Xem mẫu

Hiểu về sự chỉ trích - Phần 3: Đối phó với chỉ trích (I) “Khi tôi sợ cái "X" Tôi tự hỏi “kịch bản tệ nhất xảy ra khi tôi làm điều X là gì” và sau đó tôi cố gắng trả lời câu hỏi một cách chính xác nhất có thể và tôi lượng hóa câu trả lời. Có nghĩa là tôi cho con số vào câu trả lời: hoặc là mất tiền, hoặc là mất thời gian, hoặc những tổn thất hoặc nguy cơ khác. Nói cách khác, tôi trả lời câu hỏi này bằng thực tế chứ không bằng quan điểm. Tôi xác định điều xấu nhất có thể xảy ra trên thực tế, chứ không phải bằng cảm xúc” - Alain Briot 1. Đừng bỏ cuộc Mục đích của phần một và hai là để hiểu những lời chỉ trích và tìm cách phản hồi với nó một cách hiệu quả. Trong phần ba, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự kiên trì. Tại sao lại là sự kiên trì? Bởi một hậu quá không mong muốn, nhưng lại thường xảy ra sau khi bị chỉ trích, đó là sự chán nản. Phải tốn rất nhiều thời gian và công sức mới có thể có được những tấm ảnh đẳng cấp thế giới. Khi tôi bắt đầu nhiếp ảnh, kết quả có được quá là xa so với những gì tôi có ngày hôm nay. Thực tế là những ảnh đầu tiên của tôi trông khá thất vọng so với kỳ vọng lớn lao của mình. Thời đó, khi nhìn vào âm bản của tôi, tôi nhận ra rằng mình còn xa mới tới đích. Học tập thường xuyên và thực hành liên tục giúp có thể để đạt được các kết quả hài lòng. Nhưng một lần nữa sự hài lòng của tôi chỉ kéo dài cho đến khi tôi mở cuốn sách của một số nhiếp ảnh gia yêu thích và nhận ra rằng tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa. Một thời gian dài, nhiếp ảnh với tôi là một kinh nghiệm khiêm nhường, luôn nhắc nhở tôi rằng tôi phải tiếp tục làm việc chăm chỉ mới đạt được kết quả tương tự như các nhiếp ảnh gia mà tôi ngưỡng mộ. Trong khi bây giờ tôi đã có thể sáng tác ra những tác phẩm mà tôi tự hào thì tôi vẫn làm việc một cách vô cùng chăm chỉ. Cho dù hôm nay tôi có thể tạo ra hình ảnh mà tôi hài lòng, tôi không cho rằng tôi biết tất cả mọi thứ, và cách của tôi là cách duy nhất. Tôi tiếp tục thường xuyên học tập với các nhiếp ảnh gia khác, và chụp ảnh quanh năm bởi nghiên cứu và thực hành liên tục, và có sự kiên trì, là chìa khóa để thành công. Lúc nào tôi cũng phải đối phó với những lời chỉ trích. Trước cũng vậy và giờ cũng vậy. Nó chẳng bao giờ biến mất, mà chỉ trở thành một cái gì đó bạn phải học để đối phó. Tôi đã học được rằng không bỏ cuộc, cho dù nó thách thức đến mức nào. Tôi đã học được rằng khi chúng ta nghĩ tới bỏ cuộc, thì chúng ta gần với thành công hơn chúng ta tưởng. Thông thường, nỗ lực cuối cùng thường là khó khăn nhất. Và nếu bạn đã nỗ lực tới cuối cùng thì bạn sẽ thấy những phần thưởng thật xứng đang với khó khăn mà bạn phải đi qua. 2. Đừng bị tê liệt vì sợ Tôi đã học cách không để cho nỗi sợ hãi làm tê liệt mình. Bởi khi sợ hãi làm tê liệt bạn, nó làm cho bạn không thể đưa ra những quyết định hợp lý. Như tôi đã phản ánh nỗi sợ hãi của tôi, tôi nhận ra tầm quan trọng của sự hiểu biết chính xác những gì tôi đã sợ. Tôi hiểu được tầm quan trọng của việc trở thành một chuyên gia trong sợ hãi, đặc biệt là trong nỗi sợ hãi của riêng tôi. Khi tôi sợ cái "X" Tôi tự hỏi “kịch bản tệ nhất xảy ra khi tôi làm điều X là gì” và sau đó tôi cố gắng trả lời câu hỏi một cách chính xác nhất có thể và tôi lượng hóa câu trả lời. Có nghĩa là tôi cho con số vào câu trả lời: hoặc là mất tiền, hoặc là mất thời gian, hoặc những tổn thất hoặc nguy cơ khác. Nói cách khác, tôi trả lời câu hỏi này bằng thực tế chứ không bằng quan điểm. Tôi xác định điều xấu nhất có thể xảy ra trên thực tế, chứ không phải bằng cảm xúc. Sau đó, tôi tự hỏi mình: "Nếu khả năng xấu nhất xảy ra thì tôi vẫn sống được chứ? Tôi không sao chứ? Và thực tế là, điều tồi tệ nhất cũng chẳng đáng sợ lắm. Dĩ nhiên chúng ta cần tránh điều tồi tệ nhất bằng mọi giá bởi vì nó sẽ đặt ta vào những nguy cơ nghiêm trọng. Biết những gì tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu bạn làm một hành động cụ thể nào đó, cũng có nghĩa là biết tương lai của hành động này. Những gì chúng ta đã học được từ nghiên cứu ngắn gọn này về sự sợ hãi có thể áp dụng trực tiếp cho những lời chỉ trích. Nếu bạn sợ nhận được những phản ứng tiêu cực đối với một tác phẩm mới, hãy tự hỏi những lời chỉ trích tồi tệ nhất bạn có thể nhận được là gì, sau đó hãy tự hỏi nếu vậy có OK không. Nói cách khác, đừng chờ cho đến khi bạn bị chỉ trích rồi mới nghĩ về nó. Hãy suy nghĩ về nó ngay bây giờ, sau đó suy nghĩ về cách bạn có thể phản hồi. 3. Đừng để sự Tức giận kiểm soát bạn "Giận dữ ư: Đừng cảm thấy nó." Tôi nhớ đã nhìn thấy một tấm biển ghi dòng chữ này tại một đại lý xe hơi cũ ở Los Angeles, khi tôi tới bán lại chiếc Ford Pinto vào năm 1983. Tôi đã giận dữ bởi người giao dịch đưa ra mức giá rất thấp và rồi tôi nhìn thấy tấm biển đó, tôi đã hiểu lý do tại sao nó lại ở đó. Có lẽ rất nhiều khách hàng cũng cảm giác như tôi. Bảng này làm tôi cảm thấy đỡ hơn bởi vì nó cho thấy chẳng riêng tôi trong tình huống này. Nó cũng giúp tôi đồng ý với cái giá đó bởi vì chiếc xe chắc hẳn chẳng đáng giá nhiều so với giá mà họ đưa ra. Một thời gian dài, tôi cứ tự hỏi "đừng cảm thấy nó" nghĩa là sao. Và đây là cách tôi đã hiểu được ý nghĩa của cụm từ đó. Cho dù bạn đang bán một chiếc xe với cái giá rẻ như cho, hay một người nào đó quăng cho bạn ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn