Xem mẫu

  1. KẾT NỐI DU LỊCH TỈNH YÊN BÁI TRONG TIỂU VÙNG DU LỊCH TÂY BẮC MỞ RỘNG ThS. Lê Thị Bích Ngọc Trường Đại học Hùng Vương Tóm tắt Tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng là nơi có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch. Bài báo này nghiên cứu cơ sở khoa học trong xác định các điểm du lịch có giá trị cao, nhằm xây dựng các tour du lịch liên tỉnh kết nối du lịch tỉnh Yên Bái với các tỉnh khác trong tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng. Qua đó, nhằm khai thác có hiệu quả nhất tài nguyên du lịch của tỉnh Yên Bái. Cũng như khả năng kết nối tour du lịch giữa các tỉnh trong tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng. Từ khóa: Điểm du lịch; Tour du lịch; Yên Bái; Tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng 1. Đặt vấn đề Tiểu vùng du lịch Tây Bắc rộng lớn với hơn 50 nghìn km2, thiên nhiên hùng vĩ, có nhiều khu rừng nguyên sinh như: Vườn quốc gia Hoàng Liên, khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, rừng Mường Phăng…; có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam trong đó, dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan-xi-păng cao 3.143 m được mệnh danh là "nóc nhà của Đông Dương". Vùng Tây Bắc còn có nhiều điểm cao trên 1.000 m với khí hậu mát mẻ quanh năm như Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), Mộc Châu (Sơn La), nhiều hang động và nhiều suối nước nóng, thích hợp với phát triển loại hình du lịch nghỉ mát, dưỡng bệnh. Không gian Tây Bắc là không gian của văn hoá dân tộc Thái- Mường với nét văn hoá hết sức đặc trưng hấp dẫn, với nhiều lễ hội, các loại hình nghệ thuật, các sản phẩm thủ công truyền thống, các đặc sản ẩm thực v.v... Năm 2016, với sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm hợp tác phát triển du lịch, chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã thu được những kết quả tích cực, thể hiện trên 4 lĩnh vực hợp tác: cơ chế chính sách, phát triển sản phẩm đặc trưng, xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch năm 2016 có mức tăng trưởng khá, lượt khách tham quan du lịch đến 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2016 đạt gần 18 triệu lượt khách, tăng 11,8% so với năm 2015; khách lưu trú du lịch đạt trên 6,4 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 1,2 triệu lượt, tăng hơn 11%... 471
  2. Tuy nhiên, du lịch Tây Bắc trong thời gian gần đây mới bước đầu thu hút được du khách, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trên là do khâu xác lập cơ sở khoa học để xây dựng những tour du lịch mang tính liên vùng, mà hạt nhân để xây dựng là các điểm du lịch, chưa được chú trọng đúng mức và nghiên cứu thấu đáo. Theo chu trình phát triển của điểm du lịch thì còn khá nhiều điểm du lịch của các tỉnh còn ở giai đoạn đầu là giai đoạn phát hiện, một số điểm du lịch ở giai đoạn tham gia và mới chuyển sang giai đoạn phát triển nhưng còn chưa có sự đánh giá chính xác mang tính định lượng về khả năng khai thác các điểm du lịch đó. Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều doanh nghiệp chưa thực sự vào cuộc vì chưa thấy hết khả năng phát triển, còn các nhà quản lý thì khó có thể khai thác hết thế mạnh phát triển du lịch của địa phương mình cũng như liên vùng. Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, trải dọc theo hai bờ sông Hồng và trên khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và Đông Bắc. Vị trí địa lí đã quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu, với cảnh quan đa dạng là cơ sở để Yên Bái có thể khai thác nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế, trong đó có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Do vậy, để kết nối được tour du lịch liên vùng Yên Bái với tiểu vùng du lịch Tây Bắc nhằm phát triển ngành du lịch thì cần phải định lượng được khả năng phát triển của các điểm du lịch, trên cơ sở đó xây dựng các tour du lịch có hiệu quả và thực tế. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp Hệ thông tin địa lí (GIS) và sử dụng phần mềm ArcGIS trong xây dựng bản đồ là phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng. ArcGIS là dòng sản phẩm hỗ trợ trong hệ thống thông tin địa lý (GIS) của ESRI. Ngày nay ArcGIS được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng trong Hệ thống thông tin địa lý như quản lý môi trường, đất đai, xã hội, kinh tế... - Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu thống kê, tài liệu và khảo sát thực địa: Việc tiến hành thu thập có chọn lọc tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu là một bước không thể thiếu, giúp cho nội dung nghiên cứu mang tính định lượng và đáng tin cậy hơn. 472
  3. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Cơ sở khoa học xác định các điểm du lịch kết nối tour du lịch liên tỉnh 3.1.1. Quan niệm về điểm du lịch Điểm du lịch được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo địa lí học, điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị, tập trung một loại tài nguyên du lịch nào đó; thời gian lưu lại của du khách tương đối ngắn và các điểm du lịch được nối với nhau bằng tuyến du lịch [8]. Theo quan niệm du lịch học [7], một điểm du lịch phải thỏa mãn: tài nguyên du lịch đa dạng, độc đáo, có sức hấp dẫn; thuận tiện tham quan; có cơ sở hạ tầng hoàn thiện phục vụ cho hoạt động du lịch. Theo quan niệm của kinh tế học, điểm du lịch có thể lớn hoặc nhỏ mà ở đó có tài nguyên du lịch và có hoạt động du lịch phát triển. Như vậy, điểm du lịch là một điểm cụ thể được xác định về mặt không gian, ở đó có tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch có thể diễn ra được. 3.1.2. Xây dựng chỉ tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá khả năng kết nối tour của các điểm du lịch Các điểm du lịch chính là những mắt xích trong mỗi tour hay tuyến du lịch. Việc lượng hóa được khả năng phát triển du lịch của những điểm này là tiền đề để kết nối các tour du lịch. Trong thực tiễn kết nối, nếu như chưa đánh giá được khả năng kết nối của từng điểm mà đưa vào khai thác thì sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế, hoạch định kết nối sẽ chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Muốn đánh giá được chính xác, vấn đề quan trọng là lựa chọn được các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá và bậc trọng số của các yếu tố đó. * Tiêu chí đánh giá - Tiêu chí 1: Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch. Đây là yếu tố quan trọng nhất của điểm du lịch và nó quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn thể hiện ở tính độc đáo, tính đa dạng, đặc sắc của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. Độ hấp dẫn chia thành 4 mức độ: Rất hấp dẫn; Khá hấp dẫn; Trung bình; Kém. - Tiêu chí 2: Thời gian hoạt động du lịch. Là khoảng thời gian thích hợp nhất của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là thời tiết trong năm thích hợp nhất đối 473
