Xem mẫu

  1. Lý luận Giáo dục thể chất và Thể thao trường học KẾT QUẢ CHỦ YẾU 5 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỂ THAO TRƯỜNG HỌC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025” TS. Trần Văn Lam, PGS.TS Hoàng Công Dân Vụ GDTC – Bộ Giáo dục và Đào tạo Tóm tắt: Những kết quả chủ yếu 5 năm thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”, trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời xác định các giải pháp tiếp tục triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2021-2025. Từ khóa: Quyết định 1076, giáo dục đào tạo, tổng kết 5 năm. Abstract: The main results of 5 years of implementation of Decision No. 1076/QD-TTg dated June 17, 2016 of the Prime Minister approving the Project "Overall development of physical education and sports in schools until 2020, with a vision to 2025”, in the entire Education and Training sector. At the same time, identify solutions to continue implementing the Project for the period of 2021-2025. Keywords: Decision 1076, education and training, 5-year review. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày 17/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và ban hành Quyết định số 1076/QĐ- TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 (Quyết định 1076). Xác định rõ đây là nhiệm vụ quan trọng đối với ngành Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 1611/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg. Đồng thời, chỉ đạo xuyên suốt việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2016-2020 thông qua các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ về công tác giáo dục thể chất, thể thao và y tế trường học hàng năm đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục trên toàn quốc. 2. MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN Về giáo dục thể chất: Phấn đấu 100% trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện đầy đủ nội dung, chương trình môn học giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục của từng cấp học; Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả môn học giáo dục thể chất. Về hoạt động thể thao trường học: Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục phổ thông duy trì thường xuyên tập thể dục buổi sáng, tập thể dục giữa giờ; có ít nhất 50% cơ sở tổ chức dạy bơi cho học sinh; 50% trường mầm non, 70% cơ sở giáo dục phổ thông, 80% cơ cở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tổ chức dạy hoặc phổ biến các môn võ thuật cổ truyền Việt Nam; Có ít nhất 85% số học sinh, sinh viên thường xuyên tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa, trong đó 80% đạt tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực theo độ tuổi; Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục phổ thông, cơ cở giáo PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 10
  2. Lý luận Giáo dục thể chất và Thể thao trường học dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có câu lạc bộ các môn thể thao dành cho học sinh và được duy trì hoạt động thường xuyên. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học: Có ít nhất 80% trường mầm non có sân chơi, phòng học giáo dục thể chất được trang bị đủ thiết bị, đồ chơi vận động tối thiểu cho trẻ em theo quy định; Có ít nhất 85% trường tiểu học, trường trung học cơ sở và 95% trường trung học phổ thông có sân tập; có ít nhất 60% trường tiểu học, 70% trường trung học cơ sở, 80% trường trung học phổ thông có nhà tập (nhà đa năng) được trang bị đạt tiêu chuẩn quy định; Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục đại học đào tạo giáo viên thể dục, thể thao bảo đảm cơ sở vật chất (nhà tập, sân tập), trang thiết bị đạt tiêu chuẩn quy định. Phấn đấu 100% công trình thể thao trên địa bàn được ngành Giáo dục và ngành Thể dục và Thể thao phối hợp khai thác, sử dụng hiệu quả. Về giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao theo từng cấp học và trình độ đào tạo: Phấn đấu 100% trường (lớp) mầm non có đủ giáo viên theo quy định và được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em; Có ít nhất 95% trường tiểu học có đủ giáo viên đảm bảo tiêu chuẩn, trình độ đào tạo theo quy định, được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về giáo dục thể chất và tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa; Phấn đấu 95% trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có đủ giáo viên thể dục, thể thao, trong đó có ít nhất 95% số giáo viên đạt tiêu chuẩn và trình độ đào tạo theo quy định, được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về giáo dục thể chất và tổ chức các hoạt động ngoại khóa; Có ít nhất 90% cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học có đủ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao và đảm bảo tiêu chuẩn, trình độ đào tạo theo quy định. 3. NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU Phát động trong toàn ngành phong trào thi đua rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, đẩy mạnh phong trào tập luyện thể thao tới từng cơ sở giáo dục, thu hút, khích lệ mỗi học sinh, sinh viên tự chọn một đến hai môn thể thao để rèn luyện trong và ngoài trường học nhằm nâng cao sức khoẻ và thể lực cho bản thân. Những học sinh, sinh viên giỏi thể thao được tuyên dương và tuyển chọn tham gia các giải thể thao dành cho học sinh, sinh viên quy mô tỉnh, thành, toàn quốc. Các quy định về chế độ ưu đãi đối với các học sinh giỏi thể thao, đạt thành tích cao như tuyển thẳng, cộng điểm và nhiều ưu đãi thiết thực tại các văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như quy chế tuyển sinh THPT, quy chế tuyển sinh đại học…cũng là một hình thức truyền thông, tuyên truyền hữu hiệu. Các sự kiện thể thao dành cho học sinh, sinh viên với quy mô toàn quốc, quy mô tỉnh, thành và nhà trường đã huy động được sự tham gia có hiệu quả của các phương tiện thông tin, truyền thông, các báo đài ở Trung ương và địa phương trong công tác tuyên truyền, đưa tin góp phần vào sự thành công của công tác thể thao học đường: tại Hội Khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ thứ IX được tổ chức tại 5 khu vực: khu vực I- Phú Thọ; khu vực II- Nam Định; khu vực III- Thanh Hóa; khu vực IV- Bình Dương; khu vưc V-Cần Thơ và giai đoạn 2 được tổ chức từ ngày 29/7 đến ngày 10/8/2016 tại 02 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An với sự tham gia của gần 50 cơ quan truyền hình, báo chí Trung ương và địa phương; tại các sự kiện thể thao quy mô tỉnh, thành, trường cũng được các Sở GDĐT và các cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp cũng đã chủ động phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác tuyên truyền, đưa tin, việc làm này có ý nghĩa và hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền các phong trào tập luyện, thi đấu thể thao tới đông đảo học sinh, sinh viên trên cả nước. Thông qua các hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trường học trong nước và quốc tế, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 11
  3. Lý luận Giáo dục thể chất và Thể thao trường học đại học và nghề nghiệp đã triển khai tuyên dương, khen thưởng kịp thời cho các cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học. Đây là sự ghi nhận kịp thời của các cấp để động viên, khuyến khích các địa phương, các đơn vị, các cơ sở giáo dục trong công tác phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học nói riêng và trong sự nghiệp giáo dục toàn diện nói chung. Với việc chỉ đạo đổi mới Chương trình dạy học GDTC, mục tiêu, nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá chất lượng của bộ môn tại Quyết định 1076, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực chủ trì và phối hợp với các bộ ngành, các tổ chức, chuyên gia ban hành khung chương trình môn Thể dục đối với các cấp học, năm 2018 đến nay xây dựng chương trình môn học Giáo dục thể chất năm trong chương trình giáo dục phổ thông mới và được triển khai thực hiện trong năm học 2020-2021. Bên cạnh đó giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp trong việc xây dựng chương trình môn học giáo dục thể chất với định hướng phù hợp với đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có và có sự tham gia thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi chương trình đi vào thực tiễn giảng dạy và học tập. Chương trình môn học giáo dục thể chất mới (2018) bảo đảm tính cân đối, thống nhất, linh hoạt, có tính kế thừa và phát triển giữa các cấp học; đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho học sinh; duy trì thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên và phù hợp với đặc điểm thể chất, tâm sinh lý lứa tuổi và điều