Xem mẫu

  1. KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂNDU LỊCH Ở TỈNH CÀ MAU SV: Nguyễn Quốc Khanh Lớp: ĐHSĐỊA 15A GVHD: TS. Phùng Thái Dương Tóm tắt: Trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm, chúng tôi tiến hành phân tích các yếu tố tự nhiên : khí hậu, địa hình, sinh vật, rừng, đất và nguồn nước để nhằm phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Cà Mau. Mỗi một yếu tố tự nhiên mang lại những tiềm năng để phát triển du lịch ở địa phương này. Hy vọng với bài viết này sẽ hữu ích cho các ban ngành và các nhà làm về du lịch ở tỉnh Cà Mau sẽ có thêm tư liệu tham khảo nhằm phát triển du lịch hiệu quả cao và bền vững hơn. Từ khóa: Phát triển du lịch ở tỉnh Cà Mau, khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch ở Cà Mau. 1. Đặt vấn đề Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm có diện tích tự nhiên trên 5.359 km2. Dân số trên 1,2 triệu người. Toàn tỉnh có 254km đường bờ biển, chiếm 7,8% chiều dài đường bờ biển của cả nước. Trong đó có 107km bờ Biển Đông và 147km bờ Biển Tây (vịnh Thái Lan). Vùng biển Cà Mau có một số cụm đảo gần bờ như: cụm đảo Hòn Khoai, cụm đảo Hòn Chuối, và đảo Đá Bạc… có vị trí chiến lược quan trọng. Cà Mau cũng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành du lịch như nằm trong khu vực nội chí tuyến bắc bán cầu, cận xích đạo, đồng thời nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên khí hậu Cà Mau ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, địa hình ven biển bằng phẳng, sông rạch chằng chịt, như một bán đảo, vùng biển Mũi Cà Mau hàng năm phù sa bồi lắng ngầm vươn ra biển khoảng 80m, tài nguyên biển thì rất đa dạng và phong phú với trữ lượng hải sản lớn … Để khai thác tốt điều kiện tự nhiên phát triển du lịch ở tỉnh Cà Mau có hiệu quả kinh tế cao thì đòi hỏi các tổ chức, cá nhân làm về du lịch biển phải biết tận dụng những ưu thế của điều kiện tự nhiên mang lại cho Cà Mau để phát triển ngành du lịch. 2. Khai thác điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Cà Mau 2.1. Khí hậu Cà Mau là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm trong khu vực nội chí tuyến bắc bán cầu, cận xích đạo, đồng thời nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên khí hậu Cà Mau ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, Vùng biển phía tây và khu vực tây nam của tỉnh, mùa mưa mưa thường bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn các khu vực khác. Lượng mưa trung bình giữa các tháng vào mùa mưa chênh lệch nhau không nhiều và nằm trong khoảng từ 200mm đến 400mm/ tháng. Chế độ gió vừa chịu ảnh hưởng của đặc trưng cho vùng nhiệt đới lại vừa chịu ảnh hưởng của các cơ chế gió mùa khu vực Đông Nam Á. Hàng năm, có 2 mùa gió chủ 50
  2. yếu: gió mùa đông (gió mùa đông bắc) từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau và gió mùa hạ (gió mùa tây nam), bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Vào mùa mưa, thỉnh thoảng có dông hay lốc xoáy tới cấp 7, cấp 8. Bão tuy có nhưng không nhiều và không lớn. Với điều kiện khí hậu ôn hòa cùng với thời tiết chỉ có 2 mùa và đặc biệt ít chịu thiên tai nên thu hút được khác du lịch từ Châu Âu, hay các nước có khí hậu lạnh giá muốn tìm 1 địa điểm du lich với thời tiết ấm áp hơn. Khí hậu cũng rất thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm và đặc sản đáp ứng nhu cầu cũng như phục vụ khách du lịch. 2.2. Địa hình Cà Mau là vùng đồng bằng, có nhiều sông rạch, có địa hình thấp, bằng phẳng và thường xuyên bị ngập nước. Độ cao bình quân 0,5m đến 1,5m so với mặt nước biển. Hướng địa hình nghiêng dần từ bắc xuống nam, từ đông bắc xuống tây nam. Những vùng trũng cục bộ Thới Bình, Cà Mau nối với Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai (Bạc Liêu) thuộc vùng trũng trung tâm Bán đảo Cà Mau có quan hệ địa hình lòng sông cổ. Những ô trũng U Minh, Trần Văn Thời là những vùng “trũng treo” nội địa được giới hạn bởi đê tự nhiên của hệ thống các con sông Ông Đốc, Cái Tàu, sông Trẹm và gờ đất cao ven biển Tây. Vùng trũng treo này quanh năm đọng nước và trở thành đầm lầy. Phần lớn đất đai ở Cà Mau là vùng đất trẻ do phù sa bồi lắng, tích tụ qua nhiều năm tạo thành, rất màu mỡ. Dạng địa hình đầm phá cũng rất phổ biến Cà Mau như : đầm Thị Tường ( Huyện Cái Nước ) với lượng hải sản rất lớn và phong phú, diện tích đầm cũng tương đối lớn nó được ví như là Biển Hồ thu nhỏ với nhiều tiềm năng phát triển du lịch như có thể xây các nhà sàn trên đầm chế biển hải sản do chính du khách bắt được tại đầm bằng công cụ chủ nhà sàn cung cấp gây cảm giác mới lạ, hấp dẫn… Bờ biển phía đông từ cửa sông Gành Hào (huyện Đầm Dơi) đến vùng cửa sông Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) bị xói lở, có nơi mỗi năm bị xói lở trên 20 mét. Ngược lại, vùng Bãi Bồi Mũi Cà Mau hàng năm được phù sa bồi đắp từ 50 đến 80 mét có thể thu hút khách du lịch trãi nghiệm săn bắt một số loài hải sản sống trên bãi bồi như : Cua, sò, dộp hay tôm cá… gây cảm giác như sống cảnh dân dã chân quê hứng thú cho khách du lịch. Đặc biệt, ven biển tỉnh Cà Mau có những dạng địa hình do bị xói lở hay bồi đấp từ phù sa tạo nên những dạng địa hình lạ, độc đáo và sông ngòi chằng chịt thuận lợi phát triển các loại hình du lịch sinh thái cũng như miệt vườn như ở Bến Tre, Tiền Giang…Gây hứng thú với khách du lịch nước ngoài muốn trãi nghiệm. 2.3. Nguồn nước Nguồn nước ( bao gồm nước mặt sông, kênh, rạch, kênh đào, đồng ruộng, nước ven biển ) của tỉnh Cà Mau chủ yếu là nước mưa và nước từ biển vào theo các nhánh sông. Nguồn nước mặt là nước ngọt chủ yếu tập trung ở khu vực rừng tràm U Minh hạ, vùng sản xuất nông nghiệp phía bắc huyện Trần Văn Thời và huyện Thới Bình. Đây là nguồn nước mưa được giữ tại chỗ, do đó thích hợp cho phát triển chăn nuôi, trồng trọt và nuôi cá đồng thuận lợi cho người dân nơi đây phát triển du lịch sinh thái 51
  3. miệt vườn, tại đây du khách có thể tham quan và trở về thời thôn dã chân quê thưởng thức các món từ tự nhiên có sẳn do mình có thể tự săn bắt và tự chế biến như cá lóc nướng gơm, canh chua bông súng, cá kho tộ..v.v… gây cho du khách cảm giác thích thú và hòa mình với đồng quê, dân dã… Nguồn nước lợ, nước mặn từ biển chảy vào thích hợp nuôi trồng thủy sản như : Cua biển, tôm sú, ba khía, cá rô phi, cá nâu… Mang giá trị kinh tế rất cao và có thể chế biến đóng gói bán cho khách du lịch như làm khô, muối, làm mắm… Những sản phẩm này để được thời gian dài mà không mất đi chất lượng của mình. 2.4. Sinh vật Sinh vật ở Cà Mau vô cùng phong phú và đa dang, đặc biệt là sinh vật biển. Biển Cà Mau có diện tích thăm dò khai thác rộng khoảng 71.000 km2, được đánh giá là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng hải sản lớn và phong phú về chủng loại. Trữ lượng cá nổi ước khoảng 320 ngàn tấn, cá đáy 530 ngàn tấn, với 661 loài, 319 giống, thuộc 138 họ. Nhiều loại tôm cá có giá trị và sản lượng lớn như tôm, mực, ghẹ, cá hồng, cá sạo, cá thu, cá chim, cá mú, cá bớp… Vùng mặt nước ven biển có khả năng nuôi các loại thủy sản như nghêu, sò huyết, hàu, tôm nước mặn…có giá trị kinh tế cao. Sản lượng khai thác, đánh bắt thuỷ sản khoảng 300 ngàn tấn/năm. Với lượng tài nguyên từ biển như các loài hải sản đặc trưng như : Cua, tôm, mực, cá khoai, bạch tuột… Cung cấp cho khách du lịch có thể thưởng thức cũng như mua về làm quà