Xem mẫu

  1. HOẠT ĐỘNG THU HÖT ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN DU LICH TẠI TỈNH NINH BÌNH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. TS. Đồng Thị Hà - Khoa Kinh tế học Trương Thùy Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Tỉnh Ninh Bình được xác định là một trong 16 khu du lịch trọng điểm toàn quốc, là trung tâm du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ. Du lịch được xác định là ngành công nghiệp không khói mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho quốc gia nói chung cũng như tại địa phương nói riêng. Sự phát triển của du lịch góp phần cải thiện tình hình kinh tế - xã hội, cải thiện thu nhập và tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương; ngoài ra ngành du lịch phát triển sẽ góp phần thúc đấy các ngành kinh tế khác phát triển, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã đặc biệt chú trọng đến đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch; khuyến khích xã hội hóa đầu tư cho phát triển du lịch. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác, sự phát triển du lịch Ninh Bình chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí của mình. Cơ sở vật chất mặc dù đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng đươc yêu cầu phát triển, chất lượng phục vụ còn thấp, sản phẩm du lịch nghèo nàn, chưa phong phú; khả năng thu hút vốn từ các nhà đầu tư chưa cao. Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, cuộc cạnh tranh này không chỉ có về nguồn khách mà cả vấn đề dòng vốn đầu tư cho các ngành, trong đó có ngành du lịch. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn nên việc huy động vốn cho du lịch càng khó khăn hơn. Vì vậy việc phân tích và đánh giá thực trạng nguồn vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Ninh Bình để đưa ra giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình. Từ khóa: Ninh Bình, du lịch, phát triển bền vững, đầu tư, khai thác. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây được sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng cùng với việc ngành du lịch Ninh Bình chú trọng nhiều hơn cho công tác tuyên truyền quản bá, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư các dự án phát triển du lịch quy mô lớn… nên lượng khách du lịch đến Ninh Bình tăng đều qua các năm. Năm 2015, khách du lịch đến tham quan là 6 triệu lượt khách, năm 2016 là 6,44 triệu lượt khách tăng 7,3% so với năm 2015; năm 2017 lượng khách du lịch đã tăng lên 7,06 triệu lượt khách tăng 9,5% so với năm 2016, tính bình quân cả giai đoạn từ năm 2013 - 2017, lượng khách du lịch tăng 14,5%. Khách quốc tế trọng điểm là khách Tây Âu, bên cạnh đó thị trường khách Đông Bắc Á - Thái Bình Dương và ASEAN đang có xu hướng tăng nhanh. Lượng khách nội địa trong tổng lượng khách đến du lịch tại Ninh Bình luôn chiếm tỷ trọng cao 79%, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013 - 2017 đạt 16,43%. 249
  2. Bảng 1. Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình Đơn vị tính: lượt khách Năm Tổng số khách du lịch Khách quốc tế Khách nội địa Số lượng % tăng so Số lượng % tăng so Số lượng % tăng so với năm với năm với năm trước trước trước 2013 4.398.000 18,5% 521.000 -23% 3.877.000 27,7% 2014 4.301.000 -2,3% 502.000 -3,7% 3.799.000 -2,1% 2015 6.000.000 39,5% 600.000 19,5% 5.400.000 42,14% 2016 6.440.000 7,3% 715.603 19,2% 5.725.868 6,2% 2017 7.056.340 9,5% 859.000 20% 6.197.327 8,2% Bình quân giai đoạn 14,5% 6,4% 16,43% 2013- 2017 Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình từ năm 2013 - 2017 Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến với Ninh Bình ngày càng tăng, do vậy doanh thu du lịch trong thời gian qua có mức tăng nhanh, năm 2015 doanh thu đạt 1.419 tỷ đồng, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2012 tương ứng mức tăng 642 tỷ đồng. Tốc đọ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013 - 2017 là 27,66%. Bảng 2. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013 – 2017 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Vốn NSNN Vốn ngoài nhà nƣớc Tổng cộng 2013 500 9900 10400 2014 400 11200 11600 2015 450 8500 8950 2016 300 6200 6500 2017 350 6500 6850 Tổng cộng 2000 42300 44300 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Bình Tổng nhu cầu vốn đến năm 2017 khoảng 29.900 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước ước khoảng 1.600 tỷ đồng, chiếm 5,35%; nguồn vốn từ khu vực tư nhân ước khoảng 28.300 tỷ đồng, chiếm 94,64%. 250
