Xem mẫu

  1. HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT ThS. Nguyễn Cao Nguyên Trường Đại học Đà Lạt TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 08 giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên (SV) trường Đại học Đà Lạt. Ứng dụng các giải pháp đã lựa chọn cho thấy nâng cao thể chất cho SV đã tốt hơn nhiều so với trước đây, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong những năm tới. Từ khóa: Giải pháp; giáo dục thể chất; sinh viên; trường Đại học Đà Lạt 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Đại học Đà Lạt là một trong những trường ra đời sớm nhất trong thời kỳ đổi mới. Với quy mô đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực là một trung tâm nghiên cứu khoa học quan trọng của tỉnh. Hiện nay, trường có 78% giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên,44 ngành đào tạo trình độ đại học và trên đại học, trường có hơn 28.000 sinh viên. Hằng năm cung cấp khoảng 4.500 sinh viên có tay nghề cao sau khi ra trường, thì việc đảm bảo đầy đủ sức khỏe cho họ cũng hết sức quan trọng, bởi sức khỏe là tiền đề để con người phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến thức, kỹ năng kỹ xảo vận động trong cuộc sống. Tuy nhiên đây là một công tác hết sức khó khăn, đồi hỏi nhiều công sức cả về trí tuệ và điều kiện cơ sở vật chất, ý thức tự giác của SV đối với rèn luyện thể chất còn kém; sự quan tâm của xã hội với công tác thể dục thể thao (TDTT) còn chưa tương xứng…. SV đông, thời gian tập luyện nội khóa ít, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy TDTT thiếu thốn, đội ngũ giáo viên giảng dạy thiếu về số lượng, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, nên công tác giáo dục thể chất cho SV còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của SV. Vì vậy, giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho SV trường Đại học Đà Lạt là vấn đề hết sức cần thiết cần phải tiến hành nghiên cứu. Từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy cho phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác GDTC góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác GDTC của nhà trường. Đây là những nhiệm vụ trọng tâm và là yêu cầu cần thiết để góp phần cải tiến và nâng cao chất lượng công tác GDTC của trường hiện nay. Từ những luận cứ và nhu cầu thực tế trên tiến hành nghiên cứu “Hiệu quả một số giải pháp chuyên môn nhằm nâng cao thể chất cho SV trường Đại học Đà Lạt” Để giải quyết mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài xác định 2 nhiệm vụ: - Lựa chọn và ứng dụng giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên trường Đại học Đà Lạt. - Đánh giá hiệu quả ứng dụng một số giải pháp chuyên môn nhằm nâng cao thể chất sinh viên trường Đại học Đà Lạt. 962
