Xem mẫu

  1. Họa sĩ Diệp Minh Châu: Chuyện cảm động từ những bức tranh
  2. Diệp Minh Châu (1919 - 2002) là họa sĩ, là nhà điêu khắc có nhiều đóng góp cho nền mỹ thuật Việt Nam. Sinh thời, ông có nhiều kỷ niệm sâu sắc với Bác Hồ. Đã có nhiều giai thoại xung quanh cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Diệp Minh Châu, song chắc chắn vẫn còn những chuyện không phải ai cũng được biết tường tận... Đỗ thủ khoa mà vẫn không... tốt nghiệp Năm 1939, Diệp Minh Châu ra Hà Nội học lớp dự bị Trường Mỹ thuật Đông Dương, một trong hai trường mỹ thuật có quy mô nhất châu Á thời ấy. Để "trụ" được với cuộc sống đắt đỏ ở Hà thành, chàng trai Nam Bộ đã chẳng chút nề hà làm thêm bất cứ việc gì. Có thời gian, Diệp Minh Châu tham gia vẽ phông màn cho một số gánh hát.
  3. Họa sĩ, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu
  4. Hết thời hạn học dự bị, Diệp Minh Châu trở lại quê nhà chờ thông báo chính thức của nhà trường. Và thật bất ngờ, trong kỳ thi tuyển năm ấy (1940) của Trường Mỹ thuật Đông Dương, Diệp Minh Châu đã đỗ thủ khoa. Ra Hà Nội, người đầu tiên mà Diệp Minh Châu tìm gặp là danh họa Tô Ngọc Vân, người thầy đáng kính của ông ở Trường Mỹ thuật Đông Dương. Bởi đường xa bụi bặm nên khi gặp thầy Vân, được thầy chìa tay bắt, anh học trò nghèo đã ngại ngần... rụt tay lại, không dám nhận. Thấy vậy, nhà danh họa siết chặt tay Diệp Minh Châu, cười nói: "Không! Bàn tay này đáng bắt lắm! Tôi dạy 10 năm nay, chưa thấy học trò nào vẽ được như anh. Tôi biết anh sẽ đỗ cao, nhưng chưa dám nói trước, anh thật xứng đáng". Mặc dù "đầu vào" là thủ khoa, song đến khi ra trường, Diệp
  5. Minh Châu và nhiều bạn bè đồng môn với ông vẫn không có... bằng tốt nghiệp. Lý do đơn giản là đúng vào dịp ấy thì xảy ra sự kiện Nhật đảo chính Pháp, dẫn tới việc nhiều giáo sư của trường bị bắt... Bức "huyết tranh" đầu tiên trong đời Bạn đọc hẳn ít nhiều từng được nghe câu chuyện một họa sĩ trẻ ở Nam Bộ, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, để thể hiện tình cảm của mình đối với vị Cha già dân tộc, đã cứa tay lấy máu vẽ chân dung Người. Đây là câu chuyện có thật và nhà họa sĩ trẻ không phải ai khác mà chính là Diệp Minh Châu.
  6. Tượng "Bác Hồ với thiếu nhi" của Diệp Minh Châu được đặt trước trụ sở UBND TP HCM
  7. Bấy giờ là vào dịp kỷ niệm 2 năm ngày Quốc khánh. Tại hội chợ mừng lễ Độc lập tổ chức ở xã Thiện Hộ, chiến khu Đồng Tháp Mười, sau khi được nghe lại Bản Tuyên ngôn Độc lập của Bác, nghe tốp ca thiếu nhi hát bài "Ca ngợi Hồ Chủ tịch" của Lưu Hữu Phước, giữa mênh mang sóng nước chiến khu, trong tâm hồn chàng họa sĩ trẻ trào dâng một cảm xúc mãnh liệt. Quá xúc động, người họa sĩ đã có một hành động bột phát: Lấy dao rạch cánh tay để lấy máu vẽ chân dung Bác, với ba em bé đại diện cho thiếu nhi Bắc Trung Nam xung quanh. Bức huyết họa này sau đó đã được gửi ra Việt Bắc, dâng lên Bác kèm bức thư của tác giả trẻ "Kính gửi Cha già Hồ Chí Minh". Bức thư có đoạn: "Hôm nay trong cảnh vĩ đại của ngày lễ Độc lập chưa từng có ở Nam Bộ, sau khi nghe lời Tuyên ngôn Độc lập của Cha, lời kêu gọi thống thiết hùng mạnh của Cha và Lời ca Hồ Chí Minh muôn năm của đoàn thiếu nhi Nam Bộ, con đã cảm xúc vô cùng và vừa khóc, con
  8. vừa cắt lấy dòng máu trong cánh tay niên thiếu của con để vẽ hình Cha và hình ba em bé Bắc Trung Nam đang chụm đầu lại dưới chòm râu của Cha trên nền lụa mà quân đội ta đã đánh tan quân địch đã chiếm lấy được ở trận Giồng Dứa hồi tháng Tư năm nay... Máu con là máu của Cha truyền cho, máu của con là máu của dân tộc, con có dám làm gì phung phí máu của con đâu. Tất cả thân con, đời con là của Cha rồi... Kính chào Cha. Mười giờ đêm 2/9/1947".
  9. Bức tranh vẽ bằng máu "Bác Hồ và ba em thiếu nhi Trung - Nam -Bắc"
  10. Về bức huyết họa của Diệp Minh Châu, hẳn nhiều người đã có dịp chiêm ngưỡng, chủ yếu là qua... hình chụp trên sách báo. Hiện bản gốc của nó đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Cũng có một bản được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhưng đó là phiên bản do họa sĩ Trần Thức thực hiện. Như trên đã nói, bức tranh "Bác Hồ và 3 cháu thiếu nhi Trung Nam Bắc" là một tác phẩm tranh lụa, lại được vẽ bằng máu nên cùng với thời gian, nó không còn giữ được nguyên trạng. Sau này, trả lời trên Báo Thể thao và Văn hóa, họa sĩ Trần Thức cho biết, khi ông nhận được lệnh chép lại bức tranh thì bức tranh lụa của Diệp Minh Châu đã bị nhăn. Đối với Trần Thức, việc sao chép khó nhất là phải pha chế màu thế nào để cho nó ra màu... máu. Và ông đã quyết định dùng màu chủ đạo là nâu sẫm. Do tấm lụa (ở bức tranh gốc) bị
  11. phai theo thời gian nên người chép tranh lại phải cất công nhuộm tấm lụa mới sao cho nó có... màu thời gian như tranh gốc. Chính sự cẩn trọng, kỳ công này đã khiến cho, sau khi xem bức tranh chép của Trần Thức, họa sĩ Diệp Minh Châu đã phải thốt lên: "Đây là bức tranh mà cậu chép rất đạt, tôi rất thích". Ngoài bức "Bác Hồ và 3 cháu thiếu nhi Trung Nam Bắc", Diệp Minh Châu còn nhiều lần vẽ chân dung Bác Hồ bằng chất liệu lụa. Ít người biết rằng, tấm lụa mà Diệp Minh Châu dùng để vẽ bức "Bác Hồ câu cá ở suối Lênin" chính là tấm lụa mà Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã tặng Bác và Bác đã tặng lại họa sĩ nhân một lần ông từ miền Nam ra thăm Bác.
  12. Họa sĩ Diệp Minh Châu và tượng Hồ chủ tịch
  13. NĐK. Diệp Minh Châu ký họa chân dung họa sĩ Đinh Quang Tỉnh
  14. NĐK. Diệp Minh Châu ký họa chân dung vợ họa sĩ Đinh Quang Tỉnh
nguon tai.lieu . vn