Xem mẫu

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI BẰNG
NỘI SOI TẠO TỔN THƯƠNG DƯỚI SỤN VÀ GHÉP KHỐI TẾ BÀO
GỐC TỦY XƯƠNG TỰ THÂN
Dương Đình Toàn1, Đào Xuân Tích1, Nguyễn Xuân Thùy1,
Nguyễn Thị Thu Hà2, Lý Tuấn Khải2, Nguyễn Thanh Bình2
1

Trường Đại học Y Hà Nội; 2Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Từ tháng 1 năm 2012 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng phương pháp điều trị thoái hóa khớp
gối (THKG) bằng nội soi tạo tổn thương dưới sụn và ghép khối tế bào gốc tủy xương tự thân. Mục tiêu của
đề tài nhằm nghiên cứu một số chỉ số của khối tế bào gốc tủy xương tự thân của bệnh nhân thoái hóa khớp
gối và đánh giá kết quả bước đầu điều trị thoái hóa khớp gối bằng nội soi tạo tổn thương dưới sụn và ghép
khối tế bào gốc tủy xương tự thân. Kết quả cho thấy số lượng tế bào gốc CD34(+) trung bình là 5,5 x 106, số
lượng tế bào tạo cụm CFU - F trung bình là 21x103. Triệu chứng đau khớp được cải thiện sau điều trị 6 tuần.
Sau 6 tháng chức năng khớp gối được cải thiện rõ rệt, không có biến chứng. Điều trị thoái hóa khớp gối
bằng nội soi tạo tổn thương dưới sụn và ghép khối tế bào gốc tủy xương tự thân cho kết quả bước đầu khả
quan và không có biến chứng.
Từ khóa: thoái hóa khớp gối, nội soi khớp gối, tế bào gốc

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

đau, chống viêm, giảm cân, vật lý trị liệu. Tuy

thường gặp trong nhóm bệnh lý mãn tính của

vậy, điều trị nội khoa mặc dù giúp người bệnh
giảm được triệu chứng, nhưng tình trạng thoái

khớp. 80% những người trên 55 tuổi có triệu
chứng của thoái hóa khớp [1]. Bệnh thường

hóa khớp ngày càng tăng, tổn thương sụn
ngày càng nặng, trong khi đó biến chứng do

xuất hiện sớm hơn, tiến triển nhanh hơn ở
những người lao động nặng, người thừa cân,

dùng thuốc lâu ngày thường gây tổn thương
đường tiêu hóa, tim mạch.v.v..

Thoái hóa khớp gối (THKG) là bệnh

béo phì.
Cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp gối

Phẫu thuật thay khớp gối là phương pháp

(tiên phát) là do quá trình lão hóa của lớp sụn

tối ưu nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ
khớp gối bằng khớp nhân tạo khi bệnh ở mức

khớp làm cho sụn khớp mất dần tính bền
vững, dẫn đến mòn và bong khỏi lớp xương

độ vừa và nặng. Tuy nhiên thay khớp là một
phẫu thuật lớn, dễ gặp tai biến, biến chứng,

dưới sụn.
Điều trị thoái hóa khớp gối thường dai

chi phí cao, không phải phần lớn bệnh nhân
thoái hóa khớp gối đều có khả năng thay

dẳng, tùy thuộc từng giai đoạn bệnh, chủ yếu

khớp. Trước những lý do đó, chấp nhận tàn

là điều trị triệu chứng bằng các thuốc giảm

phế hoặc “sống chung” với thuốc vẫn là sự
lựa chọn của nhiều người bệnh.