  2. Quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo, Phương pháp phỏng vấn tọa đàm, Phương pháp kiểm tra sư phạm, thực nghiêm sư phạm và Phương pháp toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Lựa chọn và ứng dụng một số giải pháp chuyên môn vào chương trình GDTC nhằm phát triển thể chất cho SV trường Đại học Đà Lạt 2.1.1 Lựa chọn một số giải pháp chuyên môn vào chương trình GDTC nhằm phát triển thể chất cho SV trường Đại học Đà Lạt Từ phân tích thực trạng GDTC, cũng như đề tài đã quan sát và tìm hiểu được những nguyên nhân, hạn chế trên, cần thiết phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giờ học GDTC chính khóa nói chung là vô cùng cấp thiết và nâng cao thể chất nói riêng của SV trường Đại học Đà Lạt, đòi hỏi những người làm công tác GDTC phải có những giải pháp để khắc phục vấn đề trên. Kết quả phỏng vấn, góp ý của 50 chuyên gia và những người có liên quan đến công tác GDTC tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh thông qua phiếu phỏng vấn. Đề tài tiến hành tổng hợp ý kiến đề xuất của các chuyên gia, các giải pháp được các chuyên gia đề xuất nhiều nhất từ 85% trở lên. Kết quả trình bày ở bảng 1. Bảng 1: Kết quả hỏi ý kiến chuyên gia về các giải pháp nâng cao thể chất cho SV trường Đại học Đà Lạt Kết quả Nhóm Các nhóm giải pháp chuyên môn được đề xuất (n = 50) SL TL% Nhóm giải pháp tăng cường sự quản lý, kiểm soát chất lượng dạy - 1 50 100 học GDTC và hoạt động TDTT trường học. Nhóm giải pháp tăng cường cải tiến nội dung chương trình giảng 2 48 96 dạy GDTC. Nhóm giải pháp tăng cường giáo dục động cơ, ý thức học tập 3 50 100 GDTC cho sinh viên. Nhóm giải pháp tăng cường ứng dụng các phương pháp giảng dạy 4 46 92 TDTT hiệu quả. Nhóm giải pháp tăng cường các hoạt động tự tập, sinh hoạt ngoại 5 47 94 khóa ở câu lạc bộ TDTT trường học. Nhóm giải pháp nâng cao lượng vận động trong các giờ học thực 6 46 92 hành TDTT. Nhóm giải pháp tăng cường thi đấu TDTT trường học và kiểm tra 7 46 92 thể lực. Nhóm giải pháp tăng cường dự giờ và thảo luận của các giảng viên 8 44 88 trong Bộ môn. Nhìn chung, các giải pháp mà các chuyên gia đề xuất ở bảng 1 cho thấy rằng những nhóm giải pháp này phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường và của SV. Đây là cơ sở quan trọng đề thiết lập các biện pháp – giải pháp cụ thể nhằm năng cao thể chất cho SV trường Đại học Đà Lạt trong giai đoạn mới. 963
  3. 2.1.2 Ứng dụng một số giải pháp chuyên môn vào chương trình GDTC, nhằm phát triển thể chất cho SV trường Đại học Đà Lạt Lấy mẫu làm khách thể TN khoảng 250 SV nam - nữ bao gồm 160 nam sinh (2 lớp điện – điện tử), 90 nữ sinh (2 lớp kinh tế) cùng lứa tuổi 1999 tại thời điểm nghiên cứu, khách thể là 18 tuổi – SV năm I. Đề tài chia khách thể TN: nhóm TN là 125 SV gồm 80 nam (1 lớp điện – điện tử) và 45 nữ (1 lớp kinh tế), nhóm ĐC là 125 SV gồm 80 nam (1 lớp điện – điện tử) và 45 nữ (1 lớp kinh tế). Nhóm TN sẽ được tác động bởi các giải được lựa chọn, nhóm ĐC tham gia học tập GDTC bình thường theo nội dung chương trình hiện hành, không có tác động của các giải pháp. Nội dung này sẽ được triển khai ứng dụng trong công tác GDTC nói chung và trong công tác giảng dạy GDTC nói riêng, nhằm nâng cao thể chất cho SV ở trường Đại học Đà Lạt trong 1 năm học từ tháng 9 đến tháng 5 năm học 2019- 2020. 2.2 Đánh giá hiệu quả ứng dụng một số giải pháp chuyên môn nhằm nâng cao thể chất SV trường Đại học Đà Lạt 2.2.1 Thực trạng thể chất của SV nhóm TN và nhóm ĐC ở trường Đại học Đà Lạt Bảng 2: Thực trạng thể chất của SV Nam trường Đại học Đà Lạt ở 2 nhóm trước TN Nhóm thực Nhóm đối So sánh 2 nhóm Nội dung nghiệm (n=80) chứng (n=80) (tbảng = 1.96) Các test đánh giá Chiều cao đứng (cm) X 161.4  3.92  160.4 X  3.53  1.797 t P >0.05 Hình Cân nặng (kg) 56.73 6.07 54.98 5.223 1.954 >0.05 Thái Chức Chỉ số BMI (kg/cm2) 21.81 2.59 21.41 2.173 1.059 >0.05 năng Chỉ số công năng tim 12.42 3.03 12.47 2.882 0.107 >0.05 (HW) Lực bóp tay thuận (kg) 40.21 3.93 39.21 3.929 1.61 >0.05 Nằm ngửa gập thân 19.66 1.64 19.23 2.006 1.485 >0.05 (lần/30giây) Tố chất Bật xa tại chỗ (cm) 214.9 18.4 214.9 21.79 0.003 >0.05 thể lực Chạy 30m XPC (giây) 5.17 0.38 5.1 0.36 1.191 >0.05 Chạy con thoi 4x10m 10.27 0.63 10.28 0.633 0.1 >0.05 (giây) Chạy 5 phút tùy sức (m) 985 37.8 971.3 52.8 1.894 >0.05 964
  4. Bảng 3: Thực trạng thể chất của SV Nữ trường Đại học Đà Lạt ở 2 nhóm trước TN Nhóm thực Nhóm đối So sánh 2 nhóm Đối tượng nghiệm(n=45) chứng(n=45) (tbảng = 1.96) Nội dung Chỉ tiêu     X X t P Chiều cao đứng 155.5 4.08 154.6 4.822 0.988 >0.05 (cm) Cân nặng (kg) 46.7 4 46.37 3.553 0.414 >0.05 Hình Thái Chức năng Chỉ số 2BMI 19.37 2.12 19.47 1.896 0.236 >0.05 (kg/cm ) Chỉ số công năng 12.05 3.65 11.02 3.204 1.423 >0.05 tim (HW) Lực bóp tay thuận X X 1 1 XX11  X 2 X X XX1 11 1 X X 1 1  X 2 X X 1 1 26.31 2.85 26.71 3.238 0.622 >0.05 (kg) X X 1 1 Nằm ngửa gập 15.73 1.53 15.36 1.401 1.197 >0.05 thân (lần/30giây) Bật xa tại chỗ 159.8 15.4 156.8 16.89 1.174 >0.05 Tố chất (cm) thể lực Chạy 30m XPC 6.43 0.6 6.51 0.596 0.849 >0.05 (giây) Chạy con thoi 12.54 0.74 12.41 0.684 1.156 >0.05 4x10m (giây) Chạy 5 phút tùy 832.4 66.1 813.8 63.9 1.815 >0.05 sức (m) Qua bảng 2 và bảng 3 cho thấy, Với kết quả trình bày ở 2 bảng cho thấy giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng nam, nữ giai đoạn trước thực nghiệm có các chỉ số/test kiểm tra tương đối đồng đều nhau. Các chỉ số/test về các thể chất của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng nam, nữ tương đối đồng đều; cả nhóm nam và nữ đều có 10/10 chỉ số/test không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với P > 0.05, vì có ttính< tbảng, sự hơn kém chỉ mang tính ngẫu nhiên. 2.2.2 Hiệu quả tác động của các giải pháp chuyên môn đến sự phát triển thể chất của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trường Đại học Đà Lạt sau một năm thực nghiệm + Nhóm thực nghiệm: Đối với nam sinh viên về nhịp tăng trưởng sau thời gian thực nghiệm test có sự tăng trưởng cao nhất là nội dung gập thân với 10,37%, tiếp đến là chỉ số công năng tim với 9.27%, lần lượt đến các nội dung bật xa tại chỗ với 7.86%, Chạy con thoi 4x10m với 4.55, chạy tùy sức 5 phút với 3.34%, trong số các chỉ số/test tăng trưởng thấp nhất là chỉ số chiều cao với 0.48%. Về tham