Xem mẫu

  1. Khám phá thủ đô lâu đời xứ Jordan Amman là thành phố lớn nhất vương quốc ở khu vực Trung Đông, là một địa danh du lịch cực kỳ hấp dẫn. Thành phố Amman là một sự kết hợp kiến trúc một cách độc đáo mê hồn trên bảy ngọn đồi mang dấu ấn cổ xưa và hiện đại. Mỗi ngọn đồi là một jabal. Trước đây, mỗi jabal đều có một vòng tròn giao thông, nay đã được thay thế bằng đèn giao thông, cầu và hầm nhưng phân tích kỹ ta vẫn có thể phân biệt được các đường tròn này. Về địa lý, Amman có tám vòng tròn giao thông cuộn lại tạo thành xương sống của thành phố. Vòng tròn đầu tiên nằm ở trung tâm thành phố và các vòng tròn tiếp theo được mở rộng dần về phía tây. Thành phố Amman về đêm. Đặc biệt khi trời về chiều, thành phố này trở nên huyền diệu với các bóng nhà trắng, những hàng thịt nướng với thịt rang và quán cà phê nhỏ mang đậm phong Ả Rập. Cao chót vót giữa trung tâm thành phố Amman là tọa vị của khu tháp cổ nhất trong lịch sử Jordan, người ta thường gọi là “The Citadel”, một cụm công trình kiến trúc cổ được xây dựng giữa thời đại đồ đồng (thế kỷ thứ 2 TCN) kéo dài tới thời đại đồ sắt (thế kỷ thứ 8 TCN). Trong cụm tháp này có 3 công trình kiến trúc rất quan trọng. Đó là: Nhà thờ Byzantine
  2. Các di tích của nhà thờ Byzantine rất nhỏ, trong đó có cột gọi là Corinthian đánh dấu vị trí trung tâm của nhà thờ. Nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ 6 hoặc thứ 7. Đền Hercules Khoảng 100 mét về phía nam của nhà thờ Byzantine là đền của Hercules, ngày nay còn được gọi là đền thờ lớn của Amman. Ngôi đền được xây dựng trong thời kỳ trị vì của Hoàng đế Marcus Aurelius ( năm 161-180). Cung điện Umayyad nay còn được gọi là Al-Qaser
  3. Mái vòm của Al-Qaser. Công trình kiến trúc được biết đến nhiều nhất trong cụm thành cổ Amman là Al-Qaser (tiếng Ả Rập có nghĩa là cung điện). Đến đây, ta như trở lại với thời kỳ hồi giáo Umayyad vào những năm 720. Chức năng chính của Al-Qaser tới nay vẫn chưa rõ, nhưng công trình xây dựng bao gồm một cổng tượng đài, hội trường khán giả hình chữ thập và bốn phòng vòm; một đường phố chạy qua uốn lượn và về phía bắc và phía đông vẫn còn tàn tích của nhiều cung điện.
  4. Al-Qaser. Đi dạo qua các đường phố tấp nập, nhộn nhịp ở trung tâm thành phố Amman, bạn sẽ bắt gặp nhà thờ hồi giáo theo phong cách Ottoman lấp lánh là tòa Đại thánh đường Husseini, được nhà vua Abdullah I trùng tu vào năm 1942 bằng đá với hai gam màu hồng và trắng nổi bật, dựa trên công trình kiến trúc cổ của nhà thờ Hồi giáo được xây dựng năm 640 bởi Omar ibn Al-Khattab, người kế thừa thứ 2 của Hồi giáo.
  5. Nằm gần thung lũng màu mỡ Wadi Essair, đối diện với cao nguyên phía đông của Amman là Iraq El-Amir (Lặng mộ của Hoàng tử) và Qaser El-Abd (nơi chôn cất của nô lệ). Một khán đài hùng vĩ được xây dựng dọc theo sườn núi xuống ngọn dồi của khu thành cổ là di sản ấn tượng nhất của La Mã ở Amman, được Hoàng đế Antoninus Pius xây dựng vào năm 138 sau công nguyên. Khán đài gồm 33 hàng, có sức chứa hơn 5.000 người. Khán đài hùng vĩ kiểu La Mã. Khán đài này còn được sử dụng thường xuyên cho các hoạt động sân khấu và giải trí của Nhà hát do Commodus xây dựng năm 189-190. Liền kề với nhà hát về phía đông là nơi hội hợp có tên là Odeon được xây dựng cuối thế kỷ 2.
  6. Nhà thờ Hồi giáo Abdullah nằm ở khu phố El-Abdali được hoàn thành vào năm 1990, là nơi tưởng niệm ông của nhà vua Hussein. Ngoài ra, Amman còn rất nhiều bảo tàn trưng bày các hiện vật cổ như bảo tàng khảo cổ, bảo tàng truyền thống, bảo tàng mỹ thuật quốc gia, v.v.
nguon tai.lieu . vn