Xem mẫu

  1. HỌA SĨ TRƯƠNG THẾ MINH TRƯƠNG THẾ MINH - Lễ hội đình làng. Sơn dầu Hiện nay, trong khi nhiều họa sĩ đang say sưa tìm tòi cái mới, nào là Trừu tượng,
  2. Siêu thực, Ấn tượng v.v... thì họa sĩ Trương Thế Minh vẫn cần mẫn sáng tác những gì đang tác động đến cuộc sống hằng ngày ở quê hương. Ở đời là vậy "văn là người", nếu ai đó cho rằng người nghệ sĩ không có tấm lòng yêu quê hương, không rung động cuộc đời bằng trái tim mà suy nghĩ một đường, sáng tác một nẻo thì có lẽ tác phẩm đó không có linh hồn, chỉ là cái máy theo một quy trình vận hành không màu, không sắc mà thôi. Ở họa sĩ Trương Thế Minh là vậy, con người họa sĩ sống, làm việc từ cái chất của làng quê, từ cái tâm của người làm nghề. Bởi thế những bức tranh từ đồng quê đến bông hoa do ông sáng tác đều được người xem cảm thấy có mình trong đó. Quê hương ông có truyền thống cách mạng, cần cù lao động, lương thiện, vì thế mà tranh của họa sĩ chân chất bình dị nhưng rất dí dỏm và tinh tế, thấm đẫm triết lý cuộc đời. Ở thể loại nào cũng vậy, đồ họa hay hội họa, ông vẫn bộc lộ khá rõ nét ở màu sắc, bố cục, đường nét, cấu trúc trong tác phẩm rất xúc tích, rành rọt, đậm sắc xuân, giàu chất trữ tình của điệu hò sông Mã xứ Thanh mà ông lớn lên và sinh thành. Ở trong ông luôn là hình ảnh làng quê, giếng nước, sân đình, hoa trái, tình làng nghĩa xóm, sớm hôm tắt lửa tối đèn có nhau, v.v... tất cả đó là “gia tài” nằm trong máu để ông sáng tác. Ngay từ khi học ở trường Đại học Mỹ thuật, một trường chuyên đào tạo có bài bản đã luyện nghề cho ông phải biết trân trọng từng chi tiết của hiện thực và biết thổi hồn của thực tế vào tranh và có như vậy tranh mới có sức truyền cảm bằng trái tim
  3. của mình vào tác phẩm. Lẽ đời dạy cho nghệ sĩ là vậy nhưng chỉ có quê hương, chỉ có tấm lòng yêu nghề yêu xứ sở mới có tranh đẹp, hoa đẹp, cảnh vật và con người lao động, tình yêu đất nước, tình yêu lứa đôi mới mang lại cho tranh Trương Thế Minh một sức truyền cảm đáng trân trọng. Hơn 40 năm lao động sáng tạo, Trương Thế Minh đã có hàng trăm tác phẩm tham gia triển lãm, xuất bản, công bố báo chí và đoạt nhiều giải thưởng ở Trung ương cũng như địa phương. TRƯƠNG THẾ MINH - Hoa thành cổ. Sơn dầu
  4. Nhìn lại, dù đã hơn 60 tuổi đời, 40 tuổi nghề và trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời nhưng tranh của ông vẫn giữ được sự nhất quán trước sau... đó là chân thực, trong sáng, tinh tế, mềm mại, dí dỏm, dung dị, nhưng rất triết lý về cuộc sống hôm qua và cả hôm nay. Những điều ấy cộng với một lối biểu đạt thận trọng trong từng nét vẽ, cách tìm bố cục, cấu trúc tác phẩm, có gam màu, có hòa sắc hợp lý nên người xem rất dễ cảm thụ, dễ hiểu, nội dung của từng tác phẩm. Trong lĩnh vực nghệ thuật, thì phong cách riêng của nghệ sĩ thường là xuyên suốt cả cuộc đời vì thế mà Trương Thế Minh ít có những tranh "phá phách" Trừu tượng, Siêu thực, Lập thể v.v... Chính cái riêng đó mà người xem tranh dễ nhận ra chân dung ông, một họa sĩ dễ gần, dễ thương, một họa sĩ chuyên nghiệp và đã đóng góp xứng đáng cho phong trào sáng tác mỹ thuật xứ Thanh ở nhiều thập kỷ qua. Trong nhiều tác phẩm bằng chất liệu sơn dầu, bột màu vẽ về tranh sinh hoạt như Lễ hội đình làng, Đồng quê, Đêm Hàm Rồng, tranh chân dung Thiếu nữ, Hoài tưởng, Suy tư v.v... là những tác phẩm có giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu đạt khá vững tay của ông. Năm nay Trương Thế Minh cho ra mắt công chúng xứ Thanh Phòng tranh Hoa tháng 5. Có lẽ cũng không có mấy họa sĩ chỉ chuyên sâu triển lãm riêng về hoa, trái. Đây là đề tài triển lãm hiếm hoi trong sáng tác mỹ thuật, nhưng sắc màu thì vô cùng phong phú và đa dạng về phương pháp biểu đạt trong phòng tranh của họa sĩ. Chắc không dễ gì mà trong cuộc đời sáng tác còn lưu
  5. giữ lại gần 40 tác phẩm nói về hoa, để rồi hôm nay ông có cái mà tâm sự với đồng nghiệp và người thân ở độ tuổi xế chiều. TRƯƠNG THẾ MINH - Hàm Rồng lúc rạng đông. Sơn dầu
  6. Đúng vậy, đứng trong 1 phòng tranh mỗi người cảm thụ một cách, mỗi người đánh giá một kiểu khác nhau kể cả về học thuật cho đến cách ẩn dụ tư tưởng, tình cảm bên trong mà tác giả muốn bộc bạch gửi gắm. Bức tranh Hoa thành cổ là tác phẩm có tính triết lý khá sâu sắc về tìm ý tưởng đề tài lịch sử thời chiến. Thoáng qua người xem chỉ thấy những bông hoa dại, hoang dã trong rừng, mọc trên chiếc mũ sắt đã vỡ, han rỉ, qua năm tháng nằm phơi sương, mưa, gió ở chiến trường Thành cổ Quảng Trị năm xưa... đã được họa sĩ vẽ lại với một bố cục lạ với một nội hàm sâu sắc cho tư tưởng chủ đề. Mọi điều có lẽ không phải chỉ đơn giản vậy. Ở đây, tác giả khái quát từ cái mũ sắt của kẻ bại trận ở Thành cổ Quảng Trị đến bông hoa của người chiến thắng trong một ý tưởng có chủ định được cấu trúc biểu đạt giữa hình và màu khá hợp lý. Trong chiến tranh chống Mỹ ở miền Nam, người lính rất lạc quan, vừa chiến đấu, vừa ca hát, đọc thơ và ngắm hoa. Điều ấy được tác giả đã cảm nhận được hình ảnh chiếc mũ sắt của lính Mỹ bại trận và người chiến sĩ giải phóng quân đã dùng nó để trồng hoa rừng, nhất là ở vùng hậu cứ và nơi giữ chốt, đối mặt với quân thù. Ở đây Hoa Thành cổ với dũng khí đạp lên đầu thù mà đi mà chiến thắng, cũng như hoa chiến thắng mọc lên từ sự thất bại nặng nề của kẻ thua trận. Với kỹ thuật dùng màu nhuần nhuyễn Trương Thế Minh đã cấu trúc, bố cục bức tranh, Hoa Thành cổ rất chặt chẽ, xúc tích, chỗ thì hé mở gợi cảm, chỗ thì để lộ ý tứ nội dung muốn nói Hoa thành cổ đang nảy chồi, nở hoa từ nắm đất trận địa trong chiếc mũ sắt vỡ đã ngả màu.
  7. Với cách nhìn hóm hỉnh, tinh tế, trên cột điện ở một thành phố, chằng chịt ngang dọc dây điện vừa hỗn độn vừa bẩn những bụi bặm, rác rưởi và từ trên cột điện vô tri, vô giác đã xuất hiện một cụm cây hoa xum xuê rực đỏ sắc màu. Và từ thực tế ấy, tác giả đã sáng tác tác phẩm Bức tử với thủ pháp tạo hình theo cách trang trí, họa sĩ muốn gửi một thông điệp cho con người sự sống của hoa hòa vào những dây điện là một nghịch lý giữa khen và chê, giữa cảm thụ tốt đẹp và phản cảm từ những bông hoa dại này sinh trên cột điện như vị "khách không mời mà đến". Cách đặt vấn đề của tác giả hay ở chỗ: con người phải biết quan tâm sinh mệnh cho con người và cuộc sống của con người cũng rất cần hoa nhưng hoa phải nở đúng chỗ. Trong phòng triển lãm còn cho người xem những tác phẩm ở vùng quê, nơi phát tích Hàm Rồng, núi Ngọc và cũng chính nơi đây mà những năm kháng chiến chống Mỹ, Hàm Rồng đã nhấn chìm hàng trăm máy bay Hoa Kỳ xuống dòng sông Mã một đề tài hấp dẫn đối với ông.
