Xem mẫu

Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

107(07): 173 - 178

KẾT QUẢ CAN THIỆP SỚM CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN
Ở HỌC SINH TỪ 6 – 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Đàm Thị Bảo Hoa*, Nguyễn Văn Tư
Trường Đại học Y –Dược – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh Trường Tiểu
học (TH) Hoàng Văn Thụ và Trung học cơ sở (THSC) Nguyễn Du, thành phố Thái Nguyên sau 2
năm can thiệp.
Phương pháp: Phương pháp mô tả cắt ngang, phương pháp so sánh trước sau can thiệp và so sánh
đối chứng; định lượng kết hợp với định tính để đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp tại 2 trường
TH Hoàng Văn Thụ, THCS Nguyễn Du, và so sánh đối chứng với trường TH Nguyễn Viết Xuân,
THCS Độc lập thành phố Thái Nguyên. Thời gian: Tháng 9/ 2009 – 1/2012.
Kết quả:
- Kết quả thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về chăm sóc sức khỏe tâm thần (CSSKTT)
học sinh của cha mẹ, giáo viên có sự cải thiện rõ rệt sau khi can thiệp.
- Năng lực CSSKTT học sinh của giáo viên, nhân viên y tế học đường được cải thiện rõ rệt.
- Trường can thiệp có tỷ lệ học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần (SKTT) giảm rõ rệt so với ở
trường đối chứng và so với trước can thiệp. Chỉ số hiệu quả tại trường can thiệp là 42,9% và hiệu
quả can thiệp đạt 56,2%.
- Trong 107 học sinh được tư vấn, chữa trị, có 55 học sinh khỏi hoàn toàn (51,4%); 26 học sinh
thuyên giảm nhiều (24,3%); Có 3 học sinh không thuyên giảm chiếm 2,8%.
Kết luận: Các biện pháp can thiệp sớm các rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại Thành
phố Thái Nguyên đã có kết quả tốt.
Từ khóa: rối loạn tâm thần và hành vi, học sinh, can thiệp, mô hình, kết quả.

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Các rối loạn tâm thần và hành vi (RLTT &
HV) ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em và
thanh thiếu niên ở mọi quốc gia trên thế giới
[8], [9]. Nếu không được phát hiện và điều trị
kịp thời, có thể để lại hậu quả nặng nề cho trẻ,
cho gia đình, cộng đồng, và gánh nặng cho xã
hội. Việc can thiệp các RLTT & HV gặp
nhiều khó khăn bởi liên quan đến các giai
đoạn phát triển của trẻ, cơ chế sinh bệnh chưa
rõ, ảnh hưởng của yếu tố môi trường… Việt
Nam là quốc gia có tỷ lệ trẻ em và trẻ vị thành
niên cao. Khoảng 10 – 20% học sinh Việt
nam có các vấn đề sức khoẻ tâm thần cần
được theo dõi, tư vấn và chữa trị [1], [3], [6],
[7]. Nhưng, việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần
(CSSKTT) tại cộng đồng mới được triển khai
chủ yếu ở bệnh tâm thần phân liệt và động
kinh [2]. Đa số trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm
thần (SKTT) chưa được tiếp cận các dịch vụ
*

Tel: 0979 654 428; Email: baohoaydtn@gmail.com

can thiệp phù hợp [2], [4], [5]. Nằm trong bối
cảnh chung đó, công tác CSSKTT học sinh ở
Thành phố Thái Nguyên còn đang bỏ ngỏ, số
đề tài nghiên cứu còn rất khiêm tốn. Với mong
muốn tìm ra một mô hình CSSKTT cho học
sinh hiệu quả và phù hợp với các điều kiện
hiện có của Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành
đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả
can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và hành
vi ở học sinh Trường Tiểu học Hoàng Văn
Thụ và Trung học cơ sở Nguyễn Du Thành
phố Thái Nguyên sau 2 năm can thiệp.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh tiểu học (TH) và trung học cơ sở
(THCS).
- Cha mẹ học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm, y tế học đường, y tế
phường cùng địa bàn, cán bộ lãnh đạo nhà
trường.
173

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Tiêu chuẩn loại trừ: học sinh, cha mẹ học sinh
hoặc người người nuôi dưỡng không đồng ý
tham gia.
Địa điểm nghiên cứu: tại Trường TH
Nguyễn Viết Xuân, TH Hoàng Văn Thụ,
THCS Độc Lập, THCS Nguyễn Du.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 năm 2009
đến tháng 1 năm 2012.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp mô tả cắt ngang để đánh giá thực
trạng SKTT học sinh trước, sau can thiệp.
- Phương pháp so sánh trước sau can thiệp và so
sánh đối chứng để đánh giá hiệu quả mô hình.
* Cỡ mẫu nghiên cứu học sinh: Toàn bộ học
sinh các trường can thiệp và so sánh với các
trường đối chứng
* Cỡ mẫu nghiên cứu cha mẹ học sinh:
tương tự cỡ mẫu can thiệp học sinh.
* Cỡ mẫu nghiên cứu cán bộ, giáo viên nhà
trường, y tế cơ sở: gồm toàn bộ các giáo viên
chủ nhiệm, cán bộ lãnh đạo nhà trường, nhân
viên y tế học đường các trường can thiệp và 1
cán bộ phụ trách y tế phường sở tại.
* Trường can thiệp: Trường TH Hoàng Văn
Thụ, THCS Nguyễn Du
Trường đối chứng: Trường TH Nguyễn Viết
Xuân, THCS Độc lập

* Biện pháp can thiệp tại các trường can
thiệp:
(1) Sàng lọc, phát hiện sớm các RLTT & HV
ở học sinh, từ đó thực hiện việc chẩn đoán các
học sinh có rối loạn.
(2) Giải quyết các trường hợp có RLTT & HV
bằng hóa dược, tâm lý liệu pháp và cải thiện
môi trường.
(3) Dự phòng các RLTT & HV cho tất cả các
học sinh.
Các chỉ số nghiên cứu
- Kết quả thay đổi kiến thức, thái độ, thực
hành (KAP) về SKTT học sinh của cán bộ,
giáo viên, y tế học đường.

107(07): 173 - 178

- Sự cải thiện về năng lực của giáo viên, y tế
địa phương, y tế học đường trong can thiệp
sớm các RLTT & HV.
- Kết quả thay đổi về KAP của cha mẹ học
sinh đối với vấn đề SKTT.
- Kết quả can thiệp trên SKTT học sinh.
- Kết quả tư vấn, điều trị ở nhóm học sinh
có bệnh.
- Số học sinh được phát hiện sớm trong quá
trình can thiệp.
Công cụ và vật liệu sử dụng trong nghiên cứu
- Khám sàng lọc, sử dụng thang đánh giá điểm
mạnh và yếu dành cho trẻ em lứa tuổi từ 4 – 16
tuổi (SDQ25) bao gồm thang điểm SDQ25 do
trẻ tự điền và thang điểm SDQ 25 dành cho cha
mẹ và thầy cô giáo của trẻ tự điền [6].
- Những học sinh nghi ngờ có rối loạn sẽ
được khám tâm thần để chẩn đoán xác định
theo các tiêu chuẩn của ICD-10.
- Bệnh án nghiên cứu chi tiết
- Test tâm lý (Test Beck, test Zung, thang
Vanderbilt và một số thang đo khác)
- Bảng phỏng vấn cha mẹ, giáo viên, phỏng
vấn cán bộ y tế cơ sở, y tế học đường, cán bộ
lãnh đạo chính quyền, đoàn thể về (KAP).
Phương pháp khống chế sai số
Cán bộ điều tra là các bác sỹ, điều dưỡng, học
viên chuyên khoa I tâm thần đã được tập huấn
thống nhất về phương pháp trước khi thực
hiện và tiến hành dưới sự giám sát của nhóm
nghiên cứu.
Các phiếu điều tra, bệnh án , biểu mẫu ghi
chép được xây dựng chi tiết theo yêu cầu của
đề tài.
Kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê dựa trên phần
mềm Stata 10.0 và Epinfo 6.04.
KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Tỷ lệ học sinh 6 – 11 tuổi (học sinh TH) tham
gia vào nghiên cứu là 57,5 %, 12-15 tuổi (học

174

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

sinh THCS) là 42,5%. Giới tính nam và nữ
của nhóm nghiên cứu là tương đương nhau.
Đa số học sinh là người dân tộc kinh 84,2 %,
học sinh các dân tộc thiểu số chiếm 15,8%.
Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm học sinh
nghiên cứu
Các đặc điểm

Số
lượng
1638

Tỷ lệ (%)

1212

42,5

1433

50,3

Nữ

1417

49,7

Kinh

2399

84,2

Thiểu số

451

15,8

2850

100,00

6 -11
tuổi
12-15
tuổi
Nam

Tuổi

Giới

Dân tộc

Tổng

57,5

107(07): 173 - 178

Bảng 2. Kết quả can thiệp KAP chăm sóc SKTT
học sinh của cha mẹ
KAP
cha mẹ
Kiến
thức tốt
Thái độ
tốt
Thực
hành tốt

Chênh lệch
(%) T-S
can thiệp

CSHQ (%)
Can
Đối
thiệp chứng

HQCT
(%)

32,0

695,6

15,5

680,1

36,1

84,3

7,3

77,0

23.2

154.7

69,2

85,5

Bảng 3. Kết quả can thiệp KAP chăm sóc sức
khỏe tâm thần học sinh của giáo viên

Hiệu quả can thiệp trên cha mẹ học sinh,
giáo viên
Nhận xét: Sau can thiệp, KAP tốt về chăm sóc
SKTT học sinh của cha mẹ tăng từ 23 đến 36%.
Hiệu quả can thiệp rất rõ: kiến thức đạt 680%,
thái độ đạt 77% và thực hành đạt 85,5%.

