Xem mẫu

  1. KẾT NỐI DU LỊCH VÙNG MIỀN BỀN VỮNG: TRƯỜNG HỢP DU LỊCH NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN Nguyễn Văn Thưởng(*) Nguyễn Thị Ngạn(**) SUSTAINABLE REGIONAL TOURISM CLUSTERING: TOURISM CASE OF SOUTH CENTRAL AND HIGHLANDS Abstract Tourism development shall promote socio-economic development and change the appearance of provinces in each region and the whole country. Tourism shall facilitate job creation, eliminate hunger and reduce poverty for the people of remote areas, and strengthen defense - security in territorial waters and territory in the country. The tourism development in the South Central and Highlands in recent years has many changes, but in order to have localization and internationalization of tourism, it is necessary to effectively develop the cultural and historical heritages to attract both domestic and international tourists. In fact, tourism of South Central and Highlands is fragmentary, incommensurate with their potential, and short of overall vision and regional tourism development clustering, affecting the stable and sustainable development. It is a lesson learned not only for South Central and Highlands, but also for other parts of Vietnam in the integration of international tourism. In this paper, we emphasize the tourism clustering for promotion of the value of heritage and relic systems, tourism potential and exchange of sustainable tourism formulation, clustering and development orientation. On that basis, the investors’ attention and tourists’ trust are created and all resources are developed for socio-economic growth in the region and country in the integration. * 1. Cơ sở lí luận Phát triển bền vững là một nhu cầu chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên Hợp Quốc (LHQ), "phát triển bền vững" được định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau". Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Hội nghị khuyến nghị từng nước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể để xây dựng Chương trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương. Mười năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền (*) TS., Trường Đại học Phú Yên. (**) ThS., Trường Đại học Phú Yên.
  2. vững tổ chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững. Từ Đại hội Đảng lần thứ IX đã quyết định đưa ngành du lịch Việt Nam thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với tính chất là một ngành kinh tế tổng hợp, du lịch góp phần phát triển kinh tế xã hội. 10 nguyên tắc chủ đạo mà “Chương trình Nghị sự 21 về Du lịch” cho toàn ngành nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền vững gồm: - Du lịch phải hỗ trợ nhân dân sống một cách lành mạnh, hữu ích và hài hoà với thiên nhiên; - Du lịch phải góp phần giữ gìn, bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái của Trái đất; - Du lịch phải dựa trên sự bền vững về sản xuất và tiêu dùng; - Phải loại bỏ hoặc hạn chế việc bảo hộ kinh doanh dịch vụ du lịch; - Bảo vệ môi trường không thể tách rời với quá trình phát triển du lịch; - Cần có sự tham gia của cộng đồng địa phương cùng sự nghiên cứu kỹ lưỡng về bản sắc và văn hoá bản địa khi đưa ra các quyết định liên quan đến phát triển du lịch; - Du lịch phải tranh thủ mọi khả năng để tạo việc làm cho phụ nữ và người dân bản xứ; - Phát triển du lịch phải gắn liền với việc thừa nhận và ủng hộ bản sắc văn hoá cũng như nhu cầu của người dân bản xứ; - Phải tôn trọng các điều luật quốc tế về bảo vệ môi trường; - Các nước cần thông báo cho nhau về những thiên tai có thể gây ảnh hưởng xấu cho du khách hoặc điểm du lịch. Luật Du lịch ở Việt Nam thể hiện hướng bền vững trong tất cả 6 khoản của Điều 5: (1) Phát triển du lịch bền vững, theo qui hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch; (2) Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (3) Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch; (4) Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch; (5) Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; và (6) Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam. Xã hội Kinh tế Du lịch Phát triển bền vững Môi trường
  3. 2. Cơ sở thực tiễn và tiềm năng du lịch ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nằm trên tuyến du lịch xuyên Việt, là cầu nối du lịch Bắc – Nam. Từ các điểm đến các tuyến du lịch “Con đường Di sản Miền Trung”, “Con đường Xanh Tây Nguyên”... đến cửa ngõ ra biển Đông của hành lang du lịch Đông – Tây. Đây cũng là khu vực có nhiều tiềm năng nổi bật về du lịch biển, du lịch miền núi và du lịch sinh thái, lịch sử, văn hoá. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có hệ thống giao thông Bắc - Nam và Đông – Tây thuận lợi, tuyến đường bộ theo QL1A và đường sắt Bắc – Nam đi qua các tỉnh duyên hải miền Trung, nối liền vùng ven biển với vùng núi Tây Nguyên bằng tuyến đường bộ bằng QL19,24,25,26,27... và xa hơn là với Lào, Campuchia và các nước trong khu vực ASEAN. Một thuận lợi, vùng này có hệ thống sân bay (Đà Nẵng, Chu Lai, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Cam Ranh, Pleicu, Buôn Ma Thuột) trong đó có cửa khẩu hàng không quốc tế, có bến cảng cửa khẩu quốc tế đường biển (Chân Mây, Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung Quất, Quy Nhơn, Cam Ranh, Nha Trang .v.v...) thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các tỉnh trong vùng, giữa vùng với cả nước và các nước trên thế giới. Như vậy, lãnh thổ vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với nhiều cửa khẩu quốc tế về đường không và đường thủy, tạo thành cửa ngõ của vùng và của Việt Nam với các nước ASEAN và thế giới. Với vị trí địa lý quan trọng như thế, vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và những đặc thù về tài nguyên, Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 định hướng về vùng du dịch, thì đây là vùng vai trò hết sức quan trọng đối với du lịch đất nước. Để phát triển lâu dài và bền vững lĩnh vực này cần hỗ trợ thúc đấy kinh tế xã hội địa phương và khu vực, thì tại mỗi địa phương phải phát huy tối đa tiềm năng sẵn có, nhất là tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa của mỗi tỉnh trong tổng thể chung của hệ thống di sản đất nước. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, nhận thức đúng về phát triển du lịch theo hướng bền vững, quốc tế hóa là một thách thức lớn, đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ, phát huy mọi giá trị văn hóa lịch sử để phù hợp với điều kiện mới: Hội nhập quốc tế nhưng giữ vững truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa địa phương. Cùng với chiều dài lịch sử của cả nước, các dân tộc sinh sống trên vùng đất này đã làm nên những nét văn hóa hết sức đa dạng, phong phú được thể hiện qua hệ thống các di tích, các lễ hội, làng nghề truyền thống, ẩm thực .v.v… luôn tạo sự hấp dẫn khách đến tham quan, du lịch. Các di sản văn hóa vùng gắn liền với: Văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa dân tộc Chăm, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở các tỉnh duyên hải và Tây Nguyên. Để hiểu về nền văn hóa Chăm, du khách đến Bảo tàng Chăm tại thành phố Đà Nẵng - nơi trưng bày, lưu giữ trên 2.000 hiện vật bằng đất nung, đá sa thạch và đồng quý hiếm và giá trị về vương quốc Chămpa cổ. Ở Quảng Nam có khu đền tháp Mỹ Sơn - một tổng thể kiến trúc gồm 70 đền tháp Chăm và một số lớn bia ký có niên lịch liên tục qua nhiều thế kỷ từ IV- XIII, đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới - đã và đang là tài nguyên du lịch đặc biệt giá trị. Hầu hết các tỉnh Nam Trung Bộ còn lại đều có đền tháp: tháp Đôi, tháp Dương Long… (Bình Định); tháp Nhạn (Phú Yên), tháp Bà Ponagar (Nha Trang), quần thể tháp Poklongarai (Ninh Thuận), Poshanu (Bình Thuận)… Bên cạnh đó, hàng trăm di tích gắn liền với hai cuộc kháng chiến thần kỳ của nhân dân miền Trung và Tây Nguyên sẽ luôn là bài học giá trị về chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ, nơi để các thế hệ con cháu tri ân với các anh hùng liệt sĩ. Hệ thống di tích lịch sử cách mạng có khắp nơi trong vùng, tiêu biểu: Núi Thành (Quảng Nam), Mỹ Lai (Quảng Ngãi), Vĩnh Thạnh (Bình Định), Vũng Rô (Phú Yên) và vùng đất Tây Nguyên anh hùng.