  8. TRƯƠNG THẾ MINH - Bức tử. Màu tổng hợp Từ những cảm xúc ấy mà tác giả có hàng chục tác phẩm về Hàm Rồng. Hàm Rồng lúc rạng đông là tác phẩm gợi tả hoài niệm khá sâu sắc của tác giả đã có một thời oanh liệt sống và học tập đầy khó khăn. Bằng tư duy nhạy cảm, sáng tạo trong việc khám phá tư liệu thực, họa sĩ đã miêu tả sức sống trỗi dậy, mọc lên từ vùng đất bị cày xới của bom đạn quân thù, những cây xương rồng vẫn đâm chồi nở hoa, hoa của chiến thắng. Những mảng màu xanh thẳm, bao quanh điểm sáng lúc rạng đông, hiện lên một chiếc cầu sắt hiên ngang bề thế không chịu khuất phục trước sức mạnh bom đạn Mỹ, ngày đêm đưa hàng hóa, chuyển quân vào tiền tuyến lớn Miền
  9. Nam đánh Mỹ ở những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Và cứ như thế, Trương Thế Minh cho người xem khá nhiều tác phẩm về hoa. Ở đó trong tranh không những có đa sắc màu, có nhiều phong cách bố cục lạ với nhiều chất liệu khác nhau mà có cả lời nhắn nhủ tinh tế về hoa và đời. Cũng như Hàm Rồng lúc rạng đông, với Hoa chiến thắng tác giả đã khái quát sâu đậm về Hàm Rồng chiến thắng theo cách biểu đạt đường nét và màu sắc mạnh hơn. Bằng những hình ảnh cụ thể, xác máy bay Mỹ vỡ vụn, nằm dưới vách đá bờ đê Hàm Rồng do năm tháng chôn vùi dưới đất và từ đó những cây hoa dại đâm chồi, đơm bông, lý giải một triết lý của người thắng trận và kẻ bại trận. Đây là một ý tưởng hay Máu và hoa mà tác giả muốn gợi lại cho thế hệ hôm nay và cả mai sau một nhân sinh quan là dù kẻ thù có mạnh đến đâu, xảo quyệt như thế nào cũng không thể khuất phục được một dân tộc có chủ quyền. Mấy ví dụ đó thôi trong phòng tranh Hoa tháng 5 của họa sĩ Trương Thế Minh cũng đủ đánh giá ông là một họa sĩ vẽ về hoa khá vững tay kể cả về tìm ý tứ, chủ đề cho đến cách biểu đạt nghệ thuật tạo hình. Cái gì rồi cũng sẽ qua, xuân đến, xuân lại tàn, hoa nở rồi hoa lại héo, còn lại ở người xem là mảng màu, đường nét, cách diễn tả về cái đẹp của hoa trong tranh và còn đọng lại trong ta một xúc cảm man mác “Hoa và đời”. Có thể nói triển lãm
  10. Hoa tháng 5 là những tâm sự đối với đồng nghiệp là những tự sự từ tiếng ruột, tiếng lòng của họa sĩ về một chặng đường sáng tác mỹ thuật của ông. Là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, hội viên Hội Văn nghệ Thanh hóa, nguyên là Trưởng khoa Mỹ thuật và là giảng viên của Trường Đại học văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa, họa sĩ Trương Thế Minh đã đóng góp xứng đáng trí tuệ và tài năng của mình đối với sự nghiệp mỹ thuật của quê hương, đồng nghiệp và công chúng yêu mỹ thuật xứ Thanh. Chúng ta cùng chúc ông có nhiều tác phẩm mới và đẹp như Hoa tháng 5 mà ông đã sáng tác và tâm đắc bây lâu nay.
nguon tai.lieu . vn