  3. I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÖT ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH Vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Để đưa du khách đến với các địa điểm du lịch, trước hết phải đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển... Muốn thu hút du khách phải đầu tư xây dựng, tôn tạo các khu du lịch, xây dựng cơ sở lưu trú, hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, nước sạch cho các khu du lịch. Muốn tăng nguồn thu từ khách du lịch phải đầu tư vốn để tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Do đó việc xác định quy mô và định hướng đầu tư vốn đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững, khai thác tốt các tiềm năng lợi thế và bảo vệ cảnh quan môi trường. 1.1. Thu hút vốn phân theo hình thức sở hữu - Vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng du lịch: với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành một trung tâm du lịch, một trọng điểm du lịch quốc gia, trong thời gian qua, bên cạnh công tác quy hoạch, ban hành các chính sách về phát triển du lịch, Ninh Bình đã tập trung đầu tư vào những hạng mục trọng yếu bao gồm cả hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin và hạ tầng du lịch. Giai đoạn 2013 – 2017, tổng nguồn vốn do NSNN đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch địa phương đạt 16.339,4 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 14.466,9 tỷ đồng chiếm 88,5%; ngân sách địa phương 1.872,5 tỷ đồng chiếm 11,5%. Đến nay, hệ thống giao thông, điện, viễn thông, hệ thống cấp nước được đầu tư một cách đồng bộ nhất là hệ thống cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch ngày càng được nâng cao, hoàn thiện cả về chất và lượng. - Vốn ngoài nhà nước đầu tư cho ngành du lịch: Trong 5 năm qua, số dự án đầu tư về du lịch sử dụng nguồn vốn tư nhân mà tỉnh đã thu hút đầu tư là 28 dự án, tổng mức đầu tư khoảng 13.288,793 tỷ đồng, trong đó có một số dự án có tổng mức đầu tư lớn như khu du lịch sinh thái vui chơi giải trí Đồng Chương của DNTN Xuân Trường 1.716 tỷ đồng, dự án đầu tư khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng suối nước nóng Kênh Gà 2 của công ty TNHH Thống Nhất 3.016 tỷ đồng, đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái của công ty cổ phần Đầu tư PV – INCONESS 2.810 tỷ đồng... các dự án đang được triển khai, đã đưa vào khai thác một phần và tiếp tục hoàn thiện. Đến nay nhiều dự án đã đi vào hoạt động, một mặt tạo cảnh quan đô thị, mặt khác đã giải quyết được việc làm cho lao động địa phương, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh. Tuy nhiên các dự án thu hút đầu tư mới chỉ dừng lại sử dụng các nguồn trong nước, chưa có dự án sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, đây chính là hạn chế và yếu điểm nhất trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch của tỉnh. Trong thời gian tới Ninh Bình cần nghiên cứu đưa ra những chính sách hấp dẫn thu hút nguồn vốn lớn này không chỉ giúp cho Ninh Bình tận dụng được nguồn vốn về đầu tư mà còn tiếp thu được các kỹ năng về quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, kỹ năng về đào tạo và sử dụng nhân lực và sử dụng nhân lực hay sử dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến. 251
  4. 1.2. Tổng vốn đầu tƣ phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình Từ năm 2013 đến nay, tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Ninh Bình tuy có tăng nhưng tốc độ tăng không đồng đều qua các năm. Trong 5 năm qua tỉnh đã thu hút đầu tư được 35 dự án đầu tư phát triển du lịch với tổng số vốn đầu tư đạt 29.628,1 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ lớn 55% tổng số nguồn vốn đã thu hút đầu tư cho du lịch, còn lại 45% là vốn huy động ngoài ngân sách. Bảng 3. Bảng so sánh kết quả thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch so với nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2013 -2017 Nhu cầu vốn Kết quả thực hiện So sánh kết quả thực hiện Năm Vốn NSNN Vốn NSNN Tổng (tỷ Tổng (tỷ với nhu cầu ngoài (tỷ ngoài (tỷ đồng) đồng) đồng (%) NSNN đồng) NSNN 2013 500 9900 10400 7305,1 1276,1 8581,2 82,5 2014 400 11200 11600 9028,3 3057,3 12085,6 104,2 2015 450 8500 8950 0 3004,1 3004,1 33,6 2016 300 6200 6500 0 2920,1 2920,1 44,9 2017 350 6500 6850 6 3031,1 3031,1 44,2 Tổng cộng 2000 42300 44300 16339,4 13228,8 29628,1 66,9 Theo bảng trên, kết quả thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013 – 2017 là 29.628,1 tỷ đồng đạt 66, 9% so với nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch. Trong đó kết quả thu hút vốn đầu tư đạt kết quả cao trong hai năm 2013 và 2014 là năm tập trung vốn ngân sách nhà nước thời điểm sau khi diễn ra sự kiện 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là một sự kiện trọng đại của đất nước, tỉnh Ninh Bình có nhiều công trình quan trọng mang dấu ấn lịch sử, đặc biệt là Cố đô Hoa Lư. Các năm 2016,2017 kết quả thu hút vốn đầu tư so với nhu cầu chỉ đạt 44,9% và 44,2% và tập trung chủ yếu vào vốn ngoài ngân sách nhà nước vì nguồn vốn ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn. 1.3. Đánh giá chung về hoạt động thu hút đầu tƣ cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình  Kết quả đạt được - Cơ sở hạ tầng du lịch được cải thiện, số lượng khách du lịch ngày một tăng, doanh thu du lịch lớn đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu ngân sách địa phương hàng năm, chiếm khoảng 30%. 252
  5. - Sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng dịch vụ lên trên 40%, nông nghiệp giảm còn dưới 13%. - Cơ cấu nguồn vốn huy động được đa dạng hóa, nếu trước kia chỉ dựa chủ yếu vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước thì nay nguồn vốn tư nhân đang chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu đầu tư của ngành. - Thu ngân sách địa phương đạt một số kết quả nhất định, thu vào ngân sách năm sau đều cao hơn năm trước, tốc độ tăng thu ngân sách bình quân trong giai đoạn này trên 17%/năm. Cơ cấu chi ngân sách ngày càng hợp lý hơn thể hiện chi cho đầu tư phát triển và chi sự nghiệp kinh tế ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Chi đầu tư phát triển đã có sự tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tập trung phục vụ các công trình kinh tế trọng điểm của ngành nhằm tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.  Một số hạn chế - Lượng vốn đầu tư cho ngành du lịch trong thời gian qua có tăng nhưng chưa đều qua các năm, nguồn vốn gia tăng chủ yếu là khu vực doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài tỉnh, và thực sự lượng vốn này chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của ngành du lịch. Lượng vốn đầu tư tập trung vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch và hệ thống nhà hàng, khách sạn. Lĩnh vực thu hút đầu tư còn thiếu và yếu là phát triển các loại hình dịch vụ đi kèm như: vui chơi giải trí chất lượng cao và mua sắm... - Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế, lượng vốn đầu tư không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, dẫn đến dự án chậm tiến độ tại một số khu trọng điểm; nguồn vốn đầu tư này chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách nhà nước. Trong khi đó nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, số lượng đầu tư các công trình dự án xây dựng cơ bản còn nhiều, việc tập trung đầu tư riêng cho ngành du lịch gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh cho phát triển du lịch, tỉnh Ninh Bình vẫn phải tích cực tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư đa dạng hơn. - Cơ cấu vốn đầu tư trong nước và nước ngaoif được huy động để phát triển du lịch trong thời gian qua chưa hợp lý, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài chưa được huy động. Điều này thể hiện công tác thu hút vốn đầu tư của tỉnh chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án du lịch có nhu cầu vốn lớn, sản phẩm đa dạng, thu hút du khách nước ngoài.„ II. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THU HÖT ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH Trước những thuận lợi và khó khăn về thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình thời gian qua và căn cứ trên các quan điểm, định hướng đầu tư phát triển du lịch, tỉnh Ninh Bình cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để tạo ra sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư. Cụ thể như sau:  Quy hoạch và phát triển du lịch tổng thể và cụ thể 253
  6. - Tiếp tục nghiên cứu khớp nối các quy hoạch du lịch với quy hoạch phát triển của các ngành, địa phương liên quan và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch phải gắn với phát huy đầy đủ các tài nguyên du lịch hiện có, chú ý các giá trị bản sắc văn hóa địa phương, xây dựng phương án khai thác, gìn giữ và tôn tạo các giá trị ấy, nghiên cứu thị trường, thị hiếu để lập dự án kêu gọi đầu tư, không tiến hành quy hoạch một cách áp đặt đơn thuần chỉ dựa vào tài nguyên mà không tính toán đến các yếu tố liên quan trong hệ thống. - Xây dựng quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. - Điều chỉnh các quy hoạch đã có và nghiên cứu lựa chọn một số khu vực trọng điểm tiến hành quy hoạch. Quan điểm thực hiện quy hoạch là đồng bộ, khoa học, có thể thuê tư vấn nước ngoài giúp lập một số quy hoạch du lịch trọng điểm như Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới quần thể danh thắng Tràng An, khu du lịch Nhà thờ đa Phát Diệm... - Thực hiện công khai các quy hoạch để các nhà đầu tư có thể tìm hiểu. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, xây dựng danh mục các dự án kêu gọi vốn theo thứ tự ưu tiên về ngành nghề, thời gian và địa điểm.  Xúc tiến đầu tư - Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của tỉnh làm đầu mối chính trong việc xây dựng các chương trình kế hoạch xúc tiến đầu tư và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư khác. - Trên cơ sơ các dự án đã được lập, đã được quy hoạch, tỉnh cần chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư thông qua hợp tác liên kết vùng, thông qua cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để đặt mối quan hệ kết nghĩa giữa tỉnh với các tỉnh, thành phố trên thế giới, tập trung vào các đối tác đang có xu hướng đầu tư mạnh vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ... nhằm tạo mối quan hệ cho hoạt động đầu tư, thương mại, du lịch. - Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương, địa phương, trên Web của tỉnh, internet, các tạp chí và thông qua các diễn đàn, các hội thảo để nhằm giới thiệu tình hình kinh tế - xã hội, thông tin về quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh trong những năm tới. Giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước biết để có kế hoạch và hướng đầu tư. Nhất là trong cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư để tạo niềm tin và sự an tâm cho nhà đầu tư. - Phát huy quan hệ tốt đẹp giũa tỉnh với các tổ chức hữu nghị hiệp thương các nước đây là cơ sở để kêu gọi các nguồn đầu tư nước ngoài hoặc thông qua đây để họ có thể giới thiệu đầu tư cho tỉnh. - Tăng cường bố trí kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư. 254
  7.  Cải thiện môi trường đầu tư - Tập trung cải cách một cách quyết liệt hành chính công và coi đây là giải pháp có tính đột phá trong việc cải thiện chỉ số CPI, nhất quán trong việc thực hiện một đầu mối về thủ tục đầu tư. - Xây dựng quy trình tác nghiệp, có kiểm tra, giám sát và có chế tài đủ mạnh để đảm bảo nhanh chóng, chống phiền hà, tiêu cực. Yêu cầu chính là thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng để tiết kiệm thời gian của nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân.  Cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư Cơ chế chính sách thông thoáng, cởi mở là chìa khóa thành công trong việc thu hút đầu tư nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Kinh nghiệm của nhiều địa phương cho thấy tính hiệu quả của việc “Chỉ xin cơ chế, không xin tiền“ trong thu hút đầu tư. Đối với Ninh Bình, việc vận dụng để nghiên cứu xây dựng và ban hành những cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch là rất quan trọng. Ví dụ như ưu tiên, miễn giảm thuế, cho chậm tiền thuế có thời hạn, giảm tiền thuế thuê đất, cho vay với lãi suất ưu đãi... đối với các dự án đầu tư mới, đồng bộ vào du lịch có khả năng tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn, các dự án đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh du lịch mới có khả năng tạo nên thương hiệu du lịch Ninh Bình. Để thực hiện tốt giải pháp này, dựa trên các cơ chế chính sách hiện hành cần nghiên cứu đề xuất, sửa đổi và bổ sung một số cơ chế chính sách đặc thù liên quan đến du lịch.  