Xem mẫu

Hiểu về chỉ trích - Phần 2: Phản hồi chỉ trích Hãy để những lời chỉ trích vô lý rớt sang bên cạnh và chẳng cần phải quan tâm tới. Chỉ chú ý tới chỉ trích giúp bạn cải thiện hơn. Đừng bao giờ để cho chỉ trích làm thay đổi con người bạn. Hãy làm theo câu tục ngữ: chó cứ sủa và ta cứ đi. Nếu bạn phải dừng lại, là vì bạn muốn dừng, chứ đừng vì con chó sủa mà dừng. "Lời phê bình mà tôi nhập tâm là từ những tác giả mà tôi tôn trọng" - Steve Earle Mục đích của phần một là để mô tả động lực của chỉ trích. Phần hai chúng ta sẽ cùng trao đổi cách phản hồi đối với chỉ trích. 1. Đừng chấp nhận lời chỉ trích một cách mù quáng Trước hết, đừng chấp nhận chỉ trích một cách mù quáng. Luôn tự hỏi vì sao ai đó lại chỉ trích các tác phẩm của bạn. Chỉ trích có rất nhiều thể loại và cũng có nhiều động cơ khác nhau. Một số động cơ tốt và bạn cần lưu tâm, số khác lại chẳng có lý do gì và bạn không cần phải để ý tới. Do đó cần tìm hiểu xem động cơ đằng sao việc ai đó chỉ trích bạn là gì. Ví dụ, một số hình của tôi bị chỉ trích là dùng Photoshop “mạnh tay”, có nghĩa là tôi đã chỉnh sửa hình ảnh nguyên thủy bằng cách thay đổi màu, tương phản, cắt cúp, kéo giãn hoặc thu lại tỷ lệ… Tuy nhiên tôi làm như vậy là có mục đích. Nó không hề là sai sót ngẫu nhiên. Cái điều mà người ta nói “hình Photoshop” đơn giản chỉ là phản ánh phong cách cá nhân của tôi, phương cách tôi tiếp cận tới nhiếp ảnh. Tôi không cho rằng hình ảnh mới ra từ máy ảnh là sản phẩm cuối cùng. Tôi chỉ coi đó là sản phẩm hoàn tất khi nó thể hiện được cái tôi đã nhìn và cảm thấy, chứ không chỉ là cái mà máy ảnh thu nhận được. Bởi vậy, để tác phẩm nói được cảm xúc của tôi, tôi phải chỉnh sửa hậu kỳ chứ không chấp nhận cái mà máy ảnh đưa cho tôi. Việc này hoàn toàn là dụng ý chứ không ngẫu hứng, và tôi không hề có ý định phải nghỉ chỉnh sửa. Hãy để những lời chỉ trích vô lý rớt sang bên cạnh và chẳng cần phải quan tâm tới. Chỉ chú ý tới chỉ trích giúp bạn cải thiện hơn. Đừng bao giờ để cho chỉ trích làm thay đổi con người bạn. Hãy làm theo câu tục ngữ: chó cứ sủa và ta cứ đi. Nếu bạn phải dừng lại, là vì bạn muốn dừng, chứ đừng vì con chó sủa mà dừng. 2. Đừng tranh cãi một cách không cần thiết Tôi đã từng tranh cãi với những người chỉ trích tôi, tới khi nhận ra rằng suy nghĩ của họ đã định hình và họ chẳng quan tâm lắm tới sự thật. Tranh luận của tôi chẳng có tác dụng lắm và dần dà tôi thấy chán vì tốn thời gian. Giờ đây, tôi sẽ phản hồi lại chỉ trích chỉ khi tôi thấy có gì mới hoặc thú vị rong đó. Còn không thì tôi cứ kệ nó. Tôi nghe đủ chỉ trích rồi và những chỉ trích mới không cản đường tôi nữa, vậy là tiết kiệm được khối thời gian. Kinh nghiệm bản thân cuối cùng cũng có giá trị đó chứ. Tôi đồng thời cũng không phản hồi những chỉ trích mang tính sỉ nhục xúc phạm, cho dù nó có thú vị hay không. Tôi sẽ đối xử với nó như cách mà tôi điều đình bán các tác phẩm của mình. Tôi cũng thương lượng giá, nếu việc ra giá không quá xúc phạm. Nếu ai đó trả giá $200 cho một tác phẩm định giá $2000, chẳng có lý do gì mà mặc cả với họ. Với chỉ trích cũng vậy, nếu nó mang tính xúc phạm. Tôi cho nó vào sọt rác. Tôi rất thoải mái với chỉ trích, nhưng chỉ khi nào nó mang tính tôn trọng. Cho dù ai đó có ghét cay ghét đắng tác phẩm của tôi thì cũng không đáng phải thô lỗ với họ. Thô lỗ là lựa chọn cá nhân, không mang tính thiết yếu. Có một thứ tôi để ý tới, đó là câu hỏi. Hầu hết những người phê bình thích nghe chính họ chứ không quan tâm lắm tới ý kiến của tôi. Tuy nhiên thi thoảng cũng có vài câu hỏi bay tới. Nếu có thì tôi sẽ phản hồi. Cá nhân tôi cho rằng, câu hỏi xứng đáng được trả lời, trừ phi nó lỗ mãng, mà nếu vậy thì cứ để gió cuốn đi, giống như tắt máy tính, thế là xong. Mùa thu, phía Đông Sierra Nevada, California 3. Đừng cố bảo vệ Phản ứng lại chỉ là dấu hiệu của sự yếu thế. Hầu hết mọi người đều cho rằng, nếu ai đó ra sức bảo vệ vị thế hoặc đức tin của mình thì người đó có vấn đề. Hoặc người đó không đủ mạnh để tự đứng độc lập, hoặc người đó muốn giấu một cái gì đó, cũng có khi là có một động cơ gì đó mà chưa để lộ ra. Cần có một vị thế rõ ràng, vậy là vậy. Tuy có một số thứ cần phải giải thích, nhưng giải thích nên dưới dạng hướng dẫn chứ không phải là cố bảo vệ cho một lựa chọn nhất định nào đó. Điều này đặc biệt quan trọng khi bán hàng bởi khi tranh luận để bảo vệ một sản phẩm nào đó, khách hàng thường cảm giác chắc sản phẩm có vấn đề gì đó. Nên hướng dẫn khách hàng / khán giả hơn là hành động bảo vệ. Hướng dẫn có nghĩa là giải thích cho họ hiểu tại sao mình lại làm theo cách như vậy, cho họ biết kỹ thuật đã áp dụng và triết lý đằng sau cách tiếp cận của bạn. Hướng dẫn là sự thực. Sự thực có thể được kiểm tra và chứng minh một cách khoa học, nó không thay đổi từ người này sang người khác. Cố gắng bảo vệ chỉ là tự bảo bọc và tăm tối mà thôi. Tự bảo vệ là cách dùng ý kiến để bao che cho sự thật. Mà ý kiến thì chẳng thể kiểm chứng được. Nó cũng chẳng thể được chứng minh bằng khoa học và nó thay đổi từ người này sang người khác. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn