Xem mẫu

  1. KHAI THÁC ẨM THỰC TỈNH BẠC LIÊU QUA GÓC NHÌN CỦA DU LỊCH VĂN HÓA Thi Thị Ngọc Ái, Trần Anh Đức, Trương Văn Đức, Phạm Thu Thảo, Trần Như Ý Khoa Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trịnh Minh Chánh TÓM TẮT Bản sắc văn hóa luôn là vấn đề được quan tâm trong sự phát triển du lịch nói riêng, đất nước nói chung. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền thể hiện qua cư trú, phong tục tập quán, lễ hội, nghệ thuật và một yếu tố quan trọng không thể thiếu là ẩm thực. Ăn uống là nhu cầu thiết yếu nhằm duy trì sự sống của con người, tuy nhiên ăn uống không đơn thuần là thỏa mãn nhu cầu đói và khát của con người mà cao hơn nữa đó được coi là văn hóa – văn hóa ẩm thực. Văn hóa ẩm thực chính là sự kết hợp giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, nó thể hiện cốt cách, phẩm hạnh cùng với những nét đặc trưng của con nguời và vùng miền ấy. Mỗi miền, mỗi dân tộc đều mang trong mình một nét đặc sắc riêng, ẩn chứa cả tâm tình, cả đạo lý, cả triết lý từ cách chế biến cho đến cách trình bày và thưởng thức. Đên với tỉnh Bạc Liêu – mảnh đất thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi đặc biệt có sự giao thoa văn hóa của nhiều dân tộc, nổi bật là dân tộc Kinh – Hoa – Khmer nên ẩm thực nơi đây rất phong phú, đa dạng. Với ý nghĩa này, bài viết đã tập trung khai thác ẩm thực của tỉnh Bạc Liêu qua góc nhìn văn hóa, rồi từ đó gợi ý những giải pháp để đưa ẩm thực Bạc Liêu đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước. Từ khóa : ẩm thực, du lịch văn hóa, góc nhìn, khai thác, tỉnh Bạc Liêu. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ẩm thực là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa, là lĩnh vực văn hóa thường được nhắc đến đầu tiên trong hệ thống phân loại: văn hóa ăn - văn hóa mặc - văn hóa ở - văn hóa đi lại - văn hóa tiêu dùng - văn hóa lao động sản xuất - văn hóa vũ trang - văn hóa tâm linh - văn hóa giải trí… Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng với nhiều loại, nhiều khẩu vị và phong cách khác nhau, được phân biệt khá rõ bởi vùng miền, dân tộc. Trong đó nổi bật lên là nền ẩm thực của tỉnh Bạc Liêu bởi vì đây là vùng đất có sự cộng cư, giao thoa bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc anh em, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong ẩm thực. Đây chính là góc độ nhìn nhận thông qua du lịch văn hóa. 2123
  2. Bàn về du lịch văn hóa, nếu chúng ta hình dung lớp lang văn hóa Việt như những vỉa tầng của mỏ quặng thì du lịch văn hóa phải chăng là những người thợ mỏ? Ngược với quy trình khai thác mỏ là làm giảm đi trữ lượng tài nguyên, thì ở đây, những vỉa tầng trầm tích của mỏ quặng văn hóa Việt cứ giàu có mãi bởi sự khai thác của du lịch văn hóa. Du lịch văn hóa lấy văn hóa làm điểm tựa, hay nói cách khác chính là lấy những tập tục, lễ hội, làng nghề, kiến trúc, tôn giáo và đặc biệt là ẩm thực để làm tiền đề, từ đó truyền tải các giá trị văn hóa của một địa phương, một quốc gia đến du khách để họ được khám phá, thưởng ngoạn, học tập, giao lưu,... Chính vì những lý do đó, có thể nói rằng ẩm thực thông qua góc nhìn của du lịch văn hóa hiện lên vô cùng chân thực và sống động, nó giúp con người ta cảm nhận được rõ nét về lối sống, cách thức sinh hoạt, phong tục tập quán, tín ngưỡng và đặc biệt là sự giao thoa văn hóa của cả một vùng xứ sở. Vậy để hiểu sâu hơn về những vấn đề đã nêu trên, hãy cùng nhóm nghiên cứu chúng tôi “Khai thác ẩm thực tỉnh Bạc Liêu thông qua góc nhìn của du lịch văn hóa”. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu tài liệu: chúng tôi sử dụng phương pháp này cho cả hai giai đoạn nghiên cứu lý luận và giai đoạn nghiên cứu thực tiễn. Nội dung của phương pháp này là tìm tòi và nghiên cứu các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu như qua sách báo, tạp chí, các bài luận, bài nghiên cứu khoa học, các bài viết trên website... Từ đó đi đến những báo cáo đánh giá chính xác và thực tế nhất. Phương pháp nghiên cứu điều tra bảng h i: chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp dùng bảng hỏi dựa trên những cơ sở sau: Thiết kế bảng hỏi: hình thành nội dung sơ bộ các câu hỏi khảo sát online. Khảo sát thử: Nhằm hoàn thiện bảng hỏi, xác định độ tin cậy và độ giá trị của bảng hỏi để chỉnh sửa những câu hỏi không đạt yêu cầu. Tiến hành điều tra chính thức: nghiên cứu thực trạng về cảm nhận của du khách về ẩm thực của tỉnh Bạc Liêu thông qua góc nhìn của du lịch văn hóa. Xử lý và phân tích đữ liệu thu được qua SPSS để phân tích số liệu thu được nhằm chỉ ra thực trạng thực trạng, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến ẩm thực tỉnh Bạc Liêu của du khách. Phân tích định lượng bằng phương pháp thống kê toán học. Dựa trên thang đo đã được mã hóa cho từng câu hỏi. Phương pháp nghiên cứu ph ng vấn sâu: chúng tôi sử dụng phương pháp này để bổ sung, kiểm tra và làm rõ thông tin đã thu thập được thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu, làm cơ sở và bổ sung thông tin cho phương pháp điều tra bảng hỏi, qua đó thấy rõ cảm nhận của từng cá nhân. Thông qua phỏng vấn các nghệ nhân; chủ các nhà hàng, quán ăn nổi tiếng liên quan đến ẩm thực; doanh nghiệp lữ hành. 3 THỰC TRẠNG 3.1 Tiềm năng du lịch Tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên đất: đất đai của tỉnh được chia thành nhiều nhóm: nhóm đất mặn chiếm 32,6% quỹ đất, nhóm đất phèn chiếm 59,9%, nhóm đất cát chiếm 0,18%, bãi bồi và đất khác chiếm 4,4%, sông rạch chiếm 2,9% quỹ đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của 2124
  3. tỉnh là 258.247 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có 98.309 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản và đất muối có 120.714 ha; đất lâm nghiệp có rừng 4.832 ha; đất chuyên dùng 11.323 ha; đất ở 4.176 ha, còn lại là đất chưa sử dụng. Đất có khả năng trồng lúa, cây lâu năm, màu và cây công nghiệp hàng năm là 98.295 ha, chiếm 38,1% tổng diện tích đất; đất có khả năng trồng rừng, nuôi tôm, làm muối 125.546 ha, chiếm 48,62%. Phần lớn đất đai của Bạc Liêu là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, thích hợp với việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Tài nguyên rừng : Diện tích rừng và đất rừng chiếm 1,87% diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ (4.657 ha). Rừng Bạc Liêu là rừng ngập mặn, úng phèn có năng suất sinh học cao, có giá trị lớn về phòng hộ và môi trường. Tập đoàn cây gồm chủ yếu là cây tràm, cây đước. Tài nguyên biển: bờ biển dài 56 km, diện tích vùng biển 4 vạn km2. Động vật biển bao gồm 661 loài cá, 319 giống thuộc 138 họ, trong đó nhiều loại có trữ lượng và giá trị cao như tôm, cá hồng, cá gộc, cá sao, cá thu, cá chim, cá đường… Tôm biển có 33 loài khác nhau, có thể đánh bắt hơn 10.000 tấn/năm. Trữ lượng cá đáy và cá nổi hơn 100.000 tấn/năm, có thể trở thành nơi xuất, nhập. Do đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu ôn hòa đã tạo nên những đặc sản riêng cho Bạc Liêu về nguyên liệu chế biến món ăn. Bên cạnh việc thưởng thức, bạn bè ngoài tỉnh về đây còn học hỏi việc đánh bắt, trồng trọt, cách chế biến và tìm mua những món quà ngon để tặng người thân. Tài nguyên văn hóa: xuyên suốt trong chiều dài lịch sử, quá trình cộng sinh, cộng cư giao thoa bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc anh em, chủ yếu là dân tộc Kinh, Khmer, Hoa luôn đoàn kết, thủy chung góp sức dựng xây trên vùng đất Bạc Liêu giàu tiềm năng đã trãi qua nhiều thế kỷ, tạo nên sự đa dạng, phong phú về ẩm thực độc đáo từ nguyên liệu, vật dụng chế biến đến nghệ thuật thưởng thức, từ cách thể hiện trong sinh hoạt gia đình thường nhật đến trong lễ hội, ma chay cưới hỏi mang đậm sắc thái dân tộc, tôn giáo. Ngày nay khi du lịch trở thành ngành kinh tế không khói là nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thì nghệ thuật ẩm thực ngày càng được chú trọng