  4. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên còn là vùng đất có nhiều lễ hội văn hóa dân gian, truyền thống của vùng cũng là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị. Trước hết phải kể đến các lễ hội đua thuyền, các lễ hội cúng rước cá Ông, lễ hội cầu ngư với điệu hò bá trạo, hát bội của các cư dân vùng ven biển sau đó là các lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới, lễ hội bỏ mả... của đồng bào Đắklắk, Gialai, Kontum dọc dải Trường Sơn; như lễ hội của đồng bào Cơ Tu (Quảng Nam), lễ hội Katê của đồng bào Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận... đã làm nên sự đang dạng về văn hóa của toàn vùng. Như vậy, về cơ bản hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên mang nhiều nét đặc trưng, hấp dẫn khách du lịch. Hệ thống này được phân bố khắp lãnh thổ vùng và mỗi khu vực lại có những nét đặc thù riêng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lãnh thổ du lịch của vùng. 3. Khai thác du lịch có hiệu quả và bền vững Tổ chức lãnh thổ du lịch là tạo mối liên kết giữa các loại hình du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm tăng cường thu hút khách du lịch đến vùng và góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa ở vùng miền và khu vực. Những cơ sở để tổ chức lãnh thổ du lịch vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: 1. Dựa trên đặc điểm tài nguyên và sự phân bố tài nguyên du lịch (bao gồm cả tài nguyên tư nhiên và tài nguyên nhân văn); 2. Theo đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội và hệ thống kết cấu hạ tầng vùng, miền (trong đó đặc biệt là hệ thống giao thông và hệ thống đô thị). Trên cơ sở đó, sự phân bố tài nguyên du lịch theo không gian và các đặc điểm về tự nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng, hệ thống đô thị, các hành lang kinh tế quan trọng, tổ chức lãnh thổ du lịch vùng thành các địa bàn trong vùng, như: Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định - Tây Nguyên; Phú Yên - Khánh Hòa - Ninh Thuận- Bình Thuận - Tây Nguyên. Với sự kết nối địa bàn từ duyên hải lên Tây Nguyên, từ thành phố Đà Nẵng, Hội An đến Qui Nhơn, Nha Trang đến Kon Tum, Pleicu, Buốn Mê Thuột... là trung tâm với các tỉnh khai thác di sản văn hóa, hệ thống các di tích lịch sử cách mạng và cả bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số Êđê, Ba Na, Hrê, Hoa, Mnông, Raglai, các dân tộc từ miền núi phía Bắc di cư vào gần đây như Tày, Nùng, Dao, H’Mông... Phát triển liên kết các tuyến theo dọc hai hành lang quan trọng: + Hành lang ven biển với quốc lộ 1A là trục chính để gắn du lịch văn hóa với du lịch sinh thái biển đảo; + Hành lang Đông - Tây với theo trục giao thông ngang là trục chính, khai thác bản sắc văn hóa các dân tộc ít người phía Tây vùng núi gắn với du lịch núi đồi, văn hóa Tây Nguyên. Việc tổ chức lãnh thổ du lịch vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là tiền đề quan trọng cho việc khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái và văn hóa góp phần phát huy các giá trị văn hóa vùng cùng những sản phẩm du lịch đặc trưng, tăng cường thu hút khách du lịch. Hệ thống tuyến du lịch có sự gắn kết với nhiều tour tuyến khác, nhằm phát huy giá trị của chúng như một động thái bảo tồn và phát huy di tích, di sản văn hóa lịch sử của đất nước, vùng miền đến bạn bè trong và ngoài nước. Kết nối những di tích lại với nhau trong điều kiện này là rất cần thiết trong mục đích cung cấp thông tin lịch sử - văn hóa và đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho từng địa phương trong mối liên kết mang tính vùng miền. Hiện nay các địa phương ra sức khai thác nguồn tài nguyên du lịch nhân văn sẵn có trên địa giới hành chính của tỉnh nhà mà chưa có kế hoạch phát huy tiềm năng nguồn tài