Địa chỉ liên hệ: Dương Đình Toàn, bộ môn Ngoại, trường
Đại học Y Hà Nội

Trong những năm gần đây, trước những
thành tựu mang tính đột phá của nền y học về

Ngày nhận: 07/03/2013

phát hiện, nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc
(TBG) trong điều trị tái tạo đã mở ra nhiều

Ngày được chấp thuận: 20/6/2013

triển vọng to lớn . Nhiều bệnh lý thuộc nhiều

Email: toanduongdinh@gmail.com

122

TCNCYH 83 (3) - 2013

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
chuyên nghành khác nhau đã được điều trị
bằng tế bào gốc với kết quả rất khả quan,
trong đó có bệnh thoái hóa khớp gối. Với đặc
tính có khả năng tự tái tạo và biệt hóa thành
những tế bào chuyên biệt, đa dòng trong
những điều kiện nhất định, tế bào gốc được
xem như là nguồn “nguyên liệu” dự trữ, giúp
cơ thể sửa chữa, tái tạo, thay thế những mô,
tổ chức bị tổn thương hay già hóa, trong đó
có sụn khớp. Trên thế giới đã có nhiều công
trình nghiên cứu ứng dụng thành công tế bào
gốc trong điều trị thoái hóa khớp gối, giúp
người bệnh đẩy lùi được thời gian phải thay
khớp hoặc tránh được cuộc phẫu thuật thay
khớp [2; 3].
Lần đầu tiên tại bệnh viện Việt Đức, với sự
phối hợp của khoa Huyết học Bệnh viện Trung
ương Quân đội 108, từ tháng 1 đến tháng 8
năm 2012, chúng tôi đã điều trị cho 20 bệnh
nhân thoái hóa khớp gối tiên phát ở giai đoạn
2 và 3 bằng nội soi tạo tổn thương dưới sụn
(microfracture), kết hợp ghép khối tế bào gốc
tủy xương tự thân. Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này với mục tiêu:
1. Nghiên cứu một số chỉ số của khối tế
bào gốc tủy xương tự thân của bệnh nhân
thoái hóa khớp gối sử dụng trong điều trị
2. Đánh giá kết quả bước đầu điều trị thoái
hóa khớp gối bằng nội soi tạo tổn thương
dưới sụn kết hợp với ghép khối tế bào gốc tủy
xương tự thân.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến
cứu. Cụ thể:
- Tất cả bệnh nhân đều được chụp cộng
hưởng từ (CHT) khớp gối trước mổ bằng máy
1.5 và 3.0 Tesla, khối lượng sụn bị tổn thương
do thoái hóa được lượng hóa bằng phần mềm
đo thể tích khuyết sụn tương thích trên máy
cộng hưởng từ 3.0 Tesla [5].
- Phân độ thoái hóa khớp theo Outerbridge
[6].
- Tiến hành phương pháp điều trị, gồm các
bước: 1) lấy dịch tủy xương và tách khối tế
bào gốc, xác định số lượng tế bào gốc thu
được. 2) nội soi khớp làm sạch, tạo tổn
thương dưới sụn (microfracture), 3) bơm khối
tế bào gốc vào khớp và luyện tập sau phẫu
thuật .
- Theo dõi, đánh giá kết quả điều trị.
Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu
- Xét nghiệm tế bào máu và tủy xương: sử
dụng máy đếm tế bào tự động CD1800
(Abbott- Hoa Kỳ) và phương pháp tế bào học
kinh điển.
- Tách khối tế bào gốc từ dịch hút tủy xương:
mỗi bệnh nhân được chọc hút thu gom 100 ml
dịch tủy xương từ xương chậu ở vị trí gai chậu
sau trên. Tách khối tế bào gốc bằng phương
pháp ly tâm theo gradient tỷ trọng theo qui trình
của khoa Huyết học, bệnh viện Trung ương
Quân đội 108 thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước
đã được nghiệm thu năm 2011 [7].

1. Đối tượng
20 bệnh nhân thoái hóa khớp gối tiên phát,
giai đoạn 2-3 dựa theo phân độ của Kellgren và

- Xác định thành phần tế bào gốc tạo máu
CD34+: sử dụng phương pháp tế bào dòng
chảy theo hướng dẫn của ISHAGE [8].

Lawrence trên phim X-quang chụp thường quy,
tuổi từ 40 đến 70, đau gối mức độ vừa phải

thuật nuôi cấy cụm nguyên bào sợi CFU-F

(≤ 50 theo VAS) [4], không mắc các bệnh: viêm
nhiễm cấp và mạn tính, bệnh của máu và cơ

(Colony forming unit - Fibroblast) với môi
trường nuôi cấy của Stem cell technologies

quan tạo máu, rối loạn cầm - đông máu.

(Canada) [9].

TCNCYH 83 (3) - 2013

- Xác định tế bào gốc trung mô bằng kỹ

123

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
4. Đạo đức nghiên cứu

- Kỹ thuật nội soi khớp gối, tạo tổn thương
dưới sụn kết hợp tiêm khối tế bào gốc tủy
xương tự than [10].

Đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng tại Việt
Nam trên cơ sở những kết quả nghiên cứu cơ

- Điều trị và tập luyện sau mổ theo một

bản và đã ứng dụng thành công, hiệu quả và an

chương trình thống nhất [10].

Tất cả bệnh

nhân đều được khám lại theo hẹn.
- Phương pháp đánh giá kết quả: Kết quả
lâm sàng được đánh giá theo thang điểm
KOOS [11]. Sau mổ 6 tuần và 3 tháng, dự
kiến theo dõi tiếp sau 6, 12 và 24 tháng . Dự
kiến sau mổ 24 tháng chúng tôi sẽ chụp lại
cộng hưởng từ đánh giá tình trạng thay đổi
sụn khớp sau điều trị bằng cách đo lại thể tích
sụn. Kết quả được so sánh với thể tích sụn
trước mổ.

toàn trên người bệnh tại nhiều nước trên thế
giới. Tại Việt Nam, đề tài này tiếp tục phát triển
từ đề tài cấp nhà nước đã được nghiệm thu. Tuy
nhiên, để thực hiện một đề tài nghiên cứu trên
người bệnh dù đã được chứng minh tính an
toàn và hiệu quả, chúng tôi luôn tuân thủ các
yêu cầu về đảm bảo đạo đức trong nghiên cứu:
Lựa chọn bệnh nhân là những đối tượng
hoàn toàn tỉnh táo về tinh thần, nhận thức
được ý nghĩa của biện pháp điều trị cũng như
chấp nhận những rủi ro có thể xẩy ra.

3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Bệnh nhân được giải thích rõ về mục đích của
nghiên cứu, những lợi ích, rủi ro có thể có và những

Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện

đóng góp cho khoa học của biện pháp điều trị.

Việt Đức và khoa Huyết học, bệnh viện Trung
ương Quân đội 108 từ tháng 1 đến tháng 8

Bệnh nhân hoàn toàn tình nguyện tham gia
nghiên cứu và có ký giấy cam kết, cũng như có
quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.

năm 2012.

III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tuổi: từ 40 - 69, trung bình 54,3. Tuổi chủ yếu trên 55.
Bảng 1. Liên quan giữa chỉ BMI với mức độ thoái hóa khớp

Mức độ béo phì

Mức độ tổn thương sụn

Tổng số

Độ II

Độ III

n

%

Bình thường

0

1

1

5

Tiền béo phì

4

6

10

50

Béo phì độ 1

1

7

8

40

Béo phì độ 2

0

1

1

5

Tổng số

5

15

20

100%

Thoái hóa khớp gối trong lô nghiên cứu gặp chủ yếu ở giai đoạn III (75%), và thuộc nhóm đối
tượng tiền béo phì và béo phì độ 1 (90%).

124

TCNCYH 83 (3) - 2013

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2. Một số chỉ số của khối tế bào gốc tủy xương
Bảng 2. Số lượng các loại tế bào trong khối dịch tủy xương của các bệnh nhân
trước khi tách tế bào gốc (n = 20)
Chỉ số

Đơn vị

Giá trị trung bình

G/L

21,5 ± 10,35

G/L

19,6 ± 6,01

%

40,3 ± 5,83

G/L

31,5 ± 14,57

%

59,5 ± 6,55

%

0,38 ± 0,049

Tế bào có nhân tủy xương
Tế bào đơn nhân

Tế bào đa nhân
Tế bào CD34 (+) tủy xương

Trước khi tách, số lượng tế bào gốc tạo máu (CD34(+)) trong 100ml dịch tủy xương chỉ chiếm
tỷ lệ thấp, trung bình là 0,38 ± 0,049%.
Bảng 3. Số lượng các loại tế bào trong khối tế bào gốc của tủy xương
thu được sau chiết tách (n = 20)

Tế bào tủy xương

n (G/L)