số t (so sánh sự khác biệt sau một giai đoạn tập luyện) tất cả các chỉ số/test đều có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với t dao động từ 2.51 đến 13.31. Đối với Nữ sinh viên: Về nhịp tăng trưởng sau thời gian thực nghiệm test có sự tăng trưởng cao nhất là công năng tim với 17.21%, nội dung nằm ngửa gập thân với 11.45%, tiếp đến là test lực bóp tay thuận 10.96%, lần lượt đến các nội dung cân nặng 5.21% là nhịp tăng trưởng của test chạy tùy sức 5 phút, trong số các chỉ số/test tăng trưởng thấp nhất là 965
  5. chỉ số chiều cao đứng với 0.9%. Về tham số t (so sánh sự khác biệt sau một giai đoạn tập luyện) có 9/9 các chỉ số/test có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với t dao động từ 2.01 đến 13.39. + Nhóm đối chứng: Nhìn chung, Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu hình thái – chức năng của của SV nam, nữ trường Đại học Đà Lạt nhóm ĐC cho thấy, sự phát triển chưa cao, được biểu hiện ở ttính< tbảng, nên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng P>0.05, xảy ra nhiều ở các chỉ tiêu của các nhóm ĐC. Điều này chứng tỏ, sau TN nhóm ĐC có sự phát triển thể lực không đồng đều giữa các chỉ tiêu. Tóm lại: tất cả giá trị trung bình các chỉ số/test đánh giá thể chất sinh viên Đại học Đà Lạt sau khi học trong 1 năm học từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2020 năm học 2019- 2020, sự tăng trưởng thể chất của sinh viên cả nam và nữ tất cả đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng p < 0.05. Hay nói cách khác thể chất sinh viên Đại học tỉnh Phú Yên sau khi học môn bóng chuyền có sự cải thiện đáng kể ở tất cả yếu tố về hình thái, chức năng sinh lý và tố chất thể lực. Nhìn chung, kết quả kiểm tra các chỉ tiêu hình thái – chức năng của SV nam, nữ trường Đại học Đà Lạt nhóm TN sau khi sử dụng các giải pháp đều có sự tăng trưởng đáng kể, chứng tỏ là thể lực của nhóm TN có sự phát triển, với ttính< tbảng = 1.96, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng P < 0.05. Bảng 4: Khảo sát sự biến đổi thể chất của sinh viên Nam trường Đại học Đà Lạt ở 2 nhóm sau thực nghiệm các giải pháp So sánh 2 Nhóm thực nghiệm (n = 80) Nhóm đối chứng (n = 80) Đối tượng nhóm Sau thực Nội Trước Sau So sánh Trước Sau So sánh nghiệm dung thực nghiệm thực nghiệm (tbảng = 1.96) thực nghiệm thực nghiệm (tbảng = 1.96) ( tbảng = 1.96) Chỉ tiêu  X W% W%     X  T P X X  t P t P Chiều cao đứng 161.41 3.922 162.19 3.894 0.48 13.314
  6. Bảng 5: Khảo sát sự biến đổi thể chất của sinh viên Nữ trường Đại học Đà Lạt ở 2 nhóm sau thực nghiệm các giải pháp So sánh 2 Nhóm thực nghiệm (n = 45) Nhóm đối chứng (n = 45) nhóm Đối tượng Sau thực Nội Trước Sau So sánh Trước Sau So sánh nghiệm dung thực nghiệm thực nghiệm (tbảng = 1.96) thực nghiệm thực nghiệm (tbảng = 1.96) ( tbảng = 1.96) Chỉ tiêu  W% W% X  X   t P X  X   t P t P Chiều cao đứng 155.49 4.077 156.89 3.827 0.9 9.41