  4. với sức khỏe con người, với việc triển khai các hoạt động du lịch và thời gian lễ hội, sự kiện văn hóa thường niên. Trong đó, khi xem xét các điều kiện khí hậu cần chú ý đến các chỉ tiêu về sinh khí hậu người (chỉ số bất tiện nghi DI, chỉ số khí hậu du lịch). Thời gian hoạt động du lịch chia làm 4 mức độ: Rất dài; Khá dài; Trung bình; Ngắn. - Tiêu chí 3: Sức chứa khách du lịch. Khái niệm "Sức chứa" ở đây cần được hiểu từ 5 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý, xã hội và quản lý. Trên quan điểm bảo vệ tài nguyên, môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững, khái niệm "sức chứa" cần được hiểu từ khía cạnh sinh học và xã hội. Trong thực tế đối với một điểm du lịch cụ thể, "sức chứa" thường được xác định dưới góc độ vật lý. Trong trường hợp này "sức chứa" được hiểu là lượng khách tối đa mà không gian của điểm du lịch có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cùng những hoạt động tương ứng loại hình du lịch mà họ tham gia. Công thức chung tính "sức chứa" trong trường hợp này sẽ là: Trong đó: Cpi = Sức chứa tức thời (Instantaneous Carrying S Capacity). C pi  a S = Diện tích của điểm du lịch (Size of area). a = Diện tích tiểu chuẩn tối thiểu cần cho một du khách. Để đơn giản, Boullón (1985) đã đưa ra một công thức chung xác định sức chứa du lịch của một khu vực, chia thành yêu cầu khu vực do du khách sử dụng và tiêu chuẩn trung bình cho từng cá nhân (thường là m2/người) [5]. Khu vực do du khách sử dụng Sức chứa = Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách thường được xác định bằng thực nghiệm và thay đổi phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch - Tiêu chí 4: Độ bền vững của môi trường tự nhiên. Tiêu chí này nói lên khả năng bền vững của các thành phần tự nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội trước áp lực của các hoạt động du lịch. Độ bền vững này chia làm 2 mức độ: Rất bền vững; Khá bền vững. - Tiêu chí 5: Cơ sở hạ tầng. Bao gồm: hệ thống nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan, bán vé, quán bar, nhà hàng... Có thể phân cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch thành 4 cấp sau: Rất tốt; Khá tốt; Trung bình; Kém. 474
  5. - Tiêu chí 6: Vị trí địa lý và giao thông. Tiêu chí này xác định mức độ thuận lợi, khó khăn của điểm du lịch đó với du khách. Để đánh giá tiêu chí này cần xem xét đến các yếu tố: cấp đường, hệ thống biển báo, gần đường giao thông, tính liên tục hoạt động của giao thông trong năm, khả năng di chuyển của các phương tiện giao thông. Từ đó có thể phân thành các cấp đánh giá như sau: Rất thuận lợi; Khá thuận lợi; Thuận lợi trung bình; Kém. - Tiêu chí 7: Quản lý điểm du lịch. Tiêu chí này giúp cho người đánh giá được khả năng kiểm soát, khai thác, bảo vệ điểm du lịch đó. Các cấp đánh giá cho tiêu chí này là: Quản lý; Quản lý khá; Quản lý trung bình. * Đánh giá khả năng kết nối tour của các điểm du lịch Mỗi điểm du lịch khi đưa vào tour kết nối đều được đánh giá trên 7 tiêu chí trên. Dựa vào các tài liệu chuyên sâu và các ý kiến chuyên gia để xác định bậc trọng số của các tiêu chí này. Theo đó, tiêu chí độ hấp dẫn và thời gian hoạt động du lịch có ý nghĩa quan trọng nhất và có trọng số là 3; tiêu chí sức chứa, độ bền vững môi trường, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý và giao thông có bậc trọng số là 2; tiêu chí quản lý điểm du lịch có bậc trọng số là 1. Số điểm mỗi bậc của các yếu tố là 4,3,2,1. Cũng có thể tích hợp mô hình phân tích thứ bậc AHP và phương pháp chuyên gia để tính trọng số của các yếu tố này, tuy nhiên đòi hỏi phải có nhiều thời gian và các dữ liệu đầy đủ để đám bảo độ chính xác Khi đánh giá, điểm đánh giá chung của mỗi điểm du lịch càng cao thì điểm du lịch đó càng thuận lợi hay có khả năng tốt nhất để phát triển du lịch. Điểm đánh giá chung đó được tính theo công thức: 1 n DA   Ki.Di (1) [5] n n 1 Trong đó: DA: điểm đánh giá chung của điểm du lịch A Ki: điểm đánh giá của yếu tố thứ i Di: trọng số của yếu tố thứ i 475