  5. nguyên du lịch văn hóa trên quy mô vùng hay khu vực rộng lớn. Từ đó, du khách đến các tỉnh duyên hải miền Trung cảm thấy nhàm chán và đơn điệu. Phát triển bền vững ngành du lịch thì bên cạnh tổ chức sự kiện xúc tiến du lịch như hội thảo, hội nghị, diễn đàn, cũng cần tăng cường quảng bá thông tin đối ngoại, thông tin du lịch trên nhiều phương tiện. 4. Xây dựng định hướng phát triển du lịch Hoạt động khai thác du lịch đã chú trọng điều hoà giữa khâu khai thác, cải tạo, phục hồi và tái tạo tài nguyên. Những hạng mục đầu tư lớn đều có các giải pháp phát triển bền vững tài nguyên trong quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết của các cụm, khu du lịch mang lại hiệu quả. Một số vấn đề mang tính định hướng phát triển du lịch bền vững: Thứ nhất, công tác quản lý và tuyên truyền: thực hiện tốt công việc này, các cấp quản lý của địa phương phải thống nhất các biện pháp khai thác tài nguyên bền vững trong quy hoạch phát triển du lịch. Điểm, tuyến du lịch giữa các tỉnh được kết nối. Phát huy thuận lợi hệ thống điểm tuyến du lịch cho việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch và hướng cho các chủ đầu tư thực hiện đúng các tiêu chí khai thác bền vững tài nguyên. Tăng cường bảo vệ cảnh quan, môi trường du lịch, đặc biệt tại các cụm du lịch trở thành điểm đến du lịch bền vững cả về kinh tế, xã hội, sinh thái môi trường trong thời gian tới. Trên cơ sở phát huy tiềm năng du lịch tại mỗi địa phương, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch của mỗi tỉnh trong vùng từng bước măng tính địa phương hóa, cần được đẩy mạnh theo chiều sâu, xúc tiến tại các thị trường du lịch quốc tế trong khu vực và thế giới để thu hút du khách và nhà đầu tư quốc tế đến tỉnh, vùng miền trong nước là vô cùng quan trọng. Phát huy sự khám phá các di sản địa phương, truyền thống lịch sử văn hóa tại các cụm du lịch như tìm hiểu về lịch sử vùng đất, chiến công thầm lặng, cảng thị cổ, vùng Tây Nguyên bạt ngàn, các hình thức du lịch thể thao: leo núi, tắm biển, câu cá, du thuyền trên vịnh, biển đảo. Việc khai thác các di tích lịch sử văn hoá gắn với bảo tồn di tích thì mới thực sự bền vững, lâu dài. Việc bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch còn nhiều bất cập. Biện pháp quản lý cụ thể, sự phối hợp quản lý giữa các ngành, các cấp, các địa phương chưa cao. Trình độ quản lý và đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa ngang tầm đòi hỏi của yêu cầu, nhiệm vụ phát triển ngành du lịch. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành du lịch quá ít, trình độ về ngoại ngữ của số lao động trong ngành còn thấp. Thứ hai, bảo tồn di tích, phát triển du lịch kết hợp với bảo vệ tài nguyên, môi trường. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch là bảo vệ môi trường sống cho hoạt động du lịch chứ không phải chỉ là bảo vệ du lịch đơn thuần, mang tính thời vụ. Tuy nhiên nhiều khó khăn đặt ra cho vùng Nam Trung Bộ có nhiều thiên tai, tác động của môi trường những phải kịp thời thực hiện những công trình nghiên cứu sâu về nguyên nhân, về quy luật hình thành và phát triển của hiện tượng trên, nhằm đưa ra các biện pháp tích cực phòng chống, ngăn ngừa để khôi phục và bảo môi trường sinh thái do tác động của tự nhiên. Xây dựng và phát triển cụm du lịch, yếu tố hàng đầu để thu hút du khách là môi trường, ứng xử của con người trước môi trường. Đầu tư xây dựng các hạng mục công trình thu gom xử lý chất thải trong các khu du lịch và bảo đảm an ninh trật tự tại các điểm du lịch. Thực hiện việc đánh giá, phân loại và xếp hạng các khách sạn, hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn qui định hiện hành, trên cơ sở đó đề ra những qui định cụ thể về tiện nghi và chất lượng phục vụ trong hệ thống khách sạn, nhà hàng. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch mở rộng nhiều loại hình dịch vụ để tạo sự đa dạng và hấp dẫn hơn của các sản phẩm du lịch tại các điểm du lịch.
  6. Bên cạnh việc bảo tồn di tích để phát huy, để khai thác thế mạnh về lịch sử, văn hoá đặc sắc của địa phương phục vụ du lịch, cần quan tâm đến những nét độc đáo riêng về phong tục, tập quán, lối sống, kiến trúc, lễ hội Thứ ba, đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại địa phương. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ nghiệp vụ du lịch là một trong những nguyên tắc then chốt đối với sự phát triển bền vững của du lịch. Số lao động chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành còn khá cao. Số hướng dẫn viên du lịch còn rất ít và thiếu kinh nghiệm. Chất lượng đội ngũ trong ngành du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách, nhất là đối với khách quốc tế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ ngành trong hiện tại và tương lai. Trong bối cảnh hiện nay, cả nước đang bước vào thời kỳ hội nhập với du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành cần phải được nâng lên để đạt những chuẩn mực qui định của quốc gia và quốc tế về du lịch. Phải xây dựng một chương trình đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ công nhân viên, hướng dẫn viên du lịch. Để đảm bảo lợi ích lâu dài của ngành du lịch việc sử dụng và đào tạo cán bộ nhân viên người địa phương là cần thiết bởi họ có những hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, văn hoá bản địa cũng như mối quan tâm nhiều hơn tới cộng đồng địa phương. Thứ tư, sự quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường du lịch, tạo môi trường du lịch lành mạnh, đảm bảo phát triển du lịch bền vững là yêu cầu tất yếu. Quy hoạch phát triển du lịch bền vững cần có sự phối hợp của các nhà chuyên gia về sinh thái, bảo tồn, các nhà hoạch định du lịch, các cấp lãnh đạo địa phương. Việc quản lý, giám sát hoạt động du lịch theo quy hoạch nhằm đảm bảo các hoạt động đó không vi phạm các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Tài liệu tham khảo 1. Lê Quý Đôn, Phủ Biên tạp lục (bản dịch), tập 1, Nxb Sài Gòn, 1972, tr.213. 2. Phạm Đình Khiêm (1960), Đi tìm địa điểm và di tích hai thành cổ Quảng Nam và Phú Yên, Việt Nam Khảo cổ tập san, số 1, Sài gòn, tr.85. 3. Võ Liệu (1959), Núi Vọng Phu và Bi Sơn, Tạp chí Giáo dục phổ thông, số 44 ngày 15/8/1959, tr.37-38. 4. Phan Xuân Biên - Phan An - Phan Văn Dốp (1992), Văn hóa Chăm, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 5. Sakaya (2010), Văn hóa Chăm nghiên cứu và phê bình, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 6. Henri Parmentier - Paul Mus - Étienne Aymonier (2001), Cham Sculpture of the Tourane Museum (Da Nang, Vietnam) Religious Ceremonies and Superstitions of Champa, Translated by Walter E.J.Tips, White Lotus Press, Thailand. TÓM TẮT Phát triển du lịch sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và làm thay đổi diện mạo của nhiều tỉnh trong từng vùng, miền và cả nước. Du lịch sẽ tạo điều kiện giải quyết việc làm, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo đối với người dân vùng xa, củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh vùng lãnh hải và lãnh thổ đất nước. Những kết quả thu được của sự phát triển du lịch ở vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi, song để mang tính địa phương hóa, quốc tế hóa về du lịch thì phải khai thác có hiệu quả các di sản văn hóa, lịch sử để tạo động lực thu hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.
  7. Thực tiễn du lịch của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phát triển còn manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu tầm nhìn tổng thể và sự liên kết phát triển du lịch toàn vùng, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, bền vững. Đó là bài học kinh nghiệm không chỉ cho vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên mà còn cho các vùng khác thuộc lãnh thổ du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập du lịch quốc tế. Tham luận này, chúng tôi muốn nhấn mạnh sự liên kết du lịch để phát huy giá trị hệ thống di sản, di tích, tiềm năng du lịch và trao đổi định hướng xây dựng, kết nối và phát triển du lịch theo hướng bền vững. Trên cơ sở đó tạo sự chú ý từ các nhà đầu tư, niềm tin từ khách du lịch, phát huy mọi nguồn lực để góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của vùng miền và cả nước trước bối cảnh hội nhập.
nguon tai.lieu . vn