và được phổ biến nhiều hơn đến với bạn bè du khách gần xa tạo sức hút mới lạ. Tuy mộc mạc, đơn sơ, ít cầu kỳ trong cách chế biến nhưng ẩm thực Bạc Liêu luôn mang hương vị rất riêng điều này đã tạo nên ấn tượng khó quên trong lòng các thực khách. Điển hình trong văn hóa ẩm thực Bạc Liêu có những món ăn rất nổi tiếng và thu hút thực khách như : Lẩu mắm-món ăn Bạc Liêu nổi tiếng nhất; Bánh tằm Ngan Dừa – món bánh tằm bì thơm ngon, dẻo; bún bò cay-món ăn kết hợp của người Việt, Hoa, Khmer; bánh củ cải: món ăn đặc sản Bạc Liêu cho những bữa chiều lót bụng; Đặc sản bánh xèo Bạc Liêu “siêu to khổng lồ” ăn hoài không chán; năn bộp – món ăn đặc sản Bạc Liêu “lộc trời”. Bạc Liêu là nơi hội tụ 3 dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Khmer nên lễ hội, tết cổ truyền của từng dân tộc cũng vô cùng phong phú, đặc sắc: “ Lễ hội Nghinh Ông Gành Hào; Lễ hội Quán Âm Nam Hải; Lễ hội Oóc Om Bók; Lễ hội Kỳ Yên; Lễ hội Đờn Ca Tài Tử; Lễ hội Dấu ấn đồng Nọc Nạng. Về du lịch văn hóa - lịch sử: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chùa Xiêm Cán; Phước Đức Cổ Miếu (Còn gọi là Chùa Bang); Đồng Nọc Nạng; Ngôi tháp cổ giữa đồng bằng Nam Bộ; Khu du lịch Phật Bà Nam Hải. Về du lịch sinh thái: Vườn chim Bạc Liêu; Vườn Nhãn Bạc Liêu. 2125
  4. Bên cạnh đó, tình hình an ninh chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương có nhiều tiến bộ. Thế trận quốc phòng toàn dân luôn được củng cố; công tác tổ chức bộ máy và cơ chế lãnh đạo, quản lý nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương của cấp uỷ và chính quyền ngày càng đi vào nề nếp. Hơn nữa trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, ý thức của hầu hết người dân đã được nâng cao, họ đã có trách nhiệm hơn trong công tác bảo vệ và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp có từ lâu đời của dân tộc. Đó cũng chính là một trong những nền tảng giúp ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực Bạc Liêu nói riêng được phát triển và phủ sóng rộng rãi hơn. 3.2 Hạn chế Trước hết cần nhìn nhận, các cơ sở, hộ gia đình sản xuất và kinh doanh ẩm thực ở Bạc Liêu đa số có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chỉ dừng ở mức độ mua bán hàng ngày hoặc theo mùa vụ. Do đó, chưa thật sự quan tâm đầu tư đến các vấn đề chứng nhận thương hiệu, nhãn mác, xây dựng mẫu mã hàng hóa, cải thiện chất lượng sản phẩm… Trong khi tâm lý của du khách đặc biệt quan tâm đến những yếu tố này nên chưa thể hài lòng với các sản phẩm, hàng hóa phục vụ du lịch. Bạc Liêu chưa xây dựng được điểm dừng chân quy mô lớn như ở một số tỉnh, thành trong khu vực nên không thể tập trung các sản phẩm, hàng hóa, đặc sản ẩm thực để giới thiệu, mua bán. Mặc dù Bạc Liêu có nhiều món ăn hấp dẫn, mang đậm chất riêng của tỉnh nhưng vẫn chưa được nhiều người biết tới do hoạt động quảng bá, xúc tiến chưa tốt. Nguồn nhân lực của Bạc Liêu dồi dào nhưng chất lượng món ăn làm ra vẫn chưa đủ độc đáo, hấp dẫn du khách, đồng thời hương vị truyền thống trong các món ăn chưa được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn còn một số món ăn trong địa phương tỉnh vẫn chưa được biết đến rộng rãi vì nhiều nguyên nhân khách quan tác động. Vậy nên, để ẩm thực Bạc Liêu phát triển hơn nữa thì việc làm cần thiết và cấp bách nhất của chúng ta hiện nay là cố gắng duy trì và phát huy những truyền thống tốt đẹp về văn hóa ẩm thực đã có từ nhiều đời trước, thích ứng và tiếp thu có chọn lọc những tiếp biến của thời đại để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. 4 GIẢI PHÁP Một là, chính quyền cơ sở tại Bạc Liêu cần quan tâm và đầu tư hơn nữa cho công tác quảng bá, giới thiệu văn hóa ẩm thực tại các sự kiện về du lịch, ẩm thực trong và ngoài tỉnh. Từ đó đưa ẩm thực Bạc Liêu đến gần với du khách hơn và phát triển hơn. Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các cơ sở, hộ gia đình thiết kế nhãn hàng, chứng nhận thương hiệu sản phẩm; nghiên cứu có chính sách hỗ trợ để mỗi cơ sở chuyên sản xuất một sản phẩm chủ lực nhưng đủ sức cạnh tranh với thị trường trong khu vực. Khai thác các phương tiện truyền thông trong việc nâng cao hình ảnh, quảng bá ẩm thực ở Bạc Liêu. 2126
  5. Ba là, xây dựng và phát triển những khu phố đi bộ, chợ đêm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu để thu hút người dân địa phương đến đây mua bán, giới thiệu các đặc sản đặc trưng, từng bước hình thành một địa chỉ độc đáo về du lịch ẩm thực. Đồng thời cũng tạo ra một nguồn thu nhập khác cho người dân địa phương. Bốn là, tổ chức quy hoạch sản phẩm du lịch gắn liền với ẩm thực, trong đó đặc biệt quan tâm đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như: tuần lễ văn hóa ẩm thực, liên hoan ẩm thực, hội chợ ẩm thực. Thông qua các hoạt động này thì những sản phẩm ẩm thực sẽ được thực khách và các doanh nghiệp biết đến nhiều hơn, từ đó sẽ thu hút được thêm rất nhiều lượt khách và nhà đầu tứ cho ẩm thực, du lịch tỉnh Bạc Liêu. Năm là, cần thiết kế các chương trình du lịch trong đó điểm nhấn của các chương trình này là ẩm thực. Thêm vào đó, cần đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm thực tế cho khách du lịch trong và ngoài nước như: tham gia vào quá trình chế biến món ăn, tự tạo ra món ăn,... Đồng thời, các nhà hàng và các quán ăn cần đưa nhiều hơn nữa những đặc sản địa phương vào thực đơn trong chương trình du lịch để đưa ẩm thực Bạc Liêu đến gần hơn với thực khách. Qua đó, những truyền thống văn hóa, những phong tục tập quán cũng như nếp sống của con người Bạc Liêu được hiện lên một cách rõ nét và chân thực. 5 KẾT LUẬN Ẩm thực Việt Nam là một bức tranh đầy màu sắc, nêu bật lên bản sắc riêng của từng dân tộc, vùng miền nhưng chúng vẫn mang trong mình cốt cách, linh hồn Việt đồng nhất, đậm đà vị dân tộc không thể xóa nhòa. Bạc Liêu cũng vậy, ẩm thực ở đây thể hiện tâm hồn và khí chất của chủ thể sinh ra nó, vừa là cái dân dã, vừa là cái hiện đại. Đồng thời, qua góc nhìn của du lịch văn hóa, ta có thể nhận xét rằng đây chính là phương tiện để các giá trị của một quốc gia, một địa phương được hiện lên một cách rõ nét, từ đó góp phần đánh thức và làm sống dậy các giá trị văn hóa dân tộc, nhân loại trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Hơn nữa, ẩm thực còn được ví như là sợi dây bến chặt kết nối tình cảm con người với quê hương, gia đình, họ hàng,... tạo sự gắn kết và gần gũi trong cộng đồng. Đó cũng là một phần cốt lõi được nhìn nhận thông qua góc nhìn của du lịch văn hóa. Chính vì ẩm thực mang trong mình những giá trị to lớn như vậy nên mỗi cá nhân, tập thể cần phải có nhiều kế hoạch, phương pháp để hạn chế những cái xấu còn tồn đọng lại, đồng thời cũng phải giữ gìn và phát huy thêm những điều tốt đẹp về ẩm thực của tỉnh. Như vậy thì nền ẩm thực của tỉnh Bạc Liêu sẽ được tiến gần hơn với thực khách trong và ngoài nước, từ đó đưa nền ẩm thực ngày một phát triển mạnh mẽ, kéo theo đó là sự phát triển của du lịch văn hóa nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Ngọc Thêm (2013). “Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ”. NXB. Văn hóa văn nghệ. [2] Trần Thúy Anh (Chủ biên), Triệu Thế Việt, Nguyễn Thu Thủy, Phạm Thị Bích Thủy, Phan Quang Anh (2014). “Giáo trình du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ”. NXB. Giáo dục Việt Nam. 2127
  6. [3] Phan Huy Xu, Võ Văn Thành (2018). “Du lịch Việt Nam từ lý thuyết đến thực tiễn”. NXB. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. [4] Nguyễn Phạm Hùng (2019). “Văn hóa Du lịch”. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Trần Minh Thương (2020). “Ăn Tết chơi Tết Miền Tây”. NXB. Văn hóa Văn nghệ. [6] Dương Hoàng Lộc (2020). “Món ngon quê nhà”. NXB. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. [7] Tạ Tri (2020). “Ngược xuôi bến khoái tùy bút về ẩm thực”. NXB. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 2128
nguon tai.lieu . vn