  6. Mỗi cấp thuận lợi ứng với khoảng điểm giá trị của điểm đánh giá chung. Khoảng điểm D của cấp mức độ thuận lợi được tính theo công thức: Dmax  Dmin D  (2) [5] M Trong đó: Dmax: điểm đánh giá chung cao nhất Dmin: điểm đánh giá chung thấp nhất M: số cấp đánh giá Trên có sở đánh giá này sẽ phân thành các cấp thuận lợi cho đánh giá khả năng kết nối tour của điểm du lịch đó. + Kết nối thuận lợi/hiệu quả: 46-60 điểm + Kết nối khá thuận lợi/tương đối đối hiệu quả: 32-46 điểm + Kết nối ít thuận lợi/ít hiệu quả: 18-32 điểm + Kém hiệu quả:
  7. Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, Yên Bái có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và đặc biệt được đánh giá là địa phương có tiềm năng để phát triển du lịch. - Tài nguyên địa hình: Các hang động có giá trị ở Yên Bái gắn với các điểm du lịch sinh thái gồm có: động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, động Hương Thảo (vùng hồ Thác Bà); hang Diêm (Lục Yên); hang Dơi (Trấn Yên); hang Thẩm Han, Thẩm Lé, Thẩm Thoóng (Văn Chấn). Sự tương phản các kiểu địa hình cũng tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách. Sự tương phản giữa kiểu địa hình núi - sông, giữa rừng với hồ nước thuộc khu vực Hồ Thác Bà, giữa rừng với cánh đồng ruộng bậc thang Mù Cang Chải được đánh giá là mức rất hấp dẫn trong phát triển du lịch. - Tài nguyên khí hậu: Khí hậu Yên Bái mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh, ít mưa và một mùa hè nóng, mưa nhiều. Trên cơ sở đó phân tích về đặc điểm khí hậu của khu vực nghiên cứu kết hợp với bảng đánh giá chỉ tiêu khí hậu đối với sức khỏe con người của các học giả Ấn Độ, có thể thấy Yên Bái với nhiệt độ trung bình năm từ 22-23ºC là điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch. Các chỉ tiêu khác như số giờ nắng khoảng 1400 giờ/năm, tốc độ gió dao động từ 1 đến 2,4 m/s cũng ở mức khá thích nghi với sức khỏe con người và thuận lợi cho hoạt động du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi để 477
  8. tài nguyên khí hậu kết hợp với các tài nguyên du lịch tự nhiên khác tạo nên các loại hình du lịch hấp dẫn du khách đến với Yên Bái. - Tài nguyên nước: Yên Bái có hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn và gắn với công trình thuỷ điện đầu tiên của miền bắc Việt Nam, với diện tích 23.400 ha, trong đó diện tích mặt nước 19.050 ha. Hồ có 1.331 hòn đảo và nhiều hang động đẹp và phong cảnh sơn thuỷ hữu tình. Bên cạnh đó còn có đầm Vân Hội diện tích 600ha, đầm Hậu diện tích 100 ha, thác Hưng Khánh (Trấn Yên), hệ thống suối nước khoáng nóng thiên nhiên (Văn Chấn), quần thể thác Lâm An (Văn Yên), đát Ô Đồ (Yên Bình)... đều có giá trị cảnh quan thiên nhiên, có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch. Trong đó phải kể đến các mỏ nước khoáng có ý nghĩa cho phát triển du lịch như Bản Hốc, Bản Bon (Văn Chấn), Tú Lệ (Mù Cang Chải). Nguồn nước khoáng nóng này thuận lợi phát triển khu du lịch nghỉ dưỡng tắm nước khoáng nóng đồng thời kết hợp với nhiều loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao và du lịch cuối tuần từ các thành phố lớn trên cung đường Tây Bắc là những lợi thế cho phát triển du lịch Yên Bái. - Tài nguyên sinh vật: Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, giữa hai vùng sinh thái Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, với nhiệt độ trung bình từ 22-23ºC, lớp vỏ phong hóa dày đã tạo ra thảm thực vật phong phú về chủng loại và giàu về trữ lượng. Do điều kiện địa hình và khí hậu có sự chênh lệch giữa các vùng nên thực vật Yên Bái được chia ra các vành đai thực vật khác nhau với các kiểu rừng như rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt đới. Yên Bái có nhiều loài động vật quý như hươu, nai, lợn rừng, tê tê… có ý nghĩa lớn trong phát triển du lịch. Yên Bái có nhiều khu rừng và cảnh quan thiên nhiên. Hệ thống rừng già, rừng nguyên sinh phong phú, đa dạng có thể phục vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hoặc nghiên cứu khoa học: Khu sinh thái Suối Giàng (Văn Chấn) với khí hậu quanh năm mát mẻ; khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải với 788 loài thực vật trong đó có 33 loài thuộc loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam; khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hầu (Văn Yên) và Bình nguyên xanh Khai Trung (Lục Yên)…, Khu danh thắng cấp quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là danh thắng hết sức độc đáo của vùng núi Tây Bắc Việt Nam, đặc trưng nổi bật của cộng đồng dân tộc Mông trong canh tác sản xuất nông nghiệp trên đất dốc. 478
  9. Sự đa dạng về thiên nhiên kết hợp với truyền thống văn hóa lâu đời đã tạo nên cho tỉnh lợi thế trong phát triển du lịch đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Yên Bái được biết đến với các địa danh như: Hồ Thác Bà, hồ Đầm Hậu, đầm Vân Hội, vùng văn hóa Mường Lò đặc trưng dân tộc Thái, danh thắng cấp Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đèo Khau Phạ, một trong tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo (huyện Mù Cang Chải), núi Tà Xùa, Tà Sì Nhù (huyện Trạm Tấu), khu sinh thái Suối Giàng, khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên Yên Bái còn có tài nguyên du lịch nhân văn với 86 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 13 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 746 di sản phi vật thể và gần 574 di sản vật thể. Những di tích tiêu biểu có giá trị phát triển du lịch như: Khu di tích lịch sử lăng mộ Nguyễn Thái Học, Quần thể di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ học Hắc Y - Đại Cại, Khu di tích Căng - Đồn Nghĩa Lộ, Khu tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, Đền Nhược Sơn, Đền Đông Cuông, Chiến khu vần... Các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh như: Hội Hạn Khuống của người Thái, lễ hội Lồng Tồng của người Tày, lễ hội Gầu Tào của người Mông...; nghệ thuật xòe của người Thái, múa khèn của người Mông, hát giao duyên của người Cao Lan, nghi lễ cấp sắc của người Dao Đỏ; các làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng nghề tranh đá quý (Lục Yên), làm nghề Dệt thổ cẩm Nghĩa An (Nghĩa Lộ),... các làng nghề sản xuất miến đao, quế... Ngoài ra, ẩm thực của Yên Bái mang hương vị riêng có của núi rừng Bắc như các loại quả nổi tiếng thơm ngon: cam sành, quýt sen, bưởi Đại Minh, hồng không hạt Lục Yên... Các món ăn chế biến từ cá lăng, cá bông, cá sỉnh, thịt trâu sấy, thịt lợn chua rang của người Thái đen Mường Lò... tạo nên những ăn đặc sản thơm ngon hấp dẫn du khách. Với những tiềm năng du lịch này ngoài các sản phẩm du lịch về sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí..., Yên Bái đang chú trọng khai thác phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng. Một số địa phương đã và đang phát triển thành công loại hình du lịch này đó là vùng Đông hồ Thác Bà (dân tộc Dao, Tàỵ...) vùng miền Tây của tỉnh. Có thể nói, tất cả đều có thể khai thác cho phát triển du lịch, là điều kiện thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội với các tỉnh thành phố, các trung tâm kinh tế trong nước. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua tỉnh chủ trương tập trung khai thác những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều 479
