị trung vị là 20 tháng (khoảng từ
2 đến 63 tháng), trong đó: 30 trường hợp vẫn còn
tiếp tục điều trị với Imatinib, 2 bệnh nhi đã ngưng
thuốc do bệnh chuyển sang giai đoạn tiến triển
và chuyển cấp.

PHẦN NGHIÊN CỨU
- Trong quá trình theo dõi và điều trị, có 5
trường hợp bệnh tiến triển và chuyển cấp, 1
chuyển cấp dòng tủy, 4 ca còn lại chuyển cấp
dòng lympho.

- Có 3 trường hợp tử vong, trong đó, 2 ca chuyển
cấp (1 dòng tủy, 1 dòng lympho) không điều trị
đặc hiệu, ca còn lại tử vong trong quá trình hóa trị
liệu tấn công theo phác đồ FRALLE 2000.

Bảng 2. Tương quan giữa việc có và không có điều trị Imatinb với tỉ lệ chuyển cấp và tỉ lệ tử vong
Điều trị Imatinib

Tương quan

p



Không

Chuyển cấp

6,2%

60%

< 0,05

Tử vong

3,1%

40%

< 0,05

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm có và không có điều trị Imatinib với tỉ lệ chuyển
cấp và tỉ lệ tử vong.
Bảng 3. Tương quan giữa thời gian bắt đầu điều trị Imatinib với tỉ lệ tử vong và tỉ lệ chuyển cấp

Thời gian từ lúc chẩn
đoán đến khi dùng
Imatinib

≤ 12 tháng
(n = 25)
≥ 24 tháng
(n = 3)

- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2
nhóm điều trị Imatinib trước và sau khi chẩn đoán
24 tháng với tỉ lệ tử vong và tỉ lệ chuyển cấp của
bệnh.
3.4.2. Đáp ứng huyết học
- Điều trị với hydroxyurea
70,2% bệnh nhi trong nghiên cứu đạt được

Tỉ lệ tử vong

Tỉ lệ chuyển cấp

Giá trị p

Giá trị p

> 0,05

> 0,05

< 0,05

< 0,05

đáp ứng huyết học hoàn toàn với thời gian điều
trị trung bình 3,7 ± 2,4 tháng.
- Điều trị với Imatinib
+ Các bệnh nhi được điều trị với liều 260 μg/
2
m /ngày.
+ Thời gian điều trị trung vị là 20 tháng
(khoảng từ 2 đến 63 tháng).

Bảng 4. Đáp ứng huyết học với Imatinib
Giai đoạn bệnh
Hiệu quả điều trị

Đáp ứng huyết học
hoàn toàn

Mạn

Tiến triển

Tỉ lệ %

100
(9/9 ca)

100
(3/3 ca)

Thời gian điều trị
(tháng)

1,6 ± 1,0

1,6 ± 1,1

Tỉ lệ %
Trở về giai đoạn mạn

x
Thời gian điều trị
(tháng)

100
(3/3 ca)
4,0 ± 1,7

39

nguon tai.lieu . vn