kiện cụ thể của học sinh. Kết qủa số học sinh phổ thông tập luyện thường xuyên và đạt chuẩn thể lực tại Quyết định số 53/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc đánh giá và xếp loại thể lực học sinh, sinh viên (Năm học 2019-2020), trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Kết quả số học sinh phổ thông tập luyện thường xuyên và đạt chuẩn thể lực tại Quyết định số 53/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Số đạt Cấp/ Tổng số Số tập luyện Tỷ lệ Chuẩn thể TT thường xuyên lực Tỷ lệ % bậc học (HS) % (HS) (HS) 1 Tiểu học 8.505562 7.104326 83.5% 7.232437 85.0% 2 THCS 5.455875 5.253815 96.2% 4.636439 84.9% 3 THPT 2.563431 5.230130 98.7% 2.262.914 88.2% Trường phổ thông 4 3.19200 315010 98.6% 2.56420 80.3% nhiều cấp học 5 Tổng số 16845080 16142832 96.% 14388210 86.0% Kết quả đạt được của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm: 100% các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã triển khai chỉ đạo bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch, chương trình giảng dạy môn học và triển khai thực hiện hàng năm; 100% cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức rà soát, bổ sung nội dung chương trình môn học giáo dục thể chất phù hợp với từng đối tượng (sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất và sinh viên không chuyên ngành giáo dục thể chất); thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn học giáo dục thể chất, trên cơ sở phát huy tính tích cực của người PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 12
  4. Lý luận Giáo dục thể chất và Thể thao trường học học; 100% giảng viên Giáo dục thể chất thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thao giảng; công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục thể chất, thể thao của Trường đảm bảo tính khoa học, khách quan, công bằng. Ước tính 80% cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra đánh giá thể lực học sinh hàng năm theo quy định tại Quyết định số 53/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc đánh giá và xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. Tổng số sinh viên đạt tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực năm học 2019-2020: Trình độ đại học: 152.994 em/181.394 em, chiếm tỉ lệ 84.3% (điều tra 38 trường đại học); trình độ cao đẳng: 4.617 em/6.253 em, chiếm tỉ lệ 73.8% (điều tra 14 trường cao đẳng). Công tác phát triển các hoạt động thể thao trường học giai đoạn này đã được ngành Giáo dục quan tâm, chú trọng. Tháng 12/2016, Bộ Giáo dục và Đạo tạo và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất ký kết Chương trình phối hợp số 917/ CTr-BGDĐT- VHTTDL ngày 10/12/2016 về việc chỉ đạo, quản lý, tổ chức công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học giai đoạn 2016-2020. Căn cứ vào Chương trình phối hợp, hai Bộ đã xây dựng kế hoạch triển khai từng bước, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, giáo viên giáo dục thể chất; các lớp tập huấn về võ cổ truyền, các bài tập thể dục giữa giờ, các lớp tập huấn về phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước; các giải thể thao dành cho học sinh, sinh viên quy mô toàn quốc như: giải taekwwondo học sinh 3 miền; giải điền kinh học sinh phổ thông; giải bóng rổ học sinh phổ thông; giải bơi học sinh phổ thông, giải bóng bàn, cầu lông người giáo viên nhân dân và sinh viên toàn quốc... Đặc biệt, phối hợp xây dựng Điều lệ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ IX năm 2020 cũng như phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai tại từng khu vực và vòng chung kết toàn quốc. Căn cứ vào Chương trình phối hợp số 917, các Sở GDĐT và Sở VHTTDL tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch hàng năm tại địa phương, tham gia các lớp tập huấn và các giải thể thao HSSV do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối tổ chức; Phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên; Bồi dưỡng công tác trọng tài, công tác tổ chức thi đấu các môn thể thao trong trường học; góp phần nâng cao năng lực, tổ chức thi đấu các môn thể thao tại các nhà trường; đặc biệt chú trọng phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về bơi và phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước. Các sở GDĐT và các cơ sở đào tạo đã quan tâm và chỉ đạo xuyên