  7. Bảng 6: Tỷ lệ % mức phân loại chỉ tiêu thể lực SV Nam - Nữ trường Đại học Đà Lạt ở 2 nhóm trước TN và sau TN các giải pháp so với quyết định 53 của Bộ GD và ĐT Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Đối tượng Khách Không đạt Không đạt Tốt (%) Đạt (%) Tốt (%) Đạt (%) thể (%) (%) Chỉ tiêu TTN STN TTN STN TTN STN TTN STN TTN STN TTN STN Lực bóp tay thuận (kg) 0 6.25 38.75 55 61.25 38.75 0 6.25 38.75 30 61.25 63.75 Nằm ngửa gập thân (lần) 16.25 40 81.25 60 2.5 0 16.25 20 81.25 80 2.5 0 Nam sinh Bật xa tại chỗ (cm) 40 25 25 37.5 35 37.5 40 32.5 25 43.75 35 23.75 viên Chạy 30m XPC (giây) 22.5 10 71.25 75 6.25 15 22.5 15 71.25 81.25 6.25 3.75 (n = 80) Chạy con thoi 4x10m (giây) 100 96.25 0 3.75 0 0 100 96.25 0 3.75 0 0 Chạy 5 phút tùy sức (m) 5 3.75 77.5 80 17.5 16.25 5 16.25 77.5 62.5 17.5 21.25 Trung Bình % 13.75 16.25 21.25 21.25 65 62.5 17.5 21.25 12.5 13.75 70 65 Lực bóp tay thuận (kg) 2.22 28.89 40 55.56 57.78 15.56 6.67 13.33 44.44 46.67 48.89 40 Nằm ngửa gập thân (lần) 4.44 11.11 71.11 77.78 24.44 11.11 2.22 4.44 57.78 62.22 40 33.33 Nữ Bật xa tại chỗ (cm) 40 40 22.22 37.78 37.78 22.22 33.33 31.11 20 28.89 46.67 40 sinh viên (n = 45) Chạy 30m XPC (giây) 15.56 20 51.11 48.89 33.33 31.11 6.67 0 68.89 0 24.44 100 Chạy con thoi 4x10m (giây) 37.78 55.56 62.22 42.22 0 2.22 28.89 37.78 71.11 37.78 0 24.44 Chạy 5 phút tùy sức (m) 0 6.67 48.89 40 51.11 53.33 0 6.67 33.33 24.44 66.67 68.89 Trung Bình % 11.11 17.78 4.44 11.11 84.44 71.11 6.67 2.22 2.22 0 91.11 97.78 2.2.5 Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên SV về hiệu quả tác động của các giải pháp đến sự phát triển thể chất sau một năm TN Để kiểm nghiệm hiệu quả ứng dụng các giải pháp chuyên môn nâng cao thể chất của SV trường Đại học Đà Lạt, Đề tài tiến hành tham dò ý kiến 25 cán bộ quản lý, giáo viên – những người có liên quan trực tiếp đến công tác GDTC, đặc biệt là liên quan đến công tác giảng dạy GDTC ở trường nhằm hỏi những người trực tiếp sử dụng các giải pháp sau thời gian ứng dụng có hiệu quả không, đề tài qui ước 3 mức đánh giá: Rất hiệu quả tương ứng với 3 điểm, hiệu quả = 2 điểm, không hiệu quả = 0 điểm. Bên cạnh đó, đề tài cũng qui ước ý kiến trả lời từ 70% tổng điểm là giải pháp sử dụng rất hiệu quả; chiếm từ 50% đến 70% tổng điểm, thì giải pháp đó được xem là hiệu quả; chiếm từ 49 % trở xuống, thì được xem là không hiệu quả. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 7. Bảng 7: Kết quả phỏng vấn tính hiệu quả của các giải pháp (GP) chuyên môn được lựa chọn nâng cao thể chất cho SV trường Đại học Đà Lạt Các mức Nhóm Các giải pháp được lựa chọn (n = 25) đánh giá Tổng Tỷ lệ điểm % 3 2 0 Nhóm GP tăng cường sự quản lý, kiểm soát chất I lượng dạy - học GDTC và hoạt động TDTT trường học: Tăng cường sự quản lý chặt chẽ về giảng dạy GDTC 1 giờ học chính khóa, quản lý việc dạy học GDTC theo 15 10 0 65 86.7 qui định của Bộ GDĐT và của trường Tăng cường kiểm soát việc thực hiện chương trình, tiến 2 trình, đề cương chi tiết, giáo án giảng dạy GDTC trong 10 15 0 60 80.0 giờ học chính khóa. 968