Huy động đầu tư - Về cơ cấu đầu tư: Đầu tư phát triển du lịch là một hướng đầu tư có hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội. Tuy nhiên do những đặc thù riêng của nhành cũng như điều kiện cụ thể của du lịch Việt Nam nói chung, của Ninh Bình nói riêng, cơ cấu đầu tư phát triển du lịch cần bao gồm những nội dung như: (1) Đầu tư xây dựng các khu du lịch. (2) Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch. (3) Đầu tư phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí. (4) Đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch. (5) Đầu tư cho công tác đào tạo nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ và lao động trong ngành du lịch. - Về huy động các nguồn vốn đầu tư: Để giải quyết được nhu cầu đầu tư lớn, đảm bảo sự phát triển của ngành du lịch trên địa bàn tỉnh cần xem xét một số giải pháp lớn về vốn sau: (1) Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch trọng điểm. (2) Huy động vốn từ nguồn tích lũy trong tỉnh với tỷ lệ khoảng 10 -15% GDP du lịch, với tỷ lệ này khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cần thiết là khoảng 60%. (3) Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau. (4) Vận dụng chính sách và giải pháp tạo và sử dụng vốn phát triển du lịch, huy động các nguồn vốn để giải quyết được nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng trung bình GDP du lịch của tỉnh. 255
  8.  Phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm du lịch - Đối với công tác phát triển thị trường du lịch: Căn cứ định hướng phát triển các nhóm thị trường được đua ra, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh cần chú trọng xây dựng kế hoạch thu hút xác định thị trường mục tiêu với mức độ khác nhau theo thời gian tùy thuộc khả năng của mình, đảm bảo hiệu quả kinh doanh trước mắt, song cũng không làm mất cơ hội kinh doanh trong tương lai. - Đối với công tác phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Trên cơ sở định hướng các thị trường mục tiêu, căn cứ định hướng tổ chức không gian du lịch dựa trên các nguồn tài nguyên du lịch đặc thù..., tỉnh cần chỉ đạo các ngành chức năng cũng như các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, toàn diện (mục đích, tâm lý, sở thích, điều kiện kinh tế...), xác định xu hứng phát triển phát triển du lịch trên thế giới, trong khu vực, trong nước, xác định thị trường mục tiêu, thị trường trọng điểm với các đặc điểm, nhu cầu cụ thể... để trên cơ sở đó xây dựng được hệ thống sản phẩm du lịch phù hợp cho từng thị trường, có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh nhằm thu hút khách du lịch và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kết luận: Qua phân tích thực trạng, những kết quả đạt được, hạn chế và một số giải pháp thì để sđáp ứng đầu tư cho ngành du lịch Ninh Bình từ nay đến năm 2025, với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện những chiến lược phát triển đã đề ra, trong đó huy động vốn phải được đẩy mạnh để tăng cường thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh, cân đối và bền vững trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình (2013), Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình. Công ty TNHH TM&DV Hà Phương. 2. Cục Thống kê Ninh Bình (từ 2005 đến 2017), Niêm giám Thống kê tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình (từ năm 2000 – 2014), Báo cáo tổng kết Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 4. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Hà Nội. 5. Tỉnh ủy Ninh Bình (2009), Nghị quyết số 15/NQ-TƯ ngày 13/7/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Ninh Bình. 6. UBND tỉnh Ninh Bình (2009), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, Ninh Bình. 7. UBND tỉnh Ninh Bình (2006), Định hướng chiến lược Phát triển bền vững tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2006 - 2010 về đến năm 2020 (Văn kiện Chương trình Nghị sự 21), Ninh Bình. 8. UBND tỉnh Ninh Bình (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch từ năm 2007 đến năm 1015, tầm nhìn đến năm 2020, Ninh Bình. 256
nguon tai.lieu . vn