Tế bào có nhân

42,9 ± 19,65

Tế bào đơn nhân

27,1 ± 11,56

Tế bào CD34(+)

%

Tổng số tế bào trong
khối tế bào gốc được
bơm vào khớp

65,0 ± 11,29

270,6 ± 115,64 x 106

1,3 ± 0,49

5,5 ± 3,09 x 106
(1,37 - 14,27 x106)

Sau khi tách, số lượng tế bào gốc tạo máu (CD34(+)) tăng lên gấp 3,4 lần so với trước tách.
Số lượng tế bào gốc tạo máu được bơm vào khớp gối trung bình là 5,5 ± 3,09 x 106 tế bào.
Bảng 4. Số lượng cụm tế bào CFU-F (n = 19)
Cụm tế bào

Số lượng

Cụm CFU-F/106 tế bào

38,3 ± 21,46

Cụm CFU-F/ml khối tế bào gốc tủy xương

2,1 ± 2,20 x 103 (0,2 - 9,6 x 103)

Tế bào tạo cụm CFU-F được bơm vào khớp gối

21 ± 21,8 x103 (0,28 - 95,8 x 103)

(10 - 96)

Số lượng tế bào gốc trung mô (tế bào tạo cụm CFU-F) được bơm vào khớp gối trung bình là
21 ± 21,8 x103 tế bào.

TCNCYH 83 (3) - 2013

125

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
3. Kết quả lâm sàng
90%
80%

82%

81%

75%

73%

70%
60%

80 %

65%

65%

60%

50%
40%

78%

43%

52%
46%

48%
33%

30%

37%
30%

30%

20%

22%

Tru ? c m?

10%

13%
0.12

SM 6 tu?n
SM 3 tháng

0%

SM 6 tháng

Biểu đồ 1. Sự thay đổi lâm sàng sau mổ
So với trước mổ, sau mổ 6 tuần, 3 tháng, 6 tháng, các triệu chứng lâm sàng đều được cải
thiện một cách rõ rệt, trong đó triệu chứng đau cải thiện ngay sau mổ 6 tuần (p < 0,05). Tuy nhiên
khả năng chơi thể thao (chạy nhảy…) cải thiện còn chậm. Tuy vậy chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân khá lên rất nhiều.

IV. BÀN LUẬN

độ II. Trong nhóm béo phì độ 1 có 7 bệnh

nghiên cứu của chúng tôi có tuổi từ 40 - 69,

nhân thoái hóa độ III và 1 bệnh nhân thoái
hóa độ II. Qua đó ta thấy có sự tương quan tỷ

tuổi trung bình là 54,3 (chủ yếu trên 55), nữ
chiếm 2/3. Cũng như kết quả của những

lệ thuận giữa cân nặng và mức độ thoái hóa
khớp, nghĩa là bệnh nhân có chỉ số BMI càng

nghiên cứu về thoái hóa khớp, lứa tuổi này
chủ yếu nằm trong nhóm đối tượng tiền mãn

cao thì mức độ thoái hóa khớp càng nặng.
Tuy nhiên mối tương quan này không có ý

kinh và mãn kinh, sự rối loạn về nội tiết của
lứa tuổi này là một trong những yếu tố thúc

nghĩa với p > 0,05.

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối trong lô

đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh

Về đặc điểm tế bào của dịch tủy xương
trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối ta thấy,

hơn [1; 4].
Cân nặng cũng được xem là một trong

trước khi tách, tỷ lệ tế bào CD34(+) (tế bào
gốc tạo máu) của 100ml dịch tủy xương trung

những yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa
khớp diễn ra nhanh hơn [1]. Kết quả ở bảng 1

bình chiếm 0,38 ± 0,049% (bảng 2). Sau khi
tách, tỷ lệ tế bào CD34(+) tăng lên là 1,3 ±

cho thấy, trong nhóm tiền béo phì có 6 bệnh

0,49% (bảng 3). Số lượng tế bào có nhân

nhân thoái hóa độ III, 4 bệnh nhân thoái hóa

trong khối tế bào gốc tủy xương và số lượng

126

TCNCYH 83 (3) - 2013

nguon tai.lieu . vn