cho gia đình… 2.5. Đất Với diện tích đất ven biển khá lớn, tài nguyên đất sẻ giúp các nhà đầu tư về du lịch có thể lựa chọn nơi xây dựng các cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ cho du lịch biển ở tỉnh Cà Mau như các trò chơi giải trí, công trình tham quan hay các nhà hàng khách sạn quanh các khu du lịch ven biển… Đất ở đây tuy nhiễm mặn, phèn độ chua cao ở phần lớn diện tích nhưng vẫn trồng được nhiều loại trái cây đặc sản như xoài, ổi, cóc, mận… Phục vụ cho khách du lịch muốn tham quan hay mang về. 2.6. Rừng Rừng ngập mặn Cà Mau có hệ sinh thái độc đáo và đa dạng, đứng thứ 2 trên thế giới, sau rừng Amazôn ở Nam Mỹ. Rừng ngập mặn Cà Mau có diện tích gần 69.000 ha. Trong đó, tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi và Phú Tân. Rừng ngập mặn Cà Mau là một thảm thực vật với nhiều loài cây như: đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, dương xỉ, dây leo… Trong đó, đước là loài cây chiếm đại đa số và có giá trị kinh tế cao. Theo số liệu thống kê của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng rừng ngập Minh Hải (12/1998), rừng ngập mặn Cà Mau có 101 loài cây. Trong đó, có 32 loài cây chính thức thuộc 27 họ. Rừng ngập mặn Cà Mau: có 28 loài thú, thuộc 12 họ. Trong đó, 5 loài có trong sách đỏ Việt Nam, 1 loài trong sách đỏ IUCN, như bộ linh trưởng (khỉ đuôi dài, voọc), bộ móng guốc ngón chẵn(heo rừng), bộ ăn thịt (chồn mướp, cáo mèo, cáo cộc, rái cá…), 74 loài chim, 17 loài bò sát, 5 loài lưỡng cư, 14 loài tôm, 175 loài cá, 133 loài động thực vật phiêu sinh tại đây có thể xây 52
  4. dựng các khu du lịch sinh thái thu hút một lượng khách du lịch tương đối lớn đến tham quan những sinh vật mà chỉ xuất hiện ở Rừng ngập mặn Cà Mau. Trên các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối có trên 710 ha rừng, với nhiều loại gỗ quý và động vật sinh sống dưới tán rừng thích hợp phát triển các tour du lịch tham quan gây sự thích thú cho khách du lịch. Ngoài ra, còn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha nổi tiếng ở đây với những sản phẩm từ ong rừng tràm có thể bán cho khách du lịch mang về làm quà và mật ong tại rừng tràm Cà Mau cũng đã trở thành đặc sản nổi tiếng có thương hiệu trên thị trường. ` Với những nét đẹp hoang sơ và nhiều chủng loài từ rừng tạo nên sự tò mò cũng như thu hút khách du lịch trong và ngoài nước muốn khám phá. Từ các nguồn tài nguyên tự nhiên đó tài nguyên rừng là quan trọng nhất và ảnh hưởng nhất đến sản phẩm dụ lịch của tỉnh Cà Mau. Vì rừng ngập mặn Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long với số lượng sinh vật lớn và vô cùng phong phú, đa dạng về chủng loài… Chính vì thế việc tận dụng hiệu quả được tài nguyên này phát triển du lịch ở tỉnh Cà Mau sẻ mang lại một tương lai đầy hứa hẹn cho Ngành du lịch nơi đây. 3. Kết Luận Tiềm năng nguồn tài nguyên tự nhiên của tỉnh Cà Mau để phục vụ phát triển du lịch ở địa phương này là rất lớn nhưng chúng ta chưa khai thác hiệu quả được. Do đó trong thời gian tới cần chú ý hơn nữa vấn đề khai thác, tận dụng triệt để các tài nguyên này để đưa Cà Mau trở thành nơi mà ai cũng nghĩ đến trước tiên khi có dự định cho một chuyến du lịch trãi nghiệm thú vị. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cao Văn Khiên (2015), Tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo Cà Mau, Cà Mau. [2]. Dương Kim Chuyển (2017), Khai thác và đầu tư phát triển du lịch biển Cà Mau, Cà Mau. [3]. Vũ Tự Lập - chủ biên (1999), Địa lý tự nhiên Việt Nam, Đại học Sư phạm Hà Nội. [4]. Cổng Thông Tin Điện Tử Cà Mau, Điều kiện tự nhiên tỉnh Cà Mau, http://wwwcamau.gov.vn/. [truy cập ngày: 10/01/2019]. 53
nguon tai.lieu . vn