Xem mẫu

  1. Hướng dẫn điều trị mất ngủ của AASM 2017   Đây là hướng dẫn thực hành lâm sàng đầu tiên từ Viện Y học về Giấc ngủ của   Hoa Kỳ  (AASM) cung cấp các phân tích dựa trên chứng cứ  của từng thuốc cụ   thể  thường được dùng trong điều trị  rối loạn giấc ngủ  mạn tính bao gồm cả   các thuốc kê đơn như  zolpidem, thuốc OTC như diphenhydramin và thực phẩm   chức nắng như melatonin, nữ lang. Bản khuyến cáo này nên được sử  dụng kết   hợp với những khuyến cáo khác của AASM để  đánh giá và điều trị  chứng mất   ngủ mạn tính ở người lớn. Hiểu biết về thang đánh giá GRADE Theo   thang   điểm   GRADE,   một   khuyến   cáo   có   mức  độ MẠNH (STRONG) là khuyến cáo mà các chuyên gia lâm sàng nên tuân  thủ   trong   hầu   hết   các   trường   hợp.   Một   khuyến   cáo   có   mức  độ YẾU (WEAK) phản ánh mức độ  kém chắc chắn trong kết quả  và sự  phù hợp trong chiến lược chăm sóc ở tất cả bệnh nhân, nhưng không thể  diễn giải những khuyến cáo này là kém hiệu quả. Thang điểm đánh giá GRADE không đề  cập đến hiệu quả  của phương  pháp điều trị  trên từng bệnh nhân mà là độ  mạnh của bằng chứng trong   các dữ liệu đã được công bố. Việc giảm chất lượng của bằng chứng cho   những điều trị này có thể dự đoán được qua GRADE, bởi một số lí do như  nguồn vốn cho các thử nghiệm dược lý lâm sàng; sự tham gia của các yếu  tố gây nhiễu trong công bố; số lượng tương đối nhỏ  của các thử nghiệm  đủ  tiêu chuẩn đưa vào đánh giá đối với từng thuốc và sự  quan sát không  đồng nhất trong dữ liệu. Các   chuyên   gia   lâm   sàng   là   người   quyết   định   cuối   cùng   để   lựa   chọn  phương pháp điều trị  thích hợp với từng hoàn cảnh của bệnh nhân, công  cụ  chuẩn đoán sẵn có, các lựa chọn điều trị  có thể  tiếp cận được và   nguồn kinh phí của bệnh nhân. Bảng tóm tắt các khuyến cáo trong điều trị  rối loạn giấc ngủ   ở  người   lớn: Bảng 1+2 (Khuyến cáo dựa trên liều trong ngoặc)  *Tất cả  các thuốc trong bảng 1 và 2 đều có mức độ  khuyến cáo YẾU theo  thang điểm GRADE
  2. Bảng 1: Các thuốc được khuyến cáo sử dụng Tên thuốc Khuyến cáo Mức độ Lợi ích & tác hại bằng chứng Nhóm chủ vận melatonin Ramelteon Khởi phát giấc ngủ Rất thấp Lợi ích > tác hại (8 mg) Nhóm chủ vận thụ thể BZD Eszopiclon Khởi phát và duy trì giấc  Thấp Lợi ích > tác hại (2 mg và 3 mg) ngủ Zaleplon Khởi phát giấc ngủ Thấp Lợi ích > tác hại (5 mg và 10 mg) Zolpidem Khởi phát và duy trì giấc  Rất thấp Lợi ích > tác hại (5 mg và 10 mg) ngủ Nhóm benzodiazepin Triazolam Khởi phát giấc ngủ Cao Lợi ích ≈ tác hại (0,25 mg) Temazepam Khởi phát và duy trì giấc  Trung bình Lợi ích > tác hại (15 mg) ngủ Nhóm dị vòng Doxepin Duy trì giấc ngủ Thấp Lợi ích > tác hại 
  3. (3 mg và 6 mg) Bảng 2: Các thuốc không được khuyến cáo sử dụng Tên thuốc Khuyến cáo Mức độ Lợi ích & tác hại chứng cứ Nhóm dị vòng Trazodon Khởi phát và duy trì giấc  Trung bình Lợi ích 
  4. Hoa  bia Humulus  lupulus) Kết luận Đây là phân tích đánh giá toàn diện nhất về tính hiệu quả của các thuốc ngủ cụ  thể  được công bố  cho đến thời điểm hiện tại. Bài phân tích chủ  yếu dựa vào   đánh giá khắt khe chất lượng bằng chứng về  tính hiệu quả  (theo thang điểm  GRADE), cũng như  xác định các tác động có hại có thể  xảy ra. Mặc dù vậy,   chất lượng và mức độ  sẵn có của các dữ  liệu làm nền tảng cho những khuyến   cáo này còn rất hạn chế. Kết quả là, rất nhiều loại thuốc thường được sử dụng   (bao gồm cả  những thuốc  được FDA phê duyệt trong điều trị  mất ngủ)  đã   không được khuyến cáo. Cần có thêm nhiều dữ  liệu từ  các nghiên cứu trong  tương lai để  có thể  đưa ra bất kì kết luận hợp lí nào về  tính hiệu quả  hoặc   không hiệu quả của thuốc.1 Bài xã luận đi kèm hướng dẫn mới của AASM kết luận2: Việc lựa chọn các thuốc thúc đẩy giấc ngủ suy cho cùng là vấn đề quyết  định lâm sàng dựa trên rất nhiều tiêu chí khác nhau như  yếu tố cá thể  và   sự  ưa thích của bệnh nhân, đáp ứng trước đó và cân nhắc về tác động có  hại,... Khuyến cáo hiện tại là công cụ hỗ trợ các bác sĩ và bệnh nhân cùng đưa ra   lựa chọn tốt nhất.  Tài liệu tham khảo 1. Sateia   MJ.   Buysse   DJ,   Krystal   AD. Clinical   practice   guideline   for   the  pharmacologic   treatment   of   chronic   insomnia   in   adults:   an   American  Academy   of   Sleep   Medicine   clinical   practice   guideline.  Clin   Sleep   Med. 2017;13(2):307–349. Guideline abstract 2. Michael  JS, et  al. Payer  Perspective  of  the American Academy of Sleep  Medicine Clinical Practice Guideline for the Pharmacologic Treatment of  Chronic Insomnia. Clin Sleep Med. 2017;13(2). Editorial Abstract
nguon tai.lieu . vn