suốt về việc duy trì hình thức Câu lạc bộ các môn thể thao trong nhà trường. Các câu lạc bộ thể thao hoạt động ngoài giờ lên lớp tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, nhu cầu của học sinh, năng lực của giáo viên, hướng dẫn viên của từng nhà trường. Ngoài ra, hàng năm, các nhà trường tổ chức các giải thể thao cấp trường, phối hợp với các trường trong cụm tổ chức giải thể thao cụm trường nhằm đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, tập luyện thường xuyên thể thao nâng cao sức khỏe trong học sinh các cấp. Cũng trong năm học 2019-2020, 45/63 Sở GDĐT đã triển khai tổ chức thành công Hội khoẻ Phù Đổng các cấp cấp trường, cấp quận, huyện và tỉnh/thành phố. Thu hút đông đảo học sinh có năng khiếu thể thao tham gia, tuyển chọn được những học sinh giỏi thể thao chuẩn bị tham dự Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc tại khu vực và vòng chung kết. Điều này chứng tỏ hoạt động thể thao là một nhu cầu thật sự của học sinh trong nhà trường phổ thông các cấp. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên Giáo dục thể chất trong trường phổ thông và cơ sở đào tạo: Hiện nay có 45.538 giảng viên, giáo viên giáo dục thể chất (theo số liệu điều tra trên 61 sở GDĐT và 45 cơ sở đào tạo), trong đó giảng viên, giáo viên có trình độ Tiến sĩ: 72; thạc sĩ: 2450; cử nhân: 35.626; giáo viên có trình độ khác: 7.390. Trình độ đào tạo nói trên cơ bản đủ để đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn học giáo dục thể chất và tổ chức có hiệu quả các hoạt động thể thao PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 13
  5. Lý luận Giáo dục thể chất và Thể thao trường học trong trường học. Chỉ tính riêng trong năm học 2019-2020, tổng số giáo viên GDTC được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cấp Bộ, cấp Sở, cấp Phòng, cấp trường là 13.918 người. Trong đó: giáo viên Tiểu học 5.045 người, giáo viên THCS 5727 người, giáo viên THPT 2114 người, giáo viên Trường phổ thông nhiều cấp học 1.032 người. Giảng viên giáo dục thể chất tại các cơ sở đào tạo 355 người/45 trường khảo sát. Kết quả tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ GDTC và thể thao trường học; tính đến tháng 6/2020, trình bày ở bảng 2. Bảng 2: Cơ sở vật chất được tăng cường phục vụ học tập, tập luyện TDTT cho học sinh, sinh viên của toàn ngành Loại hình cơ sở vật chất TDTT TT Cấp, bậc học Nhà tập/ Sân tập Bể bơi Sân chơi Khác phòng tập 1 Mầm non 3903 13582 156 18476 1633 2 Tiểu học 1632 13970 897 16432 1321 3 THCS 1832 10911 402 11236 459 4 THPT 3234 3631 156 2679 969 5 Đại học và CĐ* 45 64 05 338 - 6 Tổng số 8814 42158 1616 51037 4382 *Khảo sát 45 trường Ngoài ra: Công tác xã hội hóa đối với công tác GDTC và thể thao trường học từng bước được quan tâm thực hiện có hiệu quả từ cấp Bộ tới các địa phương và các cơ sở giáo dục; Công tác hợp tác quốc tế, tăng cường sự hỗ trợ của các quốc gia, các tổ chức, cá nhân nước ngoài đối với công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học tại địa phương, đơn vị; Một số trường Đại học, Cao đẳng quốc tế tại Việt Nam và trường Đại học, Cao đẳng có hợp tác với các đối tác là các trường Đại học, cao đẳng quốc tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đầu tư đối với nhà trường để tranh thủ thu hút đầu tư cho hệ thống sân bãi, cơ sở vật chất dành cho GDTC và thể thao trường học. 4. ĐÁNH GIÁ CHUNG Ưu điểm nổi bật Trong 5 năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và toàn xã hội, với những nỗ lực của toàn ngành giáo dục, công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học đã đạt được một số kết quả quan trọng: Công tác chỉ đạo, quản lý GDTC và thể thao trường học đã được đổi mới; Chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá về GDTC đã từng bước được đổi mới nhằm phù hợp với giai đoạn hiện nay; hoạt động thể thao trường học được duy trì, phương pháp, nội dung, hình thức đã có những đổi mới nhất định, đã thu hút được đông đảo HSSV tự giác tập luyện, tham gia thi đấu thể thao, bước đầu đã có những đóng góp thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho HSSV; Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên GDTC và thể thao trường học đã được tăng cường về số lượng, chất lượng chuyên môn cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 14
  6. Lý luận Giáo dục thể chất và Thể thao trường học quản lý, giảng dạy. Cơ sở vật chất, trang thiết bị (sân tập, nhà tập…) phục vụ GDTC và thể thao trường học được quan tâm và tăng cường trang bị, tu sửa, xây dựng và mua sắm mới. Hạn chế tồn tại: Nhận thức về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết phát triển GDTC và thể thao trường học của một bộ phận lãnh đạo, cán bộ, nhà giáo và học sinh chưa đầy đủ; Chương trình môn học GDTC, phương pháp dạy học và cách kiểm tra, đánh giá còn nhiều bất cập; việc tổ chức đánh giá, xếp loại thể lực HSSV tại các cơ sở giáo dục chưa được triển khai đều đặn hàng năm bởi Hoạt động thể thao trường học hiệu quả chưa cao; chất lượng chuyên môn tại một số hoạt động thể thao (Hội khỏe Phù Đổng, các giải thể thao) tại một số địa phương còn thấp; Nhiều trường chưa tổ chức Câu lạc bộ thể thao và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho sinh viên. Đội ngũ giáo viên giảng viên GDTC còn thiếu về số lượng và trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học còn rất thiếu và hạn chế. 100% giáo viên mầm non giảng dạy kiêm nhiệm. Rất nhiều trường tiểu học còn thiếu giáo viên giáo dục thể chất cơ hữu; Cơ chế chính sách nhằm khuyến khích công tác GDTC và thể thao trường học chưa hợp lý, hiệu quả của công tác xã hội hóa GDTC và thể thao trường học còn thấp, chưa tranh thủ được sự quan tâm, giúp đỡ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đối với các hoạt động thể thao dành cho học sinh, sinh viên; Cơ sở vật chất trang thiết bị tập luyện và quỹ đất dành cho GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường còn thiếu và bất cập. Các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện cũ kĩ, lạc hậu, chưa phù hợp với xu thế phát triển TDTT đương đại. 5. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù cho các tổ chức cá nhân tham gia vào việc đầu tư các thiết chế thể thao như: Ưu tiên quỹ đất, cơ chế đầu tư vào các công trình thể thao trong trường học khi đã thực hiện xong nghĩa vụ phục vụ chính khóa; Triển khai nghiêm túc Đề án 41: "Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung tư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025"; Rà soát tổng thể đội ngũ thầy, cô giáo giảng dạy môn Giáo dục thể chất để có kế hoạch bổ sung, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nhằm đảm bảo đạt chuẩn kiến thức, vị trí việc làm khi thực hiện Chương trình phổ thông 2018; Cần nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ phát triển thể chất cho học sinh các cấp học có cơ sở khoa học và thực tiễn. Ngành Văn hóa, Thể thao tiếp tục quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa việc phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục trong việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các thiết chế thể thao trên địa bàn phục vụ học sinh rèn luyện thể chất trong giờ học chính khóa (nhà thi đấu, sân bãi, hướng dẫn viên, huấn luyện viên, tình nguyện viên...Đặc biệt lồng ghép chặt chẽ với “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030” đượcThủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt. 6. KẾT LUẬN Công tác Giáo dục thể chất và thể thao trường học là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của ngành Giáo dục, đào tạo nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cho trẻ em, học sinh, sinh viên; gắn giáo dục thể chất, thể thao trong trường học với giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em, học sinh, sinh viên, đồng thời góp PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 15
  7. Lý luận Giáo dục thể chất và Thể thao trường học phần phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho đất nước. Kết quả 5 triển khai Quyết định 1076 cho thấy sự thay đổi theo chiều hướng tích cực và có chất lượng nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay thì công tác GDTC và thể thao trường học còn nhiều tồn tại bất cập cần có giải pháp tích cực để tiếp tục triển khai Quyết định 1076 giai đoạn 2021-2025./ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Quyết định số 1611/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học. 3. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030. 4.Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025. Ảnh minh họa PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 16
nguon tai.lieu . vn