  8. Kiểm tra các chỉ số TC của SV ở giáo án số 1,2, và kết 3 thúc môn học để nắm vững các thông số TC của SV, 13 9 3 57 76.0 làm cơ sở để kiểm soát chất lượng giảng dạy. Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động giảng dạy của 4 14 7 4 56 74.7 GV và hoạt động học của SV trong giờ học GDTC. Tăng cường giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động 5 TDTT trường học của Bộ môn GDTC hàng năm và 15 8 2 61 81.3 đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Nhóm GP tăng cường cải tiến nội dung chương trình II giảng dạy GDTC Cải tiến nội dung chương trình GDTC phù hợp với điều 6 kiện một cách linh hoạt hàng năm, nếu cần thiết có thể 10 9 6 48 64.0 tăng giờ học TDTT. Đảm bảo giảng dạy lý thuyết từ 10-15% thời lượng 7 chương trình để SV có thể hiểu hơn tác dụng của GDTC 13 9 3 57 76.0 đối với sức khỏe và PTTC của chính mình. Tăng cường đưa các môn TDTT phù hợp với nhu cầu 8 12 8 5 52 69.3 tập luyện của SV vào giờ học tự chọn GDTC. Cần xây dựng hệ thống các bài tập củng cố sức khỏe và 9 PTTC phù hợp với SV và phân bổ chúng một cách hợp 9 9 7 45 60.0 lý vào các giáo án giảng dạy. Nhóm GP tăng cường giáo dục động cơ, ý thức học III tập cho SV. Phối hợp với Đoàn trường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về TDTT cho SV, được thực hiện bằng các trò chơi phù 10 9 10 6 47 62.7 hợp vào những dịp chào mừng các ngày Lễ lớn hàng năm. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục, nâng cao nhận 11 thức về vị trí, vai trò và tác dụng của GDTC đến sự phát 8 15 2 54 72.0 triển thể chất của SV. Mỗi giờ học GDTC, giáo viên cần lồng ghép các biện pháp giáo dục cần thiết để SV có thể ý thức thực sự về 12 13 9 3 57 76.0 động cơ của mình, qua đó SV có thể cải thiện thái độ của mình về giờ học TDTT một cách tích cực. Giáo dục SV xác định và xây dựng được động cơ học 13 tập, tập luyện TDTT đúng đắn để hình thành cho họ có 16 5 4 58 77.3 thói quen tập luyện TDTT thường xuyên nhằm PTTC. Tăng cường kiểm tra ý thức học tập, tập luyện trong giờ học GDTC của SV như đảm bảo giờ lên lớp, mặc đồng 14 15 10 0 65 86.7 phục, thực hiện các bài tập về nhà đầy đủ và tác phong …đúng qui định Nhóm GP tăng cường ứng dụng các PP giảng dạy IV TDTT hiệu quả. Tăng cường sử dụng các PP DH hiện đại nhằm tạo hứng 15 thú cho SV trong quá trình học tập, luyện tập TDTT ở 7 13 5 47 62.7 các giờ học GDTC nội và ngoại khóa. Ứng dụng quan điểm dạy học, lấy SV làm trung tâm 16 10 9 6 48 64.0 trong quá trình dạy học GDTC. 969
  9. Lựa chọn các PP dạy học TDTT phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình độ vận động của SV, các điều 17 13 9 3 57 76.0 kiện, cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện và các yếu tố có liên quan khác. Trong quá trình giảng dạy, cần phối hợp sử dụng các PP giảng giải, làm mẫu, PP hoàn chỉnh, phân đoạn, tập 18 16 8 1 64 85.3 luyện, sửa chữa đông tác sai…một cách phù hợp và có khoa học. Áp dụng linh hoạt PP trò chơi và phương pháp thi đấu 19 trong giờ, liên tục cổ vũ, khích lệ, động viên các SV tập 15 8 2 61 81.3 luyện; Các PP giảng dạy TDTT được sử dụng phải có tác động 20 toàn diện để PTTC, kỹ thuật và phẩm chất đạo đức của 9 15 1 57 76.0 SV. Nhóm GP tăng cường các hoạt động tự tập, sinh V hoạt ngoại khóa ở câu lạc bộ TDTT trường học. Giáo viên cho bài tập về nhà, hướng dẫn SV tự tập và 21 kiểm tra, đánh giá kết quả tự tập của SV vào các giáo án 15 10 0 65 86.7 sau đó. Tích cực hướng dẫn SV biết cách xây dựng kế hoạch và 22 10 9 6 48 64.0 thực hiện kế hoạch tự tập luyện TDTT có hiệu quả. Tích cực hướng dẫn SV biết cách lựa chọn các PP và 23 phối hợp các hình thức tập luyện TDTT từng môn phù 17 6 2 63 84.0 hợp. Xây dựng nội dung và hình thức tập luyện TDTT ngoại 24 14 7 4 56 74.7 khóa phù hợp với điều kiện của trường và của SV. Thành lập thêm các câu lạc bộ TDTT theo nhu cầu tập luyện của SV và khuyến khích SV tham gia tập luyện 25 9 15 1 57 76.0 các môn TDTT ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài trường. Giáo viên khuyến khích SV thường xuyên tự kiểm tra 26 sự phát triển hình thái, thể lực của mình trong quá trình 9 12 4 51 68.0 tập luyện TDTT. Tăng cường phụ đạo ngoại khoá có sự hướng dẫn của 27 giáo viên cho SV yếu kém cả kỹ thuật và thể lực để tăng 14 7 4 56 74.7 cường sự PTTC cho SV. Nhóm GP nâng cao lượng vận động trong các giờ VI 0.0 học thực hành TDTT. Nâng cao lượng vận động cần phải tuân thủ nguyên tắc: 28 từ nhẹ đến nặng, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức 15 10 0 65 86.7 tạp phải được kiểm tra một cách có hệ thống. Lượng vận động của các bài tập nên được bố trí tăng 29 dần theo qui luật và có hệ thống trong các giáo án giảng 10 15 0 60 80.0 dạy thực hành TDTT ở các giờ học GDTC. Tăng cường kiểm tra và đánh giá mức độ tác động của lượng vận động sau mỗi buổi tập, mỗi giai đoạn và kết 30 13 9 3 57 76.0 thúc môn học để tiến hành điều chỉnh lượng vận động cho phù hợp với năng lực thể chất của SV 970
  10. Nhóm GP tăng cường thi đấu TDTT trường học và VII kiểm tra thể lực. Tăng cường tổ chức các giải thi đấu TT cho SV trong 31 trường vào các ngày lễ lớn hàng năm. Đăng cai TC giải 15 8 2 61 81.3 TDTT SV mở rộng ở địa bàn tỉnh tham gia. Xây dựng các đội tuyển từng môn TDTT, tuyển chọn 32 VĐV thường xuyên bổ sung vào đội tuyển và đưa VĐV 10 9 6 48 64.0 vào các CLB TDTT tập luyện Tăng cường sử dụng các test theo QĐ 53 của Bộ GDĐT để kiểm tra thể lực cho SV trong quá trình dạy học 33 17 6 2 63 84.0 TDTT. Đặc biệt là lúc bắt đầu và kết thúc môn học GDTC, để có cơ sở đánh giá trình độ thể lực của SV. Các giáo án nên được bố trí các bài tập thể lực với hình 34 14 7 4 56 74.7 thức kiểm tra để tạo cho SV có động lực thực hiện tốt. Nội dung kiểm tra thể lực giữa và kết thúc môn học 35 nhằm nâng cao thể lực, đáp ứng tiêu chuẩn rèn luyện 9 8 8 43 57.3 thân thể ở các lứa tuổi SV. Nhóm GP tăng cường dự giờ và thảo luận của các VIII GV trong Bộ môn Tăng cường dự giờ của GV mỗi phần 1 lần để góp ý giờ 36 giảng cho GV nhằm giúp cho GV nâng cao nghệ thuật 8 15 2 54 72.0 sư phạm. Tăng cường thảo luận giữa các giảng viên Bộ môn 37 GDTC vào các cuộc họp giao ban đưa ra các biện pháp 11 9 6 51 68.0 để nâng cao TC của SV Hàng năm nên tổ chức các cuộc hội thảo về công tác 38 giảng dạy GDTC trường học nhằm tìm ra các GP cần 7 12 6 45 60.0 thiết để nâng cao năng lực TC của SV Kết quả ở bảng 7 cho thấy các nhóm giải pháp, chiếm tỷ lệ từ 74.7% đến 86.7% > 70%, chứng tỏ rằng, 8 giải pháp trong nhóm này được sử dụng sau TN rất hiệu quả và hoạt động TDTT trường học. Như vậy, qua kết quả phân tích cho thấy, đa phần các giải pháp được lựa chọn để ứng dụng nhằm nâng cao thể chất cho SV của trường Đại học Đà Lạt được sử dụng từ mức đạt hiệu quả và rất hiệu quả, không có mức không hiệu quả. Điều này chứng tỏ rằng, các giải pháp bước đầu có ý nghĩa và có tác dụng trong công tác giảng dạy để nâng cao thể chất của SV. Nhìn chung, sau TN, các nhóm giải pháp chuyên môn cho thấy, SV nhóm TN nam – nữ đều hài lòng, hứng thú, có tinh thần, thái độ tốt, tích cực sau khi học GDTC. Đặc biệt là SV cảm nhận được sức khỏe của họ ổn định, sự phát triển thể chất của họ có phần tăng trưởng trải qua thời gian học tập GDTC và tập luyện TDTT 1 năm học. 3. KẾT LUẬN Thông qua phân tích kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận như sau: - Đã xác định được 8 giải pháp nâng cao thể chất của Trường Đại học Đà Lạt đảm bảo độ tin cậy và phù hợp. Các nội dung của từng giải pháp được lựa chọn đảm bảo phù hợp với nguyên tắc xây dựng, đảm bảo độ tin cậy và phù hợp với thực tiễn công tác GDTC của Trường Đại học Đà Lạt. Qua đó đánh giá được hiệu quả tác động 971
  11. của các giải pháp nâng cao sự phát triển thể chất của SV tại trường Đại học Đà Lạt sau khi sử dụng: - Sự phát triển hình thái – chức năng của SV nam, nữ trường Đại học Đà Lạt sau TN có nên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05. - Sự phát triển thể lực của SV nam, nữ trường Đại học Đà Lạt sau TN có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05 (bảng 4, 5). Hình thái – chức năng và thể lực của SV nam, nữ trường Đại học Đà Lạt nhóm TN sau khi sử dụng các giải pháp đều có sự tăng trưởng đáng kể, chứng tỏ thể chất của nhóm TNcó sự phát triển, với ttính > tbảng = 1.96, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng P < 0.05. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), “Quyết định 53 về việc ban hành tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực của HSSV”. 2. Nguyễn Đăng Chiêu (2009), Thực trạng công tác GDTC của một số trường đại học tại TP.HCM và các giải pháp, đề tài khoa học cấp Bộ. 3. Chính phủ (2015), Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 của Chính phủ: Quy định về Giáo dục thể chất và thể thao trường học. 4. Trương Hoài Trung, Lê Ngọc Trung, Khổng Trung Thắng (2018), Nghiên cứu lựa chọn và xây dựng giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên trường Đại học Nha Trang bằng các hoạt động ngoại khóa, Tạp chí Khoa học và đào tạo thể dục thể thao, Trường Đại học TDTT Thành phố Hồ Chí Minh, (2), 36-48. 5. www.education.vnu.edu.vn. 972
nguon tai.lieu . vn