  10. kiện tự nhiên để khai thác mạnh về lĩnh vực du lịch dịch vụ. Chủ động, tích cực triển khai các hoạt động hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh Tây Bắc mở rộng nhằm liên kết các sản phẩm du lịch, tạo nên những hành trình xuyên suốt và chuỗi dịch vụ gắn kết: Chương trình Du lịch tâm linh dọc Sông Hồng; Hành trình khám phá cung đường di sản Văn hóa ruộng bậc thang Tây Bắc; sắc hoa Tây Bắc... Thông qua các chương trình phát triển du lịch này, hình ảnh du lịch của tỉnh Yên Bái đã được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước biết đến. Các điểm du lịch của tỉnh đã được đưa vào các tour, tuyến du lịch vòng cung Tây Bắc, tạo thành những sản phẩm du lịch đặc trưng của 8 tỉnh. Cùng với sự phát triển về hạ tầng giao thông, với lợi thế nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Yên Bái thuận lợi để kết nối với các điểm du lịch nổi tiếng của các tỉnh như Đền Hùng (Phú Thọ), Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Hòa Bình), hồ Pá Khoang (Điện Biên), Mai Châu (Hòa Bình), Hang Tiên Sơn, đèo ô Quý Hồ - Lai Châu, Đèo Pha Đin - Sơn La. Thông qua các chương trình phát triển du lịch này, hình ảnh du lịch của tỉnh Yên Bái đã được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước biết đến, lượng khách đến với Yên Bái giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 14%/năm. Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu về lượng khách, GDP từ du lịch tăng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch. Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch từng bước được hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Sản phẩm du lịch đặc trưng đang dần được hình thành rõ nét, từng bước đa dạng và chất lượng hơn. 3.3. Khả năng kết nối tour du lịch liên tỉnh của du lịch Yên Bái trong tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các điểm du lịch có giá trị khai thác (trú trọng các điểm có ý nghĩa quốc gia và khu vực), kết hợp các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương thành các điểm du lịch phụ trợ tạo các điểm tiếp nối không gian cho các tuyến điểm du lịch. Từ mối liên kết giữa các điểm du lịch đó là cơ sở kết nối tạo nên tuyến du lịch hợp lý. Hướng xây dựng các tuyến du lịch trọng tâm vào các khu vực có mật độ các điểm du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn khá tập trung, nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Vùng đất Tây Bắc sở hữu nguồn tiềm năng du lịch rất lớn với thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Được thiên nhiên ban tặng một vẻ 480
  11. đẹp hùng vĩ, riêng có về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái, Tây Bắc có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt. Tây Bắc có đỉnh Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, là niềm khát khao chinh phục của rất nhiều người; Sa Pa – Thị trấn trong mây với khí hậu quanh năm mát mẻ; Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải với những khu ruộng bậc thang nổi tiếng; Hồ Pá Khoang rộng lớn nằm giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ với thảm thực vật phong phú, khí hậu ôn hòa; rừng Mường Phăng là một trong những khu bảo tồn tự nhiên với nhiều loại động thực vật quý hiếm của tỉnh Điện Biên; Thung lũng Mai Châu bình yên với sắc màu của cây cỏ, đồng lúa và xen lẫn những mái nhà nhỏ; Cao nguyên Mộc Châu rộng lớn và tươi đẹp với những loài hoa nở rất nhiều ở vùng núi Tây Bắc như hoa ban, hoa mận, hoa đào… Vẻ đẹp không đâu có của núi rừng và văn hóa Tây Bắc luôn thôi thúc lữ khách lên đường rời xa những đô thị sôi động để đến với vùng đất trời rộng mở, hùng vĩ, bình yên và bí ẩn. Cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa truyền thống của các dân tộc cũng là điểm nổi bật trong tài nguyên du lịch nơi đây. Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Dao, Kinh, Hoa, Khơ Mú, Lào, Lự, Hà Nhì, Kháng, La Hủ, Si La, Phù Lá, Bố Y, Mảng, Giáy, Xơ Đăng, Lô Lô, Pà Thẻn, Phù Lá, Cờ Lao, La Chí… với một không gian văn hóa rộng lớn và phong phú. Nhiều dân tộc còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của mình trong phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, nhạc cụ, các điệu dân ca, dân vũ như lễ hội Lồng Tồng, chợ tình Khâu Vai, múa sạp, múa xòe, hát then, nhạc cụ Pí cặp, pí sên, khèn môi… hay trong ứng xử cộng đồng, kiến trúc nhà ở, các phiên chợ bản… Ẩm thực Tây Bắc mang những nét đặc trưng, khác biệt h n so với các vùng khác với gà mọ, cá suối nướng úp, nộm da trâu, thịt trâu gác bếp, thắng cố… là tiềm năng du lịch hấp dẫn cho những du khách thích khám phá và trải nghiệm. 481
  12. H nh 2. Bản đồ tài nguyên du lịch các tỉnh tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng Như vậy, có thể thấy tài nguyên du lịch tiểu vùng Tây Bắc mở rộng là rất phong phú. Sản phẩm du lịch có những nét đặc trưng riêng so với các vùng du lịch và có nét tương đồng của các tỉnh trong vùng, trong đó có tỉnh Yên Bái, do vậy, khả năng kết nối tour du lịch liên tỉnh trong phát triển du lịch là rất cao. Khả năng liên kết phát triển tour du lịch liên vùng của tỉnh Yên Bái trong tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng như: tuyến du lịch tâm linh dọc theo sông Hồng hoặc theo đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; du lịch qua cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) - chợ phiên Bắc Hà (Lào Cai) - Xín Mần (Hà Giang); khám phá di sản ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái) và Sa Pa (Lào Cai). Trong đó, cần đặc biệt chú ý xây dựng hệ thống các điểm du lịch cộng đồng, khu du lịch sinh thái ở mỗi tỉnh. Và tập trung vào các nhóm sản phẩm du lịch đặc trưng như: Du lịch cộng đồng các dân tộc vùng núi cao Tây Bắc, Du lịch “Hành trình khám phá cung đường di sản ruộng bậc thang - Tây Bắc”; Du lịch “Chợ phiên vùng cao”; Du lịch tâm linh qua các ngôi đền nổi tiếng nằm dọc tuyến thượng nguồn sông Hồng 482
  13. (Xây dựng Tour du lịch tâm linh qua 3 tỉnh gồm Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai trong đó sẽ kết nối các điểm du lịch tâm linh qua các ngôi đền nổi tiếng nằm dọc dòng sông Hồng gồm : Đền Đôi Cô Cam Đường - đền Mẫu Lào Cai - đền Bảo Hà (tỉnh Lào Cai) - đền Đông Cuông - đền Nhược Sơn - đền Tuần Quán (tỉnh Yên Bái) - đền Mẫu Âu Cơ - đền Tam Giang - đền Du Yến (tỉnh Phú Thọ); Du lịch “Sắc hoa Tây Bắc”; Du lịch “Chinh phục các đỉnh núi cao Tây Bắc ”… Để tăng cường tính hiệu quả trong liên kết giữa các tour du lịch liên tỉnh, thì hướng hợp tác giữa các tỉnh trong tiểu vùng Tây Bắc mở rộng cần tập trung vào các nội dung như: Hợp tác xây dựng cơ chế chính sách quản lý và phát triển du lịch địa phương nhắm tạo ra cơ chế quản lý du lịch thống nhất và phù hợp lẫn nhau giữa các tỉnh; đồng thời xây dựng chính sách phát triển du lịch thông thoáng, tạo điều kiện cho nhiều thành phần cùng tham gia đầu tư, khai thác, phát triển du lịch ở địa phương. Hợp tác phát triển sản phẩm du lịch bằng việc xây dựng chương trình du lịch khung cho các tỉnh miền núi phía Bắc, trên cơ sở đó xây dựng các tour du lịch đặc trưng mang tính đặc thù của mỗi tỉnh để kết nối vào chương trình du lịch khung, tạo thành một hệ thống tuyến du lịch liên hoàn, hấp dẫn. Hợp tác tuyên truyền quảng bá là một nội dung quan trọng, các tỉnh sẽ xây dựng các hình thức liên kết tổ chức quảng bá sản phẩm, quảng bá điểm đến và tiếp thị cho thị trường du lịch trong và ngoài nước. Hợp tác trong phát triển nhân lực du lịch địa phương nhằm nâng cao chất lượng lao động, trong đó chú trọng đến đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng phục vụ du lịch và đào tạo nghiệp vụ phục vụ một số loại hình du lịch là thế mạnh của 8 tỉnh như du lịch làng bản, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng… Ngoài ra, các tỉnh trong tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng, trong đó có tỉnh Yên Bái, cần thống nhất các quy định, chính sách kêu gọi đầu tư, quy hoạch du lịch, văn hoá theo hướng bổ trợ lẫn nhau; xác định các tour, tuyến du lịch có khả năng khai thác tốt để các công ty lữ hành xây dựng sản phẩm, nâng cấp và hoàn thiện các điểm đến. Khu vực Tây Bắc mở rộng cũng đặc biệt có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng với lợi thế lớn nhất là văn hóa dân tộc đa dạng, độc đáo, vì thế cần phải làm cho người dân hiểu và được hưởng lợi từ du lịch để đồng bào tham gia nhiều hơn, tích cực hơn vào hoạt động này... 483
  14. 4. Kết luận Như vậy, cơ sở khoa học của kết nối tour du lịch chính là xác lập được hệ thống các điểm du lịch, có khả năng tham gia vào tour đó. Vấn đề đặt ra ở đây là lựa chọn hợp lý các điểm du lịch có khả năng thực sự tham gia vào tour. Do vậy, xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu để đánh giá khả năng cho các điểm du lịch sẽ là cơ sở của công việc trên. Sau đó, tiến hành phân cấp mức độ quan trọng các tiêu chí (bậc trọng số) dựa vào lý luận và thực tiễn mà một điểm du lịch hoạt động có hiệu quả nhất. Trên cơ sở này, tiến hành đánh giá tổng hợp khả năng phát triển của các điểm du lịch dựa trên các tiêu chí, chỉ tiêu, bậc trọng số đã xác định. Từ đó, xây dựng các tuyến, tour du lịch liên tỉnh, liên vùng nhằm phát huy tối đa lợi thế của các điểm du lịch được đánh giá. Mục tiêu cuối cùng là nhằm phát triển du lịch Tây Bắc vừa mang lại hiệu quả kinh tế và có tính bền vững. 484
  15. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Kim Chương (2004), Phương pháp toán trong địa lí, Nxb Đại học Sư phạm. 2. Nguyễn Ánh Hoàng, Phạm Hoàng Hải, Lê Thị Bích Ngọc (2012), “Tiếp cận cảnh quan học trong sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Yên Bái”, Hội thảo khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 8, Tuyển tập các báo cáo khoa học, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và công nghệ. 3. Lê Thị Bích Ngọc (2012), “Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Thọ”, Kỉ yếu Hội nghị Khoa học trẻ toàn quốc lần thứ VII, Nxb Giáo dục Việt Nam. 4. Lê Thị Bích Ngọc, Nguyễn Khanh Vân (2014), “Nghiên cứu đặc điểm sinh khí hậu tỉnh Yên Bái phục vụ phát triển một số cây trồng nông nghiệp”, Hội thảo khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 8, Tuyển tập các báo cáo khoa học, Nxb ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 5. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb ĐHQG Hà Nội. 6. Nguyễn Minh Tuệ (Cb) (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam. 7. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1996), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam. 8. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam. 9. Website của Tổng cục Du lịch Việt Nam: http://www.vietnamtourism.gov.vn 485
nguon tai.lieu . vn