Hiệu quả Chênh
KAP giáo lệch T-S
viên
can thiệp
Kiến thức
100,0
tốt
Thái độ tốt 44,5
Thực hành
66,7
tốt

CSHQ (%)
Can
Đối
thiệp chứng

HQCT
(%)

0
100,2

22,4

77,8

343.8

2.4

341,4

Nhận xét: KAP chăm sóc SKTT học sinh của
của giáo viên nhóm trường can thiệp tăng về
kiến thức là 100,0%, thái độ: 44,5%, thức
hành: 66,7%. Hiệu quả can thiệp thái độ đạt
77,8% và thực hành đạt 341,4%.

Bảng 4. Sự cải thiện về năng lực của giáo viên, CB y tế địa phương,
y tế học đường tham gia thực hiện mô hình
Kết quả
Nội dung
Sử dụng được thang SDQ 25 để sàng lọc
Nhận biết một số biểu hiện rối loạn
Truyền thông về SKTTTE cho cha mẹ
Tư vấn CSSKTT TE cho cha mẹ
Theo dõi, hỗ trợ học sinh có rối loạn

Trước can
thiệp (n=40)
SL
%
0
0
5
12,5
2
5,0
6
15,0
7
17,5

Sau can thiệp
(n=40)
SL
%
40
100,0
40
100,0
40
100,0
36
90,0
31
77,5

Chênh
lệch
(%)
100,0
87,5
95,0
75,0
60,0

p

0,05).
175

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

107(07): 173 - 178

Bảng 5. Kết quả của quá trình can thiệp trên sức khỏe tâm thần học sinh
Trường
Đặc điểm
Có bệnh
Không bệnh
Chỉ số HQ (%)
HQ CT (%)

Can thiệp
Trước CT(1)
Sau CT(2)
(n=1181)
(n= 1177)
SL
%
SL
%
107
9,1
61
5,2
1074
90,9
1116 94,8
42,9

Bảng 6. Kết quả tư vấn, chữa trị ở học sinh có rối
loạn tại trường can thiệp
Kết quả
Khỏi
Thuyên giảm
nhiều
Thuyên giảm
Không thuyên
giảm

Số lượng
(n=107)
55

Tỷ lệ %
51,4

26

24,3

23

21,5

3

2,8

Nhận xét: Trong 107 học sinh có rối loạn
được tư vấn, chữa trị, có 55 học sinh khỏi
hoàn toàn chiếm 51,4%; 26 học sinh thuyên
giảm nhiều chiếm 24,3%;
Bảng 7. Kết quả phát hiện sớm các vấn đề SKTT ở
học sinh trong thời gian can thiệp
Kết quả

Phát hiện số học sinh có
các dấu hiệu khác
thường
Phát hiện số học sinh có
rối loạn SKTT. Trong
đó:
- Trầm cảm
- Lo âu
- Tăng động giảm chú ý
- RL hành vi
- CPTTT nhẹ
- Tự kỷ

Các
trường
can
thiệp
56

Các
trường
đối
chứng
01

29

01

14
5
6
2
1
1

01

Nhận xét: Trong thời gian 2 năm can thiệp, đã
có 56 học sinh được phát hiện có các dấu hiệu
khác thường trong đó có 29 học sinh đã được
xác định có các rối loạn đủ tiêu chuẩn chẩn
đoán. Ở các trường đối chứng, chỉ 1 học sinh
có trầm cảm rõ rệt có ý tưởng tự sát được phát
hiện bởi giáo viên và gia đình.

