Xem mẫu

  1.  Đề tài: Họp dân chủ công khai. Họp là một hình thức quản lý không thể thiếu được trong bất c ứ m ột t ổ ch ức, cơ quan hay một đất nước, một quốc gia nào. Vậy tại sao chúng ta khi đã nhận thức được tầm quan trọng của họp như vậy lại không tận dụng khoảng thời gian có được để suy ngẫm về các cuộc họp của chúng ta hiện nay? Li ệu có cách nào để cải thiện và nâng cao hiệu quả từ những lần “hội ngộ” đó không ? Xuất phát từ nhận thức trên đây hai học giả người Mỹ là Doyle và Strans đã nghiên cứu và đề ra phương pháp họp có tên là “ Họp dân chủ công khai”. Đây là một hình thức họp được áp dụng rất nhiều trong các cuộc họp t ại ở doanh nghiệp, tổ chức và cả quốc hội bởi nó có rất nhiều ưu điểm. Một là phát huy tư tưởng tự do, mọi người sẽ bàn bạc thoải mái để có k ết luận thống nhất và khai thác một cách tốt nhất tiềm năng ch ất xám c ủa mọi người. Nhiều ý kiến xây dựng phong phú quanh một vấn đề , giải quy ết nó một cách tốt nhất mà một cá nhân không thể tìm ra. “Xã h ội là n ơi các ý t ưởng khác biệt va chạm vào nhau và tạo nên chân lý”. Hai là mọi vấn đề sẽ được công khai trong cuộc họp, trước tiên là công khai về thông tin. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý, điều hành, thực thi công việc tốt hơn. Họ sẽ hiểu chia sẻ và cùng nhau tìm cách tháo g ỡ khó khăn với ban lãnh đạo. Hơn nữa ai cũng được hưởng sự công bằng v ề c ơ h ội cống hiến, ngay cả khi có sự khác biệt về vật chất cũng sẽ không có tị nạnh . Bên cạnh đó sẽ bảo vệ được những người tham gia ý kiến, ngăn chặn s ự tấn công cá nhân, phê phán lẫn nhau. Khi đó lãnh đạo phải tự điều chỉnh, kiểm soát hành vi của mình trước tập thể, trước cộng đồng.Và những ai có ý đ ồ “phá rào” làm bậy như cửa quyền, hách dịch, tham nhũng cũng sẽ hạn chế. 1
  2. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này vào cuộc sống th ực t ế thì chúng ta l ại gặp không ít khó khăn và vướng mắc. Thứ nhất là không phải lãnh đạo, thủ trưởng nào cũng đủ năng lực và phẩm chất đạo đức để thực hiện điều hành và duy trì một cuộc họp có hiệu quả. Hai là sự thiếu minh bạch, thậm chí che đậy, bưng bít thông tin của một số lãnh đạo diễn ra thường xuyên . Điều đó chỉ giúp cho các hành vi cửa quyền, lợi dụng tham nhũng có cửa để “tác oai tác quái”. B ởi đâu có ai bắt các c ơ quan, tổ chức, Nhà nước phải công khai hết mọi chuyện cho dân biết đâu? Nhưng nhược điểm cơ bản là tính dân chủ của việc xây dựng cũng như thông qua và thực hiện quyết định bị hạn ch ế. Bởi nếu đ ưa ra quá nhi ều ý kiến trái ngược nhau, đi theo nhiều chiều sẽ khó tổng hợp dẫn tới bế tắc. Cuối cùng, hiện nay trong các cuộc họp của một số cơ quan thì hiện tượng dân chủ chỉ gọi là có chứ không bao giờ phát huy được hiệu quả thực sự của nó. Bởi một số lý do được đưa ra là nếu có sự đóng góp, phát bi ểu ý ki ến c ủa các nhân viên thì sau đó lãnh đạo lại cho rằng điều đó tuy có nhi ều ch ỗ hay nhưng không hợp lý, không khả thi ở một số điểm. Và sau đó lại không đếm xỉa đến ý kiến đó. Và tại nhiều cơ quan các lãnh đạo còn tỏ ý cho nhân viên là: “ý kiến của các vị chỉ là thiểu số, và dù sao thì anh ch ị cũng không ph ải là cán bộ nòng cốt nên ý kiến đó chẳng là gì hết…” thử h ỏi v ậy thì làm sao mà nhân viên dốc hết sức để làm việc hiệu quả đây, cơ quan đó phát triển ? Công khai, minh bạch là điều kiện quan trọng để phát huy m ọi ngu ồn lực, đ ẩy mạnh phát triển. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn, sự công khai, minh bạch lại càng là một trong những yếu tố quy ết định thành công và bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mọi tổ chức, doanh nghiệp hay mở rộng ra cả một đất nước. Nắm được đặc điểm này, tại Việt 2
  3. Nam phương pháp họp dân chủ công khai đã và đang được áp dụng rộng rãi ở tất cả các cấp chính quyền, tổ chức. Tuy nhiên việc áp dụng chưa thực sự đạt được những kết quả mong muốn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất là do tâm lý của người Việt Nam chúng ta cần cù lao đ ộng song d ễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng. Nhiều người có tâm lý an ph ận th ủ thường, tình trạng đoàn kết “một chiều” nể nang, xuê xoa, dĩ hòa vi quý va nhất là sợ vùi dập nên không dám đưa ra ý kiến của mình, sợ trái ý lãnh đạo. Thứ hai là thái độ thờ ơ lãnh đạm của cấp dưới đối với một vấn đề c ủa công ty, coi công việc đó là của “lãnh đạo”, “ đã có lãnh đạo lo hết rồi”… Thứ ba là thường, con người ít muốn ai nói đến điểm yếu c ủa mình, d ễ gi ận dữ khi người nói đến cái kém của ta. Lãnh đạo cũng không ngo ại tr ừ đi ều đó. Tình trạng bảo thủ ở các cấp lãnh đạo rất phổ biến, họ không chấp nh ận ý kiến của người khác mà áp đặt tư tưởng cá nhân chủ quan của mình. Tất cả những hạn chế nêu trên đang làm hạn chế đi tính dân chủ, công khai, mà nếu có dân chủ thì cũng chỉ là hình thức mà thôi. Và nếu có áp dụng thì nó chỉ thực sự có hiệu quả ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghi ệp có vốn đầu tư nước ngoài mà thôi. Bởi tại các tổ chức này tính dân chủ thực sự được phát huy hiệu quả cao độ. Đất nước chúng ta đang trên con đường h ội nhập, dân tộc ta đang cần những người con ưu tú, những cán bộ dám đấu tranh với mọi tiêu cực của xã hội để đưa Việt Nam xứng tầm với khu vực và thế giới. Chính vì vậy mà dân chủ công khai một điều rất cần thiết cho một xã h ội văn minh, phát triển và hội nhập.Monday, May 02, 2011Monday, May 02, 2011Monday, 02 May 2011 3
nguon tai.lieu . vn