Đối chứng
Lần 1 (3)
Lần 2 (4)
(n=1669)
(n=1839)
SL
%
SL
%
126
7,5
157
8,5
1543
92,5
1682
91,5
-13,3
56,2

p

p(1,2)0,05
p(1,3)>0,05
p(2,4) 0,05). Điều này chứng tỏ việc can
thiệp của chúng tôi là có tác động tích cực là
làm giảm tỷ lệ hiện mắc các RLTT & HV ở
học sinh. Như vậy, việc CSSKTT ở học sinh
dựa vào trường học là rất cần thiết, một công
việc không quá khó, phức tạp nhưng mang lại
kết quả tốt, giúp cho trẻ không mắc bệnh,
giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã
hội. Với những kết quả đạt được, nếu tiếp tục
duy trì và phát triển các biện pháp can thiệp
này thì có thể dự đoán được những kết quả
khả quan hơn nữa trong tương lai. Đây là điều
khuyến cáo cho ngành Y tế, ngành Giáo dục,
gia đình có chủ trương, giải pháp phù hợp
trong công tác CSSKTT cho học sinh.
Đối với các học sinh được xác định có RLTT
& HV, các biện pháp tư vấn và điều trị được
thực hiện. Trong 107 học sinh có rối loạn
được tư vấn, chữa trị, có 55 học sinh khỏi
hoàn toàn chiếm 51,4%; 26 học sinh thuyên
giảm nhiều chiếm 24,3%; Do can thiệp trên
nhóm học sinh có nhiều rối loạn khác nhau,
có những rối loạn phải đòi hỏi cần thời gian
can thiệp dài mới có thể có được những thay
đổi (RLHVƯX, ADHD, Ám sợ...). nên còn
một số trường hợp kém thuyên giảm hoặc thất
bại trong quá trình can thiệp. Tuy nhiên, kết
quả điều trị này cũng cho thấy có rất nhiều rối
loạn trên học sinh, nếu được can thiệp phù
hợp có thể thuyên giảm tốt hoặc khỏi hoàn
toàn, mang lại lợi ích cho bản thân trẻ, gia
đình và cộng đồng.
Trong thời gian 2 năm thực hiện việc theo
dõi, phát hiện sớm, đã có 56 học sinh được
phát hiện có các dấu hiệu khác thường. Trong
số đó, có 29 học sinh đã được xác định có các
rối loạn đủ tiêu chuẩn chẩn đoán. Trong khi ở
các trường đối chứng, chỉ 1 học sinh có trầm
cảm rõ rệt có ý tưởng tự sát được phát hiện
bởi giáo viên và gia đình. Như vậy, việc can
thiệp đã giúp phát hiện sớm các rối loạn,
tránh để các rối loạn này kéo dài, hoặc diễn
biến nặng dẫn đến các hậu quả xấu cho học

107(07): 173 - 178

sinh. Đồng thời, phát hiện sớm các rối loạn
cũng giúp cho công tác tư vấn, chữa trị thuận
lợi và hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết
luận sau:
- KAP về CSSKTT học sinh của cha mẹ: có
sự cải thiện rõ rệt sau khi can thiệp. Hiệu quả
can thiệp về kiến thức đạt 680,1%; thái độ đạt
77%; thực hành đạt 85,5%.
- KAP về CSSKTT học sinh của cán bộ, giáo
viên: có sự cải thiện rõ rệt sau can thiệp.
Hiệu quả can thiệp kiến thức là tuyệt đối;
thái độ đạt 77,8% và có thực hành
CSSKTTHS đạt 341,4%.
- Năng lực CSSKTT học sinh của giáo viên,
nhân viên y tế học đường được cải thiện rõ rệt.
- Kết quả trên SKTT học sinh: trường can thiệp
có tỷ lệ học sinh có rối loạn SKTT giảm rõ rệt
so với ở trường đối chứng và so với trước can
thiệp. Chỉ số hiệu quả tại trường can thiệp là
42,9% và hiệu quả can thiệp đạt 56,2%.
- Trong 107 học sinh được tư vấn, chữa trị, có
55 học sinh khỏi hoàn toàn (51,4%); 26 học
sinh thuyên giảm nhiều (24,3%); Có 3 học
sinh không thuyên giảm chiếm 2,8%.
KHUYẾN NGHỊ
Can thiệp CSSKTT học sinh ở các trường TH
Hoàng Văn Thụ và THCS Nguyễn Du Thành phố Thái Nguyên có kết quả tốt, cần
được nghiên cứu nhân rộng sang các trường
khác trên địa bàn và các khu vực khác nhằm
đáp ứng nhu cầu CSSKTT học sinh và tăng
cường sự hưởng lợi của cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Cường và cs (2002), Điều tra dịch tễ
học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở
các vùng kinh tế – xã hội khác nhau của nước ta
hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Tr.
1-92.
2. La Đức Cương (2011), Tổng quan về dự án bảo
vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng: Kết quả hoạt
động giai đoạn 2006 - 2010, kế hoạch hoạt động
năm 2011, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa
học kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Sức khỏe tâm
thần Quốc gia, Tr. 27-31.

177

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn

nguon tai.lieu . vn